[Funland] Sao không dịch tiếng Việt cho chuẩn ?

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,036
Động cơ
969,822 Mã lực
nghe ngũ nhãn như phim chưởng ngày xưa :D
 

Googol

Xe máy
Biển số
OF-318861
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
63
Động cơ
292,530 Mã lực
Cụ nhìn chữ ký của cụ kìa: case, full, k, VAT ;))
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,442
Động cơ
761,181 Mã lực
mấy ông phóng viên cứ thích dùng từ Hán việt cho sang hay sao ấy các cụ nhỉ ?
Đang đọc báo F1 nhà em bảo : chú phóng viên dịch kiểu gì ấy bố ạ Five Eyes , (Năm mắt ) chú ấy dịch là Ngũ Nhãn , Nhãn là mắt hả bố , ừ đúng rồi con
Thế sao ko gọi luôn là Năm mắt mà lại phải gọi là Ngũ nhãn cho khó hiểu ? À đó là từ hán việt mượn ở từ hán sang nó tương đương nhau gọi thế cũng đc

Theo em khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt , nếu tiếng Việt có từ tương đương rồi thì cứ dịch bình thường chứ cần gì dịch phức tạp thế các cụ nhỉ ?
Mượn từ hán việt vào chỉ khi từ tiếng Việt khó hiểu hoặc ko có thì ok


27EFFA0A-176D-4F29-9A00-DA8550A302D6.png
báo viết như thế là có tâm đấy chứ: nó viết là ngũ nhãn rồi mở ngoặc five eyes.. như vậy con cụ có thể biết được cả TA lẫn tiếng HV.
.
PS: em đọc truyện nhảm nhí trên mạng, thích nhất từ thuần tầu đó là "phong nhũ phì đồn"
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,442
Động cơ
761,181 Mã lực
à mà không biết dịch thuần Việt thì con tê tê là gì nhỉ
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,870 Mã lực
Từ Hán Việt là một bộ phận của tiếng Việt, là sản phẩm do các cụ nhà ta sáng tạo ra, dù dựa trên cơ sở từ Hán do khi đó mình chưa có chữ viết riêng mà phải dùng chữ hán, nhưng ko đọc theo âm tiếng hán, giờ có đọc bọn TQ cũng đâu hiểu được, cũng một phần nhờ nó mà dù dùng ký tự hán làm ngôn ngữ văn bản nhưng dân ta vẫn giữ được tiếng nói mẹ đẻ chứ ko bị đồng hóa.
Nên ko thể hoàn toàn loại bỏ đc từ hán việt, vẫn phải dùng, tuy nhiên không nên lạm dụng, những trường hợp từ thuần việt đã đáp ứng đc đủ ngữ nghĩa và văn chương thì nên dùng từ thuần việt thay hán việt.
Em nhận thấy trong văn nói của mình cũng cỡ 70-80% là từ Quảng Đông (không phải tiếng phổ thông (giản thể)).
Em thấy nhiều cụ nói mình bị đồng hóa? Các cụ phân tích xem người Việt mình bị người Hán đồng hóa cái gì nào? ;;);;);;)
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
987
Động cơ
330,129 Mã lực
mấy ông phóng viên cứ thích dùng từ Hán việt cho sang hay sao ấy các cụ nhỉ ?
Đang đọc báo F1 nhà em bảo : chú phóng viên dịch kiểu gì ấy bố ạ Five Eyes , (Năm mắt ) chú ấy dịch là Ngũ Nhãn , Nhãn là mắt hả bố , ừ đúng rồi con
Thế sao ko gọi luôn là Năm mắt mà lại phải gọi là Ngũ nhãn cho khó hiểu ? À đó là từ hán việt mượn ở từ hán sang nó tương đương nhau gọi thế cũng đc

Theo em khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt , nếu tiếng Việt có từ tương đương rồi thì cứ dịch bình thường chứ cần gì dịch phức tạp thế các cụ nhỉ ?
Mượn từ hán việt vào chỉ khi từ tiếng Việt khó hiểu hoặc ko có thì ok


27EFFA0A-176D-4F29-9A00-DA8550A302D6.png
Ngũ Nhãn dùng cho tên riêng được mà. Hội Tam Hoàng nghe oai hơn hội Ba Vàng chứ :D

Thẳng thắn mà nói, từ gốc TQ (Hán Việt) trong tiếng Việt rất nhiều, và em nghĩ sử dụng được nó là ưu điểm chứ không phải nhược điểm.
Và các từ Hán Việt nghe bao giờ cũng lịch sự hơn từ thuần Việt (VD phụ nữ - đàn bà), lý do chắc là từ thuần Việt nó ảnh hưởng đến cảm xúc của mình nhiều hơn nên nghe khá là xuồng xã. Vì thế tiêu đề, tên riêng hay văn bản hay được dùng từ Hán Việt, còn văn nói hay văn viết không nghiêm trọng thì hay dùng từ thuần Việt. Việc dùng được từ Hán Việt chỉ làm cho tiếng Việt thêm phong phú mà thôi. Thậm chí nhiều từ gốc TQ nhưng dần dần nghĩa bị Việt hoá khác đi cũng tốt (VD như "chung cư" hay "cứu cánh"...).

Trong ngôn ngữ các nước Đông Á thì từ gốc TQ còn nhiều hơn tiếng Việt, như trong tiếng Hàn thì Hyundai, Daewoo hay Samsung toàn là từ Hán Hàn.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
20,867
Động cơ
615,907 Mã lực
Ngay như tên của các cụ thôi, khi các cụ muốn diễn giả ý nghĩa cái tên của mình thì các cụ diễn giải theo nghĩa Hán-Việt ngay nghĩa thuần Việt? Trừ 1 vài cái tên như là Việt, Hoa, Lan, Đào… thì diễn giải theo nghĩa thuần Việt hoặc là không có nghĩa gì hoặc là nghĩa không hay.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,870 Mã lực
Ngũ Nhãn dùng cho tên riêng được mà. Hội Tam Hoàng nghe oai hơn hội Ba Vàng chứ :D

Thẳng thắn mà nói, từ gốc TQ (Hán Việt) trong tiếng Việt rất nhiều, và em nghĩ sử dụng được nó là ưu điểm chứ không phải nhược điểm.
Và các từ Hán Việt nghe bao giờ cũng lịch sự hơn từ thuần Việt (VD phụ nữ - đàn bà), lý do chắc là từ thuần Việt nó ảnh hưởng đến cảm xúc của mình nhiều hơn nên nghe khá là xuồng xã. Vì thế tiêu đề, tên riêng hay văn bản hay được dùng từ Hán Việt, còn văn nói hay văn viết không nghiêm trọng thì hay dùng từ thuần Việt. Việc dùng được từ Hán Việt chỉ làm cho tiếng Việt thêm phong phú mà thôi. Thậm chí nhiều từ gốc TQ nhưng dần dần nghĩa bị Việt hoá khác đi cũng tốt (VD như "chung cư" hay "cứu cánh"...).

Trong ngôn ngữ các nước Đông Á thì từ gốc TQ còn nhiều hơn tiếng Việt, như trong tiếng Hàn thì Hyundai, Daewoo hay Samsung toàn là từ Hán Hàn.
Theo em được biết Huyndai nôm na là Hiện đại. Đọc lên nghe na ná nhau.
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,285
Động cơ
234,418 Mã lực
mấy ông phóng viên cứ thích dùng từ Hán việt cho sang hay sao ấy các cụ nhỉ ?
Đang đọc báo F1 nhà em bảo : chú phóng viên dịch kiểu gì ấy bố ạ Five Eyes , (Năm mắt ) chú ấy dịch là Ngũ Nhãn , Nhãn là mắt hả bố , ừ đúng rồi con
Thế sao ko gọi luôn là Năm mắt mà lại phải gọi là Ngũ nhãn cho khó hiểu ? À đó là từ hán việt mượn ở từ hán sang nó tương đương nhau gọi thế cũng đc

Theo em khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt , nếu tiếng Việt có từ tương đương rồi thì cứ dịch bình thường chứ cần gì dịch phức tạp thế các cụ nhỉ ?
Mượn từ hán việt vào chỉ khi từ tiếng Việt khó hiểu hoặc ko có thì ok


27EFFA0A-176D-4F29-9A00-DA8550A302D6.png
Em nghĩ là tốt nhất tên riêng thì nên để tiếng Anh, còn nếu tên riêng của các nước dùng chữ Hán thì có thể đổi sang Hán Việt. Không có một văn bản nào quy định nhưng khi soạn thảo văn bản chính tắc, nếu dùng từ Hán Việt sẽ mang tính chuẩn mực hơn. Ví dụ đề nghị bên A nhanh chóng thực hiện hợp đồng nghe nó không chuẩn mực bằng đề nghị bên A khẩn trương thực hiện hợp đồng. Em thấy có một xu hướng là người dân VN vì không thích TQ nên hay phủ nhận chữ Hán Việt nhưng em nghĩ chữ Hán Việt là một phần văn hóa VN, các cụ xưa đã chuyển các từ tiếng Hán sang âm Việt. EM thấy tiếc nếu chúng ta đọc được chữ Hán thì có thể kinh tế VN còn phát triển hơn nữa. Chúng ta ở cạnh nền kinh tế lớn T2 thế giới mà chúng ta không hiểu tiếng họ nhiều thì cũng đáng tiếc.
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Tiếng Anh nó cũng có nhiều cách nói, cụ lấy mấy cái ví dụ này không ăn thua đâu.

Dân Anh nó cũng nói được " đi ỉa" hoặc " đi đại tiện " đấy.

Các cụ thông thái cho em hỏi chút nữa.
Trong tiếng Anh có "To Sh it"
"To Sh it" dịch ra là: "đi ỉ a" nghe thuận tai hay là "đại tiện" nghe thuận tai ạ?
Tiếp tục:
Cụm từ "Old Friend"
Old Friend dịch là Bạn Già, Bạn Cũ nghe thuận tai hay là Cố Nhân nghe thuận tai ạ?
Cố Nhân và Bạn Cũ, Bạn già có đồng nghĩa (cùng nghĩa) không ạ?
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,042
Động cơ
513,778 Mã lực
Vĩ không phải là đuôi, người ta nói vui cụ lại tưởng thật à???
Còn mấy từ mượn là ko có tương đương mới phải mượn, chứ lù lù nhóm Năm Con Mắt cần gì mượn, chả qua nói cho sang mồm thôi :-h
Mà tên riêng chả cần dịch cũng chả sao, facebook ai dịch là sách mặt đâu :D
[QUOTE
Thế nhất thủ nhì vĩ thì từ vĩ ở đây nghĩa là phao câu cụ nhỉ?
 

cadiec

Xe buýt
Biển số
OF-173891
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
878
Động cơ
350,200 Mã lực
tùy trường hợp mới nên dịch, tên riêng thì tốt nhất để nguyên "Five Eyes" nghe hay hơn còn dịch thành ngũ nhãn hay năm mắt chả khác gì nhau.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Có các Cụ nhầm lẫn từ Hán- việt là từ Hán hay Tq, là không đúng, đó là từ Việt tự sáng tạo theo âm đọc gần với âm Hán để đọc, giải nghĩa chữ Hán bằng tiếng Việt, tránh bị đồng hóa Hán (do bị bắt buộc dùng chữ viết Hán).

Trong văn học và ngôn ngữ học, từ Hán Việt thường dùng là từ về lãnh vực học thuật, kỹ thuật,y học, XH học,... các từ trừu tượng, từ Hán Việt thì lịch sự và văn vẻ hơn từ thuần Việt, Từ thuần Việt thì phổ thông, bình dân hơn, đôi khi không thể thay thế từ Việt bằng từ Hán Việt được. Vì vậy, Tổ tiên ta đã bổ sung thêm một số chữ thể hiện những từ có âm/ nghĩa thuần Việt gọi là chữ Nôm dùng kèm với chữ Hán,

Ví dụ : lý lắc, đong đưa, ưỡn ẹo, đất nước, anh em, họ hàng, hàng họ, ngố, mẹt,... thuần Việt. Đôi khi từ Việt còn gây cảm giác hiểu, nghe có vẻ thô lỗ hơn từ Hán- Việt (Đa.í, ị - tiểu tiện, đại tiện; ăn - thực; Người học trò có niềm tin - tín đồ, )

....................

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Trong lịch sử Trung Quốc, Nền văn hóa Hán ngữ của họ có sức đồng hóa rất mạnh. Ngay cả các dân tộc nhỏ nhưng mạnh về quân sự, sau khi thôn tính và thống trị Trung Quốc, ít lâu cũng bị văn hóa Hán ngữ đồng hóa.

Thế nhưng tại sao hơn 1.000 năm bị người Hán thống trị và cưỡng bức đồng hóa, dân tộc Việt vẫn không bị Hán hóa. Vì sao bị Trung Quốc thống trị lâu thế mà người Việt Nam vẫn không nói tiếng Trung Quốc?

Sau khi chiếm nước ta (203 tr. CN), Triệu Đà đã ép buộc dân ta học Hán ngữ, nhằm đồng hóa. các triều đại người Hán cai trị Việt Nam cũng đều thi hành chính sách đồng hóa. Người TQ tỏ ra tiếc nuối về Việt Nam sau hơn 10 thế kỷ là huyện của Trung Quốc, từng dùng chữ Hán mà nay dùng chữ Latin, là nước chống lại chính sách lấn Biển Đông của Bắc Kinh.

Do sớm hiểu rõ ý đồ của người Hán, tổ tiên ta đã tìm ra cách giữ gìn tiếng nói của mình trong một câu : “Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta

Chữ Hán khi vào Việt Nam còn chưa có tên nên tổ tiên ta bèn đặt tên là chữ Nho, với ý nghĩa là chữ của người có học, bởi lẽ Nho là từ dùng để gọi những người có học. Dân ta gọi người dạy chữ là thầy đồ Nho.
Có thể suy ra: Việt Nam xưa đã có chữ Việt cổ nhưng chưa hoàn thiện, chưa diễn tả được các khái niệm trừu tượng, vì thế khi tiếp xúc với chữ Hán, tổ tiên ta đã nhận thấy đây là công cụ hữu ích để lưu truyền thông tin, do đó họ đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết của dân tộc ta.

Muốn vậy dân ta phải biết chữ Hán. Làm cho dân chúng học được một ngoại ngữ là việc bất khả thi thời ấy. Hơn nữa chữ Hán cổ khó đọc, khó viết, khó nhớ, thuộc loại chữ khó học nhất trên thế giới.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Mỗi chữ Hán đều có âm Hán; học chữ Hán phải đọc được âm của nó. do khác về hệ thống ngữ âm, người Việt khó có thể đọc được các âm tiếng Hán.

Để có thể học được chữ Hán mà không cần đọc âm Hán, tổ tiên ta đã sáng tạo giải pháp đọc chữ Hán theo âm của người Việt.
Mỗi chữ Hán được quy ước đọc bằng một hoặc vài âm tiếng Việt xác theo gốc là âm Hán — gọi là âm Hán-Việt, từ Hán-Việt. Thí dụ

chữ được đặt tên là chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán.
Chữ , tiếng Hán đọc sưa, ta đọc sắc. ThủySắc là từ Việt gốc Hán (Hán-Việt), nó cũng là âm Hán-Việt của .

Thí dụ từ 社會, người biết Hán ngữ đọc shưa huây, người không biết Hán ngữ khi nghe âm ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt đọc “xã hội”, người Việt không biết Hán ngữ nghe sẽ hiểu ngay nghĩa; âm “xã hội” thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt tiện lợi cho người Việt.

Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe nói bằng tiếng Hán. Chữ Nho chỉ dùng để viết được giới trí thức và quan lại người Việt dùng trong giao dịch hành chính, chép sử, giáo dục, thi cử.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán, còn nghĩa thì như chữ Hán.
Chữ Nho đã Việt hóa phần ngữ âm, không thể coi là chữ của người Hán. Chữ Nho là chữ viết của dân tộc ta hơn 2.000 năm bắt đầu thời Bắc thuộc tới khi thay thế bằng chữ Quốc ngữ.

Người biết chữ Nho có thể xem thư chữ Hán, viết chữ Hán; tuy không nói/nghe được tiếng Hán nhưng vẫn có thể dùng bút để giao tiếp với người Hán. Cách đọc chữ Hán theo âm Việt không thể biến tiếng Việt thành một phương ngữ của Hán ngữ, và dân ta vẫn nói và nghe bằng tiếng mẹ đẻ.

Ngày xưa, khi chưa có chữ Latinh ghi phiên âm tiếng nói, tổ tiên ta chỉ truyền khẩu. Thế mà việc dạy chữ Nho đã được mở rộng, thời Nguyễn là đến tận làng, ở nông thôn nước ta không hiếm người 6-7 tuổi đã biết chữ Nho. Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) 12 tuổi đỗ Cử nhân, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ).

Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng bút giữa quan lại người Việt với quan lại người Hán, khiến cho người Hán vẫn thực thi được quyền cai trị dân bản xứ, việc phổ cập chữ Hán trở nên dễ dàng, đáp ứng yêu cầu dạy chữ Hán của triều đình.

Vì vậy chúng (người Hán) không còn lý do cưỡng chế dân ta phải học nói tiếng Trung Quốc. Cách đọc chữ Hán như trên, đã làm cho người Hán dù cai trị Việt Nam bao lâu cũng không thể tiêu diệt tiếng Việt và Hán hóa được dân ta. Tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa.

Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,420 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Nhưng ko phải đi mượn từ nữa cụ
Đọc thớt cụ thì khi em đang ngồi ở BV, chợt ngẩng đầu lên thấy cái bảng: Phòng khám phụ khoa.
Nếu viết theo đúng từ thuần Việt thì phải là: Phòng khám L... cụ nhỉ?
 

QUANG1970

Xì hơi lốp
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,992
Động cơ
316,582 Mã lực
Không có từ tuơng đuơng thì dùng là đúng mà cụ , có từ tuơng đưong thì dùng cũng ko sai

Em nhớ có thời gian chính Bác Hồ kêu gọi nên dùng từ tiếng Việt nếu có từ tuơng đuơng
Có đợt cụ Hồ kêu gọi dân ta không dùng từ Hán Việt mà cũng không xong đấy ạ!
Vâng. Không được cụ ạ. Ông cụ dùng từ "dân quân gái" để thay thế cho "nữ dân quân" nhưng thay được có 1 từ. Còn từ "dân" và "quân" thì trong tiếng Việt thuần không có từ tương đương thì thay thế nào được nhỉ
1) Em nhớ thời đó Cụ vận động sử dụng ký tự z thay cho d. Đề vào cuốn "Sống Như anh" viết về Nguyễn Văn Trỗi, cụ cũng sử dụng một loạt ký tự z, nhưng không thấy ai theo
2) Găng (tay)
bít tất (bí tất) nghĩa là bọc chân. Người ta gọi găng là bít tất tay. Thối quá. Sau mèo lại hoàn mèo "găng" rất gọn, thêm chữ tay vào cũng được, nhưng thừa vì không có găng chân
3) Cụ đề nghị không dùng nữ dân quân mà chuyển sang là gái dân quân / dân quân gái. Được vài bài báo rồi cũng không thấy ai sử dụng
4) Phu nhân = vợ
Cụ nghe xem hai câu dưới đây
Ngày ... ngài Đại sứ Horse Waall và vợ đến dự tiệc tại nhà khách Bộ Ngoại giao
Ngày ... ngài Đại sứ Horse Waall và phu nhân đến dự tiệc tại nhà khách Bộ Ngoại giao
Phu nhân sang miệng hơn vợ
Đệ nhất phu nhân có dám đổi thành "đệ nhất vợ" không? Mà đệ nhất cũng là hán việt thì chuyển thành vợ số 1 / vợ đứng đầu nghe có thuận tai không?
Mỹ nhân kế hay "người đẹp kế"?
Mì Hảo Hảo nên đổi thành Mì Tốt Tốt
Xã luận báo Nhân dân → bản .... của báo. Em chưa dịch nổi
Nữ hoàng Elizabeth II → Vua gái Elizabeth II, Vua đàn bà Elizabeth II
Tiểu, Trung, Thượng, Đại là gốc hán rồi
Thiếu tướng = tướng nhỏ
Trung tướng= tướng nhỡ, hoặc tướng giữa
Thượng tướng = Tướng cao
Đại tướng = Tướng to
Hạ sĩ: lính nhỏ
Trung sĩ = lính giữa
Thượng sĩ = lính cao
Bộ Thương Mại → Bộ buôn bán
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam → Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam
Tuy nhiên "gái ngành" thì không đổi thành "nữ ngành" được
Tạm thế



Thưa các bác,

Sau ngày giành được độc lập dân tộc, giành lại một phần mảnh đất Việt Nam, từ tay thực dân Pháp với sự can thiệp của đế quốc Mỹ cũng như từng "qua tay" phát xít Nhật - 02/9/1945 (em không đi sâu vào lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này, mà chỉ nêu (gợi) lại những điểm chính trong bối cảnh đó) chính quyền non trẻ của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã kế thừa một gia sản nghèo nàn, theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen từ tay bọn đế quốc thực dân phong kiến.

Ở đây, em không nêu ra số người chết đói cũng như số người Việt mù chữ trong giai đoạn đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì nếu đem số người mà bì với số dân lúc đấy thì quả là ..... kinh khủng! Vào thời điểm đó, giặc dốt, giặc đói, và giặc xâm làm ba loại giặc mà chúng ta phải chiến đấu và chiến thắng.

Chỉ nói riêng về giặc dốt: Việc xóa dốt và cả xóa mù chữ, để phổ cập hóa kiến thức chung cũng như ngôn ngữ tiếng việt cơ bản cho toàn dân, có nhiều hình thức được áp dụng:
+ Các lớp "bình dân học vụ", học ngay tại nhà (Cha dạy con, hay Con dạy cha, chồng dạy vợ,..... ) người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ,.... )
+ Cũng như trên từng bước ổn định hệ thống giáo dục: việc biên soạn tài liệu học tập, chỉnh sửa các giáo trình cũng như thống nhất ngôn ngữ là một việc làm vô cùng đồ sộ và khó khăn của nhà nước Việt Nam chủ vào thời điểm đó.


Ở những quốc gia có một nền văn hóa, văn minh, ngôn ngữ là một trong những yếu tố cấu thành. Khi phân tích sẽ thấy, để nói, viết xử (sử) dụng thành thạo bất kỳ một ngôn ngữ nào (hay nói nôm na là làm chủ) người ta phải nắm vững ít nhất là ba nhóm từ vựng:

1/ Nhóm từ phổ thông hằng ngày hay bạch thoại, khẩu ngữ thường đàm (Colloquial - Colloquial language: A language used in ordinary or familiar conversation; not formal or literary. )
2/ Nhóm từ dùng trong ngôn ngữ văn bản hay từ ngữ hành chính
3/ Nhóm từ hàn lâm dùng trong thơ ca và loại hình, được gọi là văn chương bác học (khác với văn chương bình dân truyền khẩu)

Trong một ngôn ngữ của một quốc gia (nước) không phải ai cũng có thể am tường hay thông thạo cả ba nhóm từ này!
Ví dụ cụ thể: Otofun là một diễn đàn, tập hợp đa phần các thành viên là trí thức, thậm chí Elite (anh tú) mà nhìn qua các bài viết cũng dễ dàng nhìn ra điều em vừa nói trên!

Em lại cũng xin phép, đi xa một chút:

+ Trước những năm 2000 (hay trước thiên niên kỷ 21) nghĩa là trước khi Google và Smartphone phổ biến, tại Pháp, ở bất cứ bưu cục, nhà ga, bến tàu, hay nơi công cộng đều có một vật mà ai đã từng "cầm bút" cũng có thể có một lần phải dùng: Cuốn tự điển (vị) Larousse (Dictionnaires français Larousse). Người ta phải dùng nó để khi viết, có thể kiểm tra lại từ vựng cho chính xác, cũng như xem lại mẹo luật (văn phạm) và tra động từ vì bản thân người Pháp cũng có nhiều người viết (nói, dùng) sai động từ do tính phức tạp của động từ tiếng Pháp (phải chia và không có nguyên tắc chung mà phải thuộc lòng).

+ Và một bằng chứng dễ hiểu khác là ngay tại Hoa kỳ, một người Mỹ muốn viết một cái đơn hoặc văn bản khiếu kiện đều phải "thông qua" luật sư hay những người chuyên môn thông thạo tiếng Anh chuyên về từ ngữ hành chính, nếu muốn nắm chắc phần thắng.
Bản thân rất nhiều người Việt tại Việt Nam cũng như ngay cả người Mỹ tại Mỹ cũng chưa chắc, đã rành rẽ tiếng Việt hay Anh hành chính cũng như tiếng Việt hay Anh bác học! Họ chỉ có thể thông thạo ngôn ngữ thường đàm (Colloquial language) !

Đấy là ta nói những quốc gia phát triển (Pháp, Mỹ) và không có cái vấn nạn xóa mù chữ cũng như xóa dốt!

Trở lại bối cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đó, số lượng người mù chữ và cả dốt vô cùng lớn: Vậy làm sao để phổ cập chữ viết cũng như ngôn ngữ kiến thức cho tất cả mọi người, hầu đều có thể đọc sách báo, tham gia học tập, nắm tin tức cũng như chính trị???

Nếu chúng ta tập trung vào hệ thống từ ngữ bác học hàn lâm hay hành chính thì chắc chắn rằng việc phổ cập cũng như đại chúng hóa sẽ gặp muôn vàn khó khăn và mất rất nhiều thời gian!

Trong bối cảnh đó, ai cũng biết, người đứng mũi chịu sào cũng như được sự tin tưởng và quý mến cao nhất, là chủ tịch Hồ Chí Minh!
Chúng ta phải công nhận rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thông minh cũng như linh hoạt khi chủ trương việc chuẩn hóa (Việt hóa) ngôn ngữ tiếng Việt trong giai đoạn này, bởi vì nhu cầu ngôn ngữ vào thời điểm này là phổ cấp cho toàn dân: Ai cũng có thể nhanh chóng đọc hiểu viết được báo sách vở cũng như các thông tin liên lạc để từ đó tập trung sức lực toàn dân và của cuộc đấu tranh dành độc lập thống nhất đất nước đó nhu cầu cao nhất của cả dân tộc!

Không ai chối cãi là khi xử (sử) dụng ngôn ngữ thuần Việt, mà lại là từ phổ thông hằng ngày (bạch thoại, khẩu ngữ thường đàm) chắc chắn sẽ có những bất cập nhưng muốn có cái lợi lớn, thì phải hy sinh những hạn chế nhỏ!

VÀ, điều dĩ nhiên là khi phổ biến áp dụng nguyên tắc này (sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, mà lại là từ phổ thông hằng ngày) sẽ có rất nhiều ông nọ bà kia (giới trí thức nhất là trí thức cũ) ấm ức, hâm hực, vì xưa nay họ vẫn được người đời tôn trọng với cái gọi là kiến thức học hàn lâm và kèm theo là "ngôn ngữ hàn lâm" của họ. Cũng như trong cái nhóm nhỏ này (ông nọ bà kia) họ vẫn thường ngâm vịnh, "sướng họa" với nhau, bằng những "ngôn ngữ bác học" và coi thường ngôn ngữ của người bình dân. Và điều này không phải giờ mới có! Từ ngàn xưa, đã có câu "Nôm na là cha mách qué".

Dĩ nhiên họ tuy tấm tức, nhưng không dám nói nên lời, vì sợ tiếng ********* cũng như tội đi ngược lại lợi ích và giá trị chung của cả một dân tộc đất nước.

Trong suốt khoảng thời gian từ đó cho tới ngày thống nhất đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, việc sử dụng ngôn ngữ thuần Việt cũng như cố gắng giữ gìn sự trong sáng theo chủ chung chắc chắn sẽ có rất nhiều bất cập và một số cái có thể gọi là ngô nghê trong chữ viết.
Đó không phải là cái lớn! Cái lớn nhất là mọi người đều có thể đọc, hiểu, và biết mình phải làm gì trong giai đoạn này.

Sau ngày 30/4/1975, thống nhất đất nước, nhà nước Việt Nam, đã có rất nhiều cố gắng cũng như nỗ lực thống nhất ngôn ngữ qua nhiều đợt nhiều giai đoạn! VÀ, ngày hôm nay, tiếng Việt ngày trở nên hoàn thiện, một số thuật ngữ ngô nghê đã được chỉnh sửa và hoàn thiện.

Thực tế, không ai mà không "toát mồ hôi" hay tròn xoe mắt, khi nghe những từ như "bộ đội gái, lính gái", hoặc "xưởng đẻ", ..... và rất nhiều từ khác nữa, nhưng đó chỉ là những hạn chế trong thời kỳ quá độ.
Bằng chứng rõ rệt nhất, đáng tự hào nhất là ngày hôm nay, các bác cũng đều thấy: Trên các phương tiện truyền thông cũng như trong cuộc sống hàng ngày, tiếng Việt được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện mượt mà hơn!

In closing, tụi Tây có câu "Tout extra est mal" nghĩa là hễ thái quá thì trở nên bất cập hay nói nôm na là "cái gì thừa sẽ thành thiếu"!

Rõ ràng trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc giải phóng miền Nam việc dùng từ thuần Việt cũng như Việt hóa một số từ ngữ thái quá đã dẫn tới một số những bất cập. Điều này là khó tránh khỏi nhất là trong hoàn cảnh "thù trong giặc ngoài" vận mệnh dân tộc có lúc như "chỉ mành treo chuông".
Nhưng xét cho cùng, những bất cập trong "cái ngôn ngữ" kể trên nếu có, thì cũng là quá nhỏ so với thắng lợi to lớn của cả dân tộc!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top