[Funland] Khó như mua nhà tập thể cũ trên khu phố cổ

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực
người việt thường sĩ. giờ có đi về quê hay đi chơi ở Hà nội, khoe cái mác nhà ở phố cổ là bố nào cũng thích rồi.biết đâu là chui rúc vào cái khu tập thể ọp ẹp, cũ nát. thấm với dột. hôi thối. bao nhiêu vụ hỏa hoạn, cháy nổ mà vẫn chưa chừa. chưa kể chi phí sinh hoạt đắt đỏ. hở ra là tiền, mà cái gì cũng đắt. thử hỏi 1 cửa hàng thuê 1 tháng 70-100 triệu 1 tháng thì nó phải bán giá nào nó mới có lãi. Nhưng đổi lại được cái là được cái danh Hà Nội ''Gốc'' chứ không phải dạng tỉnh lẻ, sống phải thanh lịch, đồ ăn ngon hơn mọi chỗ ( như mấy cụ ở trên nói thế ). Nói chung là toàn văn của mấy bố bán nhà.
Giá như Hà nội dẹp được tập quán kinh doanh buôn bán vỉa hè, tập trung hết vào các trung tâm thương mại thì mới hết cảnh nhộm nhoạo, tệ nạn, chèo kéo chèn ép khách Tây, thông thoáng vỉa hè, giá nhà đắt vô lý..
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
E là cái nhộn nhạo bừa bãi kia nhìn thấy nhiều nhất lại ở rìa Hanoi, văn hóa chen lấn xô đẩy phần lớn lại đuọc nhập khẩu...

Xin lỗi cụ nếu đã có bình luận rằng nguời chê phố cổ vì lý do nho còn xanh lắm. Ở đời có những người không biết thế nào là ăn ngon thì đúng là không bắt ép khẩu vị của người ta đựoc ạ.

Tương tự, có những người biết trân trọng văn hóa vật thể và phi vật thể trăm năm và cũng biết thuong thức hưởng thụ văn minh tiện nghi hiện đại. Có những nguoi chỉ đưọc một vế thôi, và nhăm nhăm bài xích vế kia, đó là quỳên nguoita, phỏng cụ?


Nếu cụ tự hào vì 2/3 đời người được sống ở trong phố cổ, nơi mặt tiền thì hào nhoáng nhưng bên trong thì nát như tương thì em cũng chịu cụ. Dân phố cổ nhiều người sống mấy thế hệ trong ngôi nhà xập xệ chực đổ nhưng không chuyển ra ngoài được vì không đủ điều kiện, chỉ còn vin vào mấy cái ẩm thực của mấy ông văn sỹ viết ra thời đói kém nên ăn cái gì cũng thấy ngon. Cụ nói em ở nơi khác đến thì nhầm rồi nhé. E sinh ra ở đây và đủ hiểu Hà nội để nói chuyện với cư dân phố khổ.
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực
E là cái nhộn nhạo bừa bãi kia nhìn thấy nhiều nhất lại ở rìa Hanoi, văn hóa chen lấn xô đẩy phần lớn lại đuọc nhập khẩu...

Xin lỗi cụ nếu đã có bình luận rằng nguời chê phố cổ vì lý do nho còn xanh lắm. Ở đời có những người không biết thế nào là ăn ngon thì đúng là không bắt ép khẩu vị của người ta đựoc ạ.

Tương tự, có những người biết trân trọng văn hóa vật thể và phi vật thể trăm năm và cũng biết thuong thức hưởng thụ văn minh tiện nghi hiện đại. Có những nguoi chỉ đưọc một vế thôi, và nhăm nhăm bài xích vế kia, đó là quỳên nguoita, phỏng cụ?
Có những điều con người ta bị nhồi sọ từ bé nên đến lúc lớn vẫn không thể thoát ra nổi, đó cũng là điều dễ hiểu phỏng cụ ?
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Em trích thêm một ít thông tin về một guong mặt tiêu biểu của thời đói kém. Sinh ở HN, nên chắc cụ cũng biết ít nhiều về thế hệ Vũ Bằng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Tuân, nhg chắc lâu ngày cụ quên.

Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đìnhNho học. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.

Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.

Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trongThương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).

Giá như Hà nội dẹp được tập quán kinh doanh buôn bán vỉa hè, tập trung hết vào các trung tâm thương mại thì mới hết cảnh nhộm nhoạo, tệ nạn, chèo kéo chèn ép khách Tây, thông thoáng vỉa hè, giá nhà đắt vô lý..
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Có những điều con người ta bị nhồi sọ từ bé nên đến lúc lớn vẫn không thể thoát ra nổi, đó cũng là điều dễ hiểu phỏng cụ ?
Có những điều con người ta không được thụ hưởng từ bé nên đến lúc lớn vẫn không thể nhồi sọ nổi, đó cũng là điều dễ hiểu phỏng cụ ?

Nhà cháu chỉ hơi ngạc nhiên, người phố cổ, bị coi là cũ kỹ, lại tiếp thu và thưởng thức những giá trị hiện đại một cách đầy cởi mở. Còn những nguoi tự nhận là tân tiến, sẵn sàng đi tứ xứ để hoà nhập, lại ko thể "nhập" được cái hồn cốt của Hà Nội cũ.

À, Hỏi đã là Trả Lời.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
600 Triệu 1m2, bác nào thích ăn ngon, thích trân trọng nét cổ xưa, thanh lịch của hà nội nghìn năm văn hiến thì mút đi
http://news.zing.vn/can-ho-tap-the-cu-pho-co-gia-gan-600-trieum2-post632641.html
Trích luôn bài của cụ nhé:
Anh Nguyễn Thành Quân, môi giới bất động sản làm việc cho một văn phòng nhà đất ở quận Hoàn Kiếm đã lý giải sức nóng của nhà đất phố cổ. Theo anh Quân, từ cả hàng trăm năm nay, phố cổ luôn được coi là nơi phồn hoa, đô thị, nơi rất thuận lợi để giao thương. Bên cạnh đó, phố cổ nằm sát Hồ Gươm – “linh hồn” của Hà Nội nên trong bất cứ sự kiện gì, người dân Hà Nội đều hướng tới Hồ Gươm.

Hồ Gươm vẫn là điểm đến lý tưởng để người dân chia sẻ cảm xúc. Mà đến Hồ Gươm nghĩa là đến phố cổ. Vì thế, phố cổ không chỉ là nơi dễ kinh doanh buôn bán mà là nơi hội tụ tinh hoa đất trời và con người Hà Nội ...họ chọn nơi đây không chỉ vì tiện ích mà họ còn ‘mua’ không gian, linh khí trời đất",

Bên cạnh đó, dù đất chật người đông nhưng khu vực phố cổ có đầy đủ mọi tiện ích như điện, đường, trường, trạm. Ví dụ, người dân ở khu Hàng Bông chỉ cần đi bộ 5 phút có thể ra Hồ Gươm, tới bệnh viện Việt Đức hay tới trường Trần Phú.

Theo anh Quân, có một yếu tố nữa khiến nhà đất phố cổ luôn cao ngất ngưởng chính là khan hiếm. Đa phần người dân dù thiếu thốn đến đâu, họ cũng không muốn rời phố cổ.
----
 
Chỉnh sửa cuối:

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,119
Động cơ
400,972 Mã lực
Tóm lại vẫn cần rải thảm B52 để xây dựng lại cho nó đàng hoàng to đẹp hơn. Bẩn, lộn xộn, tối tăm và giá trên trời là đặc sản của khu vực này.
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Ví dụ thêm, cụ ông đi với cụ bà và các cháu, qua Hồ Gươm chỉ, ngày xưa ông tỏ tình với bà dưới chân Tháp Bút này đây. Nó cũng có phần khác với đi qua "quả trứng vòm" ở Tham Xi ti, nói đúng câu ấy đấy. Nhà cháu fun 1 tí.

Thưởng thức về văn hóa ẩm thực của HN ngàn năm văn vật (hay ôn vật, theo ngôn ngữ diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ) thế thôi, bàn 1 tí về phương diện kinh tế.

Trường hợp nhà 6-700 triệu đến 1 tỷ /m2 trong phố cổ không thiếu. Nhưng đừng nhìn vào đơn giá bán nhà. Đa số các căn nhà đó có đặc điểm chung:
- Tầng 1 /mặt tiền
- Diện tích nhỏ/siêu nhỏ
- Có thể là căn cuối cùng trong khu nhà chung, thường có 4-5 tới hơn chục hộ.
- Chỉ nằm ở QHoàn Kiếm, chỉ 1 vài trường hợp ở Ba Đình

Và đa phần các căn hộ bé tí ấy, đừng khinh nhé, có quyền sử dụng đất với 1 khoảnh sân chung không bé chút nào của cả khu nhà.

Người mua, như các cụ vẫn nói về người mua Vin Mê trô pô lít Lieu Giai đẳng cấp số 1 HN gì đó, không có ai ngu dại hết khi có từng ấy tiền.

Phố Hàng Bè từng có những mặt cửa hàng 20 m2 (3x7m chứ ko phải là bề ngang 20m), người mua sẵn sàng trả 20 tỷ. Lý do, họ đã thôn tính hết trên gác dưới nhà, trong sâu ngoài ngõ, bên trái bên phải còn duy nhất mặt tiền đó để hoàn thành cả khối. Ghép khoảnh lại, mảnh đất đó 150-200m2, đủ xây khách sạn/nhà hàng/trung tâm giải trí. Các cụ search các căn nhà có giá trên 50, thậm chí tới 150-200 tỷ ở phố cổ mà xem. Bỏ vài tỷ để dồn điền đổi thửa, có khi lại không còn đắt nữa.

Mà đã xây được rồi, thì không tính bằng tỷ /m2 nữa. mà đất đó được các nhà đầu tư BĐS liệt vào loại ...vô giá. Vô giá không phải "ăn mày dĩ vãng" hay kiêu căng tự hào hão đâu. Mà vì kiếm tiền từ nó dễ thật, thanh khoản của nó tốt thật, và hình ảnh chủ BĐS đó với đối tác là lớn thật ợ.

Nguòi nhà em ở gần 1 trong mấy cái hồ HN, kể là xóm nhà lá ấy từng dậy sóng vì có nguòi mua gom từng hộ. Mỗi hộ 20m mà trả đâu 9 tỷ, cho những hộ ở giữa ngõ, không có nóc, chung WC. Các cụ biết là ai ko - chính là chủ của tập đoàn BĐS số 1 VN mà các cụ vẫn ca ngợi là các khu Xi ti với Mê trô pô lít sống đẳng cấp, khỏe khoắn thanh bình ấy. Mà cuối cùng thấy bẩu cũng ko mua được, vì nhà muốn bán nhà không, phải chịu đấy.

Lý do là thế, 1 căn tập thể, 1 căn gác nhỏ có thể rất khó bán, nếu nó nằm chơ vơ đơn lẻ, nhưng trong con mắt nhà đầu tư muốn thâu tóm lại, nó không có giá ấy. Nó chỉ "rẻ" trong con mắt của chủ căn gác/căn tập thể cũ kia.

E đã từng bán đi 2 lần "một căn nhà xinh anh họa sỹ" kiểu thế, và dù cả hai không hề sập xệ thiếu tiện nghi gì cả (em ở mà, nên tội gì mà phải thiếu tiện nghi). Thì đúng là không dễ bán. Nhưng vẫn bán được với giá hợp lý.

Phần thưởng 500tr-1tỷ/m2 sẽ đến với cụ nào kiên nhẫn, làm người bán cuối cùng trong 1 khu nhà. Tất nhiên, có thể đến hết đời, cụ ấy cũng chưa bán được...vì chưa có nhà đầu tư mặn mà hoăc đủ tiềm lực để chén cả khu nhà của cụ ấy, vậy thôi.

Sống trong phố hay ven đô, chúng ta ai chẳng phải thực tế, đúng không ợ?
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Cụ quả là có lời vàng ngọc. Ý cụ định chỉ bảo cho bà con sang mua ở mấy "nước ngoài" này chăng:
https://diaoconline.vn/kham-pha/bat-dong-san-the-gioi-c24/manhattan-new-york-14-trieu-usdcan-ho-chung-cu-i3522
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/gia-mot-hon-dao-tren-the-gioi-re-hon-gia-nha-o-london-manhattan-588327.html

TP nào cũng thế, nhà suburb với căn hộ trung tâm ít khi nằm trong "cửa hàng đồng giá" lắm ợ.

Nhà cháu không rõ có một thánh BĐS nào đó từng phán: 3 yếu tố quan trọng nhất của BĐS là vị trí - vị trí - và vị trí

Mang tiền này đi mua nhà ở nước ngoài mới thấy sự vô lý nó đến mức nào
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Cụ quả là sáng suốt, dù nếu nhìn vào 1 khu từng ăn B52 nguyên cả phố là KHâm Thiên thì cháu e là ko nên hy vọng nhiều vào kiểu quy hoạch của VN. Các cụ nhìn luôn vào những khu mới mở đường ven đô ấy ạ. Xem nhà mỏng, nhà siêu méo thịnh hành ra sao.

Thay vì chọn phương tiện bạo lực như cụ khuyến nghị, nhà cháu cho rằng cứ để thị trường điều chỉnh, và nếu có thả, thì thả B. Franklin (cái ông có mặt trên tờ 100$), đừng thả B52. Tiền sẽ là động lực khiến người ta mua gom nhà đất lại để xây cất, làm ăn. Từ 2 năm nay, bạn cháu bên xí nghiệp nhà bẩu các đại gia thiếu gia ôm bao tải tiền đi vòng quanh Bờ Hồ hơi bị nhiều ợ. Toàn mua gom hẳn 2-3 số nhà cho mặt tiền nó rộng rồi chập lại xây thôi. Vốn đầu tư ban đầu khoảng 40-50 tỷ để giải phóng mặt bằng. Đại khái bằng 4 căn Vin Ri vờ sai Hoa Lan Hoa Sữa Hoa Huệ hoặc 3 căn biệt thự biển gì đó Phú Quốc.

Ko trường hợp nào đúng hơn trường hợp này, khi ta dùng câu sau đây: Cái gì không mua đuọc bằng tiền, thì mua được bằng rất nhiều tiền.

Tóm lại vẫn cần rải thảm B52 để xây dựng lại cho nó đàng hoàng to đẹp hơn. Bẩn, lộn xộn, tối tăm và giá trên trời là đặc sản của khu vực này.
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực
Cụ hay trích dẫn lều báo nhỉ. Hãy đi thực tế cụ nhé. Đừng ngồi thẩm du tinh thần một chỗ nữa.
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực
Ví dụ thêm, cụ ông đi với cụ bà và các cháu, qua Hồ Gươm chỉ, ngày xưa ông tỏ tình với bà dưới chân Tháp Bút này đây. Nó cũng có phần khác với đi qua "quả trứng vòm" ở Tham Xi ti, nói đúng câu ấy đấy. Nhà cháu fun 1 tí.

Thưởng thức về văn hóa ẩm thực của HN ngàn năm văn vật (hay ôn vật, theo ngôn ngữ diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ) thế thôi, bàn 1 tí về phương diện kinh tế.

Trường hợp nhà 6-700 triệu đến 1 tỷ /m2 trong phố cổ không thiếu. Nhưng đừng nhìn vào đơn giá bán nhà. Đa số các căn nhà đó có đặc điểm chung:
- Tầng 1 /mặt tiền
- Diện tích nhỏ/siêu nhỏ
- Có thể là căn cuối cùng trong khu nhà chung, thường có 4-5 tới hơn chục hộ.
- Chỉ nằm ở QHoàn Kiếm, chỉ 1 vài trường hợp ở Ba Đình

Và đa phần các căn hộ bé tí ấy, đừng khinh nhé, có quyền sử dụng đất với 1 khoảnh sân chung không bé chút nào của cả khu nhà.

Người mua, như các cụ vẫn nói về người mua Vin Mê trô pô lít Lieu Giai đẳng cấp số 1 HN gì đó, không có ai ngu dại hết khi có từng ấy tiền.

Phố Hàng Bè từng có những mặt cửa hàng 20 m2 (3x7m chứ ko phải là bề ngang 20m), người mua sẵn sàng trả 20 tỷ. Lý do, họ đã thôn tính hết trên gác dưới nhà, trong sâu ngoài ngõ, bên trái bên phải còn duy nhất mặt tiền đó để hoàn thành cả khối. Ghép khoảnh lại, mảnh đất đó 150-200m2, đủ xây khách sạn/nhà hàng/trung tâm giải trí. Các cụ search các căn nhà có giá trên 50, thậm chí tới 150-200 tỷ ở phố cổ mà xem. Bỏ vài tỷ để dồn điền đổi thửa, có khi lại không còn đắt nữa.

Mà đã xây được rồi, thì không tính bằng tỷ /m2 nữa. mà đất đó được các nhà đầu tư BĐS liệt vào loại ...vô giá. Vô giá không phải "ăn mày dĩ vãng" hay kiêu căng tự hào hão đâu. Mà vì kiếm tiền từ nó dễ thật, thanh khoản của nó tốt thật, và hình ảnh chủ BĐS đó với đối tác là lớn thật ợ.

Nguòi nhà em ở gần 1 trong mấy cái hồ HN, kể là xóm nhà lá ấy từng dậy sóng vì có nguòi mua gom từng hộ. Mỗi hộ 20m mà trả đâu 9 tỷ, cho những hộ ở giữa ngõ, không có nóc, chung WC. Các cụ biết là ai ko - chính là chủ của tập đoàn BĐS số 1 VN mà các cụ vẫn ca ngợi là các khu Xi ti với Mê trô pô lít sống đẳng cấp, khỏe khoắn thanh bình ấy. Mà cuối cùng thấy bẩu cũng ko mua được, vì nhà muốn bán nhà không, phải chịu đấy.

Lý do là thế, 1 căn tập thể, 1 căn gác nhỏ có thể rất khó bán, nếu nó nằm chơ vơ đơn lẻ, nhưng trong con mắt nhà đầu tư muốn thâu tóm lại, nó không có giá ấy. Nó chỉ "rẻ" trong con mắt của chủ căn gác/căn tập thể cũ kia.

E đã từng bán đi 2 lần "một căn nhà xinh anh họa sỹ" kiểu thế, và dù cả hai không hề sập xệ thiếu tiện nghi gì cả (em ở mà, nên tội gì mà phải thiếu tiện nghi). Thì đúng là không dễ bán. Nhưng vẫn bán được với giá hợp lý.

Phần thưởng 500tr-1tỷ/m2 sẽ đến với cụ nào kiên nhẫn, làm người bán cuối cùng trong 1 khu nhà. Tất nhiên, có thể đến hết đời, cụ ấy cũng chưa bán được...vì chưa có nhà đầu tư mặn mà hoăc đủ tiềm lực để chén cả khu nhà của cụ ấy, vậy thôi.

Sống trong phố hay ven đô, chúng ta ai chẳng phải thực tế, đúng không ợ?
Kinh quá, kính cụ tiếp tục ngồi thẩm du tinh thần trên cả đống tiền. Nhớ chửi cha thằng hàng xóm lên vì nó không bán nhé. Không ảnh hưởng đến Hà nội ngàn năm thanh lịch đâu.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Cảm ơn cụ đã khuyến khích. Nhà cháu có mua lỡ mất một vài căn ở Sydney cụ ợ. Rẻ quá, có hơn 1 triệu đô 1 căn, nên bọn Tàu mua trước mất.

Cụ hay trích dẫn lều báo nhỉ. Hãy đi thực tế cụ nhé. Đừng ngồi thẩm du tinh thần một chỗ nữa.
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
2,724
Động cơ
412,024 Mã lực
Cảm ơn cụ đã khuyến khích. Nhà cháu có mua lỡ mất một vài căn ở Sydney cụ ợ. Rẻ quá, có hơn 1 triệu đô 1 căn, nên bọn Tàu mua trước mất.
Cảm ơn cụ đã khuyến khích. Nhà cháu có mua lỡ mất một vài căn ở Sydney cụ ợ. Rẻ quá, có hơn 1 triệu đô 1 căn, nên bọn Tàu mua trước mất.
Chia buồn với cụ, bên Sydney không có cháo chửi không hợp với cụ đâu
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Theo trí nhớ của cháu thì Hà Nội vài chục năm về trước không có từ "thẩm du tinh thần", từ điển ngôn ngữ thủ đô cũng không có chữ ấy. Cụ có kiến thức siêu việt nên du nhập ở đâu vào chăng? Lặp đi lặp lại một từ ấy có khi được ghi công làm phong phú vốn từ vựng Hanoi ấy chứ cụ nhỉ.

Kinh quá, kính cụ tiếp tục ngồi thẩm du tinh thần trên cả đống tiền. Nhớ chửi cha thằng hàng xóm lên vì nó không bán nhé. Không ảnh hưởng đến Hà nội ngàn năm thanh lịch đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Cháu ăn cháo Lý Quốc Sư loanh quanh từ năm 4 tuổi, bún mọc "đồng cô" Hàng Hành cũng cỡ ấy. Nhưng thú thật là cháu chưa bị chửi lần nào, và cũng chưa thấy người Hà Nội nào bị mấy ông bà vui tính hoạt mồm ấy chửi cả. Cháu đọc trên báo mấy chuyện ấy xong, cứ tưởng ban biên tập muốn câu viu, nên sáng tác mấy thứ ấy ra để độc giả đỡ nhàm màu sắc của trắng Ngọc Trinh, nâu Phi Thanh Vân.

Cơ mà nếu có ai đó bị chửi, thì cháu cũng đoán đoán ra lý do cụ ợ.

Hôm nọ lâu lâu cháu mới có thời gian ngồi cà phê đầu Bờ Hồ, lúc trả tiền xong ra hè, nghe thấy anh chủ quán nói với theo "cảm ơn em nhé". Cảm thấy cái chất "phố của Hà Nội" trở lại.

Chia buồn với cụ, bên Sydney không có cháo chửi không hợp với cụ đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

Auto-run

Xe hơi
Biển số
OF-162342
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
145
Động cơ
349,490 Mã lực
Chủ thớt xin báo cáo đã bán căn phố khổ này được hơn năm nay rồi ạ. Mua bán nhiều khi là cái duyên, rao mãi chả ai mua, đùng cái bán được ngay, nhanh gọn, bất ngờ.

Bây giờ thì ngồi Hoàng Mai, tính thời gian quay về nơi đã ở tới hơn 5 chục năm ợ...
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,061
Động cơ
458,351 Mã lực
Xin phép chủ thớt share một bài kinh điển về tinh thần Hà Nội, đọc cho thư giãn bớt đất đất đai đai tiền tiền nong nong, nhân chủ đề của thớt, mà phần nào lý giải vì sao có những người HN không muốn bước chân đi khỏi rốn Rùa, tất nhiên nếu họ không bị bức bối gì về sinh kế.

Đặc sản một thời
– tạp văn Nguyễn Việt Hà -

TP – Ở những cuốn từ điển tử tế, tất thẩy đều giảng chữ “đặc sản” là “sản vật riêng, quý của từng địa phương”. Từ điển thì ít khi sai, nhưng hơi chật hẹp và cứng nhắc, nghĩa “đặc sản” ở đây thiếu hẳn đi cái chiều dài rộng của thời gian.

Tùy biến thiên của từng thời đoạn, đặc sản nhiều khi vẫn chỉ là thứ ấy vật ấy. Có lúc thăng hoa sang trọng, lại có lúc chẳng là cái đinh gỉ. Ví như, đặc sản của ái tình vào cái ngày xa xưa còn lãng mạn là “rụt rè cầm tay”, nhưng đến ngày văn minh tốc độ hôm nay lại là “hầm hập nhà nghỉ”. Có điều thời nào cũng thế thôi, dù thăng dù trầm, bao giờ đặc sản cũng luôn là đặc biệt.

Nhà văn tha hương rất biết cách ăn ngon Vũ Bằng coi đặc sản xứ Bắc kỳ thương nhớ chính là “thời trân”, những gì trân quý nhất chỉ hiện hữu vào đúng từng mùa. Nào là “rau cần xanh ngăn ngắt tháng ba” hay “nhãn lồng Hưng Yên tháng sáu”.

Nào là “mưa phùn chả rươi” hay “tháng chín gạo mới chim ngói”. Ngay cả “siêu hình” văn chương cũng vậy. Tiểu thuyết từng một thời lên ngôi đặc sản. Rồi một thời lại là của thi ca. Thậm chí có hẳn một thời đặc sản là huênh hoang phét lác.

Thời Hà Nội tần tảo bao cấp, thì đặc sản đáng kể nhất chính là những “cửa hàng đặc sản”. Biển hiệu cao ngạo thơm lừng mùi phở xào, đề nguyên bốn chữ như vậy trên nền sơn xanh hòa bình. Nếu của nhà nước thì thêm mấy chữ Mậu Dịch Quốc Doanh.

Về thực đơn, đặc sản mậu dịch quốc doanh hay tư nhân cũng nhang nhác như nhau. Nếu nhái kiểu Tầu, đương nhiên đầu vị là súp lươn. Rồi đến chim bồ câu quay, rồi đến mực tươi xào và chót vót kết thúc là cơm rang thập cẩm. Nếu nhái kiểu Tây thì mở đầu là súp hải sản, rồi đĩa nguội có dăm bông pa tê bánh mì bơ đường. Đỉnh cao sẽ là bò, hoặc “lúc lắc” hoặc “bít tết”.

Chao ôi, “mơ niu” của một thời trong trắng, khi mà người có của chỉ giản dị là “Nó ở Tây về có máy khâu. Ra đường ăn diện đúng mốt Âu. Mỗi chiều xe máy bay giạt phố. Mọi người nhìn theo bảo nó giầu”.

Những rưng rưng đặc sản của thời khốn khó từng làm xiêu lòng nhiều mỹ nhân, giờ đây nhan nhản thấy ở dung tục danh mục món ăn được ép nilông nhờn mỡ của mấy quán bia hơi bình dân khắp đầu đường xó chợ của một Hà Nội đã vắng dần đi thanh lịch.

Khi vừa sạch vừa đói, con người ta thường biết cách tử tế. Miếng ăn không quan trọng bằng cách nấu cách ăn. Đầu bếp ở các “cửa hàng đặc sản” hồi Hà Nội bao cấp đều là những nghệ nhân ẩm thực bậc thầy.

Bò ở “bít tết” Lợi thì không giống bò ở “Bô đê ga”. Cá sốt ngũ vị ở nhà Sáng “béo” thì khác hẳn cũng món ấy ở mấy cửa hàng bên cạnh. Đều ngon nhưng đều độc đáo một bản sắc. Vì thế, thực khách tuy tạp nhưng không đến nỗi “thực bất tri kỳ vị”.

Tất nhiên, biết thưởng thức một cách cầu kỳ thì vẫn phải đám gia đình tư sản cũ còn giấu được của chìm. Họ thường ngồi ở một bàn khuất, cố quên đi cái tủi thân hôm nọ ăn gà ở nhà không dám chặt.

Thong thả uống chai bia “Trúc Bạch”, mắt mờ mờ như có ngấn nước, mơ màng vớt vát nhớ lại những ngày được ăn trước bàn trải khăn trắng có dao nĩa bạc.

Thế nhưng, thực khách lãng mạn nhất thường là những cặp đôi đang “tìm hiểu” mon men chờ cưới. Cho đến thượng bán thập niên tám mươi của thế kỷ trước, “lên đặc sản” vẫn là thao tác tối tân hiếm hoi với phần đông thị dân Hà Nội.

Phải yêu lắm, phải tin tưởng lắm, phải biết thông cảm chia sẻ lắm người ta mới dám nhận lời đi ăn ở Nguyên Sinh phố Thuốc Bắc, ở Mỹ Kinh phố Hàng Buồm hay “Bô đê ga” phố Tràng Tiền.

Những địa chỉ danh môn chính phái khét tiếng của nền ăn uống mậu dịch. (Chữ “mậu dịch” cũng là đặc sản của ngôn ngữ Hà Nội thời tem phiếu. Tuyệt không thể dịch ra tiếng nước ngoài. Có vợ là “cô nhà Mậu” thì chẳng khác bây giờ lấy được siêu mẫu).

Những trung lưu linh tinh xuất xứ may mắn “trúng quả” thời nay, khi cố ưỡn ngực hãnh tiến bước vào “gu chì” hay “lu i đờ vút tông”, thì làm sao mà có được vinh dự tự hào bằng cái hồi khốn khó run run đưa người yêu đi ăn đặc sản.

Khác hẳn cái sành điệu ê hề trọc phú của thực khách hôm nay, tranh nhau oang oang “đi chợ”. Lúc nhà hàng dọn lon cô ca ra, nàng nhìn quanh cầu cứu. Chàng cậy giỏi cơ khí, rút dao nhíp ở chùm chìa khóa đeo thắt lưng, mạnh dạn đục một lỗ. Nhìn tia nước có ga mầu nâu vọt thẳng vào áo sơ mi trắng, đám mậu dịch viên mặt vẫn lạnh tanh.

Có gì mà buồn cười, ngày nào chẳng có người bị thế. Để mối tình đầu bớt lố, những đôi yêu nhau thường chọn dãy đặc sản Tạ Hiền hay quán Chi “cố” Mã Mây, tư nhân tính đắt hơn nhưng phục vụ chu đáo hơn.

Tàn bữa, bất cứ đĩa “đặc sản” nào cũng còn lại một ít, thế mới là người Hà Nội. Nàng đợi chàng run run hùng dũng tính tiền xong, vừa lườm thằng em trai đang hau háu nhìn miếng lườn chim còn sót, vừa khẽ nghiêng vai về phía chàng trách yêu “Ăn nốt đi. Hoang thế”.

Chàng làm vẻ sang trọng lạnh lùng lắc đầu, nhưng lòng hân hoan nghĩ tới ngày cưới. Trên cõi đời đã nhiều thiếu thốn này, có lời chấp nhận cầu hôn nào vừa nồng nàn phồn thực vừa tinh tế cảm động đến vậy.

Xã hội bây giờ văn minh dư dật, con người phè phỡn ấm no nên mời nhau đi ăn món ngon chẳng cần cơn cớ gì. Sau một hồi hùng hục trước đĩa tôm hùm hấp phô mai, cả chàng và nàng đều uể oải mời rơi nhau những cá chình nướng mọi, những cua bể rang me. Ăn như thế thì sẽ yêu như thế. Thảo nào hôm nay, tỷ lệ ly hôn đã tăng cao ngay sau kỳ trăng mật. Tiếc thay, hình như đã có một thời, khi người Hà Nội yêu nhau thì bọn họ chính là đặc sản.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top