- Biển số
- OF-160636
- Ngày cấp bằng
- 13/10/12
- Số km
- 9,303
- Động cơ
- 436,527 Mã lực
Nghe nó éo nguy hiểm cụ ạ.Nhưng ko phải đi mượn từ nữa cụ
Nghe nó éo nguy hiểm cụ ạ.Nhưng ko phải đi mượn từ nữa cụ
Thế từ "ok" có từ tiếng Việt tương đương không ạ?
Vẫn có mỗi một nghĩa thôi, đó là những từ đồng nghĩa.
Cùng là từ ok, nhưng dịch ra có nhiều nghĩa cụ ạ!
Ok: Được, vâng, đồng ý, chấp thuận (chấp nhận), ...
Vậy trong bối cảnh cụ thớt dùng thì có tìm được nghĩa tương đương không ạ? Cụ thớt phản đối việc dùng từ Hán Việt, cho rằng tiếng Việt có đủ từ để diễn đạt, nhưng từ "ok" cụ ấy dùng trong bài viết thì tiếng Việt thậm chí có nhiều lựa chọn tốt hơn mà sao cụ ấy không dùng?
Có các Cụ nhầm lẫn từ Hán- việt là từ Hán hay Tq, là không đúng, đó là từ Việt tự sáng tạo theo âm đọc gần với âm Hán để đọc, giải nghĩa chữ Hán bằng tiếng Việt, tránh bị đồng hóa Hán (do bị bắt buộc dùng chữ viết Hán).
Trong văn học và ngôn ngữ học, từ Hán Việt thường dùng là từ về lãnh vực học thuật, kỹ thuật,y học, XH học,... các từ trừu tượng, từ Hán Việt thì lịch sự và văn vẻ hơn từ thuần Việt, Từ thuần Việt thì phổ thông, bình dân hơn, đôi khi không thể thay thế từ Việt bằng từ Hán Việt được. Vì vậy, Tổ tiên ta đã bổ sung thêm một số chữ thể hiện những từ có âm/ nghĩa thuần Việt gọi là chữ Nôm dùng kèm với chữ Hán,
Ví dụ : lý lắc, đong đưa, ưỡn ẹo, đất nước, anh em, họ hàng, hàng họ, ngố, mẹt,... thuần Việt. Đôi khi từ Việt còn gây cảm giác hiểu, nghe có vẻ thô lỗ hơn từ Hán- Việt (Đa.í, ị - tiểu tiện, đại tiện; ăn - thực; Người học trò có niềm tin - tín đồ, )
....................
Tiếng ta còn thì nước ta còn!
Trong lịch sử Trung Quốc, Nền văn hóa Hán ngữ của họ có sức đồng hóa rất mạnh. Ngay cả các dân tộc nhỏ nhưng mạnh về quân sự, sau khi thôn tính và thống trị Trung Quốc, ít lâu cũng bị văn hóa Hán ngữ đồng hóa.
Thế nhưng tại sao hơn 1.000 năm bị người Hán thống trị và cưỡng bức đồng hóa, dân tộc Việt vẫn không bị Hán hóa. Vì sao bị Trung Quốc thống trị lâu thế mà người Việt Nam vẫn không nói tiếng Trung Quốc?
Sau khi chiếm nước ta (203 tr. CN), Triệu Đà đã ép buộc dân ta học Hán ngữ, nhằm đồng hóa. các triều đại người Hán cai trị Việt Nam cũng đều thi hành chính sách đồng hóa. Người TQ tỏ ra tiếc nuối về Việt Nam sau hơn 10 thế kỷ là huyện của Trung Quốc, từng dùng chữ Hán mà nay dùng chữ Latin, là nước chống lại chính sách lấn Biển Đông của Bắc Kinh.
Do sớm hiểu rõ ý đồ của người Hán, tổ tiên ta đã tìm ra cách giữ gìn tiếng nói của mình trong một câu : “Tiếng ta còn thì nước ta còn!”
Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta
Chữ Hán khi vào Việt Nam còn chưa có tên nên tổ tiên ta bèn đặt tên là chữ Nho, với ý nghĩa là chữ của người có học, bởi lẽ Nho 儒 là từ dùng để gọi những người có học. Dân ta gọi người dạy chữ là thầy đồ Nho.
Có thể suy ra: Việt Nam xưa đã có chữ Việt cổ nhưng chưa hoàn thiện, chưa diễn tả được các khái niệm trừu tượng, vì thế khi tiếp xúc với chữ Hán, tổ tiên ta đã nhận thấy đây là công cụ hữu ích để lưu truyền thông tin, do đó họ đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết của dân tộc ta.
Muốn vậy dân ta phải biết chữ Hán. Làm cho dân chúng học được một ngoại ngữ là việc bất khả thi thời ấy. Hơn nữa chữ Hán cổ khó đọc, khó viết, khó nhớ, thuộc loại chữ khó học nhất trên thế giới.
Mỗi chữ Hán đều có âm Hán; học chữ Hán phải đọc được âm của nó. do khác về hệ thống ngữ âm, người Việt khó có thể đọc được các âm tiếng Hán.
Để có thể học được chữ Hán mà không cần đọc âm Hán, tổ tiên ta đã sáng tạo giải pháp đọc chữ Hán theo âm của người Việt.
Mỗi chữ Hán được quy ước đọc bằng một hoặc vài âm tiếng Việt xác theo gốc là âm Hán — gọi là âm Hán-Việt, từ Hán-Việt. Thí dụ
chữ 水 được đặt tên là chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán.
Chữ 色, tiếng Hán đọc sưa, ta đọc sắc. Thủy và Sắc là từ Việt gốc Hán (Hán-Việt), nó cũng là âm Hán-Việt của 水và色.
Thí dụ từ 社會, người biết Hán ngữ đọc shưa huây, người không biết Hán ngữ khi nghe âm ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt đọc “xã hội”, người Việt không biết Hán ngữ nghe sẽ hiểu ngay nghĩa; âm “xã hội” thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt tiện lợi cho người Việt.
Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe nói bằng tiếng Hán. Chữ Nho chỉ dùng để viết được giới trí thức và quan lại người Việt dùng trong giao dịch hành chính, chép sử, giáo dục, thi cử.
Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán, còn nghĩa thì như chữ Hán.
Chữ Nho đã Việt hóa phần ngữ âm, không thể coi là chữ của người Hán. Chữ Nho là chữ viết của dân tộc ta hơn 2.000 năm bắt đầu thời Bắc thuộc tới khi thay thế bằng chữ Quốc ngữ.
Người biết chữ Nho có thể xem thư chữ Hán, viết chữ Hán; tuy không nói/nghe được tiếng Hán nhưng vẫn có thể dùng bút để giao tiếp với người Hán. Cách đọc chữ Hán theo âm Việt không thể biến tiếng Việt thành một phương ngữ của Hán ngữ, và dân ta vẫn nói và nghe bằng tiếng mẹ đẻ.
Ngày xưa, khi chưa có chữ Latinh ghi phiên âm tiếng nói, tổ tiên ta chỉ truyền khẩu. Thế mà việc dạy chữ Nho đã được mở rộng, thời Nguyễn là đến tận làng, ở nông thôn nước ta không hiếm người 6-7 tuổi đã biết chữ Nho. Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) 12 tuổi đỗ Cử nhân, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ).
Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng bút giữa quan lại người Việt với quan lại người Hán, khiến cho người Hán vẫn thực thi được quyền cai trị dân bản xứ, việc phổ cập chữ Hán trở nên dễ dàng, đáp ứng yêu cầu dạy chữ Hán của triều đình.
Vì vậy chúng (người Hán) không còn lý do cưỡng chế dân ta phải học nói tiếng Trung Quốc. Cách đọc chữ Hán như trên, đã làm cho người Hán dù cai trị Việt Nam bao lâu cũng không thể tiêu diệt tiếng Việt và Hán hóa được dân ta. Tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa.
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
Đọc thớt cụ thì khi em đang ngồi ở BV, chợt ngẩng đầu lên thấy cái bảng: Phòng khám phụ khoa.
Nếu viết theo đúng từ thuần Việt thì phải là: Phòng khám L... cụ nhỉ?
Bài viết khá tỉ mỉ!
Nếu bác tamlinh không phải là cái ông Nguyễn Hải Hoành nào đó, thì đây cũng chỉ là chép lại ý kiến người khác, còn đây là ý kiến của em và do chính em viết ra, tặng những ai yêu tiếng Việt:
Trời sinh ta để nói tiếng Việt!Trời sinh ta để nói tiếng ViệtTrời cho ta tiếng Việt để dùng!***Cớ sao ta chẳng vun trồngHầu cho tiếng Việt thắm nồng vang xa? Hỏi xem Anh, Pháp hay Hoa,La-Tinh, Ý, Tây Ban Nha chửa là .... Ngay Đức lẫn Bồ-Đào-Nha,có bằng tiếng Việt, đậm đà thân thương? Phải giữ tiếng Việt là cương,là xương, là cốt, là hồn của ta!***Cuộc đời trôi nổi phong baCon người có lúc đi xa, ở gầnLao thân vào chốn phong trần,Được, thua, thành, bại vài lần là "đi"!Phòng khi lỡ bước, phân ly:"Dẫu lìa ngó ý, mãi vương tơ lòng!" Phụ chú:Cương: cương lĩnh, cương thổ, dây cương dẫn hướng, dìu dắt con ngựa khi đi trên đường đời
Hyundai nôm là huynh-đài nghĩa là ông anh nhéTheo em được biết Huyndai nôm na là Hiện đại. Đọc lên nghe na ná nhau.
Em cũng không có nhé.Trong danh sách của lũ này không có tên em nhé!
Phụ khoa đâu chỉ khám cho phụ nữ đâu cụ, cụ dịch hơi bị lệch rồi.Đọc thớt cụ thì khi em đang ngồi ở BV, chợt ngẩng đầu lên thấy cái bảng: Phòng khám phụ khoa.
Nếu viết theo đúng từ thuần Việt thì phải là: Phòng khám L... cụ nhỉ?
Giời... đơn giãn mà Lão.Các cụ cho em hỏi ngu chút.
Ví dụ từ Uranus: Sao Thiên Vương.
Nếu dịch theo kiểu của chủ thớt thì dịch như nào ạ?
Dùng cụm từ Năm mắt nghe nó đần đần thế nào í, Ngũ Nhãn nghe vưỡn hợp lý hơn ạ.
Thế phụ khoa khám cho ai nữa cụ?Phụ khoa đâu chỉ khám cho phụ nữ đâu cụ, cụ dịch hơi bị lệch rồi.
Thơ ca đây:1/ OK theo một số người là chữ viết tắt (viết thay) cho All Correct phát xuất từ "bút tự" (bút phê) của một vị tổng thống Hoa Kỳ (trước đây từ OK chỉ dùng trong cộng đồng người Mỹ)
2/ Xét về mặt nghĩa thì "Ok: Được, vâng, đồng ý, chấp thuận (chấp nhận), trôi chảy, ..." nhưng OK chỉ xử dụng trong văn nói hay ngôn ngữ thường đàm (Colloquial), Ok không phải là từ (ngôn ngữ)
văn bản hay từ ngữ hành chính và càng không phải từ hàn lâm dùng trong thơ ca.
Em đố các bác tìm ra một văn bản pháp luật hay văn bản chính thức nào phát hành mà có từ OK!
Đàn ông khám phụ khoa ??? Em chưa hình dung raPhụ khoa đâu chỉ khám cho phụ nữ đâu cụ, cụ dịch hơi bị lệch rồi.
Em nhầm, ý em đâu phải cứ vô đó là khám L đâu.Thế phụ khoa khám cho ai nữa cụ?
Ý Lão í nà ngoài khám chị em phụ nữ, còn khám cho cả.. ô môi (lesbian) ấy mà. Khiếp, mấy Lão cứ hình dung gì gì ấyĐàn ông khám phụ khoa ??? Em chưa hình dung ra
À, thì cũng khám loanh quanh đấy thôi.Em nhầm, ý em đâu phải cứ vô đó là khám L đâu.
Em nhầm cụ ạ. Tiện em hỏi "hảo hán" nghĩa là gì ạ. Dịch sát nghĩa từng từ. Đọc Thuỷ Hử cứ nghe suốt. Các hảo hán ca ca giải thích giùmĐàn ông khám phụ khoa ??? Em chưa hình dung ra
Để đấy tôi dịch cho:Các cụ cho em hỏi ngu chút.
Ví dụ từ Uranus: Sao Thiên Vương.
Nếu dịch theo kiểu của chủ thớt thì dịch như nào ạ?