[Thảo luận] E bị bắt lỗi không đi đúng phần đường quy định tại Hải phòng

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,133
Động cơ
330,294 Mã lực
Nhà cháu e rằng kụ Bigisbest có thể đã bị câu từ tiếng Việt làm lẫn lộn về ý nghĩa, nên đã vội vã hiểu câu "không đi bên phải theo chièu đi của mình" theo một nghĩa khác.
Thuật ngữ "đi bên phải" với thuật ngữ "đi VỀ bên phải" là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
Trường hợp 3 xe ô tô này, có lẽ kụ Bigisbest có ý bắt lỗi các xe đó "không đi VỀ bên phải" chăng?


1- Câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" được quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật GTĐB hiện hành, nhằm quy định các phuơng tiện phải "đi bên phải" (còn gọi là đi theo tay lái thuận), theo (phù hợp với) chiều lưu thông của Việt nam.
Ngược lại với "đi bên phải" là "đi bên trái", tức là đi theo kiểu "tay lái nghịch", giống như chiều lưu thông của Singapore, Thái lan, Anh quốc.

Thực ra, câu luật "đi bên phải theo chiều đi của mình" đã được dịch nguyên văn từ câu tiếng Anh "Right-hand side appropriate to the dỉection of traffic".

Trên thực tế, 3 xe trên clip rõ ràng đang "đi bên phải" theo chiều tay lái thuận của hệ thống giao thông Việt nam, chứ 3 xe đó không hề "đi bên trái" theo kiểu Thái lan, nên 3 xe đó không hề mắc lỗi "không đi bên phải..."

2- Theo định nghĩa tại Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB, tiêu chí để xác định một phuơng tiện đang "đi bên phải" hay "đi bên trái" chính là "cách thức phuơng tiẹn đó tránh xe ngược chiều - nếu phuơng tiện để xe ngược chiều đi sang bên trái mình, thì phuơng tiện đó đang "đi bên phải", nếu ngược lại (nếu để xe ngược chiều đi sang bên phải xe mình) là phuơng tiẹn đó đang "đi bên trái".

Minh họa bằng định nghĩa Công ước Viên:

(Trong hình, khi dịch ra tiếng Việt, nhà cháu đã sử dụng cụm từ khác, rõ nghĩa hơn, tránh gây nhầm lẫn).

Nhà cháu đã có một thớt, đã tranh luận phản biện cùng kụ Chinhatm về nội dung này (nên xin không nói thêm về lỗi này tại đây nữa). Xin mời kụ Bigisbest ghé thăm nhé.

http://www.otofun.net/threads/751174-hieu-dung-ve-dieu-9-nguoi-tggt-phai-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh?highlight=

3- Vượt xe 2 bánh: Trong các quy định về "vượt xe" cho thấy thuạt ngữ "vượt xe" chỉ áp dụng cho các phuơng tiện là ô tô và tuơng đuơng ô tô, không hề áp dụng thuật ngữ "vượt xe" cho ô tô đối với phương tiện 2 bánh. Do đó không hề có lỗi "vượt xe 2 bánh".

.
Oài, cụ đọc thế lào mà bẩu em hiểu thế, em hiểu rõ sự khác nhau giữa "đi bên phải" và "đi VỀ bên phải" chứ cụ.
Đi bên phải là quy định nguyên tắc chung, hiểu đơn giản nghĩa là xe ngược chiều đi bên trái mình. Còn đi VỀ bên phải nghĩa là đi cận về phía mép đường bên tay phải, ý là xe tốc độ thấp hơn ấy ạ.
Còn cụ thể đối với 3 xe: nếu chạy hoàn toàn sang bên kia vạch tim đường thì lỗi ko đi bên phải theo chiều đi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Oài, cụ đọc thế lào mà bẩu em hiểu thế, em hiểu rõ sự khác nhau giữa "đi bên phải" và "đi VỀ bên phải" chứ cụ.
Đi bên phải là quy định nguyên tắc chung, hiểu đơn giản nghĩa là xe ngược chiều đi bên trái mình. Còn đi VỀ bên phải nghĩa là đi cận về phía mép đường bên tay phải, ý là xe tốc độ thấp hơn ấy ạ.
Còn cụ thể đối với 3 xe: nếu chạy hoàn toàn sang bên kia vạch tim đường thì lỗi ko đi bên phải theo chiều đi.
Vầng cảm ơn kụ.

1- Như vậy, nhà cháu hiểu rằng kụ và nhà cháu cùng hiểu giống nhau: "đi bên phải" ở đây có nghĩa nôm na là "đi theo tay lái thuận", ngược lại với "đi bên trái" (=không đi bên phải) là "đi theo tay lái nghịch" giống bên Thái.

2- Chúng ta chỉ khác biệt ở điểm "mỗi người lấy mốc chuẩn khác nhau" khi muốn đánh giá có hành vi "đi bên phải" hay không mà thôi.
- Kụ lấy mốc chuẩn là "vạch tim đường" ---> nếu đi hoàn toàn qua bên kia vạch tim đường, là "đi bên trái", đồng nghĩa với "không đi bên phải".
- Nhà cháu lấy mốc là "xe đi ngược chiều" ---> nếu mình để xe của hướng ngược lại đi sang bên phải xe mình (còn xe mình thì ở bên trái xe của hướng ngược lại), là "đi bên trái", đồng nghĩa với "không đi bên phải".

Nếu kụ đồng ý với 2 ý kiến trên, chúng ta có thể cùng tranh luận tiếp cho rõ, kụ nhé.

(P/s:
Để khỏi lẫn lộn, nhà cháu dùng chữ "thuận" thay cho chữ "theo" trong cụm từ "thuận chiều đi = appropriate to the direction of traffic", và thêm dấu phẩy để ngắt ý, cho rõ nghĩa).
Như vậy, mình sẽ cùng viết "đi bên phải, thuận chiều đi của mình" thay cho "đi bên phải, theo chiều đi của mình")
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,133
Động cơ
330,294 Mã lực
Vầng cảm ơn kụ.

1- Như vậy, nhà cháu hiểu rằng kụ và nhà cháu cùng hiểu giống nhau: "đi bên phải" ở đây có nghĩa nôm na là "đi theo tay lái thuận", ngược lại với "đi bên trái" (=không đi bên phải) là "đi theo tay lái nghịch" giống bên Thái.

2- Chúng ta chỉ khác biệt ở điểm "mỗi người lấy mốc chuẩn khác nhau" khi muốn đánh giá có hành vi "đi bên phải" hay không mà thôi.
- Kụ lấy mốc chuẩn là "vạch tim đường" ---> nếu đi hoàn toàn qua bên kia vạch tim đường, là "đi bên trái", đồng nghĩa với "không đi bên phải".
- Nhà cháu lấy mốc là "xe đi ngược chiều" ---> nếu mình để xe của hướng ngược lại đi sang bên phải xe mình (còn xe mình thì ở bên trái xe của hướng ngược lại), là "đi bên trái", đồng nghĩa với "không đi bên phải".

Nếu kụ đồng ý với 2 ý kiến trên, chúng ta có thể cùng tranh luận tiếp cho rõ, kụ nhé.

(P/s:
Để khỏi lẫn lộn, nhà cháu dùng chữ "thuận" thay cho chữ "theo" trong cụm từ "thuận chiều đi = appropriate to the direction of traffic", và thêm dấu phẩy để ngắt ý, cho rõ nghĩa).
Như vậy, mình sẽ cùng viết "đi bên phải, thuận chiều đi của mình" thay cho "đi bên phải, theo chiều đi của mình")
Hắc hắc,
Trước giờ em cũng nhất quán với cách hiểu như thế này mà. Luật quy định hai việc này riêng ở hai điều khác nhau, đương nhiên nó mang ý nghĩa khác nhau như em trình bày ở trên và cụ tóm tắt lại theo cách...dễ hiểu hơn, cụ thể hơn trong tình huống này.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em xin hỏi bổ sung là nếu cả ba xe đi theo kiểu vạch liền nằm trong gầm xe thì có phạm lỗi ở mục 1 của cụ không?
Theo tôi, nếu chỉ đè vạch (xe, chứ không phải bánh xe đè lên vạch) có nghĩa là chưa đi hẳn sang nửa phía bên kia, có thể quy về lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,133
Động cơ
330,294 Mã lực
Theo tôi, nếu chỉ đè vạch (xe, chứ không phải bánh xe đè lên vạch) có nghĩa là chưa đi hẳn sang nửa phía bên kia, có thể quy về lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
Em cũng nhất trí ý kiến này.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Theo tôi, nếu chỉ đè vạch (xe, chứ không phải bánh xe đè lên vạch) có nghĩa là chưa đi hẳn sang nửa phía bên kia, có thể quy về lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
Em cũng nhất trí ý kiến này.
Em đương dùng điện thoại nên ngại vẽ hình.

Em xin hỏi hai bác một ý: bánh xe bên phụ đè dọc vạch liền, đường hẹp => hành vi này có nguy hiểm không?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Theo luật, biển 125 cấm vượt nêu rõ cấm xe cơ giới vượt nhau nhưng được phép vượt xe mô tô hai bánh, xe gắn máy.
Đối với những nơi quy định cấm vượt nhưng ko có biển, theo logic và thực tế thì vẫn áp dụng nguyên tắc này: giả thiết trong đô thị, không tách riêng làn ô tô/xe máy, nhưng ô tô được đi 50, xe máy 40, nếu hiểu vượt xe máy cũng là vượt thì đi làm sao được cụ. Cầu hẹp như một số cầu vượt nhẹ ở Hn chỉ đủ một hàng ô tô và một hàng xe máy đi, nếu ô tô cứ dìn dìn theo một chiếc xe máy đi bên trái ko dám vượt thì ko đi nổi.
Ở đây không có biển cấm vượt nên chỉ áp dụng quy định "cấm vượt" theo điều 14 của Luật GTĐB, không nói gì đến vượt xe máy hay ô tô.
Luật của ta không định nghĩa rõ ràng thế nào là vượt, nhưng theo cách hiểu phổ biến hiện nay, vượt là khi phải sử dụng phần đường phía bên trái (được hiểu là dành cho dòng xe ngược chiều) do phần đường bên phải đã có xe khác chiếm chỗ. Đối với các xe đi cùng chiều, trên phần đường của 1 chiều xe chạy, dù có phân làn hay không phân làn, việc xe này đi nhanh hơn xe khác, về bản chất không phải là vượt (không nói đến nghĩa đen)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hắc hắc,
Trước giờ em cũng nhất quán với cách hiểu như thế này mà. Luật quy định hai việc này riêng ở hai điều khác nhau, đương nhiên nó mang ý nghĩa khác nhau như em trình bày ở trên và cụ tóm tắt lại theo cách...dễ hiểu hơn, cụ thể hơn trong tình huống này.
Cảm ơn kụ nhiều.

Như vậy, mình cùng trao đổi tiếp, kụ nhé.
Nhà cháu sẽ làm một thớt mới (để khỏi loãng thớt của kụ chủ), với tiêu đề "Không đi bên phải theo (thuận) chiều đi của mình - khi nào bị mắc lỗi này?"
Như vậy có được không, kụ nhỉ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu e rằng kụ Bigisbest có thể đã bị câu từ tiếng Việt làm lẫn lộn về ý nghĩa, nên đã vội vã hiểu câu "không đi bên phải theo chièu đi của mình" theo một nghĩa khác.
Thuật ngữ "đi bên phải" với thuật ngữ "đi VỀ bên phải" là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
Trường hợp 3 xe ô tô này, có lẽ kụ Bigisbest có ý bắt lỗi các xe đó "không đi VỀ bên phải" chăng?


1- Câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" được quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật GTĐB hiện hành, nhằm quy định các phuơng tiện phải "đi bên phải" (còn gọi là đi theo tay lái thuận), theo (phù hợp với) chiều lưu thông của Việt nam.
Ngược lại với "đi bên phải" là "đi bên trái", tức là đi theo kiểu "tay lái nghịch", giống như chiều lưu thông của Singapore, Thái lan, Anh quốc.

Thực ra, câu luật "đi bên phải theo chiều đi của mình" đã được dịch nguyên văn từ câu tiếng Anh "Right-hand side appropriate to the dỉection of traffic".

Trên thực tế, 3 xe trên clip rõ ràng đang "đi bên phải" theo chiều tay lái thuận của hệ thống giao thông Việt nam, chứ 3 xe đó không hề "đi bên trái" theo kiểu Thái lan, nên 3 xe đó không hề mắc lỗi "không đi bên phải..."

2- Theo định nghĩa tại Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB, tiêu chí để xác định một phuơng tiện đang "đi bên phải" hay "đi bên trái" chính là "cách thức phuơng tiẹn đó tránh xe ngược chiều - nếu phuơng tiện để xe ngược chiều đi sang bên trái mình, thì phuơng tiện đó đang "đi bên phải", nếu ngược lại (nếu để xe ngược chiều đi sang bên phải xe mình) là phuơng tiẹn đó đang "đi bên trái".

Minh họa bằng định nghĩa Công ước Viên:

(Trong hình, khi dịch ra tiếng Việt, nhà cháu đã sử dụng cụm từ khác, rõ nghĩa hơn, tránh gây nhầm lẫn).

Nhà cháu đã có một thớt, đã tranh luận phản biện cùng kụ Chinhatm về nội dung này (nên xin không nói thêm về lỗi này tại đây nữa). Xin mời kụ Bigisbest ghé thăm nhé.

http://www.otofun.net/threads/751174-hieu-dung-ve-dieu-9-nguoi-tggt-phai-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh?highlight=

3- Vượt xe 2 bánh: Trong các quy định về "vượt xe" cho thấy thuạt ngữ "vượt xe" chỉ áp dụng cho các phuơng tiện là ô tô và tuơng đuơng ô tô, không hề áp dụng thuật ngữ "vượt xe" cho ô tô đối với phương tiện 2 bánh. Do đó không hề có lỗi "vượt xe 2 bánh".

.
1. Về bản chất, "Đi bên phải theo chiều đi của mình" và "Đi về bên phải theo chiều đi của mình" không có gì khác nhau cả. Ở đây phải hiểu bên phải là bên phải của "chiều đi", chứ không phải là bên phải xe ngược chiều, dải phân cách hay vạch tim đường.
2. Công ước Viên chỉ để tham khảo, mà theo tôi bác hiểu chưa đúng về công ước Viên, có lẽ vì bác chỉ căn cứ vào 1 điều nào đó, trong khi còn rất nhiều quy định khác nữa mà bác chưa đọc hết. Nếu hiểu theo cách của bác thì xe cộ có thể đi bên trái hay bên phải tùy ý, miễn là khi gặp nhau thì tránh về phía bên phải của mình. Vậy khi 2 xe chạy ngược chiều nhau, cả 2 xe đều bám bên trái, khi gặp nhau đều tạt qua mặt nhau để sang bên phải của mình liệu có văn minh và an toàn hơn khi cả 2 xe đều bám phải, khi gặp nhau chẳng cần thay đổi gì cả, vẫn cứ thẳng tay lái? Tôi không tin rằng CUV lại có quy định tréo ngoe ấy.
3. Về vượt xe, Luật GTĐB là văn bản có hiệu lực cao nhất, không nhắc gì đến ô tô hay xe máy trong quy định về vượt (điều 14). Quy chuẩn 41 có quy định không tính đến mô tô, xe máy khi vượt ở biển cấm số 125, nhưng nó chỉ có hiệu lực với biển cấm đó thôi.
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
Em nghĩ 1 số cụ đã đi sai chủ đề của thớt này, và đã ko giúp gì nhiều cho cụ chủ thớt (mặc dù các cụ đưa ra rất nhiều thông tin bổ ích).
Cái cụ chủ thớt cần tư vấn ở đây, là việc cụ ấy có phạm lỗi: ĐI KHÔNG ĐÚNG PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH hay không?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Em đương dùng điện thoại nên ngại vẽ hình.

Em xin hỏi hai bác một ý: bánh xe bên phụ đè dọc vạch liền, đường hẹp => hành vi này có nguy hiểm không?
Ý bác là gần như toàn bộ xe đã lấn sang phần đường phía bên trái? Luật không phải toán học, các lỗi thường không được phân định rạch ròi. Ngay cả khi toàn bộ xe đã sang hẳn phần đường phía bên kia nhưng quay trở lại ngay thì cũng không nên quy về lỗi không đi về bên phải, mà chỉ nên quy lỗi này khi xe chạy một đoạn khá dài ở phía bên trái. Tôi dùng từ "nên" ở đây vì luật không có quy định rõ ràng về điều này.
Trả lời câu hỏi chính của bác: Tùy tình trạng cụ thể, nếu có xe ngược chiều thì nguy hiểm đã thấy rõ, không có xe ngược chiều thì cũng là hành vi tiềm ẩn mối nguy hiểm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1. Về bản chất, "Đi bên phải theo chiều đi của mình" và "Đi về bên phải theo chiều đi của mình" không có gì khác nhau cả. Ở đây phải hiểu bên phải là bên phải của "chiều đi", chứ không phải là bên phải xe ngược chiều, dải phân cách hay vạch tim đường.
2. Công ước Viên chỉ để tham khảo, mà theo tôi bác hiểu chưa đúng về công ước Viên, có lẽ vì bác chỉ căn cứ vào 1 điều nào đó, trong khi còn rất nhiều quy định khác nữa mà bác chưa đọc hết. Nếu hiểu theo cách của bác thì xe cộ có thể đi bên trái hay bên phải tùy ý, miễn là khi gặp nhau thì tránh về phía bên phải của mình. Vậy khi 2 xe chạy ngược chiều nhau, cả 2 xe đều bám bên trái, khi gặp nhau đều tạt qua mặt nhau để sang bên phải của mình liệu có văn minh và an toàn hơn khi cả 2 xe đều bám phải, khi gặp nhau chẳng cần thay đổi gì cả, vẫn cứ thẳng tay lái? Tôi không tin rằng CUV lại có quy định tréo ngoe ấy.
3. Về vượt xe, Luật GTĐB là văn bản có hiệu lực cao nhất, không nhắc gì đến ô tô hay xe máy trong quy định về vượt (điều 14). Quy chuẩn 41 có quy định không tính đến mô tô, xe máy khi vượt ở biển cấm số 125, nhưng nó chỉ có hiệu lực với biển cấm đó thôi.
Xin cảm ơn kụ Chinhatm nhiều. Nhà cháu xin có một vài ý kiến như sau, theo từng mục của kụ:

Mục 1- Việc hai câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" (nêu tại Khoản 1, Điều 9- "Quy tắc chung") và câu "(phuơng tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải) đi VỀ bên phải" (nêu tại Khoản 3, Điều 13- "Sử dụng làn đường") trong Luật gtđb hiện hành, có nghĩa khác nhau hay không, đã được chúng ta phản biện tại thớt "Hiểu đúng về Khoản 2 Điều 9 Luật Gtđb", dài 31 trang, vẫn chưa xong.
Nay có tranh luận thêm một vài trang tại thớt này thì chắc cũng không thể xong được.

Mục 2- Nhà cháu không những đã đọc đi đọc lại rất kỹ toàn bộ 180 trang của 2 Công ước Viên: CƯV 1968 về GTĐB (105 trang) và CƯV 1968 về Biển báo và tín hiệu Đường bộ (75 trang), mà còn dịch toàn bộ 180 trang đó ra tiếng Việt.
Nhà cháu không những đã đọc hết 180 trang đó qua bản tiếng Anh, mà còn đọc qua bản tiếng Nga nữa.

Do vậy, nhà cháu hy vọng được kụ chỉ ra cụ thể chỗ nào trong Công ước Viên bị nhà cháu hiểu sai, tại sao hiểu vậy là sai, để nhà cháu điều chỉnh lại.

Mục 3-
Bổ sung: tại còm #220 bên dưới, nhà cháu đã có thêm một số thông tin gửi kụ tham khảo, liên quan đến "Vượt xe" tại giao cắt và liên quan đến xe 2b.
.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em nghĩ 1 số cụ đã đi sai chủ đề của thớt này, và đã ko giúp gì nhiều cho cụ chủ thớt (mặc dù các cụ đưa ra rất nhiều thông tin bổ ích).
Cái cụ chủ thớt cần tư vấn ở đây, là việc cụ ấy có phạm lỗi: ĐI KHÔNG ĐÚNG PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH hay không?
Ồ, bác cho là sai chủ đề thớt ư?

1. Bác đọc còm của bác chinhatm ngay sau còm kế tiếp đi.

2. Cá nhân em vẫn không thay đổi quan điểm, bác chủ thớt có hai lỗi, một là không tuân thủ hiệu lực vạch kẻ đường, hai là đi không đúng phần đường quy định.

3. Em đã có một số tình huống đặt câu hỏi liên quan đến hành vi tương tự như của bác chủ thớt mà vẫn chưa được trả lời hết. Trong đó có tình huống đường ba làn (hai làn chiều bên phải), một làn chiều bên trái mà chưa bác nào trả lời giúp em.

4. Ở một thớt nào đó có bàn về vạch liền. Không phải không có lý đo mà người ta lại vẽ vạch liền dọc đường ở nơi đường giao nhau, trên cầu, nơi đường cong. Nếu xe 4 bánh đi qua sao cho vạch liền nằm trong gầm xe mà không vi phạm lỗi gì thì quả thật là người ta làm thừa, có phỏng thế không bác?
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
Ồ, bác cho là sai chủ đề thớt ư?

2. Cá nhân em vẫn không thay đổi quan điểm, bác chủ thớt có hai lỗi, một là không tuân thủ hiệu lực vạch kẻ đường, hai là đi không đúng phần đường quy định.
Cụ cho em hỏi, muốn phạt người vi phạm 1 lỗi trái quy định nào đó thì có cần phải có các quy định về việc ko được vi phạm ko? Ví dụ như dừng đỗ trái quy định chẳng hạn?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em thấy các bác cao thủ về luật, về quy chuẩn hội tụ ở đây mà mỗi bác một ý, thế thì các bác cao thủ thường xuyên phải có mặt trên các tuyến đường kia có quan điểm khác các bác ở đây âu cũng là cái chuyện thường tình :D.

Em mời các bác ngự lãm cái này ợ:

 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ cho em hỏi, muốn phạt người vi phạm 1 lỗi trái quy định nào đó thì có cần phải có các quy định về việc ko được vi phạm ko? Ví dụ như dừng đỗ trái quy định chẳng hạn?
Đương nhiên là có.

Mời bác ngự lãm cái hình em mới up lên ở còm 215. Sau đó cộng thêm quy định về vạch 1.1 ở phụ lục H.

Tất cả nó chỉ có thế thôi.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,133
Động cơ
330,294 Mã lực
.... sang hẳn phần đường phía bên kia nhưng quay trở lại ngay....
Chuẩn cụ, với điều kiện đoạn đó ko cấm vượt, đảm bảo điều kiện an toàn, xe phải bật xi nhan và quay về làn ngay khi có thể.
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
Đương nhiên là có.

Mời bác ngự lãm cái hình em mới up lên ở còm 215. Sau đó cộng thêm quy định về vạch 1.1 ở phụ lục H.

Tất cả nó chỉ có thế thôi.
Em thấy chả có cái quy định nào ở vạch 1.1 liên quan tới cái "phần đường quy định" cả cụ ạ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em thấy chả có cái quy định nào ở vạch 1.1 liên quan tới cái "phần đường quy định" cả cụ ạ.
Nói như bờ dồ sổ bên quán cà phê, em hoàn toàn tôn trọng quyền nhận định của bác.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
3. Về vượt xe, Luật GTĐB là văn bản có hiệu lực cao nhất, không nhắc gì đến ô tô hay xe máy trong quy định về vượt (điều 14). Quy chuẩn 41 có quy định không tính đến mô tô, xe máy khi vượt ở biển cấm số 125, nhưng nó chỉ có hiệu lực với biển cấm đó thôi.

Thông tin bổ sung ý kiến tại điểm 3-, còm #212 cùng kụ Chinhatm, liên quan đến việc "Vượt xe" tại giao cắt và đến việc "vượt xe đối với xe 2 bánh".

3- Về "Vượt xe":

a- Biển báo cấm số 125 "Cấm vượt" không coi xe 2 bánh, kể cả mô tô, là đối tượng bị vượt, nên biển 125 không coi hành vi vượt xe 2 bánh là vi phạm quy định "cấm vượt xe" của biển này.

b- Kụ Chinhatm viện dẫn Điều 14 Luật GTĐB hiện hành cho thấy quy định về "vượt xe" trong Điều 14 không nhắc đến hành vi "vượt xe 2 bánh" có phải hay không phải là đối tượng của hành vi "vượt xe". Từ đó, kụ Chinhatm đã suy luận, rằng theo Điều 14 Luật Gtđb hiện hành, "cấm vượt xe" bao gồm cả hành vi "cấm vượt xe 2 bánh, kể cả mô tô", rằng "3 xe ô tô trong clip kụ Suzu úp ở trên đã phạm lỗi vượt xe (vượt xe 2 bánh) tại giao cắt".

c- Nhà cháu tôn trọng ý kiến nêu trên của kụ Chinhatm, nhưng không đồng ý với ý kiến đó, với 3 lý do sau:
c1- Dù không nêu định nghĩa thế nào là "vượt xe", nhưng Điều 14 Luật Gtđb quy định cụ thể các thao tác cần thực hiện khi tiến hành vượt xe, qua đó có thể thấy đó là thao tác của một xe ô tô vượt qua một xe ô tô khác chạy phía trước và đang chiếm dụng toàn bộ làn đường, chứ không phải là thao tác của một ô tô vượt qua một xe máy, là loại xe có tiết diện ngang rất nhỏ so với chiều ngang của ô tô.
c2- Dù trong Điều 14 không loại trừ "xe 2 bánh, kể cả mô tô" là đối tượng của hành vi Vượt xe, thì cũng không có nghĩa Điều 14 đó đuơng nhiên coi "xe 2 bánh, kể cả mô tô" là đối tượng của hành vi "vượt xe".
Muốn bắt lỗi ô tô vượt xe 2 bánh, phải chứng minh được xe 2 bánh là đối tượng luật định của hành vi đó.
c3- Muốn bắt lỗi ô tô vượt xe tại giao cắt, phải chứng minh ô tô đó đã có hành vi vượt xe tại giao cắt.

-----------------------

Tại Khoản 8 Điều 11 của Công ước Viên 1968 về GTĐB có quy định rõ chỉ "cấm ô tô thực hiện vượt xe đối với các phương tiện KHÔNG PHẢI LÀ xe 2 bánh, mô tô...".

Như vậy, Công ước Viên 1968 về gtđb đã nêu rõ, tại các nơi cấm vượt xe, việc vượt xe "xe hai bánh, kể cả mô tô" không bị luật cấm.

Với tư cách một bên ký kết Công ước, VN có nghĩa vụ phải sửa đổi luật gtđb của mình để phù hợp với quy định này của Công ước Viên.

- Link bản dịch tiếng Việt của OF của CƯV 1968 về GTĐB:
https://drive.google.com/open?id=0BzFS2oW0MZYCWGNzS0NKR1FacFE

- Link bản tiếng Anh của CƯV 1968 về GTĐB:
https://docs.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCUUlJbHExZXg1Rk0/edit?usp=docslist_api

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top