- Biển số
- OF-561947
- Ngày cấp bằng
- 1/4/18
- Số km
- 71
- Động cơ
- 150,020 Mã lực
- Tuổi
- 40
E xin phép ngồi hóng cụ ah. Các bác ah, e ko ngờ được vaò thớt này quá thú vị đếm thế. Nhất là thớt cụ Đốc tờ, rất chất - quý và hiếm ah.
Về cơ bản thì chữ Quốc Ngữ giai đoạn này đã manh nha hình- thành, và, chắc chắn là các giáo sĩ đã cộng tác với nhiều người Việt để tạo ra chữ Quốc Ngữ.E thắc mắc ah: sao thời này đã có chữ quốc ngữ ah, mà còn là của Việt Nam nữa ah? Cám ơn cụ
Vậy cụ cứ ghi nguồn là Otofun, thành viên là em, nguồn từ Thư viện Vatican, văn khố dòng Tên.Có lẽ e hỏi nhiều quá. Cụ Đốc cho e hỏi nốt câu nữa, e ý định xin copy của cụ để làm tư liệu n yêu cầu phải có nguồn gốc trích dẫn ah. Ko họ bảo là bịa. Cụ tinh thông ngôn ngữ thế, e xin cụ cho e bút danh của cụ để trích dẫn được ko ah? Em zalo 0975194769. Đa tạ cụ rất n.
Nhiều thày dòng rất rất giỏi, và tình yêu cái đẹp đã nhấc các thày khỏi trường dòngGiỏi gì cụ, cái đó gọi là số.
Em phải nghỉ học Thần Học vì trót yêu. Rồi xin đi học Y. Về làm nhà nước thì do là người Công giáo lên không thể phát -triển được.
Đói đầu gối phải bò mà cụ.
Lịch Sử là đam mê của em thôi cụ.
Cụ thật đáng nể!Sách gồm 13 chương, miêu tả khá sinh động mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thi cử, chính trị, chính sách của miền Bắc nước ta thời ấy. Và, điều quan trọng là tác giả còn được chúa Trịnh nhận làm con nuôi, nên ông đã trực tiếp gặp chúa Trịnh, các quan lại, nên có những cái nhìn, nhận xét rất tinh tường, thú vị.
Bản dịch của em, do trình độ quê- mùa, lại gặp phải bản in tiếng Anh cổ, nên không tránh khỏi những sai -sót, nhầm- lẫn, kính mong các cụ lượng thứ.
Tác giả do không biết tiếng Việt, hơn nữa hồi ấy cũng chưa có chữ Quốc Ngữ, nên 1 số tên người, tên địa danh, sự kiện lịch sử, cái gì em biết em chú thích, cái gì không biết đành chịu vậy.
Các địa danh như Đông Kinh, Thăng Long, BẮc Hà, đều chỉ miền Bắc nước ta hồi ấy, trong đó, Đông Kinh được dùng rộng rãi hơn.
Đoạn về Trịnh Toàn gợi nhớ những gì đã xảy ra giữa Tào Phi, Tào Thực và Tào Chương...thời Tam Quốc12.
VỀ CHÚA TRỊNH
...
Tiết chế Ninh (nguyên văn :Checchening) (tức Trịnh Toàn) này là em trai thứ 2 của Chúa đã chết, một vương tử được phú cho rất nhiều đặc tính anh- hùng. Ông rộng- rãi, hào- phóng, có cung cách lịch- sự, và nổi- tiếng, được yêu- quý bởi binh lính, mà họ gọi ông là cha. Ông là một chỉ huy thận- trọng và không ít lòng dũng- cảm ưu- việt, đã đánh bại Nam Hà vài lần. Ông là đồn thủ vững chắc cực kỳ mà họ gọi ông là Tia chớp của Đàng Ngoài. Danh tiếng ông vì thế tăng hàng ngày trong và ngoài gia đình, đến mức nó đẩy ông lên bậc đá, vách núi ganh ghét và ghen tị của anh em ông. Một vương tử nhận biết được, cố gắng để đứng ngoài, nói thầm với ông rằng ông không nên làm gì ngoài những gì được lệnh. Và với thành công ông có trong tay – có được toàn bộ nhờ vào sự thông thái và phương hướng thận trọng của mình, ông đã phản đối, long trọng thề rằng ông sẽ không bao giờ, cũng không muốn thực hiện bất cứ điều gì phương hại nhỏ nhất đến ông. Và nếu quân lính hoặc đám đông ồn ào dám đề nghị ông tiếm ngôi, ông không chỉ từ chối và ghét bỏ nó, mà còn trừng phạt nặng nề nhất những kẻ đưa ra đề nghị ấy.
Câu tuyên thệ này trong lúc ấy đã đem lại chút hài lòng thỏa mãn cho vị Chúa. Nhưng vài năm sau, vì sự ghen tị và ganh ghét đã nói trước đó, hoặc vì ông đã làm điều gì đó để bị hiểu lầm hoặc nghi ngờ, hoặc đã bị buộc tội sai, hoặc bất cứ điều gì – vì chúng được báo lại một cách hờ hững - vị Chúa đã lệnh cho ông cùng quân đội của ông ấy đến biên giới với Nam Hà. Vâng lệnh, ông đến phủ Chúa, và bởi lệnh của Chúa, ông đã ngay lập tức bị xích, và giam vào nhà tù gần cung điện.
( đoạn này kể lại việc Trịnh Căn lừa gạt Trịnh Toàn, Giữa lúc chiến trận ở Nghệ An đang ác liệt thì Trịnh Tráng bệnh nặng,Trịnh Tạc được phong làm Tây Đô Vương thay cha cầm quyền điều- hành. Ngờ Trịnh Toàn có ý tranh ngôi, Trịnh Tạc bèn cho Trịnh Căn làm Phú quận công, mang quân vào Nghệ An, vừa để tăng viện chống quân Nguyễn vừa để phòng ngừa Trịnh Toàn làm loạn. Theo lệnh cha, Trịnh Căn vào Nghệ An, đóng ở huyện Hưng Nguyên nghe ngóng tình hình. Lúc đó quân của Trịnh Toàn đóng đồn ở Quảng Khuyến, Trịnh Căn đóng đồn ở Bạt Trạc đều bắt quân đào hào đắp lũy, chia nhau phòng giữ nơi hiểm yếu. Toàn cảm thấy băn khoăn, bèn dẫn quân về An Trường. Trịnh Căn cũng đem quân về Phù Long để quan sát động tĩnh của Toàn.
Tháng 4 năm 1657 Chúa Trịnh Tráng qua đời, Tây Đô vương Trịnh Tạc chính thức lên ngôi, sai người tới trách cứ Trịnh Toàn vì cha chết mà không về chịu tang, rồi triệu về kinh. Các tướng dưới quyền Trịnh Toàn lo sợ bị hỏi tội bèn chạy sang đầu hàng Chúa Nguyễn. Trịnh Toàn thế cô, đến cửa doanh trại của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn lấy lẽ thuận nghịch thuyết phục rồi ép chú về kinh. Trịnh Toàn miễn cưỡng trở về kinh, bị Trịnh Tạc bắt giam, lấy cớ không chịu tang cha rồi tra hỏi tội và giết đi.)
Cụ chịu khó nhé, thớt này quá hay và giá trị ạ. Cảm ơn cụ!Vâng, mời cụ ạ, em còn đang dịch dở nốt mấy chương, lại viết bằng tiếng Latin, nói về đám ma, lễ trừ tà, đám tang vua Lê, hay lắm cụ ạ
Rất nhiều khả năng như cụ nói đấy ạQuê em có lễ hội "Phát Ấn", ko biết có liên quan đến cái Fup unu này ko
Quá tuyệt vời cụ a, xong đợt này cụ post nốt nhé,Em có 1 cuốn chữ viết tay quốc ngữ viết về Lịch Sử An Nam, nhưng rất sơ-lược, do 1 giáo sĩ người Việt Nam viết vào quãng năm 1531, nghĩa là tác giả sống đúng vào thời Lê, nếu các cụ có hứng , em xin chụp ảnh và biên -tập, hoặc, em giữ nguyên văn bản gốc , rồi chú -thích.
Điều thú- vị là, dù gần 500 năm rồi, nhưng tiếng Việt của ông dùng vẫn khá giống với ngày nay.
Vâng, em đang biên tập lại ạ.Quá tuyệt vời cụ a, xong đợt này cụ post nốt nhé,
Em cũng rất là khó nói cụ ạ. Thôi thì cứ coi như số mình nó vậy.Nhiều thày dòng rất rất giỏi, và tình yêu cái đẹp đã nhấc các thày khỏi trường dòng
Thử thách của tạo hóa là khắc nghiệt nhưng biết đâu đó là hồng ân???
Em ko thể rót rượu mời cụ đc nữa. Em cảm ơn cụ!Vâng, em đang biên tập lại ạ.
Ak ak, thầy dòng mà tin có số sao, mọi sự vâng theo sự an bài của God chứ, God muốn thử thách cụ nhiều hơn hoặc God muốn OFer được đọc sách cụ dịch ?!Em cũng rất là khó nói cụ ạ. Thôi thì cứ coi như số mình nó vậy.