[Funland] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cũng lạ cụ nhỉ, ở mình trụ không nổi mà sang tung của lại như chốn không người :P
Tác giả bôi bác các tướng nhà Tống kém mà cụ, ngay trong quyển này, Nùng Trí Cao bị nhà Lý oánh cho tơi bời. Suýt nữa vua Tống cũng đã thuận lời Trí Cao xin cho Lưỡng QUảng đấy cụ, may có viên tướng Địch Thanh.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Cũng lạ cụ nhỉ, ở mình trụ không nổi mà sang tung của lại như chốn không người :P
Không lạ đâu, nhà Tống cũng ngờ bên mình có liên thủ với họ Nùng phá Tống nên mới từ chối lời đề nghị giúp binh của vua Lý.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tống Thần Tông ngày Đinh Sửu tháng 3 năm Hy Ninh thứ 9 [27/4/1076].

Vào giữa thời Hy Ninh [1068-1077], triều đình sai Thẩm Khởi, Lưu Di kế tục làm Tri Quế châu nhắm mưu đồ đánh Giao Chỉ. Bọn Khởi, Di cho đóng chiến thuyền, đoàn kết dân đinh trong động thành tổ chức bảo giáp, cấp cho trận đồ, sai y như vậy mà dạy chiến thuật, nhưng [ cũng bì thế mà] các động bị gây phiền nhiễu. Người dân địa phương cầm trận đồ, bàn về chiến thuật tấn công, phòng ngự Giao Chỉ nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Bấy giờ có viên Tiến sĩ đất Lĩnh Nam tên là Từ Bá Tường 徐伯祥 mấy lần thi không đậu, bèn bí mật gửi thư cho Giao Chỉ nói rằng:

- Đại vương đời trước gốc tích vốn là người Mân [ người Việt Phúc Kiến], nghe rằng các bậc Công, Khanh 公卿, quý nhân ở Giao Chỉ hiện nay phần lớn là người Mân cả. Bá Tường tài lược không dưới người, nhưng không dùng tại Trung Quốc, nguyện được làm tay dưới phụ tá cho Đại vương. Nay Trung Quốc muốn cử đại binh diệt Giao Chỉ, binh pháp cho rằng tiếng nói trước có thể đoạt lòng người, chi bằng hãy mang quân vào đánh trước, Bá Tường xin làm nội ứng.

Do vậy, Giao Chỉ phát đại binh vào cướp phá, đánh chiếm 3 châu Ung, Khâm, Liêm, nhưng Bá Tường chưa có cơ hội theo. Nhân Thạch Giám 石鑑 quen thân với Bá Tường, tâu rằng Bá Tường lập được chiến công, cho giữ chức Thị cấm, làm Tuần kiểm các châu Khâm, Liêm, Bạch. Khi triều đình mệnh Tuyên huy sứ Quách Quỳ 郭逵 mang quân đánh Giao Chỉ, Giao Chỉ xin hàng nói rằng:

- Bản thân tôi vốn không có ý vào đánh, người Trung Quốc hô hào tôi vào mà thôi.

Rồi đưa thư của Bá Tường cho Quỳ, Quỳ truyền hịch cho ty Chuyển vận Quảng Tây làm án điều tra xét hỏi. Nhân đó Bá Tường chạy trốn, rồi tự tử. [Lời tác giả: điều này do Tư mã Quang văn ghi, Vào ngày Tân vị tháng 2 năm Nguyên Phong 元豐 thứ nhất [11/4/1078], sự việc Bá Tường bị bại lộ].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Ất Tỵ tháng 4 năm Hy Ninh thứ 10 [20/5/1077].


Lại có chiếu ban đem vợ và con trai Liêu Triệu Tú 僚趙秀, thuộc quân Mã Hùng Lược Ung châu [Nam Ninh, Quảng Tây] đày tại quân doanh Hồ Bắc làm nô lệ, Triệu Tú thường giúp cho giặc xác định pháo bắn vào thành Ung Châu. [ Tôn Đản cho đào địa đạo, lấy da súc vật bao quanh để chẹn bùn đất, lúc vào đến nơi thì bị chặn, liên tục dùng pháo bắn vào, Liêu Triệu Tú có lẽ đã ra hàng, biết rõ vị trí quan trọng trong thành, giúp quân Giao Chỉ bắn vào thành, sau này y mất tích, [vua Tống] bèn truy tội cả vợ con, bắt đày lên phương Bắc].
 

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,036
Động cơ
565,122 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Tác giả bôi bác các tướng nhà Tống kém mà cụ, ngay trong quyển này, Nùng Trí Cao bị nhà Lý oánh cho tơi bời. Suýt nữa vua Tống cũng đã thuận lời Trí Cao xin cho Lưỡng QUảng đấy cụ, may có viên tướng Địch Thanh.
Em thấy đen ấy chứ. NTC mà ăn LQ giờ không biết lịch sử sẽ diễn biến thế nào :D.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em thấy đen ấy chứ. NTC mà ăn LQ giờ không biết lịch sử sẽ diễn biến thế nào :D.
Trí Cao lẽ ra oánh từ từ, và đừng ác độc quá chắc cũng sắp thành-công đấy cụ, vua Tống đã định đồng ý, vì đang dính vào chiến tranh với Kim và Liêu.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Trí Cao lẽ ra oánh từ từ, và đừng ác độc quá chắc cũng sắp thành-công đấy cụ, vua Tống đã định đồng ý, vì đang dính vào chiến tranh với Kim và Liêu.
Lý Đào có viết gì về gia thế của cụ Lý Công Uẩn không cụ Đốc?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lý Đào có viết gì về gia thế của cụ Lý Công Uẩn không cụ Đốc?
Có mỗi đoạn Từ Bá Tường ngầm viết thư cho vua Lý bảo nhà Lý vốn gốc người Mân [ Phúc Kiến] thôi cụ, không rõ anh ta căn cứ vào đâu???
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tống Thần Tông ngày Quí Sửu tháng chạp năm Hy Ninh thứ 8 [3/2/1076], chiếu ban:

- Nhìn về [ thì ta thấy có một] An Nam, đời đời nhận tước Vương, sau khi được chiêu phủ bởi triều đại trước, bao dung xá tội cho mọi lỗi-lầm. Nhưng đến ngày hôm nay các ngươi lại xâm-phạm đánh phá thành ấp, sát thương quan lại dân chúng, phạm vào luật nước, tội hình càng không thể tha được, nay thay trời thảo phạt, việc binh ắt đã có danh-nghĩa.

Sai Triệu Tiết 趙卨 làm Đô tổng quản An Nam - đạo hành doanh quân kỵ và bộ, Kinh lược chiêu thảo sứ kiêm Quảng Nam Tây Lộ An phủ sứ. Lý Hiến 李憲 làm Phó sứ. Yên Đạt 燕達 thống suất Mã bộ quân phó Đô tổng quản, đều hăng-hái mang quân thủy lục cùng tiến.

Điềm Trời thuận giúp, vừa rồi giáng điềm lành, người người biết kẻ đi lấn áp [ người khác] sắp tiêu vong, đều ôm lòng oán giận kẻ địch. Như khi quân lính nhà vua đến, chẳng chống trả mà bỏ chạy, than ôi các ngươi [đều là] kẻ sĩ thứ dân, trầm luân vào chốn bùn sâu lửa bỏng. Nếu có thể dụ bảo Vương ngươi nội phụ, mang dân chúng tự qui thuận, bắt tù binh hiến công, đem thân ra sức hiếu thuận, thì tước lộc ban thưởng, gấp bội hơn bình thường, tội cũ trên mình, đều được rửa sạch tha thứ. Càn Đức 乾德 [vua Lý Nhân Tông] còn nhỏ tuổi nông cạn, Pháp lệnh chính không phải tự mình đưa ra [ ý nói đều do Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt], hôm nay hãy về với triều đình [ nhà Tống], sẽ được đãi ngộ như cũ. Lời Trẫm kiên định không thay đổi, các ngươi hãy nghe theo, không sợ bị mê lầm.

Nghe rằng dân chúng các người, đã cực khốn khổ vì sự đánh dẹp [ lại bị quan lại] sách nhiễu, nên [ Trẫm] đã răn đe quan quân, tuyên cáo rõ ràng ân chỉ. Những việc chinh chiến tàn-bạo, thuế má vơ vét [ của nhà Lý], lập tức miễn trừ. Khiến cho một phương của ta, mãi mãi là đất hoan lạc.

Đây là lời do Vương An Thạch soạn. [ tác giả có phần bôi bác An Thạch]
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một đoạn dịch không đăng được do bị lỗi kiểm duyệt, em đăng ảnh vậy

Screenshot (2).png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Nguyên do Vương An Thạch tức giận là vì] Lúc bấy giờ những thành ấp bị Giao Chỉ đánh phá đều trưng bản Lộ Bố yết thị tại các đường lớn giao nhau nói rằng:

- Những dân phản chạy trốn vào Trung Quốc, bị quan lại [ Trung Quốc] chứa chấp dấu diếm, ta đã sai Sứ đến Quế Lâm tố cáo nhưng không trả lời, lại sai Sứ vượt biển đến Quảng Châu trình-bày, cũng không phúc đáp, bởi vậy ta mang quân truy bắt những kẻ phản-loạn.

Lại bảo rằng:

- Quế quản điểm binh tập luyện tráng đinh trong động, tuyên bố trắng [ trợn] muốn thảo phạt ta.

Rồi đả kích [ An Thạch và nhà Tống]:

- Trung Quốc dùng phép Thanh miêu, Trợ dịch làm cùng khốn dân chúng, nên chúng ta mang quân đến cứu-vớt.

Vương An Thạch giận, nên thảo chiếu đánh-dẹp. Dân chúng và sĩ phu phấn-khích, đáp lời hưởng-ứng, nhưng điều này là sai-lầm, nay [cứ] bảo An Thạch có tài. Có người bảo [ ở đây tác giả nói ý kiến của mình, không dám nói thẳng nên dùng từ: có người] người Giao Chỉ có tính nói một đường làm một nẻo, trước sau bất nhất, Thủ Tiết đã bại trận sau này còn đòi phục thù, nhưng cũng không thể không chấp hành chiếu chỉ của vua vậy, biết thế nên Vương An Thạch đích thân viết ra chiếu chỉ này, đương thời [ được vua tin dùng] nên dùng những lời này để cùng [ thực hiện] các phép Thanh Miêu, Trợ Dịch, việc đưa [ quân ] đi đánh nhau [ với Giao Chỉ] thực sai lầm vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có mỗi đoạn Từ Bá Tường ngầm viết thư cho vua Lý bảo nhà Lý vốn gốc người Mân [ Phúc Kiến] thôi cụ, không rõ anh ta căn cứ vào đâu???
Có một số tài liệu thời Tống cũng ghi tổ tiên Lý Công Uẩn người Mân.
Còn sử Việt lại không ghi nguồn gốc ông ấy.
Lý Công Uẩn là ông vua duy nhất trong sử Việt Nam không có gốc tích.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tống Thần Tông ngày Mậu Tý tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [9/3/1076]. Trước đó Triệu Tiết 趙卨 dâng lên lời tâu:

-Triều đình đặt Chiêu thảo sứ phó, việc quân sự đáng nghị bàn chung, nhưng khi tiết chế ra lệnh, xin tức khắc qui vào một người.

Do vậy Lý Hiến李憲 ấm ức trong lòng, rồi nói với Tiết rằng việc quân tại biên giới chỉ cần tâu bẩm cho Ngự tiền chỉ huy, không cần kinh qua Trung thư và Khu mật viện. Tiết đối đáp rằng triều đình hưng binh là [việc] đại sự, nếu không qua 2 viện, sợ làm trái ý chỉ nhà vua, sự việc thi-hành có điều bất tiện. Hiến lại nói:

- Làm tướng đến giữa quân trung, ngự tiền có chỉ huy, bây giờ phải làm như thế nào?

Tiết đáp:

- Công việc nhược bằng không tiện, quân trung mà không nghe chiếu của Thiên Tử, chả lẽ nghe theo lời của mày?

Hai người do đó ghét nhau, thường tranh chấp cãi cọ trước mặt nhà vua. Vương An Thạch tâu:

- Hoạn quan mà coi việc quân, xét đời Đường là điều xấu tệ cho đại sự, không nên theo.

Thiên tử nhân đó bèn hỏi Tiết:

- Nếu Hiến không đi, thì ai sẽ thay Hiến?

Tiết tâu:

- [ Có] Quách Quỳ lão luyện về việc biên giới.

Thiên tử nói:

- Khanh thống soái, lệnh y làm phó, được không?’

Tiết nói:

- Vì nước mà làm việc, không đòi hỏi chức chánh phó, thần nguyện làm người phụ tá [ cũng được].
Thiên tử chấp nhận.

Lúc đầu Ngô Sung 吴充 [ từng là Thừa tướng, rất ghét Vương An Thạch] và An Thạch tranh luận về những lợi hại của việc đánh Giao Chỉ, An Thạch nói tất có thể lấy được, Ngô Sung bảo được cũng vô ích. Thiên tử cuối cùng vẫn tin dùng lời An Thạch, bãi Hiến, và sai Quỳ cùng Tiết. An Thạch vốn không thích Quì, khi có mệnh này cũng là nhờ Ngô Sung tiến cử thêm.

[ Lời tác giả: Căn cứ vào Thần Tông sử, Giao Chỉ truyện chép rằng: Vương An Thạch tiến cử Triệu Tiết làm chủ soái, Ngô Sung nhân việc Tiết tâu bãi chức Lý Hiến, bèn tiến Quách Quỳ là kẻ từng gây hại việc Hy Hà bị An Thạch trách, nên tiến cử Quì thay Tiết. An Thạch bèn từ chức, Ngô Sung làm Thừa tướng. Sau đó Quỳ chần chừ đóng quân lâu không tiến, Tiết muốn xuất quân sớm, nhưng Quỳ không nghe].
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Tống Thần Tông ngày Mậu Tý tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [9/3/1076]. Trước đó Triệu Tiết 趙卨 dâng lên lời tâu:

-Triều đình đặt Chiêu thảo sứ phó, việc quân sự đáng nghị bàn chung, nhưng khi tiết chế ra lệnh, xin tức khắc qui vào một người.

Do vậy Lý Hiến李憲 ấm ức trong lòng, rồi nói với Tiết rằng việc quân tại biên giới chỉ cần tâu bẩm cho Ngự tiền chỉ huy, không cần kinh qua Trung thư và Khu mật viện. Tiết đối đáp rằng triều đình hưng binh là [việc] đại sự, nếu không qua 2 viện, sợ làm trái ý chỉ nhà vua, sự việc thi-hành có điều bất tiện. Hiến lại nói:

- Làm tướng đến giữa quân trung, ngự tiền có chỉ huy, bây giờ phải làm như thế nào?

Tiết đáp:

- Công việc nhược bằng không tiện, quân trung mà không nghe chiếu của Thiên Tử, chả lẽ nghe theo lời của mày?

Hai người do đó ghét nhau, thường tranh chấp cãi cọ trước mặt nhà vua. Vương An Thạch tâu:

- Hoạn quan mà coi việc quân, xét đời Đường là điều xấu tệ cho đại sự, không nên theo.

Thiên tử nhân đó bèn hỏi Tiết:

- Nếu Hiến không đi, thì ai sẽ thay Hiến?

Tiết tâu:

- [ Có] Quách Quỳ lão luyện về việc biên giới.

Thiên tử nói:

- Khanh thống soái, lệnh y làm phó, được không?’

Tiết nói:

- Vì nước mà làm việc, không đòi hỏi chức chánh phó, thần nguyện làm người phụ tá [ cũng được].
Thiên tử chấp nhận.

Lúc đầu Ngô Sung 吴充 [ từng là Thừa tướng, rất ghét Vương An Thạch] và An Thạch tranh luận về những lợi hại của việc đánh Giao Chỉ, An Thạch nói tất có thể lấy được, Ngô Sung bảo được cũng vô ích. Thiên tử cuối cùng vẫn tin dùng lời An Thạch, bãi Hiến, và sai Quỳ cùng Tiết. An Thạch vốn không thích Quì, khi có mệnh này cũng là nhờ Ngô Sung tiến cử thêm.

[ Lời tác giả: Căn cứ vào Thần Tông sử, Giao Chỉ truyện chép rằng: Vương An Thạch tiến cử Triệu Tiết làm chủ soái, Ngô Sung nhân việc Tiết tâu bãi chức Lý Hiến, bèn tiến Quách Quỳ là kẻ từng gây hại việc Hy Hà bị An Thạch trách, nên tiến cử Quì thay Tiết. An Thạch bèn từ chức, Ngô Sung làm Thừa tướng. Sau đó Quỳ chần chừ đóng quân lâu không tiến, Tiết muốn xuất quân sớm, nhưng Quỳ không nghe].
Trong tài liệu cụ Đốc có nhắc đến một người bị sử Việt lãng quên là Khai Minh Vương Lý Long Bồ. Trong loạn Tam vương có mưu phản nhưng được tha
Em trai vua Lý Thái Tông người chiu trách nhiệm đóng quân ở biên giới phía bắc ngăn Tống.
Ông này cha nuôi của Lý Thường Kiệt và cha ruột của hai hoàng thân Hoằng Chân và Chiêu Văn hy sinh khi đánh Tống và được thờ ở đền voi phục ngày nay
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong tài liệu cụ Đốc có nhắc đến một người bị sử Việt lãng quên là Khai Minh Vương Lý Long Bồ.
Em trai vua Lý Thái Tông người chiu trách nhiệm đóng quân ở biên giới phía bắc ngăn Tống.
Không ngờ ông này lại bị Tống bắt và quy thuận Tống.
Ông này cha nuôi của Lý Thường Kiệt và cha ruột của hai hoàng thân Hoằng Chân và Chiêu Văn hy sinh khi đánh Tống và được thờ ở đền voi phục ngày nay
Vâng cụ, xem ra sử Trung Quốc bôi bác bà Ỷ Lan cụ nhỉ?
Chuyện quy thuận nhà Tống, có lẽ các tù trưởng vùng cao là nhiều nhất, nên có chuyện các bên đánh lẫn nhau.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Vâng cụ, xem ra sử Trung Quốc bôi bác bà Ỷ Lan cụ nhỉ?
Chuyện quy thuận nhà Tống, có lẽ các tù trưởng vùng cao là nhiều nhất, nên có chuyện các bên đánh lẫn nhau.
Sử Trung nó ca bà Ỷ Lan chứ cụ.
Em đọc thấy Tống Sử nói mẹ con Ỷ Lan có lòng quy thuận thiên triều nhưng quyền binh nằm hết trong tay Lý Thường Kiệt
 

atk234

Xe tăng
Biển số
OF-318141
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,339
Động cơ
305,834 Mã lực
Dài quá, em oánh dấu đọc dần. Cảm ơn cụ chia sẻ thông tin hay.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Vâng cụ, xem ra sử Trung Quốc bôi bác bà Ỷ Lan cụ nhỉ?
Chuyện quy thuận nhà Tống, có lẽ các tù trưởng vùng cao là nhiều nhất, nên có chuyện các bên đánh lẫn nhau.
Quy thuận Tống thì tập đoàn tày nùng Tôn Đản Thân Cảnh Phúc Lưu Kỷ Hoàng Kim Mãn theo Lý Thường Kiệt đánh 6 châu của nhà Tống thì sau này đều hàng Tống hết trừ Thân Cảnh Phúc làm phò mã là đánh đến chết chứ không hàng.
Họ Thân nhiều đời làm phò mã nên trung thành với Lý còn mấy họ kia không có công chúa xơi nên tức hàng sạch.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cũng không trách được, nền Nho học nước nhà mới đúc ra được 1 cụ Ngô Sĩ Liên là dừng, 1 cụ Nguyễn Du thì thôi, nếu nhìn sang hệ thống trước tác cả sử, cả văn rồi họa, nhạc của Trung quốc thì quả là mình nhỏ bé quá. Cái này ngay những cụ có qua Nho học như Ngô Tất Tố, Phan Khôi cũng biết cái bất cập của nho sĩ xứ mình, hay bàn luận và phóng tác chứ bảo trứ thư lập thuyết thì được mấy ai. Vì vậy đọc cổ sử tiền nhân để lại nó sơ sài và không được hỗ trợ từ những văn bản đương triều như văn bia, chế, chiếu, biểu...
Nho giáo ở Việt Nam được dùng làm kiến thức căn bản để thi tuyển quan lại. Chế độ khoa cử được thực thi ở Trung Quốc từ năm 598 vào thời Tuỳ Văn Đế, để thay cho chế độ tuyển dụng thế tập quý tộc trước đó. Khoa cử được du nhập vào Triều Tiên năm 958, vào Việt Nam năm 1075. Chế độ khoa cử từ chỗ rất tích cực: thể hiện tính chất dân chủ và minh bạch trong việc tuyển dụng nhân tài, nhưng dần dần suy thoái đi đến chỗ “hư học” và bệnh “chuộng bằng cấp”. Vì là kiến thức thi cử nên học vấn Nho giáo vừa chính thống, lại vừa bị cắt xén. Sách của nho gia đã ít nếu so với kinh sách Phật giáo, đến khi đi thi giới hạn bớt, lại còn ít hơn nữa. Nguyễn Thông đã từng ca thán về tình trạng thí sinh học thi chỉ học bộ sách toát yếu của Bùi Huy Bích([13]). Lê Quý Đôn tổng kết rằng người ta chỉ cần học thuộc một ngàn bài thơ, một trăm bài phú, 50 bài văn sách là có thể đủ kiến thức để đi thi. Hệ quả là Nho giáo ở Việt Nam càng ngày càng khô cứng, trí thức thờ ơ với các học phái mới ở Trung Quốc, họ không du nhập chúng vào Việt Nam vì thấy nó không cần thiết cho con đường tiến thân. Đáng tiếc nhất là người Việt lạnh nhạt với tư tưởng Vương Dương Minh, một loại tư tưởng có tính “thực học”, tính đô thị và rất chú trọng vào kinh tế. Nhà nho muốn trở thành trí thức hữu ích thì sau khi thi đậu phải tự mình tích luỹ những kiến thức từ sách “ngoại thư”, nhất là những sách thực dụng. Người trí thức Việt bấy giờ có thể yên tâm với kiến thức của mình trong khuôn khổ một quốc gia chuyên chế phương Đông, nhưng lại hoàn toàn không đủ khi phải đối đầu với đội quân “Dương di” từ phương Tây lại. Cho đến trước khi người phương Tây hiện diện bằng đại bác ở cửa biển Đà Nẵng thì những trí thức Việt Nam có kiến thức mới cũng chỉ được vài người, trong số đó tiêu biểu nhất là Lê Quý Đôn. Ở ông chúng ta thấy ảnh hưởng khá rõ của Khảo chứng học đời Thanh, sách khoa học phương Tây của các “Tây nho” (như cách gọi của người Nhật). Trong Vân đài loại ngữ và một vài sách khác ông cũng nói đến thuyết trái đất hình cầu, kinh tuyến vĩ tuyến…Tuy nhiên một con người như Lê Quý Đôn có vẻ cô độc trong thời đại ông, tri thức mà ông có được chỉ là hiểu biết đơn lẻ của một cá nhân, ông không có học trò để đi tiếp con đường của mình, kể cả người học trò danh giá nhất là Bùi Huy Bích (Bùi Huy Bích sau này lại đi làm sách “luyện thi”). Ông không có nhiều bạn bè để chia sẻ, không tạo được học phong của cả một thời đại, cho nên hơn nửa thế kỷ sau ông, khi người Việt phải đối đầu với phương Tây thì giới trí thức từ thân sĩ làng quê đến trí thức khoa bảng cung đình đều ngơ ngác không biết ứng phó cách nào …
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sử Trung nó ca bà Ỷ Lan chứ cụ.
Em đọc thấy Tống Sử nói mẹ con Ỷ Lan có lòng quy thuận thiên triều nhưng quyền binh nằm hết trong tay Lý Thường Kiệt
Ý em nói quyển Trường Biên này kia, có vẻ bà Ỷ Lan hơi ác khi chôn sống 72 cung nữ và Hoàng hậu Thượng Dương.
Nhưng, sau này, có ông Tào Mạt khi viết kịch bản sân khấu chèo Bài Ca giữ nước, lại vu cho bà là thông đồng làm gián điệp cho nhà Tống, một sự bôi nhọ Lịch sử ghê rợn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top