Người ta cũng dùng thuốc lá để hút, nhưng không phổ biến như trầu.Cây bí có nhiều và cũng nhiều như cây mía. Các trái cây Châu Âu chưa đến xứ này,song tôi tin rằng rằng nho và cây sung đã có nhiều ở đây. Các loại rau như: rau cải, rau diếp xuăn, su hào và các thứ tương tự cũng có nhiều ở đây như ở Ấn Độ, nhưng chúng chỉ cho lá, không cho hạt giống nên phải đưa hạt giống từ Châu Âu sang.
Thịt có số lượng rất nhiều, không phải chỉ do vô số gia súc nuôi như bò, dê, heo, trâu, mà còn thêm các thú rừng như nai, to hơn ở Âu châu, heo rừng v.v... và còn các loài chim như gà nhà, gà rừng đầy đồng, cu gáy, bồ câu, vịt, ngỗng và hạc, khá ngon, và nhiều loài khác không có ở Châu Âu.
Nghề đánh bắt cá cũng rất phát triển, và cá ở đây rất ngon, tôi đã đi biển nhiều, qua biết bao xứ sở nhưng tôi chưa thấy xứ sở nào có nhiều cá ngon như ở Đàng Trong này. Và nhự đã nói ở trên, toàn xứ nằm trên bờ biển, thuyền đánh cá rất nhiều, thật tuyệt diệu khi thấy một dãy người nối đuôi nhau từ bờ biển lên núi có mang cá, chuyện này xảy ra khoảng giờ thứ 20 đến giờ thứ 24 ( thực ra đây là cách tính giờ theo kiểu Ý và Tòa thánh Vatican hồi ấy, họ lấy mốc 0 giờ là 18 giờ , vậy giờ thứ 20 đến 24 tức là 14-18 giờ hiện nay). Và người Đàng Trong ưa ăn cá hơn ăn thịt, vì thế họ chuyên làm về nghề chài lưới, nghề này đem lại cho họ một thứ gia vị gọi là Balaciam (nước mắm, thực ra đây là cách viết khác nhau, và cũng được viết bởi các người Âu đã đến Đàng Ngoài. Ngoài ra, con cá thường được dùng ở miền nam để làm thứ nước chấm được gọi theo tiếng Chămpa là bareval; tiếng Khmer: pruol và baral; trong tiếng Việt: cà duồng, đó là loài cá trôi vây nhỏ hay cá duồng bay, sinh sống ở trong lưu vực các sông Chao Phraya và Mekong tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Thực tế, không chỉ người Việt mới dùng nước mắm, trong tiếng Chămpa có thứ nước mắm gọi là barahauk và trong tiếng Khmer là prahok. Tôi suy ra rằng cái tên balaciam (tiếng Ý: balaciam) là có nguồn gốc Chămpa người ta biết rằng người Việt thường thay r bằng l; từ thời Lý, các binh lính khi đi đánh Chămpa được phá một thứ nước chấm làm bằng cơm và cá để lên men, gọi là ruốc, người Chămpa gọi là barahauk, parahok, dân Mã Lai gọi là balachan, blachan, belachan), được làm bằng cá ướp muối, ngâm và để rữa ra trong nước, đó là một thứ chất lỏng mùi vị rất mạnh gần giống với mù tạt, và người ta dự trữ trong nhà rất nhiều đến mức phải dùng thùng, vò để đựng như chúng ta dự trữ rượu nho ở phần lớn các nước Âu Châu. Thứ gia vị này không chỉ là một món ăn nhưng nó dùng để kích- thích và tạo ra sự ngon- miệng khi ăn cơm.
Nếu không có nó thì không ăn được cơm. Và vì cơm là cần thiết cho đời sống ở Đàng Trong nên nước mắm cũng thế và cần được sản -xuất rất nhiều, và cũng vì thế việc đánh cá phải tiếp tục. Loài sò, hến cũng không nhiều và các hải sản khác cũng thế, nhất là một thứ được gọi là Camerons. (tôi đoán là từ này xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha Camerano: tôm,còn con Cameron: tên khoa học Cameronia, thuộc loài sò, hến, họ Luccinacés (nghêu): vỏ dài, dày, màu xám. Loại này ở Việt nam không có, con cameron này có ở Châu Phi, không rõ tác giả có nhầm lẫn với loài nào khác)