[TT Hữu ích] Dịch sách: Xứ Đàng Trong của C. Borri

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng voi chỉ nghe lời người nài và chủ nó. và chỉ cho mình họ cỡi nó. Và nếu một người khác làm chuyện đó, nếu con voi nhận ra, thì việc này rất đáng sợ, vì với vòi voi, nó có thể vứt cái bành xuống đất và có thế giết chết họ. Vì vậy khi một người muốn lên, người nài theo thông lệ che mắt voi bằng đôi tai rất lớn và kỳ quái của nó.

Nếu nó không nghe lời nhanh- chóng như tôi hỏi, người nài trừng phạt rất cứng rắn; họ đánh nó bằng gậy ngay giữa trán khi đứng thẳng trên đầu nó. Có một lần ngồi trên voi với những người khác, người nài đánh nó như vậy và với mỗi ngọn gậy họ đánh, chúng tôi cảm thấy như tất cả sắp bị vất xuông đất; thông thường người ta đánh 6 hay 7 gậy vào giữa trán và với sự hung- bạo đó con voi run bắn toàn thân, nhưngnó chịu-đựng rất nhẫn- nại. Chỉ có một trường- hợp chúng không nghe ai kể cả người nài, đó là khi bất- ngờ nó nổi cơn động dục, vì lúc này nó không còn tự chủ được nữa, nó không còn biết ai nữa, nắm bành và người ngồi trên đó lôi xuống, tàn sát, bẻ gãy, khiến mọi thứ thành từng mảnh.

Người nài thấy được tình trạng này do một vài dấu hiệu; khi đó anh ta xuống ngay cùng với hành khách lấy bành xuống và để voi một mình, cho đến khi cơn giận -dữ của nó qua đi. Tiếp đó như đã biết sai- lầm của mình và tự thấy xấu hổ, con voi đến, đầu cúi thấp, nhận lãnh trận đòn người ta dành cho nó mà như nó cảm thấy là xứng đáng. Ngày xưa người ta dùng voi rất nhiều trong chiến tranh, và các đội quân ra trận với một đội kỵ binh gồm những con vật này thì thật là đáng sợ, nhưng từ khi người Bồ Đào Nha tìm ra được cách bắn vào trước mặt một vài kỹ xảo tương tự tiếng nói hay các ống lửa thì chúng lại là một nỗi nguy hiểm một cách khác. Bởi vì chúng không chịu đựng được những tia lửa bắn vào mắt chúng, và chúng giận dữ bỏ chạy, làm rối loạn hàng ngũ quân mình, lẫn lộn và giết hại tất cả những gì ở trước mặt chúng.

(Tuy nhiên voi vẫn tiếp tục được dùng trong các đội quân, nhưng người ta thử làm cho chúng quen với tiếng nố và pháo bằng cách đặt chúng lên những hàng rào trong đó người ta cho nổ pháo. Người Đàng Trong thắng trận Nhật Lệ đối với người Đàng Ngoài là nhờ voi của họ vào năm 1627).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Voi nhà chỉ chiến đấu chống với hai con vật: một là voi rừng và một là con tê giác ( tác giả gọi con tê giác là Abada (tiêng Bồ Đào Nha) và như người ta sẽ thấy, ông tin vào con vật có sừng duy nhất và khả năng chống- cự của nó. Khả năng này không gì khác hơn là khả năng chống cự với con tê giác. Thời xưa và thời trung cổ người ta thêm vào các đặc tính của cái sừng tê giác đã cắt ra, khả năng làm vô hiệu hóa các thuốc độc).Thường thì nó thắng con thứnhất và thua con thứ hai.

Tê giác là con thú có hình dạng trung- gian giữa con bò và con ngựa to như một con voi con, mình đầy vảy cứng như trang bị những lưỡi kim loại, nó có một sừng thẳng hình kim tự tháp ngay giữa trán, chân và móng giống như bò. Khi tôi ở thành phố Nước Mặn (nguyên văn: Nươcmon) thuộc tỉnh Quy Nhơn (nguyên văn: Pulucambi), vị trấn thủ một lần kia đi săn một con tê giác ở trong cánh rừng bên cạnh nơi cư trú của chúng tôi. Ông ta đem theo 100 người, một phần đi bộ, một phần đi ngựa và có từ 8 đến 10 voi. Con tê giác ra khỏi rừng và vừa thấy bao nhiêu kẻ thù không những nó không tỏ vẻ gì sợ hãi mà còn rất dũng cảm lao vào chống lại tất cả, những kẻ đang chia ra thành các cánh quân, đến tận toán tập hậu, nơi vị tổng trấn đang ngồi trên mình voi, đòi giết nó. Con voi tìm cách bắt nó bằng vòi, nhưng vì sự khôn khéo và vì cách bước vọt của con tê giác nên không thành công; hơn nữa con tê giác tìm cách đâm thủng voi với sừng của nó.

Vị tổng trấn biết rằng con tê giác không bị hại nhờ lớp da có vảy cứng nên ông ta chỉ có thể tấn công nó ở cạnh sườn. Ông đợi khi nó nhảy vọt, tìm được chỗ không che chở và phóng vào đó một ngọn lao với tất cả khéo- léo; ông ta đã đâm thủng được con vật trong tiếng hoan hô và nỗi vui mừng của tất cả những người không chờ đợi gì khác hơn để thu nhặt tại chỗ một đông củi lớn và châm lửa. Trong khi các mảnh vảy cháy và con vật được nướng chín trọn vẹn; những người tham dự nhảy múa xung quanh đó rồi cắt xẻo chỗ này, chỗ kia những miếng thịt đã chín và họ ăn. Với các thứ bên trong con vật, tức là tim, gan, não, họ làm một đĩa rất ưa nhìn và dâng vị tổng trấn đang ngồi ở một chỗ cao thích thú nhìn các trò vui này. Tôi có mặt ở đó và nhận ở vị tổng trấn móng của con vật này mà người ta nghĩ rằng có đặc tính và khả năng nhỏ như các móng của các con vật linh thiêng mà sừng cũng rất tốt để chống nọc độc như sừng của Kỳ lân (nguyên văn: unicono, tuy nhiên theo tôi, con Kỳ lân chỉ là con vật tưởng- tượng).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG 5

TÍNH- TÌNH, ĐIỀU- KIỆN, TẬP -QUÁN TRONG CÁCH SỐNG, ĂN MẶC VÀ CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI ĐÀNG TRONG

Người Đàng Trong có màu da giống người Trung Hoa, nghĩa là màu vàng xanh ô liu, nếu người ta nói đến những người sống gần bờ biển, vì những người sống ở giữa đất liền cho đến Đàng Ngoài da trắng như người Âu. về những gì liên quan đến nét mặt thì họ giống người Trung Hoa ở chỗ mũi tẹt, mặt nhỏ nhưng họ có tầm vóc trung bình, ít nhỏ hơn người Nhật và kém lớn bằng người Trung Hoa; mặt khác, họ lực- lưỡng, vui- vẻ, bạo- dạn và dũng -cảm. Người Nhật thẳng -thắn ở một điểm duy nhất đó là lòng khinh- thường cái chết trong hiểm nguy, và nhờ đó người Nhật không thẩm-định được gì đời sống và họ không sợ cái chết.

Do bản tính của mình, người Đàng Trong ôn- hòa và lịch- thiệp trong cách đối xử với người Âu, mặc dù họ có quan niệm cao về giá trị cá nhân mình, họ nghĩ rằng để bị lôi cuôn vào sự giận dữ là một điều làm giảm giá trị. Vì rằng tất cả các quốc gia khác ở Viễn Đông, con người Âu như những người phàm tục, không biết tôn -kính thần thánh, dĩ nhiên là đáng ghét và khi chúng ta đến lần đầu nơi nào đó trên đất họ, họ hấp- tấp bỏ chạy trốn; ở xứ Đàng Trong tất cả ngược lại; họ đến gần chúng ta từng đoàn; hỏi chúng ta cả ngàn câu hỏi, mời chúng ta ăn với họ, họ cư xử với tất cả sự lịch- thiệp, thâm- tình và rất văn- minh.

Đó là điều đã xảy đến với tôi, cũng như với bạn đồng hành của tôi, khi chúng tôi vừa đến nhà họ, chúng tôi đã cảm thấy như ở với những người bạn quen biết từ lâu. Đó là một sự sắp xếp tốt đẹp làm dễ dàng cho các sứ giả của chúa Giê-su trong việc truyền bá Phúc Âm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về tính vui- vẻ, lịch -thiệp, tự -nhiên, vì tập- quán dễ- dàng này mà có được sự hòa hợp toàn -hảo giữa họ, họ cư xử thâm tình như là anh em trong một nhà, cả trước khi họ gặp và biết nhau. Một người bị xem là hèn -mạt đáng chê trách, khi ăn một cái gì cho dù ít đến đâu đi nữa mà không cho những người xung quanh mời người một miếng nhỏ. Bản tính tự nhiên của họ là tử- tế, ưa làm điều thiện, nhất là đối với người nghèo, những người này không bao giờ bị từ chối khi kêu gọi sự giúp đỡ, từ chối họ sẽ là thiếu bổn phận như pháp luật buộc họ phải làm vậy. Kết quả là mỗi lần có vài kẻ đắm tàu, đã có thể tự cứu sống trong một hải cảng Đàng Trong, là cho họ không biết tiếng địa phương, chỉ học được một lời: doij (đói) (cách viết ngày xưa của tiếng Ý, chữ J gọi là I, Lungo, chữ i dài, chỉ giá trị của 2 chữ I, Borri dùng cách viết: oij để tạo ra cảm giác có âm tiết dài, cũng thế về sau này với chữ caij), nghĩa là "tôi đói". Khi những người ngoại quốc đến trước cửa nhà và kêu lên "doij". Như là họ đang rơi vào nỗi đau- khổ tột cùng, tất cả những người cư ngụ ở đây cảm- động trước cảnh đó đã cho họ vài thức ăn, không bao lâu họ thu không biết bao thứ, và khi chiếc tàu được lệnh của nhà vua đưa họ về xứ, họ không ai muốn về vì quen thói ở xứ không làm mà có đủ ăn. Vì thế, thuyền trưởng chiếc tàu bắt buộc với cả gậy và dao, họ mới xuống tàu; tàu chở đầy cả gạo mà họ đã thu nhặt được khi kêu: tôi đói.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng người Đàng Trong càng lanh -lẹ và phóng- khoáng bao nhiêu khi cho thì họ cũng mau- chóng tin những gì họ thấy. Khi họ thoáng thấy cái gì mới và lạ, họ đều nói: Scin mocaij (xin một cái, để nguyên văn). Điều này muốn nói: cho tôi cái đó. Thậtlà thiếu lịch -thiệp khi từ chối, và người này sẽ mang tiếng như là một tên đê -tiện, bủn- xỉn. Vậy thì phải hoặc là dấu đi hoặc là quyết định cho họ khi đã đưa ra với họ.

Một thương nhân Bồ Đào Nha không thích tập- tục kỳ- lạ này, ông thấy khó chịu khi người dân cứ xin những gì mà ông mới có cầm trong tay, một lần kia quyết định làm như họ. Ông ta đến gần một chiếc thuyền đánh cá nghèo, đặt tay trên chiếc giỏ đầy cá, ông ta nói theo tiếng bản xứ: scin mocaij. Con người hào hiệp nọ không nói lại một lời cho ông ta tất cả cái giỏ để ông mang đi về nhà như ông ta yêu cầu, không khỏi ngạc nhiên và cảm- kích sự phóng- khoáng của người Đàng Trong; nhưng cảm -động vì hoàn cảnh của người đánh cá nghèo- khổ, ông ta trả lại tiền mà ông nghĩ rằng phải trả cho người đánh cá.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các từ của sự lễ phép và lịch thiệp do người Đàng Trong dùng, gần giống của người Trung Hoa, với sự cung- kính của người dưới đối với người trên, bình đẳng giữa những người ngang hàng, với tất cả tỉ mỉ, vụn vặt mà chúng ta vừa thấy ở người Trung Hoa và đặc biệt là những gì liên quan đến sự kính- trọng đối với người lớn tuổi hơn. Tuổi tác được coi trọng hơn thứ bậc, và người ta cho người già địa vị cao hơn người trẻ. Từ đó đưa đến chuyện một vài vị quan lớn đến thăm chúng tôi, thường đến với linh mục lớn tuổi hơn những người khác, dù ông không phải là bề trên, họ không bao giờ đưa đón một vị bề trên trẻ để tỏ lòng cung kính trước một linh mục già.

Trong mỗi nhà dù nghèo đến đâu, người Đàng Trong ngồi theo 3 cách khác nhau: cách đầu tiên, cách thấp nhất là ngồi xổm trên một chiếc chiếu trải ở trên nền nhà, ngồi theo cách này là đối với những người cùng vai vế, nghĩa là cùng một gia đình, cách thứ hai là trên một chiếc chiếu có phủ một tấm vải mịn và dịu, nơi đây những nhân vật quan- trọng hơn ngồi; cách thứ ba; trên một cái bàn cao 3 palmi so với mặt đất theo hình chiếc giường, đây là chỗ ngồi của các vị trấn thủ,các quan lớn địa phương, các vị chức sắc tôn giáo, chính đây là chỗ các linh mục của chúng ta được mời ngồi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chính từ tính cách đáng yêu và lịch -thiệp này của người Đàng Trong mà nảy sinh sự kính -mến đối với những người ngoại quốc, đối với những người này họ để cho sống theo luật pháp của mình và ăn mặc theo ý thích. Họ tán dương tập quán ngoại quốc với rất nhiều lễ phép, tán thưởng các nguyên tắc của họ, đặt chúng lên tất cả các nguyên tắc của chính mình, trái ngược hẳn với người Trung Quốc, những người quá tôn sùng tập quán, nguyên tắc của chính xứ sở họ.

Về áo quần của họ, chúng tôi đã nói ở trên rằng họ dùng rất nhiều lụa, chỉ còn điều cần nói là hình thức của áo quần họ. Và để mở đầu bằng người đàn bà, tôi cho rằng: đó là y phục trang- nhã nhất trên khắp xứ Ấn Độ, bởi vì dù sức nóng quá đáng mà họ phải chịu đựng, không có phần nào của thân thể họ để lộ ra ngoài. Họ mặc 5, 6 áo( không rõ sao mặc nhiều thế???giống câu tục ngữ áo mớ bảy mớ ba), cái này trên cái kia và tất cả có màu khác nhau; cái đầu tiên dài đến tận đất và họ mặc nó với biết bao trang -trọng, nghi lễ và nghiêm minh đến nỗi người ta không thấy được một ngón chân; cái áo thứ hai ngắn hơn cái đầu tiên nửa palmi, cái thứ ba ngắn hơn cái thứ hai và cứ thế tiếp theo làm thế nào để người ta thấy được tất cả các màu sắc và các thay đổi, và đó là y phục dưới thắt lưng vì được xem là nịt ngực, một tấm vải ô vuông(nguyên văn scacchi: sọc vuông như kiểu bàn cờ vua, đây là loại vải kiểu Ai Len, thịnh hành thời đó, được các thương nhân Hà Lan, Bồ Đào Nha đi bán khắp thế giới, điều này chứng tỏ thời chúa Nguyễn, ngoại thương Đàng Trong rất phát triển,càng cho thấy sự kém cỏi của Nhà Nguyễn sau này) màu sắc thay đổi; ở trên họ choàng một tấm voan chất vải mịn và trong, mặc dù nó bao quanh trọn vẹn, người ta vẫn nhìn xuyên qua và thấy được tất cả những gì làm thành đồ trang sức của họ, đoan trang, tề chỉnh và rất thích hợp, mà người tacó thể tưởng tượng là thấy một mùa xuân nở hoa.

Họ để mái tóc thả dài và uốn lượn trên bờ vai, chúng dài đến tận đất, và chúng càng dài càng được coi là đẹp. Trên đầu họ đội một cái nón rộng, che hết cả mặt; những chiếc nón này được làm bằng lụa và vàng tùy theo hạng bậc của nhân vật đội nó. Lại nữa, để chào hỏi, các bà phải giở nón lên để được nhìn trước mặt.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về phần đàn ông đàn ông, thay thế băng ngang vai bằng một tấm vải nguyên còn phần trên thân thể mặc 5 hay 6 áo dài và rộng bằng lụa rất mịn, nhiều màu khác nhau với cánh tay rộng như áo của các linh mục Dòng Benedito. Cái áo này từ thắt lưng trở xuống, cắt và xẻ thành những dải rất đẹp, lúc họ đi các dải này lay động và màu sắc của chúng lẫn vào nhau. Khi cơn gió nhẹ thổi chúng bay lên, trông giông như hệt với con công khi nó xòe đuôi thành vòng tròn duyên dáng.(cách ăn mặc này cho thấy người đàn ông Đàng Trong đã có ảnh hưởng ít nhiều cách ăn mặc của người Chămpa)

Họ để tóc như đàn bà, và để chúng xòa xuống đến tận gót chân và họ cũng đội nón, những người nào có râu thì để dài và không cắt, những người này hiếm, và điều này họ giống người Trung Hoa. Cũng như người Trung Hoa họ để móng tay dài, những người quyền quý không cắt nó bao giờ. Đó là đặc -điểm để phân biệt họ với hạng bình -dân và các thợ thủ công vì yêu cầu nghề nghiệp họ luôn có móng tay ngắn, như thế người thượng lưu có móng tay khá dài, khiến họ không thể xiết tay với những gì mảnh hay dễ vỡ. Ở đây người ta không chấp nhận thói quen cắt móng tay của chúng ta, cũng như cắt tóc ( các linh mục người Âu khi đi truyền đạo sang các nước châu Á thường cắt tóc ngắn và để râu) và hình như họ ưa để cho thiên nhiên việc trang sức cá nhân. Một lần nói về tóc, họ bắt bẻ chúng tôi mà trước hết chúng tôi không dễ bác lại. Họ nói rằng tại sao người cứu vớt thế giới ( Chúa Jesus), người mà quý vị tự ép mình hành -động cho phù- hợp, cũng mang tóc dài, và râu quai nón, theo phong cách của người Nazaret, như quý vị xác nhận và đã cho chúng tôi thấy trong các bức tranh, tại sao quý vị không làm như thế. Và họ thêm rằng Chúa Cứu Thế để tóc dài hẳn đó là phong tục tốt nhất. Tuy vậy cuối cùng họ cũng chịu là phải khi chúng tôi nói rằng việc noi theo gương không ở nơi quần áo mặc bên ngoài.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Học trò và các tiến sĩ ăn mặc một cách nghiêm -túc, không có tua và không màu sắc; với một áo choàng da lạc đà đen bao trùm tất cả các y phục khác, họ mang ở cổ một thứ khăn choàng và một khăn vắt tay màu xanh, đầu đội một thứ mũ trùm đầu giống mũ lễ của giám mục.

(khi đọc về các y phục của người Đàng Trong với cái váy, tóc dài buông xả, việc dùng vải ô vuông nhiều màu kiểu Ai Len, tôi lấy làm ngạc nhiên, cứ đoán rằng y phục không thay đổi ở Đàng Trong và khăn đội đầu có từ thời xưa).

Thêm nữa, đàn ông cũng như đàn bà cầm ở tay một chiếc quạt, giống với chiếc quạt do các phu nhân đã dùng ở Châu Âu , nhưng là một thứ trang sức hơn là một vật dụng cần thiết. Vào thời kỳ để tang , khi ở Âu châu chúng ta mặc đồ đen, họ mặc đồ trắng. Khi chào họ không bao giờ để đầu trần, điều được coi là trái với phép lịch sự; ở đây họ hành động giống người Trung Hoa, đối với họ, hành động này được xem là vô- ích và bất- kính, cho nên để thu phục cảm tình bằng điều này các linh mục Phái đoàn Dòng Tên đã xin phép giáo hoàng Paul V ( xin Tòa thánh phê chuẩn là dâng Thánh lễ được phép đội mũ như người Trung Hoa,Giáo Hoàng Piô V (1504-1572) làm giáo hoàng 1566-1572. Là tu sĩ dòng Đaminh và làm quan toà Inquisition trước khi làm Giáo Hoàng.)cho phép cử hành thánh lễ Misa không cần để đầu trần.

Cuối cùng, người Đàng Trong không mang tất, cũng như không mang giày, họ bảo vệ lòng bàn chần vói một tấm da buộc vào chân bằng vài cái nút và dây lụa qua các ngón chân theo kiểu xăng đan. Họ không cho việc để chân trần là một điều không lịch sự,( phong tục Châu Âu đi chân đất là vô lễ) và nếu đi như thế cho dù có xăng đang hay không, nếu họ có bị bẩn họ không quan tâm, bởi vì học đã có đặt trước qua cửa gian nhà , chính của mỗi nhà một chậu nước sạch để rửa chân, những người có mang dép thì để dép tại đó, khi đi họ lấy lại. Họ làm như vậy để khỏi làm bẩn các chiếu trải trên nền nhà.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người Đàng Trong không như người Trung Hoa là quá coi- trọng cách ăn mặc của họ mà khinh -thường cách ăn mặc của người ngoại quốc, các linh mục của chúng ta, khi ở nhà họ, không bị bó buộc phải thay đổi hình thức y phục. Họ mặc một cái áo lụa mịn mà họ gọi là Elingon thường màu xanh, không áo choàng, không có áo bên trên(thời đó, bên Châu Âu, linh mục ra ngoài đường phố thì khoác thêm một áo choàng); họ không đi giày như ở Âu Châu, không dép theo cách dùng địa phương, người này thì vì không có ai biết làm, kẻ kia thì vì họ không thể chịu được đau đớn tạo ra vì họ không quen bị các nút và dây cách ngăn các ngón chân.

Đi chân đất họ chỉ xem là một khó chịu nhỏ, dù họ cũng tỏ ra như thế khi đau bụng, nhất là lúc đầu, vì sự ẩm ướt của đất và vì không quen. Thật ra, dần dần thì họ quen đi, và vì da cứng ra cho đến cả khi đi trên đá cũng không thấy đau, hay giữa cả gai nhọn. Đối với tôi, quen đi chân trần, nên khi về lại Macao tôi không thể chịu được nữa đôi giày, chúng làm tôi thấy năng và khó chịu ở chân( như vậy là các linh mục Tây khi đến Vn đa số đều thay đổi y phục cho hợp với hoàn cảnh và đi chân đất).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thực phẩm của người Đàng Trong chính yếu là gạo, và điều rất thích là xứ này có rất nhiều thịt, chim, cá và tráicây mọi thứ, bằng mọi cách, khi ăn họ bắt đầu ăn nhiều cơm, rồi sau đó như để hợp lễ nghi họ mới nếm các món khác; họ ăn cơm như chúng ta ăn bánh mì, cơm là thức ăn chính. Để cho khỏi chán họ ăn cơm không, không một chút gia vị, không dầu, không bơ, không muôi, không đường, Họ nấu cơm với nước trong, đổ nước để cơm không dính vào nồi và cũng không bị cháy, nhưng làm sao để hạt còn nguyên, chỉ mềm đi và dẻo.

Vì lý do đó cơm không cần gia vị, kết quả là cơm dễ tiêu hóạ. Bởi vậy, những người ăn cơm, nghĩa là tất cả dân Viễn Đông, thường quen ăn một ngày 4 bữa và ăn nhiều để đáp- ứng nhu- cầu tự nhiên.

Người Đàng Trong ngồi ăn trên đất, chân tréo, trước mặt có một bàn tròn cao khoảng ngang ngực họ; cái bàn này trang hoàng rất đẹp, chạm khắc đôi khi lại mạ bạc hay vàng tùy theo hạng bậc và khả năng của người chủ. Bàn này không lớn, theo tập quán mỗi người có bàn riêng của mình, trong các bữa tiệc có bao nhiêu thực khách thì có bấy nhiêu mâm và nhìn chung, người ta chỉ dùng như thế trong nhà riêng biệt ( phong tục ngồi ăn bàn riêng giờ không còn); nếu chỉ có con cái, cha mẹ thì người ta dùng chung một bàn.

Họ không dùng dao nĩa, và họ không cần vì thức ăn để lên mâm đã được chặt nhỏ khi nấu nướng. Họ thay dao nĩa bằng hai chiếc đũa, họ gắp thức ăn rất duyên dáng, khéo đến nỗi họ không cần dùng khăn ăn vì họ không làm bẩn tay và vì tay không đụng đến đồ ăn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các bữa tiệc giữa láng giềng với nhau có thường- xuyên và người ta dọn ra các món rất thay- đổi so với cái mà chúng ta đã nói. Tại đây người ta không ăn cơm, vì người ta nghĩ rằng họ đã ăn đủ ở nhà rồi. Dù nghèo thế nào đi nữa, chủ tiệc bị coi như thiếu bổn phận nếu không dọn mời mỗi người khách một mâm nhiều món, và họ có thói quen mời tất cả bạn bè, bà con và láng giềng.

Không có tiệc nếu không có tụ tập 30, 40, 50 và đôi khi hàng trăm người, có khi 2 trăm. Một lần kia tôi có mặt tại một bữa tiệc long- trọng không dưới 2000 khách. Các bữa tiệc này cần có chỗ rộng ở trên cánh đồng để bố- trí bàn ăn. Không ai lấy làm ngạc nhiên rằng cái bàn ăn nhỏ như thế, như chúng tôi nói, nhưng người ta có thể để hàng trăm món ăn, vì với dụng cụ kỳ diệu mà họ sắp đặt trong dịp này, trên cái bàn, một lâu đài bằng mía, ở các tầng họ để những chiếc đĩa rất mỹ quan và các đĩa này đựng đầy món ăn trong xứ, thịt cũng nhiều như cá, con bốn chân cũng như con có cánh, thú rừng cũng như thú nhà, và tất cả các thứ trái cây trong mùa. Nếu như còn dư một món chủ tiệc xem như không được coi trọng, và bữa ăn không thể xem là bữa tiệc.(Có thể thấy rằng, thời bấy giờ xứ Đàng Trong là một xứ rất giàu có, bởi vì chắc rằng dân số của nó không đông- đúc như hiện nay)

Trong các bữa tiệc này, những người chủ ăn trước, họ được người hầu bàn đáng ưa thích phục vụ. Khi những người chủ đã ăn những gì họ ưa thích nhất, những người hầu xứng đáng này ngồi vào chỗ của họ và được dọn ăn do những người hầu bàn ít quan trọng hơn. Những người này kế tục họ và họ không thể tiêu thụ hết các đồ ăn; và vì theo tập quán, tất cả các món ăn phải được dùng hết, khi họ đã no nê, ngán, các người hầu hạng thấp của mỗi quan lớn đến và không những ăn những thức ăn thừa mà còn bỏ vào bị mang theo sẵn những gì còn lại và đem về nhà chia cho con cái hay những người khác và như thế bữa tiệc mới chấm- dứt.( tục lấy phần về)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đàng Trong không có nho, và để uống như rượu nho họ dùng một thứ cồn nấu bằng gạo, nó có mùi vị rượu mạnh, giống màu, giống vị cay nồng, giống tính chất và độ nồng. Họ có thứ này rất nhiều và họ uống thường thường khi nào họ muốn, và họ say cũng như chúng ta say rượu nho. Tuy nhiên những người biết tự trọng có thói quen làm dịu thức uống nàybằng một sản phẩm được chưng cất từ cây trầm hương, và làm thành một mùi rất ngon, họ tạo ra một loại rượu pha có giá trị.

Hàng ngày họ có thói quen uống một thứ nước rất nóng, trong đó họ nấu một thứ rễ của một loại cỏ mà họ gọi là "chìa" (trà); thức uống này cũng được gọi cùng tên. Đó là một món uống bổ, nó giúp tiết ra dịch vị dạ dày và làm nhuận tràng. Người Nhật và người Trung Hoa uống cùng thứ nước này. Nhưng ở Trung Hoa, thay vì rễ, người ta hái lá của cây này. Các hiệu quả đều giống nhau và người ta gọi tên nó là "Chìa". (không hiểu tại sao hồi ấy dân ta lại uống rễ cây chè???tuy nhiên, theo người dịch, đây không hẳn là cây chè, vì Trà được biết đến rất chậm ở châu Âu. Marco Polo không nói đến nó. Nhưng người Bồ Đào Nha đã đến các hải cảng Trung Hoa từ 1517 mới có đề cập đến nó. Những người Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII mới có thói quen uống trà. Chỉ vào năm 1615 mới thấy người Anh nói đến, và lần đầu tiên là trong một bức thư của một đại điện của công ty Tây Ấn từ Firando ở Nhật viết cho một người ở Macao rằng ông ta gởi cho bạn "một hộp chaw (trà) loại tốt". Có thể giáo sỹ Borri có biết Đàng Trong một thức uống mà ông cho là trà. Khá là tự nhiên khi ỏ Đàng Trong người ta ướp thơm rượu gạo với trầm hương (Calambà).)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Giữa một nơi có nhiều thứ để sống như thế hình như là một điều không thể tưởng tượng được là chúng ta những người Âu lại đau khổ vì đói và khát, không phải vì thiếu thức ăn mà vì không quen với chúng, bản chất của chúng ta lệ thuộc nhiều vào bánh mì và rượu vang. Tôi nghĩ rằng người Đàng Trong cũng như vậy nếu họ đến Châu Âu, họ cũng chịu như thế đối với cơm, món ăn thường ngày, dù họ có nhiều thức ăn khác. Về chuyện này tôi không quên kể lại ở đây chuyện đã xảy ra cùng với chúng tôi với một vị tổng trấn xứ Đàng Trong: người này với danh nghĩa người đỡ đầu rất nhiệt tình đã được mời ăn với chúng tôi tại nhà chúng tôi. Để tỏ dấu hiệu thân thiện chúng tôi cố gắng đãi ông ta các món ăn làm theo cách Âu châu. Ông ta bắt .đầu ngồi vào bàn, chúng tôi với hy vọng ông biết đến ý hướng tốt của chúng tôi dã khiến chúng tôi tốnnhiều công sức. Khi đã thử từng món một các thức ăn, ông ta bày tỏ với chúng tôi rằng ông ta không thể ăn được vì dù lịch sự ông đã cố- gắng hết sức mình.

Như vậy việc phải làm là dọn ra các món ăn khác theo tập tục địa phương chừng nào hay chừng đó; ông ta ăn rất thích thú và khẩu vị ông ta được thỏa mãn cũng như chúng tôi. Nhưng Thượng đế linh thiêng không bao giờ cũng nâng đỡ, theo một ngàn triệu phương cách, mà những người hầu của ngài(ý nói các giáo sỹ, đoạn này mang nghĩa Tôn giáo nên tôi lược bỏ 1 đoạn) cái sức nặng mà họ phải gánh chịu trong việc rao giảng Thánh Kinh thánh tri của ngài, và không bao giờ các phương tiện để thay đổi, ngay trong cuộc đời này, tất cả những gì họ phải đau khổ cho tình yêu của Người. Cũng giống như đối với những gì liên quan đến thực phẩm, việc đi bộ không giày, bởi vì từng chút một quen dần và đi đến chỗ thích ứng với phong tục địa phương cho đến nỗi thấy khó khăn khi trở lại cách dùng ngày trước. Đó là điều đã đến với tôi khi tôi đã trở về từ xứ đó, tôi chỉ thấy ngon khi ăn cơm xứ Đàng Trong và đó là điều tồi cảm thấy mất mát hơn cả.(tác giả đã quen với cuộc sống, văn hóa, thói quen ẩm thực đến nỗi khi về Châu Âu ông lúc nào cũng nhớ Việt Nam)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Còn về phần các thầy thuốc, về phương pháp chữa bệnh, tôi phải nói rằng có rất nhiều thầy thuốc, không chỉ là các bác sỹ người Bồ Đào Nha, còn có các bác sỹ Hà Lan (chứng tỏ dân ta hồi đó khá văn minh, theo các bản tường trình khác, nhiều thầy thuốc Châu Âu đã đến mở phòng khám bệnh, chữa bệnh kiểu Tây Y, càng làm cho ta thấy sự yếu kém và bảo thủ của nhà Nguyễn sau này), nhưng là người địa phương, và theo kinh nghiệm người ta thấy rằng một vài chứng suy nhược mà thông thường các thầy thuốc người Âu không tìm ra được thuốc chữa, được chữa một cách dễ- dàng bằng thuốc địa phương. Đã có một lần hầu hết thầy thuốc trong số của chúng ta xem một con bệnh gần như đã chết, người ta bèn mời một người làm thuốc nào đó ở địa phương, và, ông ta đã chữa lành bệnh.

Các thầy thuốc ở địa phương thường có thói quen sau đây để chữa bệnh: Khi họ đến gần giường người bệnh, nghỉ một lát để trấn áp sự dao động tạo ra do đi lại. Tiếp đó họ bắt mạch bệnh nhân rất lâu với nhiều thận trọng và suy nghĩ rồi họ nói tiếp rằng: Ông đã khá nhiều; và nếu bệnh không thể lành, họ nói với tất cả chân -thành: "Tôi không có thuốc chữa bệnh này"; điều này họ muốn nói rằng bệnh này phải chết. Nếu họ phán đoán bệnh có thê chữa lành, họ nói: Tôi có thuốc có thể cứu chữa bệnh nhân, trong vòng bao nhiêu ngày tôi sẽ chữa khỏi bệnh. Tiếp đó họ nói giá phải trả để đem lại sức khỏe cho người bệnh và thỏa- thuận với nhau về giá cả cao hay thấp theo quy ước và đi đến chỗ người ta thảo một văn bản công khai vì giá cả đã thỏa thuận. Tiếp đó chính người thầy thuốc bốc 1 số vị thuốc ,không phải để chiếm đoạt vai trò của người dược sĩ, bởi vì người này không có ở xứ này, nhưng là để không tiết -lộ bí mật cách làm món thuốc mà ông ta sửa soạn; chính vì vậy mà ông ta không chấp nhận người khác cung cấp các thứ thuốc đã ghi. Nếu người bệnh lành vào thời kỳ đã ấn định, điều này thường thấy, anh ta trả theo giá đã định, nếu anh ta không lành, người thầy thuốc sẽ mất thời giờ và thuốc men mà không thu được gì.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các thứ thuốc mà họ dùng không giống như chúng ta thường gây nôn mửa và làm lỏng bụng, nhưng chúng thơm ngon như các món cháo( thực ra đây là món là thứ “potage” bằng nước thịt hay các thứ rau nấu chín kiểu Âu) và họ uống vào không cần phải dùng kèm với các món ăn khác. Lại nữa, họ cho người bệnh uống thuốc nhiều lần trong ngày, như chúng ta uống các tách đồ uống vào những giờ đã định; và những món thuốc này không làm tăng hay giảm nhiệt độ cơ thể, nhưng chúng giúp cho việc chữa trị tự nhiên hơn, làm cho người bệnh không đau đớn.

Có một việc đáng được kể ra ở đây: một người Bồ Đào Nha ốm, ông ta cho mời các bác sĩ người Âu; sau khi săn- sóc họ tuyên bố không cứu được. Khi họ đi khỏi, người ta mời một ông thầy thuốc địa phương, ông này hứa sẽ chữa lành trong một số ngày; và nghiêm khắc ra lệnh cho người bệnh rằng trong thời gian chữa trị không được quan hệ với đàn bà, nếu không chắc- chắn phải chết vì không có loại thuốc nào chữa được. Họ cũng định giá cả và ông thầy thuốc hứa sẽ chữa lành trong vòng 30 ngày. Người bệnh uống thuốc và cảm thấy khỏe mạnh đến nỗi không sợ trái lệnh của thầy thuốc, khi đến thăm lại người bệnh, bắt mạch thấy rối loạn, biết người bệnh không nghe lời, ông ta nói với người bệnh rằng hãy sửa soạn để chết vì ông không còn thuốc chữa được nữa; lỗi không phải do ông thầy thuốc. Việc đó được đưa đến cửa công lý, người bệnh bị xử phải trả tiền và sau đó anh ta chết.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc trích máu có dùng nhưng người ta không lấy nhiều máu như ở Châu Âu và người ta không dùng dao trích bằng sắt, nông thôn dùng vài cái lông ngỗng trong đó có cắm những mảnh nhọn bằng sành mỏng, hình răng cưa, cái nhỏ và cái to hình thức thay đổi. Khi trích máu họ để sát một trong các lông này vào mạch máu, chúng thích nghi rất chính xác và làm một cái búng tay nhẹ trên các dao chích, họ banh mạch máu ra và đẩy mũi sành vào chừng nào họ thấy cần. Điều thật đáng ca ngợi là khi lấy máu xong, họ không dùng băng, gạc để cầm máu, nhưng chỉ với ngón tay cái có thấm ít nước bọt, họ ép miệng của mạch máu để làm liền lại chỗ bị cắt, khi đó máu bị chặn lại không chảy ra nữa. Tôi nghĩ rằng cách mở mạch máu và ép bằng mảnh sành răng cưa này làm cho mạch mách đóng lại dễ hơn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cũng có những nhà giải phẫu, họ có những bí mật kỳ diệu, tôi sẽ kể ở đây 2 ví dụ; một liên quan đến tôi, một liên quan đến một trong những người anh em của chúng ta, người bạn đồng hành của tôi. Bị rơi từ một chỗ khá cao và ngực tôi đập vào một góc đá, tôi bắt đầu thổ huyết và ngực tôi xây xát. Chúng tôi dùng vài thứ thuốc thường dùng ở Châu Âu, nhưng tôi không thấy giảm chút nào. Bỗng có một thầy thuốc người bản xứ đến đem theo một thứ cỏ giống cây Hỏa diệm thái (la foriolle, một loại cây cùng họ với Thầu dầu)và dùng nó làm thứ cao dán; ông ta đặt nó lên ngựctôi; Ông ta lại nấu sôi nó lên thành một thứ đồ uống cho tôi uống, ông cũng cho tôi ăn sống nó. Trong có vài ngày, cách điều trị này làm cho tôi khỏi hoàn toàn. Để thử làm một kinh nghiệm mới, tôi bẻ gãy chân một con gà mái ở nhiều chỗ, và tôi bó cao bằng thứ cỏ này vào các chỗ bị bẽ gãy, ít ngày chúng liền lại và lành.

Một con bò cạp cắn vào cổ của giáo sĩ, người bạn đồng hành của tôi, và trong xứ này bị bò cạp cắn là chết. Cổ họng của anh ta ngay lập tức sưng vù và cứng lại, và chúng tôi sắp làm phép xức dầu cho anh( nghi lễ chuẩn bị cho người chết của đạo Thiên Chúa ). Một thầy thuốc bản xứ được mời tới, ông liền cho nấu một nồi cơm với nước trong, rồi đế nồi giữa hai chân vị sư huynh và trùm lên tất cả một tấm vải, để cho hơi không thoát ra được. Khi hơi và khói nóng của cơm đến chỗ cắn, người sư huynh cảm thấy cơn đau hết, cố họng hết sưng và người sư huynh lại khỏe mạnh như không bị đau gì cả.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người ta có thế kể nhiều chuyện khác nữa, nhưng tôi chỉ nói rằng tại xứ này thì các thứ thuốc đó công -hiệu rất nhiều so với khi chúng đến tại xứ của chúng ta. Tôi có thể nó đến chuyện liên quan đến tôi, là tôi có mang theo mình một cây Đại hoàng đựng trong hũ nhỏ (barile il Reobarbaro), khi ở đây, nó rất tốt; nhưng khi tôi về đến châu Âu sau 2 năm hành trình, mở thùng Đại hoàng tôi thấy nó thay đổi đến nỗi bản thân tôi khó có thể nhận ra. Các loại thuốc mất hết tính- chất khi chuyến từ các xứ sở xa xôi này sang vùng chúng ta.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG 6

VIỆC QUẢN- LÝ CHÍNH- TRỊ, HÀNH- CHÍNH VÀ DÂN- SỰ CỦA ĐÀNG TRONG


Tôi sẽ nói tóm- tắt những gì vừa đủ theo cách truyền thông tin ngắn gọn tới bạn đọc, vì nếu tôi nói tất cả thì sẽ quá dài và quá xa dự -tính của tôi về những gì liên- quan đến bản tường trình ngắn này.

Nhìn chung, chính quyền của xứ Đàng Trong ở khoảng giữa chính quyền Nhật Bản và Trung Hoa, bởi vì khi người Nhật không coi -trọng học thuật hơn võ thuật thì trái lại người Trung Hoa lao mình vào hoạt động học thuật cao siêu mà ít coi trọng võ thuật. Người Đàng Trong không quá xa lánh những người này cũng không hoàn toàn theo về người kia. Người ta khuyến- khích dân chúng đồng đều cả võ thuật và học thuật tùy theo hoàn cảnh, rèn luyện và nuôi dưỡng lên các cấp bậc và các đỉnh cao xứng dáng khi thì người tiến sĩ, khi thì người chiến sĩ, tùy vào lúc họ cần loại người này hay loại người khác.

Người ta thấy ở Đàng Trong nhiều trung tâm Đại học, trong đó có giáo sư, có các trường học, các tầng lớp theo hạng bậc do con đường thi cử, giống như cách của Trung Hoa. Người ta giảng dạy cũng những môn học, dùng cùng các sách, đó là sách của Zinfu ( Tôn Tử), hay Confus ( Khổng Tử) như người Bồ Đào Nha đã gọi, tác giả( đoạn này tôi hơi khó hiểu, tiếng Ý nguyên bản, Borri dùng từ lúc thì Autori: tác giả, số nhiều; lúc thì Autore, nghĩa là số ít, 1 tác giả, có lẽ ông nhầm rằng Tôn Tử và Khổng Tử là 1 người chăng?)của những nguyên tắc cao siêu, có một uy- thế và được trọng -vọng như Aristote ở chúng ta, nhưng người này xưa hơn nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top