[Funland] Dịch sách: Xứ Đàng Trong của C. Borri

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những cuốn sách của họ rất thông thái, bao gồm cả lịch sử, các lời khuyên sâu sắc, các châm ngôn về tất cả những gì tương tự, kể cả phép đối nhân xử thế hàng ngày, như Seneca, Catone và Tullio(còn gọi là Cicero nhà hùng biện đại tài, đây là những nhà triết học nổi tiếng thời La Mã) ở xứ ta. Họ bỏ nhiều năm để học thuộc các câu, lời và chữ, và viết theo chữ tượng hình những gì người ta đã viết. Tuy nhiên cái quan trọng nhất đối với họ cũng như cái họ coi trọng hơn cả là triết lý, luân lý, đạo đức, kinh tế và chính trị.

Thật là một sự dễ chịu khi nhìn thấy và nghe họ học trong phòng đọc lớn tiếng bài học của mình như hát. Họ làm thế để quen với mỗi chữ dấu của chúng; các dấu này có rất nhiều và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Hình như để có thể nói với họ thì cần phải biết các nguyên tắc của âm nhạc và đối vị học.(ý tác giả nói về việc học Tam Tự Kinh hoặc Tam Thiên Tự, các chữ Hán đều có vần với nhau để dễ học, dễ nhớ, ví dụ như: Thiên-Trời; Địa-Đất; Cử-Cất; Tồn –Còn; Tử-Con; Tôn-Cháu; Lục-Sáu; Tam-Ba; Gia-Nhà; Quốc-Nước; hay: 人之初,性本善;性相近,習相遠: nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tuy nhiên ngôn ngữ mà họ nói thường ngày rất khác với ngôn ngữ mà họ dạy, họ học trong khi học và cái họ viết trong cách, cũng giống như ở chúng ta cái mà ta gọi là ngôn ngữ thông dụng mà mọi người đều dùng khác với tiếng Latin dùng trong việc học ở nhà trường. Và một cái khác giữa họ và người Trung Hoa là dù cho là nhà nho hay quý tộc đều dùng một thứ ngôn ngữ; và cái mà họ gọi tiếng Hán, những người dùng nó bao gồm bác sĩ, quan tòa, quanh hành chính, tổng trấn.

Các chữ họ dùng để viết cũng như in sách quá con số 8 ngàn chữ, tất cả đều khác nhau, chữ này so với chữ khác. Vì lẽ này mà các linh mục của Phái đoàn phải bỏ ra 8 hay 10 năm trong việc học các sách chữ Hán trước khi họ có thể hiểu và nắm vững. Nhưng người Đàng Trong rút gọn lại còn 3.000( gọi là Tam Thiên Tự)số chữ họ thường dùng và chừng đó đủ cho các diễn văn, thư, đơn, ký sự và các thư tương tự không kể đến sách in bởi vì những sách này cấu tạo bằng tất cả các chữ Hán.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người Nhật còn khôn khéo hơn, tất cả những gì liên quan tới sách viết hay in họ mô phỏng cách dùng Trung Hoa, cònthông thường họ sáng tác ra 48 chữ, họ dùng để trình- bày và nói rõ những gì họ muốn, giống như chúng ta với mẫu tự A, B, C. Mặc dầu vậy, chữ Hán vẫn được coi trọng ở Nhật dù cho có sự tiện- lợi, sự dễ dàng mà 48 chữ kia đã đem lại trong việc diễn tả ý tưởng, tuy nhiên trong khi so sánh các chữ này bị coi khinh và người ta gọi chúng là chữ của đàn bà.(tức là Hiragana, Bình Giả Danh và Katanaka, Phiến Giả Danh, các viết các chữ Nhật ngoài chữ Hán, Kanji, tuy nhiên, những người có học vị cao hay trí thức Nhật thì hoàn toàn dùng chữ Hán, ai dùng Katanaka hay Hiragana đều bị coi là phụ nữ)

Sáng chế khôn khéo về nghề in được tìm thấy ở Trung Hoa và ở Đàng Trong, trước khi được thực hành ở Âu châu, nhưng nó không hẳn hoàn hảo bởi vì chúng không làm bằng từng chữ một, hay tiếng một, nhưng với một cái chạm, một con dao, một mũi nhọn họ khắc chạm trên một tấm gỗ các chữ họ muốn in vào sách, và trên tấm bảng đã khắc chữ người ta trải giấy lên, ép với một bánh xe như cách người ta dùng ở Châu Âu khi in bằng đĩa đồng.(ở Châu Âu dùng chữ Latin lên ghép chữ thành âm, thành tiếng, khi in họ sắp chữ, còn lúc này nước ta dùng chữ Hán, mỗi chữ một tiếng nên khi khắc in người ta dùng ván gỗ, khắc ngược chữ Hán rồi in)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngoài các sách đã nói trên về các nguyên tắc luân lý, họ còn có những sách khác viết về các điều mà họ cho là thiêng liêng như về sự sáng tạo thế giới, nguyên tắc của thế giới, các linh hồn thánh thần, các quỷ dữ, các thần tượng và các giáo phái khác nhau; các sách này gọi là Sayc Kim ( tức là Sách Kinh, như Tứ thư, Ngũ kinh), khác với thứ sách phàm tục gọi là Saye chiu ( tức là Sách Sử, những thứ sách khác do người Vn tự viết ra, không theo khuôn thước kinh điển Nho Giáo). Chúng tôi sẽ nói trong phần thứ hai của bản tường trình này, các nguyên lý của những quyển sách linh thiêng này vào lúc thích hợp.

Tiếng nói của người Đàng Trong mặc dù giống với tiếng Trung Hoa ở một trong số các đặc điểm của nó, đó là ở chỗ các từ đều là đơn âm và được đọc với các âm và các dấu thay đổi, còn ngoài ra nó khác xét về chất liệu của chính các tiếng. Tiếng Đàng Trong mặt khác nhiều nguyên âm hơn, và hơnnữa lại mềm hơn, ngọt ngào hơn; nó có nhiều dấu và thanh hơn nên cũng du dương hơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đối với người nàothính giác biết thưởng- thức âm nhạc để nắm bắt sự khác biệt thay đổi các âm và dấu, thì tiếng Đàng Trong dễ hơn tất cả các tiếng khác, đó là quan niệm của tôi. Thật thế, nó không có thay đổi gì trong cách chia động từ, trong biến đổi danh từ, tất cả chỉ là một tiếng, một cách đọc, thêm vào một trạng từ, một đại danh từ thì có nghĩa là thì hiện tại, quá khứ hay tương lai, số ít hay số nhiều, tóm lại thay thế cho mọi thì, cho mọi ngôi, cho sự khác nhau về số, về trường hợp.

Để cho một ví dụ về điều đó, tiếng hauere ( tiếng Ý, nghĩa là có) trong tiếng Đàng Trong đọc là "có", không thay đổi gì, chỉ thêm đại danh từ tương ứng với những gì mà chúng ta nói: có, mày có, người đó có; khi chúng ta diễn- tả thì thay đổi theo đại danh từ đứng trước: i hauer, tu hauer, quel hauer ( tiếng Ý cũng như nhiều ngôn ngữ Châu Âu có gốc Latin, chỉ dùng rất ít đại danh từ, với: tôi, yêu, mày yêu, nó yêu, thì nói: amo, ami, ama; cũng thế tiếng Bồ Đào Nha nói: ame, ames, amo, khi đi với các đại danh từ khác nhau thì động từ phải chia, tương tự như tiếng Anh, nói: I have, he has, she has) . Cũng cách đó, người ta thể hiện các thì, như chúng tôi đã nói, đối với thì hiện tại: tôi bây giờ có; đối với quá khứ: tôi đã có; tương lai: tôi tiếp theo sẽ có, hay tôi trong tương lai có, và cứ như thế không bao giờ thay đổi tiếng "có"( trong tiếng Ý, nói tôi bây giờ có: I ho; tôi sẽ có: ho intenzione di avere; tôi đã có:avevo; bạn có:tu hai; anh ấy có:Lui ha)Như vậy chúng ta thấy tiếng này học dễ biết bao, như đối với tôi, trong 6 tháng đã đủ để nói và nghe những lời thú tội, dù chưa thật toàn- hảo, vì nắm vững hoàn toàn tiếng này phải học liên tục 4 năm.(chứng tỏ tác giả học tiếng Việt rất nhanh, còn ở mức thành-thạo như A. De Rhodes thì chưa đến)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng bây giờ chúng ta quay lại dòng tự sự của tôi. Tôi đã nói người Đàng Trong có thói quen coi trọng người có học,bằng cách tưởng thưởng theo cấp bậc, công việc với tiền công xứng đáng, nhưng họ cũng rất coi- trọng giá trị của những binh tướng dũng cảm, dù họ hành- động khác với chúng ta. Thật thế, họ quy định cho các võ quan tài giỏi, các người uy dũng theo giá trị của họ, một khu đất, một lãnh địa bá tước, một lãnh địa hầu tước, thì người ta ban cho họ nhiều người, một số ấn định nào đó, các phiên thần của nhà vua, những người này sống một vùng nào đó của vương quốc, phải xem họ là chúa của mình với bắt buộc phụng sự trong mọi hoàn cảnh với vũ khí, và phải có bổn phận với vị chúa như trước đó với Vua. Chúng ta nói: một người là lãnh chúa, hay Bá tước hoặc Hầu tước của một xứ nào đó, thì họ nói: người này là người có 500 dân (hay quân) hay gia đình (hộ), người kia là vị 1000 hộ; hay nhà vua phong cho họ có 1000 dân, cho người kia 2000 dân. Họ kiếm lợi như thế từ sự xứng đáng, quyền uy và giàu có của họ bằng cách nhận hêm nhiều phiên thần mới. Chúng tôi sẽ nói trong chương sau các cuộc chiến tranh ở vương quốc này.(Đó là những chức tước quân sự: Bá hộ, Thiên hộ, "100 gia đình, 1000 gia đình", người luôn có trong tay 100 hay 1000 gia đình để cai quản, chỉ huy. Các bản tường trình về TonKin (Bắc Hà) của A. De Rhodes cũng mô tả tương tự, những quyền sở hữu đất dai liên kết với quyền sở hữu con người thời Lê, đó là:
“Nhiều xứ là xứ nộp cống của ông hoàng - các thứ thuế của nhiều nơi khác được dùng thưởng cho người cai quản và cho những người xứng đáng của vương triều, nên cách thưởng thường được vua xứ Bắc Hà dùng nhiều nhất là cho thu cống thuế của một hay nhiều vùng đất. Cách cho này không truyền đến con cháu nếu nhà vua không xác nhận, ông ta có thể xóa bỏ nếu ông ta muốn ngay cả trong khi người hưởng còn sống, mặc dù không có lý do hoặc tỏ ra không xứng đáng. Và một vài công thần cũ của vương triều; những người có công lao phục vụ, đôi khi kiếm lợi một số lớn các đất này và họ thu các cống phẩm của Hoàng gia.


Người ta thấy rằng đó chính là hệ thống tưởng thưởng mà người Carôlin (Carolingiens) áp dụng cho các trung thần khi các lãnh địa này”
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bây giờ chúng ta thử xét đến một vài việc của chính quyền dân sự đáng được biết. Trước hết, họ điều hành nhanh nhạy, theo đường lối của các quan tòa, công chứng viên, chưởng ,lý với các thủ tục nhất định của họ; các phó vương và trấn thủ các tỉnh thay thế mọi chuyện đó. Mỗi ngày họ có một buổi họp công khai, với thời lượng bốn giờ một ngày, 2 giờ buổi sáng, 2 giờ buổi chiều sau khi ăn trưa.

Trong tất cả các buổi này có tham dự các người khiếu nại kiện cáo với lời biện luận và tranh cãi; vị phó vương hay tổng trấn từ trên một bục caonghe từng người theo thứ tự và thường các vị trấn thủ này phán- quyết chắc chắn, thông minh với nhiều kinh- nghiệm, đôi khi chỉ với vài câu hỏi và còn tùy theo tình cảm của những người tham dự, những người này bày tỏ sự hoan hô của họ khi thì đối với người buộc tội, khi thì với người bị buộc tội; họ xác- nhận sự thật trong sự việc, và ngay tức khắc không khoan hoãn, họ lớn tiếng tuyên bố lời buộc tội không lập lại, không kêu gọi, hoặc là tội tử hình, lưu đày, phạt trượng hay nộp tiền phạt; mỗi tội trạng được trừng -phạt theo luật đã định.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các tội trạng do các lời buộc tội nêu ra, bị trừng- trị nghiêm khắc, nhưng người ta thực hiện chúng rất thận trọng nhất là đối với các tội: làm chứng giả, ăn cắp, ngoại tình. Nhưng người làm chứng giả trong một lời luận tội, nếu có sự làm chứng gian, bị buộc tội như chính lời buộc tội của anh ta; nếu lời chứng gian của anh ta đem lại tội tử hình cho người khác thì chính anh ta bị tội tử hình khi bị phát giác. Và trong thực tế, kinh -nghiệm cho thấy cách phán đoán này rất hữu -hiệu để khám -phá sự thật.

Đối với kẻ cắp, người ta chém đầu, nếu là tội trộm nặng, nếu là nhẹ thí dụ trộm một con gà mái, lần đầu người ta cắt một ngón tay, lần thứ hai cắt một ngón khác, lần thứ ba cắt tai, lần thứ tư chém đầu.

Đối vởi kẻ ngoại tình, người chồng cũng như người vợ đều bị đem cho voi giầy chết; việc này diễn ra theo cách sau đây: Người ta dẫn người bị tội ra cánh đồng, nơi đây đám đông dân chúng tụ tập, tội nhân được để ởgiữa bên cạnh một con voi, chân tay bị trói chặt, người ta đọc lời buộc tội và con voi thi hành từng điểm một, trước hết nó lấy vòi cuốn quanh và giữ chặt rồi giơ cao tội nhân cho mọi người thấy, sau đó nó tung lên cao rồi lấy ngà đâm xuyên tội nhân rồi nó vứt xuống đất rồi dùng chân chà ra từng mảnh. Tất cả cảnh đó được con voi thi hành từng cái một để làm ngạc- nhiên và kinh -khiếp mọi người tham dự làm cho họ với cái cảnh đau đớn khổ nhục này, họ biết phải trung thành trong tình chồng vợ.( hình phạt này tương tự như Đàng Ngoài, chứng tỏ Đàng Trong lúc này vẫn dùng Luật của nhà Lê)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Và trước khi chấm dứt chương này, với đề tài này chúng ta nói về hôn nhân và từ đó nêu ra các đặc điểm đặc biệt thì cũng không ra ngoài mục tiêu. Người Đàng Trong mặc dù lịch thiệp, không có thói tục lấy nhau giữa các người bà con ở cấp bậc mà chúng ta cho phép theo luật của Đấng tối cao và của tự nhiên, cũng như không lấy nhau giữa anh em trong cùng một nhánh ngang (anh em cô cậu, anh em chú bác). Với các cấp bậc liên- hệ họ hàng khác thì được phép lấy nhau và chỉ một vợ, mặc dù người giàu có thường có thói quen có nhiều vợ hầu để tỏ sự hơn người mà sự giàu có đã cho phép họ hưởng; nếu không thì bị coi là keo kiệt, hà tiện. Những người vợ lẽ này là vợ hai, vợ ba, tư, năm tùy theo hạng bậc của mỗi người. Họ là nàng hầu của người vợ đầu và người ta nghĩ rằng người vợ cả này là người vợ chính, có bổn- phận và quyền chọn- lựa các người vợ khác theo ý mình cho chồng.

Các cuộc hôn nhân này không phải là không thể xóa bỏ, luật lệ xứ Đàng Trong cho phép ly hôn, nhưng không tùy thuộc vào ý muốn của phía này hay phía khác mà trái lại chỉ cần có tội trạng nào đó, loại tội trạng này rất nhiều. Tội trạng được minh chứng thì cuộc hôn nhân đầu được hủy và làm lại cuộc hôn nhân mới. Của hồi môn là do người chồng đem về từ nhà cha mẹ đến nhà vợ, người này nuôi sống họ, và điều hành mọi việc trong nhà, chịu trách nhiệm điều khiển gia đình, trong khi người chồng không quyền hành gì trong gia đình, dù biết trong nhà có bao nhiêu tiền bạc, họ chỉ bằng lòng với việc được có cơm ăn áo mặc.
(khi dịch đoạn này tôi rất phân -vân, bởi chữ dote: tiếng Ý là nàng dâu; đọc đi đọc lại, nếu đúng như tác giả nói, thì hôn nhân kiểu này là theo chế độ Mẫu Hệ, điều mà người Việt đã bỏ từ rất lâu, trước tiên tôi thấy tác giả có nhà ở Nước Mặn trong tỉnh Quy Nhơn hay Pulucambi nơi có thành Chà Bàn (Vijaya), là kinh đô của người Chămpa, lúc này vẫn theo chế độ Mẫu Hệ, vì thế có thể kết luận rằng cư dân ở đây cơ bản là người Chăm. Có thể suy đoán rằng khi người Việt Nam cai quản một xứ Chăm, họ bắt buộc dân chúng lấy họ như người Việt, nhưng không thể thay đổi được phong- tục tập quán. Rất có thể tác giả dùng chữ dote nàng dâu để nói về ông chồng người Chăm, và, rất có thể cư dân ở đây người Chămpa vẫn chiếm đa số)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VII

VỀ SỨC MẠNH CỦA CHÚA ĐÀNG TRONG VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH XẢY RA TRONG VƯƠNG QUỐC


Tôi đã nói ở đầu bản tường trình này rằng xứ Đàng Trong là một tỉnh của vương quốc lớn Bắc Hà (Đàng Ngoài), do người ông cố ( tức Nguyễn Kim) của vị chúa đang trị vì( tức Nguyễn Phúc Nguyên), người này được phong làm trấn thủ, đã nổi loạn( tiếng Ý: rebello)chống lại xứ Bắc Hà, ông dám làm chuyện đó bởi vì trong một thời gian dài ông đã thu lượm được nhiều đại bác do các tàu chiến Bồ Đào Nha và Hà Lan bị đắm vì đá ngầm đem lại. Các đại bác này được ngư dân vớt lên, người ta thấy bên trong phủ Chúa có đến 60 khẩu, và một vài khẩu rất lớn.

Người Đàng Trong rất thành thạo trong việc sử dụng các đại bác này, họ biết nạp đạn và bắn giỏi hơn cả người Châu Âu. Họ tự huấn luyện để đảm bảo khả -năng bằng các cuộc thực tập liên tục và các cuộc bắn bia, họ khá thành công vì thế họ kiêu ngạo về chuyện đó và tự tán -tụng giá -trị của mình; khi các tàu Châu Âu đến hải cảng của họ, các thủy binh của nhà vua liền thách đố các xạ thủ của chúng ta, những người này biết rằng không thể so- sánh với họ nên tránh cuộc thách thức chừng nào họ tránh được, vì do kinh nghiệm họ biết rất rõ rằng những người lính thủy kia có thừa khá năng bắn trúng đích với đại bác của mình mà những người khác không làm được như với một khấu súng hỏa mai được điều chỉnh chính xác.

Họ cũng rất rõ loại súng hóa mai, và trong mọi thời gian họ đều ra đồng với hàng ngủ chính tề đế tâp làm quen để điều chỉnh khả năng tác xạ của họ. Điều này còn là một điều cồ vũ khuvến- khích cho sự nổi- dậy, và họcó hơn 100 chiến thuyền. Và như thế họ trở nên mạnh trên mặt biển, và cũng có thêm pháo binh trên đất liền, khiến ông ta dễ dàng đi đến chỗ chống lại nhà vua xứ Đàng Ngoài ( quan hệ giữa 2 miền thời chúa Nguyễn Hoàng vẫn bình thường, đến đầu thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên này vẫn chưa có chiến tranh, tuy nhiên ông tỏ ra không phục tùng họ Trịnh. Năm 1620, Chúa Phúc Nguyên ngừng nộp thuế cho chính quyền Lê-Trịnh Đàng Ngoài. Hai người em của Nguyễn Phúc Nguyên gửi mật thư xin chúa Trịnh phát binh, tự mình làm nội ứng, hẹn khi nên việc thì chia Đàng Trong cho trấn giữ. Trịnh Tráng sai tướng đem 5000 quân chờ ở cửa Nhật Lệ chờ đợi tin. Nguyễn Phúc Nguyên sai tướng dẹp được 2 người em; quân Trịnh rút về Bắc, Phúc Nguyên thấy chúa Trịnh vô cớ phát binh, từ đó không nộp thuế cống nữa. Tháng 6 năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên nghe tin Trịnh Tùng chết, vẫn sai sứ đến phúng viếng vì dù gì cũng là anh em họ.)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hơn nữa, xứ Đàng Trong do buôn bán liên- tục với Nhật Bản đã tìm cách kiếm một số lớn "Catane" (một loại kiếm võ sỹ đạo vô cùng sắc, rèn ở Nhật). Lại nữa, xứ này nhiều ngựa, thực tế vóc nhỏ, nhưng đẹp, rất hăng hái, họ chiến đấu trên lưng ngựa này bằng cách phóng lao vì họ cũng luôn thực tập đế sử dụng loại vũ khí này.

Lực lượng của nhà Chúa nếu muốn có thể ra trận 80.000 chiến binh, tuy nhiên ông ta luôn sợ vua xứ Đàng Ngoài mà lực lượng gấp bốn lần của ông. Bởi vậy để thoát nỗi khó khăn này bằng thỏa thuận, ông phải nộp lễ vật triều cống tất cả mọi vật có thể tìm được trong vương quốc mình để phục vụ xứ Đàng Ngoài, nhất là vàng, bạc, và gạo; ngoài ra còn phải cung cấp gỗ tấm và gỗ đóng thuyền. Không phải vô cớ mà ông quan hệ tốt với người con đang ở miền biên viễn của ông vua đã mất, người này cai quản tỉnh cực Bắc của Đàng Ngoài tiếp giáp với Trung Hoa, và nếu người cuối cùng này vẫn là người thắng cuộc và là chủ nhân xứ Đàng Ngoài thì tiếp đó xứ Đàng Trong sẽ được giải thoát khỏi những bó buộc và khỏi triều cống.(không rõ đây là ai)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Và người ta sẽ hiểu rõ hơn điều này khi biết vào thời gian tới ở Đàng Trong, người sở hữu vương quốc Đàng Ngoài khôngphải là con vị vua cuối cùng mà là viên tổng trấn của chính người con đó, người này đã chạy thoát khỏi bàn tay của viên tổng trấn này vì sợ bị giết. Khi ông hoàng này ẩn náu trong tỉnh tiếp giáp Trung Hoa và được mọi người biết ông ta là ai - nghĩa là con của ông vua đã chết - ông được dân chúng coi là Chúa của họ. Và do cách cai trị tốt đẹp của ông mà ông được lòng dân hơn viên tổng trấn hiện nay là vua xứ Đàng Ngoài, người này rất sợ khi thấy ông quyền uy như thế nếu thỏa hiệp với vua xứ Đàng Trong, người đang chống lại ông ta thì ông ta bị đặt giữa hai ngọn lửa và đuổi ông khỏi ngai vàng mà ông chiếm đoạt một cách bất chính.( đoạn này, trong nguyên văn, tác giả viết là: ajo hay aio nghĩa là "người cai quản còn trẻ”. Hình như ở đây chỉ Trịnh Kiểm hay Trịnh Tùng, và trường hợp cuối cùng là Lê Thế Tông, vị vua trẻ, hoặc Lê Thế Tông hay Lê Kính Tông với Mạc Kính Cung người lúc đó trị vì ở Cao Bằng. Rất có thể chúa Nguyễn liên hệ với họ Mạc vì người ta thấy ông vua này vào lúc Trịnh Tráng mở đầu chiến dịch chống Đàng Trong, quân Mạc khi đó đã đến Gia Lâm)
 

xomo

Xe buýt
Biển số
OF-124567
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
995
Động cơ
65,687 Mã lực
Cảm ơn cụ nhiều ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hội An thời ấy qua nét vẽ của Thương nhân Nhật Bản Chaya Shinroku, có tên là 交趾国渡航図巻: Giao Chỉ Mậu Dịch Độ Hải Đồ

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi cho Tướng Quân Nhật Bản ( người đứng đầu Mạc Phủ, như kiểu chúa Trịnh) là Tokugawa Ieyasu bàn về việc buôn bán giao thương, trong thư, chúa Nguyễn đóng dấu ấn là: 鎮守將軍之印: Trấn Thủ Tướng Quân CHi Ấn, tự xưng là: 安南國天下統兵都元帥瑞國公: An Nam Thiên Hạ Thống Binh Đô Nguyên Soái Thụy Quốc Công

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

Tranh vẽ Đàng Trong của Thương gia Nhật
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tranh vẽ Đàng Trong của Thương nhân Nhật Bản





 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tàu buôn Nhật Bản cập cảng Đàng Trong



 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang phục người Đàng Trong qua nét vẽ người Nhật Bản, chú ý cái Yếm bằng vải Caro Ai Len, đúng như Borri mô tả



 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tranh vẽ Đàng Trong của người Nhật Bản



 
Thông tin thớt
Đang tải
Top