Trong thực tế người ta thấy rằng những người này đã cướp phá một vài tàu của xứ Đàng Trong, chính là vì họ muốn thực hiện một cuộc trả thù xứng đáng, đã chấp nhận người Bồ Đào Nha như là những người bạn tốt và nhiệt tình. Sau đó ít lâu, người Bồ Đào Nha từ Macao gởi một đại sứ khác để được nhà vua này xác nhận lần nữa về sắc lệnh đã ban bố- theo cầu xin của Da Costa, nguyên nhân được viện dẫn là mối nguy cơ gây nên đo các âm mưu của người Hà Lan muốn tìm cách chiếm đoạt vài phần đất của vương quốc Đàng Trong như họ đã từng làm tại các phần đất của Ấn Độ. Những nhân vật thận trọng người bản xứ nói với người đại sứ mới là không nên nói với Chúa theo cách đó, vì điều này, đối với ông ta sẽ là một yếu tố để ban bố một điều luật thông thường đối với người Hà Lan và sẽ mời tất cả xứ Hà Lan đến đây bởi vì ông ta từng bày tỏ rằng ông ta không sợ bất cứ nước nào trên trái đất, điều này trái với vua Trung Hoa, người sợ tất cả thế giới đã cấm tất cả người ngoại quốc buôn bán với thần dân của ông. Vậy thì vị đại sứ hãy đưa ra những yếu tố khác để có cái mà ông ta muốn.
(Sự việc này thật đáng trách, cũng có 1 sự việc tương tự, lúc này người Anh cũng đến Đàng Trong buôn bán, năm 1613, Richard Cooks, trưởng thương điếm ở Hirađo mà John Saris vừa mở đã gởi đến Đàng Trong một thuyền buồm do nhà buôn Peacook chi huy. Người này đến Hội An, trên 1 chiếc tàu buôn do đại úy tên là Walter Carwarden làm thuyền trưởng, cùng với các bức thư của vua Anh và quà tặng. Carwarden được tiếp đón với đặc ân và bán được cho Chúa Nguyễn nhiều tấm vải dạ của Anh, Chúa Nguyễn hẹn sẽ trả tiền, người Anh tưởng buôn bán thuận lợi nên không đề phòng, đến chiều, khi rời tàu xuống xuồng, Đại úy Walter Carwarden, người phiên dịch và nhiều thủy thủ đi cùng bị người Việt tấn công và giết chết, việc này khiến người Anh rất giận dữ và không buôn bán nhiều với Đàng Trong nữa, họ ra Đàng Ngoài.
Sau vụ việc này, chúa Nguyễn lại viết thư mời người Hà Lan đến, thư gửi cho các công ty Hà Lan ở Patani và Logor, Mallaca; tuy nhiên, mãi tới năm 1633, người Hà Lan mới quay lại Hội An, trên 1 chiếc tàu buôn do Paulus Tradenius làm thuyền trưởng, tặng chúa Nguyễn nhiều quà quý, tới năm 1636, người Hà Lan mở phòng thương mại do thương nhân Abraham Daijecker điều hành)