Nói thật trông phố cổ không khác gì mấy cái khu ổ chuột ở ấn độ, với braxin. đông đúc, chật chội, bẩn thỉu. chỉ có những nước kém phát triển mới để những cái khu như thế ở thủ đô. ngày trước có quy hoạch nhằm giải tỏa khu phố cổ, nhưng dân ta tham tiền, tháng ăn chơi cho thuê mặt bằng được gần 100 triệu thì bố thằng nào muốn bỏ. người người tham, nhà nhà tham, chứ có cái gì gọi là thanh lịch, ''hồn hà nội''. nói chung là tham, và nhờ có những người như thế nên đất nước ta ngày càng tụt hậu so với ásean.
Đúng là trên phố tấp nập nhộn nhịp đông vui. Nhưng cả nhà chen chúc trong cái tập thể bé tí ẩm thấp thì em nghĩ là không sướngDân ở chỗ khu nhà cụ có lên phố cổ và hồ gươm chơi không? Có chứ
Dân Phố cổ có về khu vk châu âu chơi không? Không bao giờ...
phố cổ bây giờ trở thành khu tệ nạn của Hà nội rồi, còn đâu tính túy ngày xưa. trộm cắp, cướp giật, chèo kéo khách du lịch, chặt chém, đánh cái giày cũng tiền triệu. ăn bát phở thì nghe chửi. đúng là biến chất. vào mấy cửa hàng xem mấy đồ lặt vặt mà hét giá lên trời, không biết bán cho ai nữa. ăn uống thì đắt đỏ. Có lẽ nơi này chỉ dành cho khách du lịch.
Riêng về phở, có những quán ở khu mới mà phố cổ cũng phải chạy dài cụ nhé.Nói đến ăn, em kể chuyệna hầu các cụ
Một lần cháu đí công tác Hòa Bình. Đi sớm nên đối tác mời ăn sáng. Đoàn dừng lại ở Hoàng Minh Giám. Quán phở to lắm, biển hiệu màu cam, mặt tiền phải 15m, trông có vẻ sạch sẽ hiện đại, nhưng không hiểu sao phải lấy cái tên của một hiệu phở nổi tiếng gần Nhà Thờ Lớn. Giờ thì chắc các cụ nhận ra hàng nào rôồi vì hàng này cũng trương biển ở Tham Xiti ấy ợ.
Bát của cháu bò chín, thêm tí gầu, món cơ bản. Nước bình thường, vẫn hơi gây, thịt dai và nhạt, không thơm. Túm lại là 1 bát phở rất thường mà giá kể nấu cho ong Vũ Bằng thì cầm chắc quyển Miếng Ngon Hà Nội sẽ bớt đi món phở bò trong mục lục.
Xong đối tác tính tiền. 10 người hình như cả quẩy và trà đá gì đó, hết 6-700. Vị chi bát phở gần 6chục bạc. Trời đất, cháu nghĩ bụng, làm ăn ở khu đô thị mới sao mà ngon lành thế. Cầm chắc với giá đó. chất lượng đó bán ở phố cổ, quán phở sập ngay và luôn. Đồ ăn zin bản phố cổ, truóc tiên nó háp dẫn vì nó ngon, mà lại "phải giá". Bát phở bò (bò thật) 4 chục, bát bún ngan 3 chục, bát cháo sườn thơm phức chocác cháu bé 15 ngàn. Thế thôi. Các cụ bẩu đắt, cháu thấy quán xá ven đô không rẻ hơn đâu ợ.
Cháu ko nói là người ko sống ở phố cổ thì ít khó tính hơn, nhưng như có còm cháu nói trước đây, đã không biết những giá trị (ví dụ ănngon) nào đấy từ bé thì không thể bắt ai đó tận hưởng những giá trị đó được. Có thể bắt người khác làm việc như trâu giống mình, chứ mấy ai dìu nhau cùng "lên đỉnh" được đâu.
Còn những giá trị như đường phố quang quẻ, sạch sẽ, ra đưuòng ai cũng chào nhau, đi lại thong thả, tập thể dụ truoc mặt hồ nuớc, cháu cũng may mắn thưởng thức hồi những năm 80 rồi ợ, nên cháu cũng biết là sống trong không quan vắng vẻ thì ngưồi nó khỏe.
Cơ mà HN được bao nhiêu nơi còn vắng vẻ? Và nếu có những ngả đường nào đi đến đấy mà còn vắng vẻ?
Cụ quả là bậc thầy của việc nói khơi khơi, chả có dẫn chứng gì cả. Hay đó là một đặc điểm của thuật ngữ thẩm du tinh tthần mà cụ ưa dùng?Riêng về phở, có những quán ở khu mới mà phố cổ cũng phải chạy dài cụ nhe.
Em từng thưởng thức khá nhiều thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực ở phố cổ như phở Thìn, phở Bát Đàn, bún chả cô Liên, chả cá Lã Vọng, xôi Yến... Phải nói là em thấy rất bình thường không được như mình kì vọng qua sách báo khá nhiều. Cá nhân em thấy rất nhiều nơi ngoài khu phố cổ làm ngon hơn họ.Cụ quả là bậc thầy của việc nói khơi khơi, chả có dẫn chứng gì cả. Hay đó là một đặc điểm của thuật ngữ thẩm du tinh tthần mà cụ ưa dùng?
Nói đến ăn, em kể chuyệna hầu các cụ
Một lần cháu đí công tác Hòa Bình. Đi sớm nên đối tác mời ăn sáng. Đoàn dừng lại ở Hoàng Minh Giám. Quán phở to lắm, biển hiệu màu cam, mặt tiền phải 15m, trông có vẻ sạch sẽ hiện đại, nhưng không hiểu sao phải lấy cái tên của một hiệu phở nổi tiếng gần Nhà Thờ Lớn. Giờ thì chắc các cụ nhận ra hàng nào rôồi vì hàng này cũng trương biển ở Tham Xiti ấy ợ.
Bát của cháu bò chín, thêm tí gầu, món cơ bản. Nước bình thường, vẫn hơi gây, thịt dai và nhạt, không thơm. Túm lại là 1 bát phở rất thường mà giá kể nấu cho ong Vũ Bằng thì cầm chắc quyển Miếng Ngon Hà Nội sẽ bớt đi món phở bò trong mục lục.
Xong đối tác tính tiền. 10 người hình như cả quẩy và trà đá gì đó, hết 6-700. Vị chi bát phở gần 6chục bạc. Trời đất, cháu nghĩ bụng, làm ăn ở khu đô thị mới sao mà ngon lành thế. Cầm chắc với giá đó. chất lượng đó bán ở phố cổ, quán phở sập ngay và luôn. Đồ ăn zin bản phố cổ, truóc tiên nó háp dẫn vì nó ngon, mà lại "phải giá". Bát phở bò (bò thật) 4 chục, bát bún ngan 3 chục, bát cháo sườn thơm phức chocác cháu bé 15 ngàn. Thế thôi. Các cụ bẩu đắt, cháu thấy quán xá ven đô không rẻ hơn đâu ợ.
Cháu ko nói là người ko sống ở phố cổ thì ít khó tính hơn, nhưng như có còm cháu nói trước đây, đã không biết những giá trị (ví dụ ănngon) nào đấy từ bé thì không thể bắt ai đó tận hưởng những giá trị đó được. Có thể bắt người khác làm việc như trâu giống mình, chứ mấy ai dìu nhau cùng "lên đỉnh" được đâu.
Còn những giá trị như đường phố quang quẻ, sạch sẽ, ra đưuòng ai cũng chào nhau, đi lại thong thả, tập thể dụ truoc mặt hồ nuớc, cháu cũng may mắn thưởng thức hồi những năm 80 rồi ợ, nên cháu cũng biết là sống trong không quan vắng vẻ thì ngưồi nó khỏe.
Cơ mà HN được bao nhiêu nơi còn vắng vẻ? Và nếu có những ngả đường nào đi đến đấy mà còn vắng vẻ?
Cụ thông cảm cụ ý chỉ loanh quanh bầu trời phố cổ rồi cho là nhất. Dù em có chỉ cho cụ ấy địa điểm thì cũng sẽ không thể thoát khỏi cái nếp nghĩ đã ăn sâu trong đầu cụ ấy từ thuở bé.Em từng thưởng thức khá nhiều thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực ở phố cổ như phở Thìn, phở Bát Đàn, bún chả cô Liên, chả cá Lã Vọng, xôi Yến... Phải nói là em thấy rất bình thường không được như mình kì vọng qua sách báo khá nhiều. Cá nhân em thấy rất nhiều nơi ngoài khu phố cổ làm ngon hơn họ.
Thực tế phổ cổ chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với diện tích toàn Hà Nội bây giờ, ra ngoài phố cổ có rất nhiều hàng quán mới do người dân tứ xứ đến lập. Trong đó phải nói có rất nhiều tài năng ẩm thực, họ nấu rất ngon.
Để cho khách quan hơn, em nghĩ cụ nên tham khảo foody có đánh giá điểm của các hàng quán ẩm thực bởi khách hàng
http://www.foody.vn/ha-noi/dia-diem?q=Phở
Em thấy rất nhiều hàng quán ngoài phổ cổ được điểm rất cao, hơn cả các thương hiệu truyền thống phố cổ.
Cảm thấy thực phẩm ở đó chế biến rất sạch sẽ phải không cụPhở ở HN trước đúng là em cũng thích 10 lqs nhất, cái chỗ nhượng quyền ở hmg thì đúng là tệ nhưng chỗ ý tiện đi lại nên nó vẫn làm ăn đc. Giờ gần đó Lã Vọng mới mở quán phở ăn đc phết mà giá mềm hơn.
Cụ có vẻ sành ăn, giới thiệu cho em chỗ ăn bún riêu cua đc ko ạ? Em chưa tìm đc chỗ vừa ý.
Đến giờ trong những nơi em đã thử, phở bò và bún riêu em thấy ngon nhất là ở... Mỹ (phở bò ở D.C còn bún riêu ở Boston).
Cụ thông cảm cụ ý chỉ loanh quanh bầu trời phố cổ rồi cho là nhất. Dù em có chỉ cho cụ ấy địa điểm thì cũng sẽ không thể thoát khỏi cái nếp nghĩ đã ăn sâu trong đầu cụ ấy từ thuở bé.
Ngay cả bây giờ đi ăn gà chạy bộ, chim đồng, cá sông.. em vẫn thích chạy ra mạn ngoại thành ăn. Họ thui rơm rồi mình ngồi thưởng thức trên những cái chòi cạnh hồ nước, gió mát, không khí trong lành, hoà mình với thiên nhiên. Ngon gấp nhieu lần trong phố mà giá lại hợp lý. Chả khoái gấp vạn lần chui vào chốn xô bồ.
Phở ở HN trước đúng là em cũng thích 10 lqs nhất, cái chỗ nhượng quyền ở hmg thì đúng là tệ nhưng chỗ ý tiện đi lại nên nó vẫn làm ăn đc. Giờ gần đó Lã Vọng mới mở quán phở ăn đc phết mà giá mềm hơn.
Cụ có vẻ sành ăn, giới thiệu cho em chỗ ăn bún riêu cua đc ko ạ? Em chưa tìm đc chỗ vừa ý.
Đến giờ trong những nơi em đã thử, phở bò và bún riêu em thấy ngon nhất là ở... Mỹ (phở bò ở D.C còn bún riêu ở Boston).
Cụ mới là người có vấn đề về đọc hiểu. Ý em là cái tư tưởng của cụ nó cũng đang chỉ bó hẹp trong phạm vi phố cổ thôi. Chứ nghe giọng của cụ thì chắc là cũng có tuổi rồi, làm sao mà chỉ sống loanh quanh phố cổ được. Còn mấy món ăn vặt mà cụ sùng bái từ tấm bé nhé thì em đã nói rồi, phố cổ còn xách dép cho nhiều nơi khác nhé.Haizz, cháu phục năng lực thẩm du gì đó mà cụ ưa dùng một, thì phải nể khả năng đọc hiểu của cụ mười(đọc hiểu là comprehensive reading kiểu bọn học TOEFL).
Cháu viết bao nhiêu lần là vì may mắn đi vòng quanh Hanoi để ở và thuongthuc đồ ăn, cụ ấy cứ nhất quyết đóng đinh vào đầu mình là cháu nằm bẹp ở phố cổ. Mà cháu có muốn hay có khoe thế đâu.
Các cụ chê bai phố cổ nghe sao thật giống các vi zit tờ (visitor) viết báo câu viu tạo tranh luận về nguòi Hanoi với ko Hanoi. Ai giá trị hơn ai để làm gì nhỉ, mỗi nguòi có một cách sống, và có sở thich riêng, tối kị là bài xích bỉ bai giá trị của ng khác một cách chung chung, chả có dẫn chứng cho ra hồn.
Nếu cụ đọc chiu khó một chút, sách của mấy ông văn sỹ mà cụ tuỏng là chết đói ấy, thì sẽ biết, miếng ngon Hà Nội hầu hết là Quà Vặt. Quà chứ ko phải là bữa chính. Những bún những phở những xôi những bánh cuốn kia nó ko phải là cỗ bàn để cụ phải cất công ra chọn gà, chờ thui rơm, hay ngồi hóng gió cả buổi. Ăn uống mà tốn công thế thì còn tgian đâu mà do business a.
So sánh như cụ là sánh cây dao nhỏ xinh mà chết của Tiểu Lý Phi Đao Lý Tầm Hoan với trưòng mâu của Truong Phi mất rồi.
Món ăn Hanoi nó ngon ở cái tinh tế xíu xíu, mỗi hàng sở truong một thứ, thựckhachs ăn ko lấy no thay cơm. Bát phở sáng, tô bún đậu lót dạ giờ trưa, cái bânh giò bốc hơi cuối chiều đông, tất thảy đều ko làm cho cụ no phè phỡn như sau một bữa nhậu nào ếch nào chim nào lươn nào măng ở Quốc Phương trại (Gia Lâm thì đã đủ thông thoáng theo ý cụ chưa). Nhưng cái giỏi của mấy tô bún tô phở hay cái bánh giò kia ấy, là chỉ trong 5-10phut phải chinh phục đuọc vị giác khứu giác của những khách sành ăn.
Cái cầu kỳ nằm trong món không cầu kỳ, ấy mới gọi là cầu kỳ - cháu hy vọng cái câu trúc trăc nhưng rất comprehensive (khái quát) đó không làm khó khả năng đọc hiểu của cụ.
Hồi xưa chắc cụ biết món bánh tôm Hồ Tây. H nó như thế nào. Vẫn là công ty nhà nước thầu, vẫn phong cách mậu dịch đó. H chắc chỉ 1% là vỏ tôm, còn lại là bột.Truóc tiên phải chúc mừng cụ đã được ăn phở ở Mỹ, vì ít nhất thịt trong bát phở cụ ăn là thịt bò thật. Mà thịt bò Mỹ thì cũng ngon, dù hầu hết ko nuôi bằng cỏ, mà thường là corned beef (tức thịt bò nuôi bằng ngô, hầu hết là ngô GMO). Cháu ko có ý định kỳ thị gì đâu nhưng vài lần số đen cháu liều mình thử hàng phở vùng ven và nhận ra mình đang ăn thịt...lợn (hoặc 1 con gì đó ko phải bò).
Cũng phải chia sẻ thêm với cụ, thương hiệu phở LQS vốn nó là 1 hợp tác xã, chả biết làm gì thời bao cấp nhưng xã viên của nó bán phở. Tầm cuối 9x, mặt bằng bị thu và nó trở thành Shop (đất vàng mà), hình như bi giờ là Kelly Bùi thuê.
Vì thế, khả năng liên quan của nó với tất cả những biển hiệu sơn màu cam gắn thêm số 10, dù là ở phố LQS, hay phố Hàng Vôi, hay phố gì đó ở Tham Xi ti, và tất nhiên cả mặt tiền quý hóa ở HMG đầy xe biển xanh biển đỏ ghé vào buổi sáng, theo cháu là rất ít ạ.
Bà chủ quán phở LQS, 1 bà già rất béo, giờ chắc đã ra người thiên cổ. Cô phụ bếp của bà ấy, giờ mở phở LQS ở đầu Phùng Hưng gần Hàng Lược. Cái biển rất bé và khuất, như phần lớn các tiệm ăn Hà Nội gốc. Xếp hàng đại khái rồng rắn y như hồi HTX. Miệng cháu cách nhau mất mười mấy năm giữa lần cuối bà béo nấu, với cô đồ đệ bi giờ nấu thì thấy 1 chín 1 mười.
Về bún riêu, theo thiển ý của cháu, thì chỗ nấu ngon nhất sẽ là ...nhà của cụ. Nịnh ma-ma 1 chút, đi chợ sớm mua ít rượu bỗng ngon, mớ cua đồng tươi, về giã tay, chắt ra nấu lên, thả ít cà chua ta, ăn với rau sống rau thơm thật mát (và thật sạch như ý của cụ panda gì đó, có thể mua ở ..Vin mart ^_^). Không hàng quán nào địch được đâu ợ.
Lý do: thời đại công nghiệp, cua đồng cũng rất ít, làm hàng trăm bát /buổi mới có lãi, mấy ai làm thế để phục vụ mình. Thực khách cũng ko phải ai cũng phân biệt được nên ko phải hàng riêu cua nào cũng dùng cái con tám cẳng hai càng kia làm riêu đâu. Bún riêu ở những hàng ấy đủ tiêu chuẩn để vào thực đơn của các bậc hòa thượng, vì nó cũng là một chế phẩm của...đậu tương. Một trong những lần em ăn thịt lợn giả thịt bò cũng là ăn bún riêu. Mà lại trần vào bát bún thay thịt tái thì quán đó mới liều chứ. Hay họ nghĩ là bán ở ngoài 4 quận nội thành thì khẩu vị ...thoáng hơn chăng (xin lỗi các cụ nếu nhận xét có hơi mạnh dạn quá).
Nếu cụ chưa thử bún riêu Hồng, trước ở Thi Sách nay về Hòa Mã, thì ăn chơi cũng tạm ổn. Đủ công nghiệp để cụ thấy vệ sinh với bàn ăn mặt inox (dù chắc hổng phải inox 304 theo tiêu chuẩn Mỹ), đủ vị riêu để thấy ăn cho đỡ nhớ...món ngon của mẹ ở nhà.
Cụ mới là người có vấn đề về đọc hiểu. Ý em là cái tư tưởng của cụ nó cũng đang chỉ bó hẹp trong phạm vi phố cổ thôi. Chứ nghe giọng của cụ thì chắc là cũng có tuổi rồi, làm sao mà chỉ sống loanh quanh phố cổ được. Còn mấy món ăn vặt mà cụ sùng bái từ tấm bé nhé thì em đã nói rồi, phố cổ còn xách dép cho nhiều nơi khác nhé.
Ăn uống với không có thời gian do business chả có liên quan gì với nhau. Giờ đối tác gặp nhau trên bàn ăn là chuyện bình thường. Cụ cứ làm như mỗi cụ chỉ đủ thời gian chạy về phố cổ ăn cái bánh giò. Nẫu.
Nói đi nói lại thì cụ cũng chỉ là khăng khăng bảo vệ quan điểm ăn ở phố cổ là nhất. Đủ biết tầm trải nghiệm của cụ đến đâu. Và khả năng ẩm thực của cụ cũng chỉ loanh quanh ăn vặt quà bánh, không mở rộng thêm được.Cháu cũng phục cụ thêm về khả năng thẩm..ẩm thực. Ăn ở bàn ăn với đối tác là ăn cho business, ăn quà bánh mới là ăn cho mình hoặc cho hai mình cụ ợ. Cháu nghĩ là sau 1 bữa nhậu dù ở quán hương đồng gió nội chim đồng cá sông cho đến Nam Phương, San Hô, hay buffet Sheraton, xong về hỏi cháu hôm nay ăn gì ngon phát nhớ thì cháu chịu. Không khác nào dắt bồ đi xem phim trên quả ghế đôi rạp CGV rồi về hỏi tối nay phim có hay không ấy ;-P
Tất nhiên, ai cũng có thể set cho mình 1 cái chuẩn nhất định. Người Trung Hoa, cũng là bậc thầy ẩm thực, có câu. Học ở bậc thượng chỉ được bậc trung, học bậc trung, chỉ được hạ. Ko phải tự nhiên những gì được coi là nhất nó dồn về Hoàn Kiếm Ba Đình. Hưởng cái chuẩn ở bậc thượng, tự dưng sẽ đủ khả năng thẩm định các bậc trung bậc hạ, phỏng cụ?
Còn muốn cái chuẩn của Hanoi ấy đi xách dép, thì còn phải nói có sách mách có chứng chứ nói như cụ thì cháu e là các cháu "thông minh như học sinh lớp 5" cũng giơ tay xung phong tranh nói mất thôi.
Kể chuyện bà già bán phở LQS, ý em cũng muốn tiếp lời cụ ở đoạn này. Ấy là ẩm thực gắn liền với cái tay nấu, thậm chí cái miệng hay "chửi" kia. Vì họ đong, họ đo, họ nếm, họ biết nồi nước dùng này cần bao nhiêu xương, hôm nay con bò kia lọc ra được bao nhiêu nạm bao nhiêu gầu. Mấy chục năm sau, cái miệng cái tay vào năm tấc đất, không dễ đi duy trì cái chất món ăn ban đầu.Em từng thưởng thức khá nhiều thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực ở phố cổ như phở Thìn, phở Bát Đàn, bún chả cô Liên, chả cá Lã Vọng, xôi Yến... Phải nói là em thấy rất bình thường không được như mình kì vọng qua sách báo khá nhiều. Cá nhân em thấy rất nhiều nơi ngoài khu phố cổ làm ngon hơn họ.
Thực tế phổ cổ chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với diện tích toàn Hà Nội bây giờ, ra ngoài phố cổ có rất nhiều hàng quán mới do người dân tứ xứ đến lập. Trong đó phải nói có rất nhiều tài năng ẩm thực, họ nấu rất ngon.
Để cho khách quan hơn, em nghĩ cụ nên tham khảo foody có đánh giá điểm của các hàng quán ẩm thực bởi khách hàng
http://www.foody.vn/ha-noi/dia-diem?q=Phở
Em thấy rất nhiều hàng quán ngoài phổ cổ được điểm rất cao, hơn cả các thương hiệu truyền thống phố cổ.
Lâu nhà cháu không thử bánh tôm Hồ Tây, vì thực ra nó là 1 món đơn giản, ăn giải nhiệt chua chua mát mát. Khả năng rất cao là modify thì mấy món xèo xèo gì đó của người Nam Bộ hơn là gốc HN cụ ợ.Hồi xưa chắc cụ biết món bánh tôm Hồ Tây. H nó như thế nào. Vẫn là công ty nhà nước thầu, vẫn phong cách mậu dịch đó. H chắc chỉ 1% là vỏ tôm, còn lại là bột.