[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nho giáo ở Việt Nam được dùng làm kiến thức căn bản để thi tuyển quan lại. Chế độ khoa cử được thực thi ở Trung Quốc từ năm 598 vào thời Tuỳ Văn Đế, để thay cho chế độ tuyển dụng thế tập quý tộc trước đó. Khoa cử được du nhập vào Triều Tiên năm 958, vào Việt Nam năm 1075. Chế độ khoa cử từ chỗ rất tích cực: thể hiện tính chất dân chủ và minh bạch trong việc tuyển dụng nhân tài, nhưng dần dần suy thoái đi đến chỗ “hư học” và bệnh “chuộng bằng cấp”. Vì là kiến thức thi cử nên học vấn Nho giáo vừa chính thống, lại vừa bị cắt xén. Sách của nho gia đã ít nếu so với kinh sách Phật giáo, đến khi đi thi giới hạn bớt, lại còn ít hơn nữa. Nguyễn Thông đã từng ca thán về tình trạng thí sinh học thi chỉ học bộ sách toát yếu của Bùi Huy Bích([13]). Lê Quý Đôn tổng kết rằng người ta chỉ cần học thuộc một ngàn bài thơ, một trăm bài phú, 50 bài văn sách là có thể đủ kiến thức để đi thi. Hệ quả là Nho giáo ở Việt Nam càng ngày càng khô cứng, trí thức thờ ơ với các học phái mới ở Trung Quốc, họ không du nhập chúng vào Việt Nam vì thấy nó không cần thiết cho con đường tiến thân. Đáng tiếc nhất là người Việt lạnh nhạt với tư tưởng Vương Dương Minh, một loại tư tưởng có tính “thực học”, tính đô thị và rất chú trọng vào kinh tế. Nhà nho muốn trở thành trí thức hữu ích thì sau khi thi đậu phải tự mình tích luỹ những kiến thức từ sách “ngoại thư”, nhất là những sách thực dụng. Người trí thức Việt bấy giờ có thể yên tâm với kiến thức của mình trong khuôn khổ một quốc gia chuyên chế phương Đông, nhưng lại hoàn toàn không đủ khi phải đối đầu với đội quân “Dương di” từ phương Tây lại. Cho đến trước khi người phương Tây hiện diện bằng đại bác ở cửa biển Đà Nẵng thì những trí thức Việt Nam có kiến thức mới cũng chỉ được vài người, trong số đó tiêu biểu nhất là Lê Quý Đôn. Ở ông chúng ta thấy ảnh hưởng khá rõ của Khảo chứng học đời Thanh, sách khoa học phương Tây của các “Tây nho” (như cách gọi của người Nhật). Trong Vân đài loại ngữ và một vài sách khác ông cũng nói đến thuyết trái đất hình cầu, kinh tuyến vĩ tuyến…Tuy nhiên một con người như Lê Quý Đôn có vẻ cô độc trong thời đại ông, tri thức mà ông có được chỉ là hiểu biết đơn lẻ của một cá nhân, ông không có học trò để đi tiếp con đường của mình, kể cả người học trò danh giá nhất là Bùi Huy Bích (Bùi Huy Bích sau này lại đi làm sách “luyện thi”). Ông không có nhiều bạn bè để chia sẻ, không tạo được học phong của cả một thời đại, cho nên hơn nửa thế kỷ sau ông, khi người Việt phải đối đầu với phương Tây thì giới trí thức từ thân sĩ làng quê đến trí thức khoa bảng cung đình đều ngơ ngác không biết ứng phó cách nào …
Đáng tiếc là ở Vn, thành công không phải là nhà Nho mà cụ, Nho học mình đã kém, học vẹt...
Xem cả Lịch sử, sau khi bị nhà Minh đốt sách, từ thời Lê đến suốt đầu thời Nguyễn, chỉ còn lưu giữ được tầm 138 cuốn sách, mà chất lượng thì khỏi nói, chỉ có vài cuốn là ổn.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,616
Động cơ
1,367,850 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Chỉnh chu vào đọc thớt của Cụ doctor76
Trân quý vô cùng
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Nho giáo ở Việt Nam được dùng làm kiến thức căn bản để thi tuyển quan lại. Chế độ khoa cử được thực thi ở Trung Quốc từ năm 598 vào thời Tuỳ Văn Đế, để thay cho chế độ tuyển dụng thế tập quý tộc trước đó. Khoa cử được du nhập vào Triều Tiên năm 958, vào Việt Nam năm 1075. Chế độ khoa cử từ chỗ rất tích cực: thể hiện tính chất dân chủ và minh bạch trong việc tuyển dụng nhân tài, nhưng dần dần suy thoái đi đến chỗ “hư học” và bệnh “chuộng bằng cấp”. Vì là kiến thức thi cử nên học vấn Nho giáo vừa chính thống, lại vừa bị cắt xén. Sách của nho gia đã ít nếu so với kinh sách Phật giáo, đến khi đi thi giới hạn bớt, lại còn ít hơn nữa. Nguyễn Thông đã từng ca thán về tình trạng thí sinh học thi chỉ học bộ sách toát yếu của Bùi Huy Bích([13]). Lê Quý Đôn tổng kết rằng người ta chỉ cần học thuộc một ngàn bài thơ, một trăm bài phú, 50 bài văn sách là có thể đủ kiến thức để đi thi. Hệ quả là Nho giáo ở Việt Nam càng ngày càng khô cứng, trí thức thờ ơ với các học phái mới ở Trung Quốc, họ không du nhập chúng vào Việt Nam vì thấy nó không cần thiết cho con đường tiến thân. Đáng tiếc nhất là người Việt lạnh nhạt với tư tưởng Vương Dương Minh, một loại tư tưởng có tính “thực học”, tính đô thị và rất chú trọng vào kinh tế. Nhà nho muốn trở thành trí thức hữu ích thì sau khi thi đậu phải tự mình tích luỹ những kiến thức từ sách “ngoại thư”, nhất là những sách thực dụng. Người trí thức Việt bấy giờ có thể yên tâm với kiến thức của mình trong khuôn khổ một quốc gia chuyên chế phương Đông, nhưng lại hoàn toàn không đủ khi phải đối đầu với đội quân “Dương di” từ phương Tây lại. Cho đến trước khi người phương Tây hiện diện bằng đại bác ở cửa biển Đà Nẵng thì những trí thức Việt Nam có kiến thức mới cũng chỉ được vài người, trong số đó tiêu biểu nhất là Lê Quý Đôn. Ở ông chúng ta thấy ảnh hưởng khá rõ của Khảo chứng học đời Thanh, sách khoa học phương Tây của các “Tây nho” (như cách gọi của người Nhật). Trong Vân đài loại ngữ và một vài sách khác ông cũng nói đến thuyết trái đất hình cầu, kinh tuyến vĩ tuyến…Tuy nhiên một con người như Lê Quý Đôn có vẻ cô độc trong thời đại ông, tri thức mà ông có được chỉ là hiểu biết đơn lẻ của một cá nhân, ông không có học trò để đi tiếp con đường của mình, kể cả người học trò danh giá nhất là Bùi Huy Bích (Bùi Huy Bích sau này lại đi làm sách “luyện thi”). Ông không có nhiều bạn bè để chia sẻ, không tạo được học phong của cả một thời đại, cho nên hơn nửa thế kỷ sau ông, khi người Việt phải đối đầu với phương Tây thì giới trí thức từ thân sĩ làng quê đến trí thức khoa bảng cung đình đều ngơ ngác không biết ứng phó cách nào …
Cụ trích một bài so nho sĩ VN với võ sĩ Nhật, so sánh đó không tương đương vì ông múa kiếm khác ông múa bút là đương nhiên, cả về kỹ năng thực tế và triết lý hành xử. Do nước Nhật là nước của các lãnh chúa (giờ vẫn vậy) nên vai trò của nho sĩ giống anh mưu sĩ thời Tam quốc bên Tàu: luôn là cố vấn chứ không làm chủ việc gì, thiên về mẹo mực hành xử hơn câu cú ngôn từ để trị quốc thay vua… còn nhiều nữa nhưng e lạc đề.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Ý em nói quyển Trường Biên này kia, có vẻ bà Ỷ Lan hơi ác khi chôn sống 72 cung nữ và Hoàng hậu Thượng Dương.
Nhưng, sau này, có ông Tào Mạt khi viết kịch bản sân khấu chèo Bài Ca giữ nước, lại vu cho bà là thông đồng làm gián điệp cho nhà Tống, một sự bôi nhọ Lịch sử ghê rợn.
Ỷ Lan này ác độc có thừa.
Sau này khi Ỷ Lan chết cũng bắt cung nữ thần táng theo.
Còn Tào Mạt viết tào lao và bôi nhọ vì tuyên giáo ca ngợi Ỷ Lan hết mực thì phải bôi nhọ bà Thượng Dương thôi.
Quá đáng hơn khi Tào mạt còn bôi nhọ cả Lê Văn Thịnh nửa.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
cũng có thể bên đó nhiều người thiểu số hơn VN nen Nùng Trí Cao tuyển được binh.
Một nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ hai là ở mình thì Nùng phải đấu với đạo quân chủ lực vừa chinh chiến Champa về của vua Lý Thái Tông.
Còn bên Tống thì quân sự khác chủ lực là cấm quân triều đình đang bận chinh chiến ở phương bắc với Liêu và Tây Hạ.
Còn địa phương quân Tống rất tệ và chả được trang bị gì vì Tống luôn sợ có kẻ nắm địa phương quân làm binh biến giống vụ Trần Kiều năm xưa.
Nùng đấu với địa phương quân thì thắng nhưng đụng phải cấm quân của Địch Thanh thì thua ngay lập tức
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Canh Thân tháng 3 năm Hy Ninh thứ 9 [10/4/1076], Quách Quỳ được ban yến tại điện Thùy Củng 垂拱殿, vua muốn úy lạo tinh-thần, nên ban cho Trung quân cờ, kiếm, áo giáp, để tỏ lòng sủng ái. Ngày 5 tháng 3 [ Âm lịch] mở yến tiệc.

Rồi Quách Quỳ và Triệu Tiết lại tranh giành quyền lực, nên vua đành phải phân chia Phó tổng quản Triệu Tiết đặc trách chiêu phủ, riêng Tổng quản Quách Qùy đặc trách đánh dẹp chiêu thảo.
Ngày Ất Sửu 12 tháng 9 năm Hy Ninh thứ 9 [12/10/1076].

Chiêm Thành xin tình nguyện dấy binh trợ giúp thảo phạt Giao Chỉ, ban chiếu cho sứ giả [ Chiêm Thành] ở lại, lại lệnh cho viện biệt học sỹ viết sắc thư chiêu hàng.

Lại ban chiếu cho các ty An nam Tuyên phủ, Chiêu thảo, Tổng quản:

- Cần tuyên bố đức trạch 4 lộ, [ việc] an ủi phủ dụ quân dân thuộc ty Tuyên phủ còn mưu kế sách lược thuộc ty Chiêu thảo kinh lược, hành doanh tướng hiệu quân mã, cùng văn tự thông điệp qua lại thuộc Đô Tổng quản ty. Cần phải trao-đổi văn thư lẫn nhau.

Thiên tử nghe tin giữa Quách Quỳ và Triệu Tiết không hòa hợp, nên có chiếu chỉ này. Thực Lục chép rằng: Vì chức- phận không định rõ, hoặc có thể 2 bên lấn quyền nhau, nên có chiếu chỉ này. [ Lời tác giả: chưa đi đánh nhau, mà chức phận đã không định rõ, lại còn có thể lấn quyền nhau, tức là có thể Quách Quỳ hay Triệu tiết không có khả năng vậy, nay vua phải nói chính ngôn]
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Các tộc thiểu số ở vùng cao Bắc Việt-Quảng Tây chia 2 nhánh theo Tống theo Lý cũng là chỉ mượn thế của 2 ông kẹ để đánh lộn lẫn nhau là chính. Vùng này là các châu kimi tự trị, ko có sự ràng buộc chặt chẽ với các triều định Tống Lý nào cả. Nên nhớ quê LCU ở Cổ Pháp - Bắc Giang (Bắc Ninh ngày nay) cũng đã hàm ý là 1 miền biên viễn xa xôi, tức hàm ý cụ LCU có tông tích xuất thân tù mù khó kiểm chứng rồi. Bắc Ninh cũng được coi là vùng phên dậu che chăn cho Thăng Long, tù binh Chiêm Thành được điều ra các trang trại nông nghiệp ở đây cũng là để làm vùng đệm, canh giữ bảo vệ Thăng Long.

Do đó, Tông Đản oánh Khâm Châu cũng có thể xuất phát từ sự cạnh tranh quyền lực trong nội bộ nhóm này; và đã được LTK viện trợ thêm, để vừa giúp Tông Đản đạt được mục tiêu nhất thống dân Tày, Nùng, và sau đó trở thành 1 thế lực đe dọa Tống ở mặt Tây (quân bộ), để Tống ko thể tập trung toàn lực đối phó với LTK ở mặt Đông (thủy quân).

Quy thuận Tống thì tập đoàn tày nùng Tôn Đản Thân Cảnh Phúc Lưu Kỷ Hoàng Kim Mãn theo Lý Thường Kiệt đánh 6 châu của nhà Tống thì sau này đều hàng Tống hết trừ Thân Cảnh Phúc làm phò mã là đánh đến chết chứ không hàng.
Họ Thân nhiều đời làm phò mã nên trung thành với Lý còn mấy họ kia không có công chúa xơi nên tức hàng sạch.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Ất Tỵ tháng 10 [21/11/1076], Thiên tử phê [ không rõ vua Tống phê vào tấu sớ của ai]:

- Chiến dịch An Nam, các ngươi không được khinh-thường, quan hệ không nhỏ. Triều đình đã sáng-suốt chọn các tướng soái giỏi, giao phó cho nhiệm vụ rất nặng. Nghe rằng bàn luận giữa các tướng không hòa hợp công việc. Nay lệnh cho Quách Quỳ, Triệu Tiết nhận thức sự ký thác của triều đình, mỗi người tuân theo chức phận, phàm công việc cần thương nghị theo sở trường, không được giữ thiên-kiến của mình, rồi đi đến chỗ bị lừa dối, bỏ lỡ việc nước.

Quỳ và Tiết vốn quen biết cũ, Tiết trước đây tự xin làm phụ tá cho Quỳ; lúc Quỳ đến, hai bên bàn luận phần nhiều không hợp, Quỳ bác đi phần lớn những đề nghị của Tiết. Bọn Hoạn quan Lý Thuấn Cử 李舜舉 hận Triệu Tiết bãi chức Lý Hiến 李憲 [ cũng là Hoạn quan], nên xúi giục gây nên sự tranh cãi bất hòa. Quỳ bèn chia Đô tổng quản ty, tự coi Yên Đạt 燕達 như chức phụ tá thứ hai, việc tiến dừng tiết chế, Tuyên phủ phó sứ Triệu Tiết không được tham gia thậm chí cũng không được biết. Tiết hàng ngày cố gắng biểu đạt chân-tình, mong Quì mở lòng buông bỏ sửa đổi, nhưng vô ích. Mấy lần tâu xin bãi chức, nhưng không được chấp nhận. Ngày 12 tháng 9 do chức phận bất định, hoặc có bất hòa với nhau, Vua đã giảng chiếu phân định. Nay lại có một bên cứ thích chỉ huy, không biết Quỳ đã phân ra Đô Tổng quản ty, cũng không có lệnh cho Tiết, tại ngày 12 đã có chiếu chỉ hoặc đến trước hay sau, nhưng [ Quỳ] cố tình không hiểu Thánh ý mà thôi.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Nên nhớ quê LCU ở Cổ Pháp - Bắc Giang (Bắc Ninh ngày nay) cũng đã hàm ý là 1 miền biên viễn xa xôi, nên tông tích xuất thân tù mù thông tin rồi. Bắc Ninh cũng được coi là vùng phên dậu che chăn cho Thăng Long, tù binh Chiêm Thành được điều ra các trang trại nông nghiệp ở đây cũng là để làm vùng đệm, canh giữ bảo vệ Thăng Long.

Do đó, Tông Đản oánh Khâm Châu cũng có thể xuất phát từ sự cạnh tranh quyền lực trong nội bộ nhóm này, đã được LTK viện trợ thêm, để vừa giúp Tông Đản đạt được mục tiêu nhất thống dân Tày, Nùng, và sau đó trở thành 1 thế lực đe dọa Tống ở mặt Tây (quân bộ), để Tống ko thể tập trung toàn lực đối phó với LTK ở mặt Đông (thủy quân).
Kinh Bắc mà cụ bảo là miền biên viễn thì sai quá sai, thậm sai.
Nó lại chẳng là cái nôi của văn minh sông Hồng, còn trước cả Đại La - Thăng Long.
Luy Lâu - Thuận Thành trong hàng trăm năm là thủ phủ của Giao Châu.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,621 Mã lực
Kinh Bắc mà cụ bảo là miền biên viễn thì sai quá sai, thậm sai.
Nó lại chẳng là cái nôi của văn minh sông Hồng, còn trước cả Đại La - Thăng Long.
Luy Lâu - Thuận Thành trong hàng trăm năm là thủ phủ của Giao Châu.
Trước khi sông Hồng đổi dòng thành dòng chảy chính thay thế sông Đuống thì Kinh Bắc là trung tâm Giao Châu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Giáp Dần tháng chạp năm Hy Ninh thứ 8, [4/2/1076]

Vua lại ban chiếu:

- Từ kinh sư đến ty Chuyển vận Quảng Tây, đã ra lệnh các chỉ huy lần lượt chuẩn bị 2 vạn quân, 3 ngàn con ngựa, 1 tháng lương thực và cỏ. Nay đổi lệnh từ Kinh sư đến Ung châu [Quảng Tây], lần lượt các nơi chuẩn bị 10 vạn quân. Từ kinh sư đến Quảng Châu [Quảng Đông] chỉ chuẩn bị lần lượt 2 vạn quân, khoảng 1 tháng lương thực. Hẹn tháng giêng năm sau đầy đủ, cho phép mượn trước ở kho Thường Bình 常平 [kho dự trữ chiến lược], tiền và ngũ cốc để ứng-phó, rồi dần dần trả lại. Lúc đầu, triều đình có ý định dùng binh lấy lại 2 châu Khâm Liêm, nhưng quân Giao Chỉ đã tự ý rút lui, nên thay đổi ý định [ lấy quân và lương thảo].

Tống Thần Tông ngày Bính Tuất mồng một tháng 4 năm Hy Ninh thứ 9 [6/5/1076].

Thiên tử phê rồi giao cho bọn Quách Quỳ:

- Căn cứ lời tâu của Chuyển vận sứ Quảng Tây Lý Bình Nhất 李平一: ‘Tương lai đại quân tiến đánh, tính ra phải dùng dân phu hơn 40 vạn mang lương thực, phải điều động từ Hồ đến Nam [Hồ Bắc, Hồ Nam] trở về Nam nữa mới đủ, theo lệ phu dịch trước nay chưa từng thấy [nhiều đến thế]”. Rõ ràng là quá lớn, kinh động nhân tình, truyền tin xa gần, trên đạt đến triều đình, thực là bất tiện. Các khanh hãy ước tính nhiều cách về vấn đề số lượng vận tải, lương thực, lính, dân phu, cho chính-xác theo từng mục rồi cấp tốc trình lên.

Quách Quỳ tâu:

- So sánh xem xét kỹ lời tâu của Bình Nhất, ước tính quân lính 10 vạn người, ngựa 1 vạn con, ăn trong 1 tháng, tính toán cần 40 vạn dân phu mang lương ăn trong tháng và cỏ cho ngựa. Huống chi vào biên giới, dẹp sạch giặc Giao Chỉ tại các sào huyệt, khó có thể lấy kỳ hạn 1 tháng làm chuẩn, nếu phải đánh lâu hơn, thì sợ số tiêu phí phải dùng nhiều hơn. Nay tính toán tương lai vào biên giới, lương thực mang theo quân, trừ đi những người và ngựa có thể tự túc được lương thực, khi đến những nơi sản xuất được sẽ mua trâu giết thịt để ăn thêm [ mua thêm cả gạo, ngựa, chó nếu thiếu], nếu mua được trâu bò mà lương thực quân không thiếu [ không cần giết thịt], thì đưa vào đồn điền sử dụng vào việc canh nông, như vậy sẽ giảm bớt gạo và số người khiêng các tỉnh. Ngoài ra để những đồ nặng nhẹ chưa cần dùng của các quân, tạm thời lưu lại; cân nhắc dùng cấm quân kiêm hỏa đầu quân [ nấu ăn] cũng không phương hại cho sự chiến đấu. Dùng lính chuyên vận hoặc xe nhỏ, lừa đi lại vận tải. Riêng kỵ binh thì không sử dụng ngựa yếu được. Cứ như vậy hoạch định, có thể từ số lượng Lý Bình Nhất ước tính giảm đi hơn một nửa, chỉ dùng 20 vạn người lo việc vận tải lo cho quân ăn và dùng. Chờ lúc đến nơi, có thể còn có cách tài giảm hơn [ lấy người bản xứ], sẽ có lời tâu riêng.

[ Lời tác giả: đây là lời văn lưu trữ trong nhà Quách Quỳ, chiếu ban ngày mồng 1 tháng 4, lời tâu vào tháng 11, nay đưa ra xem, thấy được cuộc hành quân trù tính hoạch định cực kỳ tổn phí].
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Quách Quỳ tước thấp hơn mà chức lại cao hơn Triệu Tiết.
Hai ông này hục hặc nhau suốt.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Thời Lý Thánh Tống đã làm được 1 việc "động trời" đó là nâng vị thế Nho giáo lên ngang (trên?) tầm PG trong đời sống xã hội chính trị với sự xuất hiện của 1 số Nho gia - Chính trị gia hàng đầu như Tể tướng Lý Đạo Thành (tông thất Lý Công Uẩn) song song bên cạnh các Quốc Sư; mà đặc biệt là xd dc Văn miếu QTG.

Nếu thời Đinh, Lê nhen nhóm gạt các Quốc Sư ra khỏi ảnh hưởng của chính trường (xin kinh Tàu, dóc mía trên đầu sư), và sau đó chịu các hậu quả thảm khốc dẫn đến diệt vong; thì Lý Thánh Tông đã khéo léo hơn khi cân bằng đc 2 "thế lực" này. Khi xd Văn Miếu Quốc tử giám cho con cháu hoàng thân học tập Nho giáo (thay vì gửi vào chùa như trước), vua Lý Thánh Tông cũng đã cho tu bổ xd rất nhiều chùa, tháp kỳ vĩ nhằm tôn vinh PG, tiêu biểu như tháp Tường Long (tháp Cửu Phẩm) tại Đồ Sơn trên nền cũ của bảo tháp Asaka (vua A Dục Vương / Ấn độ).

"Bảo tháp Asaka thuộc thành Nê Lê" được ghi nhận là nơi đặt chân của đoàn truyền bá PG Ấn Độ vào tk thứ 3 TCN tới Giao Châu, mang theo bộ kinh Đại tạng nổi tiếng, dc vị vua Asaka nổi tiếng anh minh hàng đầu trong lịch sử Ấn Độ mới cho chỉnh lý lại lần 3 (lần cuối). (Vde là bộ này viết chữ Phạn, còn bộ Đường tam tạng có Tôn Ngộ Không đưa đi Tây Trúc xin về thì dịch ra chữ Hán - chữ Nho; Lê Ngọa Triều trẻ người non dạ là đi xin bộ chữ Hán này). Một bảo tháp được tu bổ và nâng lên hàng Cửu phẩm tột đỉnh, hiệu pháp được đặt là Tường Long (Rồng vàng hiện ra) sánh ngang tên hiệu vs kinh đô Thăng Long (Rồng vàng bay lên), như 1 lời khẳng định gián tiếp vị thế khai quốc đầu triều của PG với vua Lý. (Đến thời Gia Long, 1 ô vua chỉ tin vào sức mạnh của pháo thần công & tàu sắt Tây phương, đã cho phá tháp này lấy gạch xây thành Hải Dương). Vua LTT mất năm 1072 thì trc đó 2 năm cho xd VM QTG. So sánh với việc 2 năm trc khi mất vua LTT mới dám xây VM QTG, trc khi xây còn phải làm đủ lễ an lòng các bên, thì việc 2 năm sau khi vừa mới lên ngôi đã đi xin kinh tạng thì có thể thấy Ngọa Triều quá hấp tấp vội vàng.

Sau khi Lý Thánh Tông mất, cuộc đấu nữa Thượng Dương Thái Hậu/Lý Đạo Thành vs Ỷ Lan/LTK có vẻ mang màu sắc xung đột của 2 thế lực Nho giáo vs PG, khi phe Nho ní nuận rằng theo ng tắc Nho giáo, quyền Thái hậu nhiếp chính phải do Dương Thái hậu, thay vì Ỷ Lan - mẹ đẻ vua Nhân Tông, q bà phi đã từng dc vua LTT tin tường cho làm Nhiếp chính trong 2 lần đi viễn chinh. Phe Nho thua thảm với sự diệt vong của Dương Thái Hậu & sự thất thế của Lý Đạo Thành. Tuy nhiên sự phục chức sau đó cho Lý Đạo Thành như thừa nhận vai trò đã bén rễ, ko thể thay thế của các Nho gia trong trị dân trị nước thời đó, tức chia sẻ ả hưởng vs PG. Điều này cũng nhen nhóm sự mâu thuẫn tiềm tàng trong chính trg Lý triều. Để rồi mấy chục năm sau, 1 vị vua Lý trẻ tuổi (vua Lý Thần Tông) lại mắc bệnh lạ (điên loạn, người mọc lông như hổ), nguy cơ mất ngôi theo kịch bản Ngọa Triều đã khá rõ. Tuy nhiên thật may mắn là 1 vị đại sư đã xuất hiện và chữa khỏi bệnh cho vua, rồi sau đó được tôn lên Quốc Sư, vị Quốc Sư thứ 2 sau gần 20 năm nhà Lý ko lập Quốc Sư, kể từ khi Quốc Sư đầu tiên viên tịch. Sau này, Cùng với sự chấp nhận cơ chế Tam giáo đồng nguyên, Lịch sư VN sau đó cũng không còn ghi nhận các ca bệnh lạ "hóa cọp" kiểu đó nữa.

Đáng tiếc là ở Vn, thành công không phải là nhà Nho mà cụ, Nho học mình đã kém, học vẹt...
Xem cả Lịch sử, sau khi bị nhà Minh đốt sách, từ thời Lê đến suốt đầu thời Nguyễn, chỉ còn lưu giữ được tầm 138 cuốn sách, mà chất lượng thì khỏi nói, chỉ có vài cuốn là ổn.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,582
Động cơ
222,775 Mã lực
(Đến thời Gia Long, 1 ô vua chỉ tin vào sức mạnh của pháo thần công & tàu sắt Tây phương, đã cho phá tháp này lấy gạch xây thành Hải Dương).
Có khi Gia Long lại còn tin hơn nữa ấy chứ. Lão này chuyên dìm hàng Thăng Long vì không phải là nơi đóng đô, sợ tạo phản.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có khi Gia Long lại còn tin hơn nữa ấy chứ. Lão này chuyên dìm hàng Thăng Long vì không phải là nơi đóng đô, sợ tạo phản.
Thì ông vua nào chả sợ địa phương nó tạo phản
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Thời Lý Thánh Tống đã làm được 1 việc "động trời" đó là nâng vị thế Nho giáo lên ngang (trên?) tầm PG trong đời sống xã hội chính trị với sự xuất hiện của 1 số Nho gia - Chính trị gia hàng đầu như Tể tướng Lý Đạo Thành (tông thất Lý Công Uẩn) song song bên cạnh các Quốc Sư.

Nếu thời Đinh, Lê nhen nhóm gạt các Quốc Sư ra khỏi ảnh hưởng của chính trường (xin kinh Tàu, dóc mía trên đầu sư), và sau đó chịu các hậu quả thảm khốc dẫn đến diệt vong; thì Lý Thánh Tông đã khéo léo hơn khi cân bằng đc 2 "thế lực" này. Khi xd Văn Miếu Quốc tử giám cho con cháu hoàng thân học tập Nho giáo (thay vì gửi vào chùa như trước), vua Lý Thánh Tông cũng đã cho tu bổ xd rất nhiều chùa, tháp kỳ vĩ nhằm tôn vinh PG, tiêu biểu như tháp Tường Long (tháp Cửu Phẩm) tại Đồ Sơn trên nền cũ của bảo tháp Asaka (vua A Dục Vương / Ấn độ).

"Bảo tháp Asaka thuộc thành Nê Lê" được ghi nhận là nơi đặt chân của đoàn truyền bá PG Ấn Độ vào tk thứ 3 TCN tới Giao Châu, mang theo bộ kinh Đại tạng nổi tiếng, dc vị vua Asaka nổi tiếng anh minh hàng đầu trong lịch sử Ấn Độ mới cho chỉnh lý lại lần 3 (lần cuối). (Vde là bộ này viết chữ Phạn, còn bộ Đường tam tạng có công đi Tây Trúc xin về và dịch ra chữ Hán - chữ Nho; Lê Ngọa Triều trẻ người non dạ là đi xin bộ chữ Hán này). Một bảo tháp được tu bổ và nâng lên hàng Cửu phẩm tột đỉnh, hiệu pháp được đặt là Tường Long (Rồng vàng hiện ra) sánh ngang tên hiệu vs kinh đô Thăng Long (Rồng vàng bay lên), như 1 lời khẳng định gián tiếp vị thế khai quốc đầu triều của PG với vua Lý. (Đến thời Gia Long, 1 ô vua chỉ tin vào sức mạnh của pháo thần công & tàu sắt Tây phương, đã cho phá tháp này lấy gạch xây thành Hải Dương).

Sau khi Lý Thánh Tông mất, cuộc đấu nữa Thượng Dương Thái Hậu/Lý Đạo Thành vs Ỷ Lan/LTK có vẻ mang màu sắc xung đột của 2 thế lực Nho giáo vs PG, khi phe Nho ní nuận rằng theo ng tắc Nho giáo, quyền Thái hậu nhiếp chính phải do Dương Thái hậu, thay vì Ỷ Lan - mẹ đẻ vua Nhân Tông, q bà hoàng hậu đã từng dc vua LTT tin tường cho làm Nhiếp chính khi đi viễn chinh. Phe Nho thua thảm với sự diệt vong của Dương Thái Hậu & sự thất thế của Lý Đạo Thành. Tuy nhiên sự phục chức sau đó cho Lý Đạo Thành như thừa nhận vai trò đã bén rễ, ko thể thay thế của các Nho gia trong trị dân trị nước thời đó, tức chia sẻ ả hưởng vs PG. Điều này cũng nhen nhóm sự mâu thuẫn tiềm tàng trong chính trg Lý triều. Để rồi mấy chục năm sau, 1 vị vua Lý trẻ tuổi (vua Lý Thần Tông) lại mắc bệnh lạ (điên loạn, người mọc lông như hổ), nguy cơ mất ngôi theo kịch bản Ngọa Triều đã khá rõ. Tuy nhiên thật may mắn là 1 vị đại sư đã xuất hiện và chữa khỏi bệnh cho vua, rồi sau đó được tôn lên Quốc Sư. Sau này, Cùng với sự chấp nhận cơ chế Tam giáo đồng nguyên, Lịch sư VN sau đó cũng không còn ghi nhận các ca bệnh lạ "hóa cọp" kiểu đó nữa.
Lý Đạo Thành về kinh cũng chỉ xem như là đối trọng của Lý Thường Kiệt thôi.
Tống sử nhiều lần nhắc binh quyền giai đoạn đầu đều thuộc về Lý Thường Kiệt.
Khi Đạo Thành chết là Lý Thường Kiệt bị cho về Thanh Hóa ngay.
Lý do hình như Tống bắt nhà Lý phải giao Lý Thường Kiệt với lý do tội phạm chiến tranh vì tàn sát dân thường ở 2 châu.
Nhà Lý từ chối nhưng cũng nhân cơ hội đó đẩy được cụ Kiệt về Thanh Hóa
Giang sơn mới bắt đầu thuộc về mẹ con Ỷ Lan
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Hì, cụ thật tinh ý, nói giảm nói tránh, cũng ko dấu dc cụ.

Với TL, GL có đôi chút dè chừng, nên chỉ đổi Long rồng -> Long thịnh, phá thành to xây thành nhỏ lại; chứ với 1 bảo tháp thì xóa sổ luôn.

Có khi Gia Long lại còn tin hơn nữa ấy chứ. Lão này chuyên dìm hàng Thăng Long vì không phải là nơi đóng đô, sợ tạo phản.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top