Cụ cho em hỏi, muốn phạt người vi phạm 1 lỗi trái quy định nào đó thì có cần phải có các quy định về việc ko được vi phạm ko? Ví dụ như dừng đỗ trái quy định chẳng hạn?
Em nghĩ 1 số cụ đã đi sai chủ đề của thớt này, và đã ko giúp gì nhiều cho cụ chủ thớt (mặc dù các cụ đưa ra rất nhiều thông tin bổ ích).
Cái cụ chủ thớt cần tư vấn ở đây, là việc cụ ấy có phạm lỗi: ĐI KHÔNG ĐÚNG PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH hay không?
Em cật lực phản đối kiểu so sánh này, giống như 1 số cụ hay có tư tưởng: miền Bắc đi láo hơn miền Nam vậy.
Ở đâu cũng có người nọ người kia, và ở nước ngoài (nước tiên tiến nhé) cũng ko ngoại lệ. Chưa chắc đã là ý thức bên họ tốt hơn, mà có thể là do luật pháp nghiêm minh hơn nên họ phải chấp...
Muốn phạt lỗi dừng đỗ không đúng "quy định" thì phải có quy định về việc dừng đỗ.
Muốn phạt lỗi vượt không đúng "quy định" thì phải có quy định về vượt.
Muốn phạt lỗi đi không đúng phần đường "quy định" thì phải có quy định về phần đường.
Nếu ko có quy định về phần đừong ngược chiều thì khi...
"Phần đường quy định" theo em là phần đường được quy định cho 1 loại phương tiện nào đó lưu thông, chẳng hạn như phần đường dành riêng cho xe thô sơ, phần đường dành cho người đi bộ ...
Nếu xe cơ giới đi vào phần đường quy định cho xe thô sơ hoặc người đi bộ thì mới bị lỗi đi ko đúng phần đường...
Em đâu có nói là sẽ vượt ở những chỗ đó, mà em nói là vì sợ bị bắt lỗi vượt nên xe máy ko dám vượt phải ô tô, và ô tô ko dám vượt trái xe máy. Và nếu như mật độ giao thông ở chỗ đó cao, đông xe mà ko ai dám đi (biết đâu lại bị bẫy thì sao) thì giao thông sẽ thế nào nhỉ?
Ý em cũng đâu có cắt gì ý của cụ, mặc dù ko viết ra thôi. Trong trường hợp mà tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi có biển đừong cong, xảy ra trường hợp như em nêu bên trên thì đi kiểu gì?
Em hiểu ý nghĩa của biển chỉ dẫn, và cũng ko phản bác gì các lập luận của cụ.
Ý em ở đây là biển chỉ dẫn phải có tác dụng trên tất cả các làn đường, chứ ko được quy định riêng cho từng làn đường.
Em ví dụ: biển chỉ dẫn địa giới, có tác dụng cho tất cả làn đường của 1 chiều xe chạy, cho dù phần...
Tất nhiên là nếu chỉ 2 xe thì dễ, nhưng nếu nhiều xe thì sao? 1 ô tô và 10 chiếc xe máy (đúng tình hình giao thông bây giờ là xe máy nhiều hơn ô tô) thì việc 9 xe máy vượt phải là điều có thể xảy ra. Như vậy thì 9 chiếc xe máy còn lại sẽ ko dám đi nữa, và sau đó 9 chiếc ô tô nữa sẽ ko dám vựot 9...
Quan điểm cá nhân em là ko có căn cứ để phạt lỗi ô tô vượt xe máy tại nơi tầm nhìn hạn chế. Vì nếu bắt lỗi này thì ô tô sẽ ko dám đi (đi chậm lại ko dám vượt) lúc đó xe máy sẽ đi nhanh hơn ô tô, và khi đó xe máy lại bị lỗi vượt phải. Xe máy sợ bị lỗi vượt phải nên ko dám đi qua ô tô, suy ra cả 2...
Em lấy ví dụ cụ thể để các cụ có quan điểm bắt lỗi ô tô vượt xe máy thử trả lời như sau:
Đường hẹp chỉ có 1 làn đường đủ để ô tô và xe máy đi cùng. Đoạn đường này nằm gần khu chế xuất, vì thế lúc tan tầm đoàn xe máy kéo dài khoảng vài km. Đến 1 đoạn đường cong tầm nhìn bị hạn chế thì ô tô phải...
Cụ xem lại hộ em với, chứ chém thế này em e là hơi ẩu. Biển 125 có chỗ nào bắt đối tượng phải chấp hành loại trừ xe 2 bánh thì cụ chỉ rõ cho em được ko, chứ em xem quy định về xe cơ giới thì nó bao gồm cả moto và xe gắn máy nữa ạ, nghĩa là cấm cả xe 2 bánh cũng ko được vượt.
Cụ [@sgb345;2985]: Em đọc lại điều 16 của quy chuẩn 41, thấy quy định về hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường. Theo quy định này thì biển chỉ dẫn có hiệu lực trên tất cả làn đường của 1 chiều xe chạy, ví dụ như chỉ dẫn địa giới, chỉ dẫn khu đông dân cư đều có hiệu lực cho tất cả các làn...