[Funland] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Như hôm trc chém chuyện Tam Thái ở thớt cụ @.Xukthal , thời LTT cụ Lý Đạo Thành là Thái Sư, là bậc để vua đương triều phải lấy ý kiến các việc đại sự, sau khi thất thế rồi phục chức thì ở mức Thái phó - mức can gián chung chung. Thời vua LTT đi đánh Chăm để bà Ỷ Lan lại nhiếp chính thì cũng phải có cụ Lý Đạo Thành kèm ở bên cạnh mới yên tâm.

Nói chung là vua ko thích ai là thầy mình hết, Quốc Sư hay Thái Sư hay Thái gì thì cũng sớm bị ngồi chơi xơi nước & trở thành hư danh, và đều không bằng a Thái Úy, đóng vai Thiên Lôi nhưng có thực quyền.

Lý Đạo Thành về kinh cũng chỉ xem như là đối trọng của Lý Thường Kiệt thôi.
Tống sử nhiều lần nhắc binh quyền giai đoạn đầu đều thuộc về Lý Thường Kiệt.
Khi Đạo Thành chết là Lý Thường Kiệt bị cho về Thanh Hóa ngay.
Lý do hình như Tống bắt nhà Lý phải giao Lý Thường Kiệt với lý do tội phạm chiến tranh vì tàn sát dân thường ở 2 châu.
Nhà Lý từ chối nhưng cũng nhân cơ hội đó đẩy được cụ Kiệt về Thanh Hóa
Giang sơn mới bắt đầu thuộc về mẹ con Ỷ Lan
 
Biển số
OF-779009
Ngày cấp bằng
1/6/21
Số km
552
Động cơ
42,884 Mã lực
Tuổi
34
Không lạ đâu, nhà Tống cũng ngờ bên mình có liên thủ với họ Nùng phá Tống nên mới từ chối lời đề nghị giúp binh của vua Lý.
Cụ đọc cuốn này mà chả hiểu đoạn đó rồi. Nhà Tống ko đồng ý cho nhà Lý giúp là do nhà Tống sơ quân binh nước ngoài kéo vào nước mình thì ko ổn, nghĩa là nhà Tống sơ rằng sau khi nhà Lý tiêu diệt Nùng Trí Cao và ở lại luôn vùng nhà Lý chiếm được thì nhà Tống lại mệt mỏi nữa.

Đọc cuốn này mới thấy thời ấy Đại Việt oai thật, tuy có triều cống cho nhà Tống nhưng thật ra là nhà Tống rất sợ Đại Việt. Với lại, không biết thời điểm gọi là "ngàn năm Bắc thuộc" nó như thế nào không rõ chứ sao em thấy đến thời này mà vùng Lưỡng Quảng TQ còn quản lý lỏng lẽo quá. Vùng Vân Nam, Đại Lý, ... thì hầu như chưa quản gì được luôn.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Như hôm trc chém chuyện Tam Thái ở thớt cụ @.Xukthal , thời LTT cụ Lý Đạo Thành là Thái Sư, là bậc để vua đương triều phải lấy ý kiến các việc đại sự, sau khi thất thế rồi phục chức thì ở mức Thái phó - mức can gián chung chung. Thời vua LTT đi đánh Chăm để bà Ỷ Lan lại nhiếp chính thì cũng phải có cụ Lý Đạo Thành kèm ở bên cạnh mới yên tâm.

Nói chung là vua ko thích ai là thầy mình hết, Quốc Sư hay Thái Sư hay Thái gì thì cũng sớm bị ngồi chơi xơi nước & trở thành hư danh, và đều không bằng a Thái Úy, đóng vai Thiên Lôi nhưng có thực quyền.
Câu chuyện Ỷ Lan làm nhiếp chính khi Lý Thánh Tông đánh Chiêm có rất nhiều khả năng không phải là sự thực.
Ngô Sĩ Liên đã dùng giai thoại để viết về thời Lý Trần rất nhiều do đã mất sạch thông tin.
Tống Sử và Trường biên còn ghi rõ lúc Lý Thường Kiệt đánh Tống 1076 tức Nhân Tông đã lên ngôi 2 năm và Thượng Dương đã mất theo như sử Toàn thư thì Ỷ Lan lúc đó chỉ là Thái phi chứ còn chưa được làm thái hậu.
Vì bả không phải hoàng hậu.
Chứng tỏ sử toàn thư có vấn đề
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cụ đọc cuốn này mà chả hiểu đoạn đó rồi. Nhà Tống ko đồng ý cho nhà Lý giúp là do nhà Tống sơ quân binh nước ngoài kéo vào nước mình thì ko ổn, nghĩa là nhà Tống sơ rằng sau khi nhà Lý tiêu diệt Nùng Trí Cao và ở lại luôn vùng nhà Lý chiếm được thì nhà Tống lại mệt mỏi nữa.

Đọc cuốn này mới thấy thời ấy Đại Việt oai thật, tuy có triều cống cho nhà Tống nhưng thật ra là nhà Tống rất sợ Đại Việt. Với lại, không biết thời điểm gọi là "ngàn năm Bắc thuộc" nó như thế nào không rõ chứ sao em thấy đến thời này mà vùng Lưỡng Quảng TQ còn quản lý lỏng lẽo quá. Vùng Vân Nam, Đại Lý, ... thì hầu như chưa quản gì được luôn.
Tống nó sợ gì Đại Việt?
Tống nó sợ Tây Hạ Liêu Kim chứ nó sợ gì Đại Việt?
Tống nó có 2 loại quân là cấm quân và địa phương quân.
Cấm quân là quân đông nhất và tinh nhuệ nhất còn địa phương quân rất yếu.
Đặc biệt địa phương quân ở phương nam vì Tống không lo về mặt này
Quân chủ lực của nó luôn đề phòng Liêu Tây Hạ và Kim.
Còn phương nam yếu nhưng khi cần nó đem cấm quân nam hạ là nó bình loạn được ngay.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lý Đạo Thành về kinh cũng chỉ xem như là đối trọng của Lý Thường Kiệt thôi.
Tống sử nhiều lần nhắc binh quyền giai đoạn đầu đều thuộc về Lý Thường Kiệt.
Khi Đạo Thành chết là Lý Thường Kiệt bị cho về Thanh Hóa ngay.
Lý do hình như Tống bắt nhà Lý phải giao Lý Thường Kiệt với lý do tội phạm chiến tranh vì tàn sát dân thường ở 2 châu.
Nhà Lý từ chối nhưng cũng nhân cơ hội đó đẩy được cụ Kiệt về Thanh Hóa
Giang sơn mới bắt đầu thuộc về mẹ con Ỷ Lan
Tác giả Lý Đào nói ông ta đã đọc những văn bia ghi về cụ Lý Thường Kiệt, không rõ ông ta trực tiếp hay nhờ ai đọc hộ, như cụ nói, hình như sau này cụ Lý Thường Kiệt về quản phía Nam, cả những vùng đất Chiêm Thành nhà Lý mới lấy được, cụ Lý Thường Kiệt khá sùng đạo Phật, được dân chúng rất quý mến.
Em chưa dịch hết nên chưa rõ lắm, mời các cụ đón đọc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Như hôm trc chém chuyện Tam Thái ở thớt cụ @.Xukthal , thời LTT cụ Lý Đạo Thành là Thái Sư, là bậc để vua đương triều phải lấy ý kiến các việc đại sự, sau khi thất thế rồi phục chức thì ở mức Thái phó - mức can gián chung chung. Thời vua LTT đi đánh Chăm để bà Ỷ Lan lại nhiếp chính thì cũng phải có cụ Lý Đạo Thành kèm ở bên cạnh mới yên tâm.

Nói chung là vua ko thích ai là thầy mình hết, Quốc Sư hay Thái Sư hay Thái gì thì cũng sớm bị ngồi chơi xơi nước & trở thành hư danh, và đều không bằng a Thái Úy, đóng vai Thiên Lôi nhưng có thực quyền.
Lúc sau này vua Lý đã lớn rồi cụ, cũng bắt đầu nắm chính-sự rồi, nên điều hành việc nước khá ổn.
Đọc đoạn nó mô-tả vua CHăm Pa bị bắt giải về Thăng Long thấy cũng ác liệt thật, sử ta không chép tí nào?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Để hiểu rõ về tình-hình kinh tế, xã hội, văn hóa, địa lý, buôn bán nước ta từ thời Đường đến thời Tống, Nguyên, em sẽ cố gắng dịch trích 3 cuốn Sử quan-trọng của Trung Quốc hầu các cụ tham khảo, sẽ thấy rõ hơn nhiều, những điều mà Sử ta chưa viết, đó là:
1. Thông Điển 通典 của Đỗ Hựu, thời Đường, gồm 200 quyển, 8 phần, nói về mọi mặt đời sống từ quan lại đến dân thường, kinh tế, ruộng đất, thi cử...vv
2. Văn Hiến Thông Khảo 文獻通考 của Mã Đoàn Lâm thời Tống-Nguyên, cũng nói về các chế độ, kinh tế
3. Lĩnh Ngoại Đại Đáp 嶺外代答 của Chu Khứ Phi, đời Tống, nói về địa lý, văn hóa, buôn bán, con người vùng Ngũ Lĩnh, và các nước khác, trong đó có Đại Việt.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
1 vụ đại án thời Lý có motif hóa hổ quen thuộc liên quan tới các cụ Nho (e mượn link VNex cho nhanh ạ):

Vụ án 'hóa hổ' giết vua và vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam
Là người đầu tiên đỗ thủ khoa của nền khoa cử Việt Nam, ông Lê Văn Thịnh làm tới chức Thái sư, có nhiều công trạng nhưng vướng phải vụ án lập mưu giết vua Lý Nhân Tông ở hồ Dâm Đàm.

Theo sử liệu, ông Lê Văn Thịnh sinh ngày 11/2/1050 ở thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 25 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam. Dù lúc này chưa có danh hiệu Trạng nguyên, song trong các sử liệu ông được xem là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Ban đầu ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội cấp sự rồi đến Thị lang Bộ Binh. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống. Khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng mà họ đã chiếm) cho Đại Việt (nay là Việt Nam). Sau đó, ông được phong đến chức Thái Sư.
vu-an-hoa-ho-giet-vua-va-vi-trang-nguyen-dau-tien-cua-viet-nam
Đền Thái sư Lê Văn Thịnh ở tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Wikimapia.org

Là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, Thái sư Lê Văn Thịnh đã quân sư cho vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô... Những việc này được cho là đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong triều nên ông bị thù ghét.

Sau 10 năm cống hiến cho triều đình, ông bị vướng vào vụ án mưu phản giết vua ở hồ Dâm Đàm (nay là Hồ Tây, Hà Nội). Việc này, sách Đại Việt sử lược (viết vào thời nhà Trần) chép:
Tháng 11 năm 1095, vua Lý Nhân Tông xem đánh cá ở Dâm Đàm. Lúc bấy giờ vua ngự trong chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt.
Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang (nay là Phú Thọ). Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại lý (tức Vân Nam, Trung Quốc), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.

vu-an-hoa-ho-giet-vua-va-vi-trang-nguyen-dau-tien-cua-viet-nam-1
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh bên trong đền. Ảnh: Wikipedia

Đánh giá về vụ án này, giới sử học đều cho rằng "Hóa hổ giết vua" là chuyện hoang đường, Thái sư Lê Văn Thịnh bị oan và là nạn nhân của một âm mưu chính trị nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân vụ án oan có cội nguồn từ sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực Nho giáo - Đạo giáo - Phật giáo về quyền lợi kinh tế của tầng lớp quý tộc và giới Phật giáo thời Lý.
Hàng loạt nghi vấn được đưa ra để bảo vệ ông như: làm đến chức Thái sư, đứng đầu triều đình sao ông lại còn muốn giết vua? Tại sao mưu phản nhưng ông không bị xử tử mà chỉ bị đày? Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó không thấy triều Lý truy tìm "bè đảng" và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện ai là "bè đảng" của ông? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà chỉ làm một mình?
Vẫn chưa rõ năm mất của ông. Trong khuôn viên đền và chùa Lê Văn Thịnh hiện có bức tượng đá bí ẩn. Đó là bức tượng rồng (người dân địa phương gọi là tượng xà thần) trong tư thế kỳ lạ được phát hiện năm 1993 khi tu sửa đường vào chùa Bảo Tháp.

Làm bằng đá nguyên khối, bức tượng có hình dạng loài bò sát giống rắn, nhưng có chân, miệng đầy răng, trong tư thế "miệng cắn thân, chân xé mình". Bức tượng đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2013.
vu-an-hoa-ho-giet-vua-va-vi-trang-nguyen-dau-tien-cua-viet-nam-2
Tượng xà thần tự cắn đuôi mình đặt trong đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Wikipedia

Có ý kiến cho rằng, pho tượng biểu thị sự hối hận của Vua Lý Nhân Tông, như: tượng rồng có đôi tai, thì một bên lành, một bên bị bịt kín ám chỉ việc vua Lý nghe lời xiểm nịnh của gian thần. Việc rồng tự cắn thân, xé mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái cho người thầy của mình.
Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, bức tượng kỳ lạ được tạc vào thời Hậu Lê (thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của ông Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ án hồ Dâm Đàm đã phần nào được soi xét). Vì vậy, pho tượng đặc biệt được hậu thế tạc để biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh - bị triều đình ghép tội "hóa hổ giết vua".
Tại hội thảo khoa học được tổ chức cuối năm 2015 (kỷ niệm 940 Thái sư Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi), các nhà nghiên cứu, khoa học một lần nữa nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh - vị thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên của Việt Nam thời Lý (1075) đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử hơn 900 năm ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc.
Ông vừa là vị quan khoa bảng thời Lý vừa là một nhà giáo mẫu mực, đức độ của nước Đại Việt. Lịch sử cũng ghi nhận ông là một nhà ngoại giao xuất chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất và là Thái sư có tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh..
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Ý e nói về các chức quan cố vấn kia ấy, chứ vua nhỏ tuổi hay già khú thì vẫn bị các vị kia gõ đầu cả, nếu chức quan đó vẫn có thực quyền.

Sau này đến thời Hậu Lê thì dẹp nốt chức Thái Úy. Nhg các a ấy kịp chuyển mình thoát thành Phó Vương (Chúa Trịnh) ngon lành luôn rồi.

Lúc sau này vua Lý đã lớn rồi cụ, cũng bắt đầu nắm chính-sự rồi, nên điều hành việc nước khá ổn.
Đọc đoạn nó mô-tả vua CHăm Pa bị bắt giải về Thăng Long thấy cũng ác liệt thật, sử ta không chép tí nào?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Canh Thân tháng 3 [10/4/1076].

Xuống chiếu triệu tập những quân bịnh bị bại-trận còn tan tác tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm. Đều được vua tha tội. Về số quân 12 vạn, đại bộ phận chủ-lực và kỵ binh do Quách Quỳ điều từ phương bắc xuống, quân này thuộc loại tinh-nhuệ. Tại miền nam, lấy thêm quân của các lộ Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến; ngoài số quân cơ hữu, còn được lệnh mộ thêm, cứ 500 người biên chế thành 1 chỉ huy. Riêng lộ Quảng Tây, chấp nhận dùng lại quân bại trận tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm.

Thiên tử phê:
-Chiếu cho Quảng Đông, Giang Tây, Phúc Kiến mộ người để dùng sao cho có hiệu quả. Trẫm lo gian tế trà trộn trong quân, lệnh Tướng quan tại Chiêu thảo chỉ huy gia tăng giám sát và phát giác.
Lại ban chiếu rằng trong lộ Quảng Đông có nhiều nhân tài trẻ khỏe bị phạm tội đi đày, lệnh ty Kinh lược sai quan tuyển chọn đưa đến Quảng Châu, cứ 500 trăm người lấy 1 người [ tài giỏi] thành 1 chỉ huy, đặt tên là Tân Trừng Hải 新澄海, phương pháp y như Quảng Tây.

Tống Thần Tông ngày mồng 1 Đinh Hợi tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [8/3/1076].

Quảng Nam Tây lộ Chuyển vận ty tâu:

- Đánh dẹp Giao Chỉ, cần rất nhiều phu phen sai phái, trong 9 huyện tại Quế châu sổ hộ tịch định ghi là có 8.500 bảo đinh, phụ bảo [người chưa đến tuổi lao động], cùng đơn đinh [nhà 1 con], khách hộ [dân ngụ cư] cộng 9 vạn 1 ngàn 200 có dư. Nay muốn sai mỗi bảo đinh đi 2 phiên, số phụ bảo sai 1 phiên, mỗi người được cấp tiền gạo, cùng bản ty sẽ lấy người ra điều khiển, mong ban cho tiền công khao thưởng.

Vua Chấp nhận, đặc cách chi công sử [tiền ngân sách triều đình] tiền 500 ngàn.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Tác giả Lý Đào nói ông ta đã đọc những văn bia ghi về cụ Lý Thường Kiệt, không rõ ông ta trực tiếp hay nhờ ai đọc hộ, như cụ nói, hình như sau này cụ Lý Thường Kiệt về quản phía Nam, cả những vùng đất Chiêm Thành nhà Lý mới lấy được, cụ Lý Thường Kiệt khá sùng đạo Phật, được dân chúng rất quý mến.
Em chưa dịch hết nên chưa rõ lắm, mời các cụ đón đọc.
Đúng rồi cụ.
Văn bia mới phát hiện gần đây cũng cho thấy Lý Thường Kiệt bị đẩy về Thanh Hóa và quản toàn bộ vùng đất từ Sông Mã xuống đến Quảng Bình để ngăn Chiêm Thành.
Ông ở đó 18 năm lúc 82 tuổi thì được gọi về triều.
Năm sau đi đánh Chiêm thành và đánh Lý Giác làm loạn ở phương nam.
85 tuổi thì mất.
Đúng là giai đoạn này Tống sử và các sách khác cùng thời kỳ viết về nước ta kĩ và chính xác hơn sử Việt.
Lý Đảo còn mô tả kĩ lưỡng quá trình Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt bình Chiêm bắt Chế Củ và sáp nhập vùng Quảng Bình Quảng Trị Bố Chính Ma Linh vào lãnh thổ.
Còn sử toàn thư không có 1 dòng nào về trận đánh này, đã vậy còn tự thêm vào chi tiết Lý Thánh Tông đánh Chiêm giữa chừng tự nhiên rút về, về giữa chừng nghe Ỷ Lan được ca ngợi lại đem quân đánh tiếp.
Nghe như truyện cổ tích
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
1 vụ đại án thời Lý có motif hóa hổ quen thuộc liên quan tới các cụ Nho (e mượn link VNex cho nhanh ạ):

Vụ án 'hóa hổ' giết vua và vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam
Là người đầu tiên đỗ thủ khoa của nền khoa cử Việt Nam, ông Lê Văn Thịnh làm tới chức Thái sư, có nhiều công trạng nhưng vướng phải vụ án lập mưu giết vua Lý Nhân Tông ở hồ Dâm Đàm.

Theo sử liệu, ông Lê Văn Thịnh sinh ngày 11/2/1050 ở thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 25 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam. Dù lúc này chưa có danh hiệu Trạng nguyên, song trong các sử liệu ông được xem là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Ban đầu ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội cấp sự rồi đến Thị lang Bộ Binh. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống. Khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng mà họ đã chiếm) cho Đại Việt (nay là Việt Nam). Sau đó, ông được phong đến chức Thái Sư.

vu-an-hoa-ho-giet-vua-va-vi-trang-nguyen-dau-tien-cua-viet-nam
Đền Thái sư Lê Văn Thịnh ở tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Wikimapia.org
Là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, Thái sư Lê Văn Thịnh đã quân sư cho vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô... Những việc này được cho là đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong triều nên ông bị thù ghét.


Sau 10 năm cống hiến cho triều đình, ông bị vướng vào vụ án mưu phản giết vua ở hồ Dâm Đàm (nay là Hồ Tây, Hà Nội). Việc này, sách Đại Việt sử lược (viết vào thời nhà Trần) chép:
Tháng 11 năm 1095, vua Lý Nhân Tông xem đánh cá ở Dâm Đàm. Lúc bấy giờ vua ngự trong chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt.
Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang (nay là Phú Thọ). Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại lý (tức Vân Nam, Trung Quốc), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.


vu-an-hoa-ho-giet-vua-va-vi-trang-nguyen-dau-tien-cua-viet-nam-1
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh bên trong đền. Ảnh: Wikipedia
Đánh giá về vụ án này, giới sử học đều cho rằng "Hóa hổ giết vua" là chuyện hoang đường, Thái sư Lê Văn Thịnh bị oan và là nạn nhân của một âm mưu chính trị nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân vụ án oan có cội nguồn từ sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực Nho giáo - Đạo giáo - Phật giáo về quyền lợi kinh tế của tầng lớp quý tộc và giới Phật giáo thời Lý.

Hàng loạt nghi vấn được đưa ra để bảo vệ ông như: làm đến chức Thái sư, đứng đầu triều đình sao ông lại còn muốn giết vua? Tại sao mưu phản nhưng ông không bị xử tử mà chỉ bị đày? Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó không thấy triều Lý truy tìm "bè đảng" và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện ai là "bè đảng" của ông? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà chỉ làm một mình?
Vẫn chưa rõ năm mất của ông. Trong khuôn viên đền và chùa Lê Văn Thịnh hiện có bức tượng đá bí ẩn. Đó là bức tượng rồng (người dân địa phương gọi là tượng xà thần) trong tư thế kỳ lạ được phát hiện năm 1993 khi tu sửa đường vào chùa Bảo Tháp.

Làm bằng đá nguyên khối, bức tượng có hình dạng loài bò sát giống rắn, nhưng có chân, miệng đầy răng, trong tư thế "miệng cắn thân, chân xé mình". Bức tượng đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2013.

vu-an-hoa-ho-giet-vua-va-vi-trang-nguyen-dau-tien-cua-viet-nam-2
Tượng xà thần tự cắn đuôi mình đặt trong đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Wikipedia
Có ý kiến cho rằng, pho tượng biểu thị sự hối hận của Vua Lý Nhân Tông, như: tượng rồng có đôi tai, thì một bên lành, một bên bị bịt kín ám chỉ việc vua Lý nghe lời xiểm nịnh của gian thần. Việc rồng tự cắn thân, xé mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái cho người thầy của mình.

Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, bức tượng kỳ lạ được tạc vào thời Hậu Lê (thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của ông Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ án hồ Dâm Đàm đã phần nào được soi xét). Vì vậy, pho tượng đặc biệt được hậu thế tạc để biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh - bị triều đình ghép tội "hóa hổ giết vua".
Tại hội thảo khoa học được tổ chức cuối năm 2015 (kỷ niệm 940 Thái sư Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi), các nhà nghiên cứu, khoa học một lần nữa nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh - vị thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên của Việt Nam thời Lý (1075) đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử hơn 900 năm ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc.
Ông vừa là vị quan khoa bảng thời Lý vừa là một nhà giáo mẫu mực, đức độ của nước Đại Việt. Lịch sử cũng ghi nhận ông là một nhà ngoại giao xuất chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất và là Thái sư có tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh..
Có mỗi cái tượng mà các sử ra bịa tạc ra đủ thứ ý nghĩa để đổi trắng thay đen cho một nhân vật lịch sử, thể hiện một cách làm việc cẩu thả phi khoa học: việc một mình dám thí vua đã có án lệ Đỗ Thích;
việc che khói mù, hiện hình hổ có thể là kỹ thuật dùng pháo khói, cỏ mục đốt lên vừa che mắt, vừa xông hơi độc làm thần khí kém tỉnh táo, lốt hổ có thể may và mặc vào để thị uy dành tiên cơ.
Động cơ hành động hoàn toàn có thể do liên kết ngoại bang vì LVT có giao thiệp về việc biên giới với bên ngoài.
Việc không xét xử LVT cũng giống án lệ Lý Long Bồ làm phản, Thịnh là thầy vua thì nghĩa với vua khác gì phụ tử, do vậy tử không thể sát phụ, như vua Lý không thể hạ sát Long Bồ, bậc trên của mình.
Hình tượng rắn tự cắn: Với tạo hình quái dị như vậy có thể hiểu đương thời coi Lê Văn Thịnh như quái vật cắn xé chính người thân của mình, chính vị học trò vương giả đang ở ngôi vua.
thế mới biết sử học nói riêng, KHXH nói chung ở mình lấy văn làm gốc nên thành ba hoa, tròn nắn thành vuông như chơi, biện luận như trẻ con tập luận vậy.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Lúc sau này vua Lý đã lớn rồi cụ, cũng bắt đầu nắm chính-sự rồi, nên điều hành việc nước khá ổn.
Đọc đoạn nó mô-tả vua CHăm Pa bị bắt giải về Thăng Long thấy cũng ác liệt thật, sử ta không chép tí nào?
Việt sử lược có chép.
Và nó trùng khớp hoàn toàn với Lý Đào về quá trình đánh Chiêm Thành

Năm Kỷ Dậu (năm 1069- ND) là năm Thần Võ thứ nhất:
Mùa xuân, tháng 2, ngày Mậu Tuất vua xuống chiếu thân chinh đến nước Chiêm Thành.
Ngày Đinh vị vua thề ở nơi Long Trì.
Ngày Canh Dần đưa xe đi. (Đúng là ngày Giáp Dần- ND).
Ngày Đinh Tỵ đến châu Nghệ An. Rồng vàng hiện ra ở trong thuyền Kim Phượng.
Ngày Canh Thân dừng quân ở cửa biển núi Nam Giới
2
. Rồng vàng lại hiện ra ở trong thuyền Kim
Phượng.
Ngày Ất Sửu sai bọn Hoàng Tiệp trong hàng Đại Liêu Ban đánh cửa biển Nhật Lệ
thắng lợi.
Ngày Kỷ Tỵ qua Đại Trường Sa
Ngày Canh Ngọ dừng quân ở cửa biển Tư Dung
.
Tháng 3, ngày Quý Dậu, ban đêm rồng vàng hiện ra ở nơi thuyền Cảnh Thắng.
Ngày Bính Tý đóng quân ở Thị Lợi Bì Nại

, có cái hiện tượng là hai con chim đều bay theo thuyền
vua như thể dẫn đường vậy. Đại quân tiến lên trước đóng ở bờ sông Tu Maothấy tướng Chiêm Thành là Bố Bì Dà La đang bày trận ở bờ sông. Quan quân (nhà vua- ND) xông ra đánh, chém Bố Bì Dà La, quânChiêm chết vô số.
Chúa Chiêm Thành là Đệ Củ nghe quân bị thua bèn dắt vợ con ban đêm lẫn trốn.
Đêm ấy, quan (nhà vua- ND) kéo rốc vào thành Phật Thệ10, đến bến Đồng La, dân ở thành Phật Thệ xin hàng.
Mùa hạ, tháng 4 Nguyên Soái Nguyễn Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp.
Mùa hạ, tháng 5 vua ngự tiệc cùng quần thần ở ngôi điện của vua Chiêm Thành, vua lại thân
hành múa thuẫn và đánh cầu ở nơi thềm điện ấy,
Vua sai đếm hất cả nhà của dân ở trong và ngoài thành Phật Thệ, gồm có hơn 2660 căn đều thiêu rụi cả. Tháng ấy rút quân về
Ngày Quý Tỵ, dừng quân ở cửa biển Tư Minh, đêm đó rồng vàng hiện ra ở nơi thuyền vua.
Tháng 6, ngày Kỷ Tỵ qua biển, rồng vàng hiện ra ở biển Kim Phượng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Cụ LVT là quan văn, sức trói gà ko chặt, hành thích cái gì mà hành thích?

Dưới cải cách của cụ này thì các quan văn, học trò được tham gia vào chức năng quản lý của triều đình. Đã làm 1 số nhóm thế lực nóng mặt.

Có mỗi cái tượng mà các sử ra bịa tạc ra đủ thứ ý nghĩa để đổi trắng thay đen cho một nhân vật lịch sử, thể hiện một cách làm việc cẩu thả phi khoa học: việc một mình dám thí vua đã có án lệ Đỗ Thích;
việc che khói mù, hiện hình hổ có thể là kỹ thuật dùng pháo khói, cỏ mục đốt lên vừa che mắt, vừa xông hơi độc làm thần khí kém tỉnh táo, lốt hổ có thể may và mặc vào để thị uy dành tiên cơ.
Động cơ hành động hoàn toàn có thể do liên kết ngoại bang vì LVT có giao thiệp về việc biên giới với bên ngoài.
Việc không xét xử LVT cũng giống án lệ Lý Long Bồ làm phản, Thịnh là thầy vua thì nghĩa với vua khác gì phụ tử, do vậy tử không thể sát phụ, như vua Lý không thể hạ sát Long Bồ, bậc trên của mình.
Hình tượng rắn tự cắn: Với tạo hình quái dị như vậy có thể hiểu đương thời coi Lê Văn Thịnh như quái vật cắn xé chính người thân của mình, chính vị học trò vương giả đang ở ngôi vua.
thế mới biết sử học nói riêng, KHXH nói chung ở mình lấy văn làm gốc nên thành ba hoa, tròn nắn thành vuông như chơi, biện luận như trẻ con tập luận vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có mỗi cái tượng mà các sử ra bịa tạc ra đủ thứ ý nghĩa để đổi trắng thay đen cho một nhân vật lịch sử, thể hiện một cách làm việc cẩu thả phi khoa học: việc một mình dám thí vua đã có án lệ Đỗ Thích;
việc che khói mù, hiện hình hổ có thể là kỹ thuật dùng pháo khói, cỏ mục đốt lên vừa che mắt, vừa xông hơi độc làm thần khí kém tỉnh táo, lốt hổ có thể may và mặc vào để thị uy dành tiên cơ.
Động cơ hành động hoàn toàn có thể do liên kết ngoại bang vì LVT có giao thiệp về việc biên giới với bên ngoài.
Việc không xét xử LVT cũng giống án lệ Lý Long Bồ làm phản, Thịnh là thầy vua thì nghĩa với vua khác gì phụ tử, do vậy tử không thể sát phụ, như vua Lý không thể hạ sát Long Bồ, bậc trên của mình.
Hình tượng rắn tự cắn: Với tạo hình quái dị như vậy có thể hiểu đương thời coi Lê Văn Thịnh như quái vật cắn xé chính người thân của mình, chính vị học trò vương giả đang ở ngôi vua.
thế mới biết sử học nói riêng, KHXH nói chung ở mình lấy văn làm gốc nên thành ba hoa, tròn nắn thành vuông như chơi, biện luận như trẻ con tập luận vậy.
Tượng Rắn cắn thân tạc vào đời Lê
Chả liên can gì đến Lê Văn Thịnh
Các ông sử gia văn hóa của ta là chúa trùm diễn giải tào lao theo ý riêng của mình
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đúng rồi cụ.
Văn bia mới phát hiện gần đây cũng cho thấy Lý Thường Kiệt bị đẩy về Thanh Hóa và quản toàn bộ vùng đất từ Sông Mã xuống đến Quảng Bình để ngăn Chiêm Thành.
Ông ở đó 18 năm lúc 82 tuổi thì được gọi về triều.
Năm sau đi đánh Chiêm thành và đánh Lý Giác làm loạn ở phương nam.
85 tuổi thì mất.
Đúng là giai đoạn này Tống sử và các sách khác cùng thời kỳ viết về nước ta kĩ và chính xác hơn sử Việt.
Lý Đảo còn mô tả kĩ lưỡng quá trình Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt bình Chiêm bắt Chế Củ và sáp nhập vùng Quảng Bình Quảng Trị Bố Chính Ma Linh vào lãnh thổ.
Còn sử toàn thư không có 1 dòng nào về trận đánh này, đã vậy còn tự thêm vào chi tiết Lý Thánh Tông đánh Chiêm giữa chừng tự nhiên rút về, về giữa chừng nghe Ỷ Lan được ca ngợi lại đem quân đánh tiếp.
Nghe như truyện cổ tích
Có vẻ sử ta muốn ca-ngợi bà Ỷ Lan hay sao đấy cụ, trong khi Lý Đào lại nói bà là người xấu tính?
Cụ Lý Thường Kiệt cũng không bị Lý Đào chê bai gì đâu, thậm chí còn có ý khen?
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có vẻ sử ta muốn ca-ngợi bà Ỷ Lan hay sao đấy cụ, trong khi Lý Đào lại nói bà là người xấu tính?
Cụ Lý Thường Kiệt cũng không bị Lý Đào chê bai gì đâu, thậm chí còn có ý khen?
Ca bà Ỷ Lan bắt đầu vào đời Lê.
Không rõ vì sao, có lẽ vì bà cùng họ với vua chăng.
Chứ trước đó Ỷ Lan chả có gì nổi bật.
 

Songocu

Xe buýt
Biển số
OF-88086
Ngày cấp bằng
11/3/11
Số km
849
Động cơ
413,266 Mã lực
Cụ đọc cuốn này mà chả hiểu đoạn đó rồi. Nhà Tống ko đồng ý cho nhà Lý giúp là do nhà Tống sơ quân binh nước ngoài kéo vào nước mình thì ko ổn, nghĩa là nhà Tống sơ rằng sau khi nhà Lý tiêu diệt Nùng Trí Cao và ở lại luôn vùng nhà Lý chiếm được thì nhà Tống lại mệt mỏi nữa.

Đọc cuốn này mới thấy thời ấy Đại Việt oai thật, tuy có triều cống cho nhà Tống nhưng thật ra là nhà Tống rất sợ Đại Việt. Với lại, không biết thời điểm gọi là "ngàn năm Bắc thuộc" nó như thế nào không rõ chứ sao em thấy đến thời này mà vùng Lưỡng Quảng TQ còn quản lý lỏng lẽo quá. Vùng Vân Nam, Đại Lý, ... thì hầu như chưa quản gì được luôn.
Đúng đấy cụ, khi Địch Thanh tâu bẩm vua Tống : ko nên lấy quân nước ngoài vào dẹp việc trong nước - sử Tàu ghi nhận chính thống đủ thấy trong não bộ giới cầm quyền nhà Tống họ xác định Đại Việt - Giao Chỉ là một nước khác & việc “lệ thuộc” chỉ là hình thức
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có mỗi cái tượng mà các sử ra bịa tạc ra đủ thứ ý nghĩa để đổi trắng thay đen cho một nhân vật lịch sử, thể hiện một cách làm việc cẩu thả phi khoa học: việc một mình dám thí vua đã có án lệ Đỗ Thích;
việc che khói mù, hiện hình hổ có thể là kỹ thuật dùng pháo khói, cỏ mục đốt lên vừa che mắt, vừa xông hơi độc làm thần khí kém tỉnh táo, lốt hổ có thể may và mặc vào để thị uy dành tiên cơ.
Động cơ hành động hoàn toàn có thể do liên kết ngoại bang vì LVT có giao thiệp về việc biên giới với bên ngoài.
Việc không xét xử LVT cũng giống án lệ Lý Long Bồ làm phản, Thịnh là thầy vua thì nghĩa với vua khác gì phụ tử, do vậy tử không thể sát phụ, như vua Lý không thể hạ sát Long Bồ, bậc trên của mình.
Hình tượng rắn tự cắn: Với tạo hình quái dị như vậy có thể hiểu đương thời coi Lê Văn Thịnh như quái vật cắn xé chính người thân của mình, chính vị học trò vương giả đang ở ngôi vua.
thế mới biết sử học nói riêng, KHXH nói chung ở mình lấy văn làm gốc nên thành ba hoa, tròn nắn thành vuông như chơi, biện luận như trẻ con tập luận vậy.
Lê Văn Thịnh không phải thầy vua.
Ông ta không dạy thái tử ngày nào vì sau này khi vua lên ngôi mới thi đỗ
Ông ta chỉ làm thái sư chứ không phải thái phó thầy của vua.
Lý Long Bồ không phải bậc trên của vua.
Ông này khi phản loạn là em của Lý Thái Tông
Lý Thái Tông bắt được và tha cho vì tình anh em ruột thịt chứ không phải vì bậc trưởng thượng gì.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ LVT là quan văn, sức trói gà ko chặt, hành thích cái gì mà hành thích?

Dưới cải cách của cụ này thì các quan văn, học trò được tham gia vào chức năng quản lý của triều đình. Đã là 1 số nhóm thế lực nóng mặt.
Rất tiếc là tác giả Lý Đào lại không có 1 dòng nào về cụ Lê Văn Thịnh cả, có thể Sử Trung Quốc thấy ông không phải là nhân vật kiệt xuất chăng ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top