[Thảo luận] E bị bắt lỗi không đi đúng phần đường quy định tại Hải phòng

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Xin cảm ơn kụ Chinhatm nhiều. Nhà cháu xin có một vài ý kiến như sau, theo từng mục của kụ:

Mục 1- Việc hai câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" (nêu tại Khoản 1, Điều 9- "Quy tắc chung") và câu "(phuơng tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải) đi VỀ bên phải" (nêu tại Khoản 3, Điều 13- "Sử dụng làn đường") trong Luật gtđb hiện hành, có nghĩa khác nhau hay không, đã được chúng ta phản biện tại thớt "Hiểu đúng về Khoản 2 Điều 9 Luật Gtđb", dài 31 trang, vẫn chưa xong.
Nay có tranh luận thêm một vài trang tại thớt này thì chắc cũng không thể xong được.

Mục 2- Nhà cháu không những đã đọc đi đọc lại rất kỹ toàn bộ 180 trang của 2 Công ước Viên: CƯV 1968 về GTĐB (105 trang) và CƯV 1968 về Biển báo và tín hiệu Đường bộ (75 trang), mà còn dịch toàn bộ 180 trang đó ra tiếng Việt.
Nhà cháu không những đã đọc hết 180 trang đó qua bản tiếng Anh, mà còn đọc qua bản tiếng Nga nữa.

Do vậy, nhà cháu hy vọng được kụ chỉ ra cụ thể chỗ nào trong Công ước Viên bị nhà cháu hiểu sai, tại sao hiểu vậy là sai, để nhà cháu điều chỉnh lại.

Mục 3-
Bổ sung: tại còm #220 bên dưới, nhà cháu đã có thêm một số thông tin gửi kụ tham khảo, liên quan đến "Vượt xe" tại giao cắt và liên quan đến xe 2b.
.
Tôi không quan tâm nhiều đến Công ước Viên, nhưng tôi cho rằng Công ước Viên là định hướng chung trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tầm quốc tế, nên chắc chắn nó sẽ hướng tới sự an toàn và văn minh trong giao thông.
Cách đi mà bác nói rằng hiểu theo CUV như hình dưới ngay đây chắc chắn là không an toàn, không văn minh bằng cách đi hiểu theo luật Việt Nam mà tôi hiểu:

Cách đi mà bác hiểu:


Cách đi mà tôi hiểu:


Tôi không cho rằng Công ước Viên lại có thể chấp nhận cách giao thông thiếu an toàn và thiếu văn minh như thế
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Thông tin bổ sung ý kiến tại điểm 3-, còm #212 cùng kụ Chinhatm, liên quan đến việc "Vượt xe" tại giao cắt và đến việc "vượt xe đối với xe 2 bánh".

3- Về "Vượt xe":

a- Biển báo cấm số 125 "Cấm vượt" không coi xe 2 bánh, kể cả mô tô, là đối tượng bị vượt, nên biển 125 không coi hành vi vượt xe 2 bánh là vi phạm quy định "cấm vượt xe" của biển này.

b- Kụ Chinhatm viện dẫn Điều 14 Luật GTĐB hiện hành cho thấy quy định về "vượt xe" trong Điều 14 không nhắc đến hành vi "vượt xe 2 bánh" có phải hay không phải là đối tượng của hành vi "vượt xe". Từ đó, kụ Chinhatm đã suy luận, rằng theo Điều 14 Luật Gtđb hiện hành, "cấm vượt xe" bao gồm cả hành vi "cấm vượt xe 2 bánh, kể cả mô tô", rằng "3 xe ô tô trong clip kụ Suzu úp ở trên đã phạm lỗi vượt xe (vượt xe 2 bánh) tại giao cắt".

c- Nhà cháu tôn trọng ý kiến nêu trên của kụ Chinhatm, nhưng không đồng ý với ý kiến đó, với 3 lý do sau:
c1- Dù không nêu định nghĩa thế nào là "vượt xe", nhưng Điều 14 Luật Gtđb quy định cụ thể các thao tác cần thực hiện khi tiến hành vượt xe, qua đó có thể thấy đó là thao tác của một xe ô tô vượt qua một xe ô tô khác chạy phía trước và đang chiếm dụng toàn bộ làn đường, chứ không phải là thao tác của một ô tô vượt qua một xe máy, là loại xe có tiết diện ngang rất nhỏ so với chiều ngang của ô tô.
c2- Dù trong Điều 14 không loại trừ "xe 2 bánh, kể cả mô tô" là đối tượng của hành vi Vượt xe, thì cũng không có nghĩa Điều 14 đó đuơng nhiên coi "xe 2 bánh, kể cả mô tô" là đối tượng của hành vi "vượt xe".
Muốn bắt lỗi ô tô vượt xe 2 bánh, phải chứng minh được xe 2 bánh là đối tượng luật định của hành vi đó.
c3- Muốn bắt lỗi ô tô vượt xe tại giao cắt, phải chứng minh ô tô đó đã có hành vi vượt xe tại giao cắt.

-----------------------

Tại Khoản 8 Điều 11 của Công ước Viên 1968 về GTĐB có quy định rõ chỉ "cấm ô tô thực hiện vượt xe đối với các phương tiện KHÔNG PHẢI LÀ xe 2 bánh, mô tô...".

Như vậy, Công ước Viên 1968 về gtđb đã nêu rõ, tại các nơi cấm vượt xe, việc vượt xe "xe hai bánh, kể cả mô tô" không bị luật cấm.

Với tư cách một bên ký kết Công ước, VN có nghĩa vụ phải sửa đổi luật gtđb của mình để phù hợp với quy định này của Công ước Viên.

- Link bản dịch tiếng Việt của OF của CƯV 1968 về GTĐB:
https://drive.google.com/open?id=0BzFS2oW0MZYCWGNzS0NKR1FacFE

- Link bản tiếng Anh của CƯV 1968 về GTĐB:
https://docs.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCUUlJbHExZXg1Rk0/edit?usp=docslist_api

a) Nhất trí là biển 125 không quan tâm đến xe 2 bánh. Tai nới cắm biển cấm vượt 125 ô tô vượt xe máy sẽ không phạm luật.
b) Tại những nơi cấm vượt theo điều 14, luật không loại trừ xe máy, thậm chí xe đạp nên ta không thể tự tiện loại trừ.
c) Đúng là mô tô, xe máy có tiết diện ngang khá nhỏ, nhưng không có nghĩa là nó không thể chiếm hết một làn đường. Thực tế chắc chắn bác cũng nhiều lần gặp phải, chỉ cần 1 xe máy đi chính giữa làn thì ô tô cũng không thể vượt qua xe máy mà không lấn sang phần đường xe ngược chiều. Hơn nữa đâu chỉ có 1 xe máy, chỉ cần 2 xe máy đi song song là chiếm hết làn, chưa nói nhiều xe máy.
c2) Điều 14 của Luật quy định đối tượng là "xe" nghĩa là bất cứ thứ gì gọi là "xe" sẽ là đối tượng của điều này, ta không được phép tùy tiện biến "xe" thành "ô tô". Tương tự như vậy, điều 14 không chỉ cấm ô tô, mà còn cấm cả xe máy, xe chuyên dùng, xe lam, xe 3 bánh, xe đạp... vượt tại những nơi như quy định: Đường giao nhau, đường cong, khuất tầm nhìn, cầu hẹp 1 làn xe...
 

mua_t7

Xe hơi
Biển số
OF-66273
Ngày cấp bằng
14/6/10
Số km
161
Động cơ
436,010 Mã lực
Cụ lấn làn bên trái rồi, mức phạt như sai làn.
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,318
Động cơ
456,157 Mã lực
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
b) Tại những nơi cấm vượt theo điều 14, luật không loại trừ xe máy, thậm chí xe đạp nên ta không thể tự tiện loại trừ.

c) Đúng là mô tô, xe máy có tiết diện ngang khá nhỏ, nhưng không có nghĩa là nó không thể chiếm hết một làn đường. Thực tế chắc chắn bác cũng nhiều lần gặp phải, chỉ cần 1 xe máy đi chính giữa làn thì ô tô cũng không thể vượt qua xe máy mà không lấn sang phần đường xe ngược chiều. Hơn nữa đâu chỉ có 1 xe máy, chỉ cần 2 xe máy đi song song là chiếm hết làn, chưa nói nhiều xe máy.

c2) Điều 14 của Luật quy định đối tượng là "xe" nghĩa là bất cứ thứ gì gọi là "xe" sẽ là đối tượng của điều này, ta không được phép tùy tiện biến "xe" thành "ô tô". Tương tự như vậy, điều 14 không chỉ cấm ô tô, mà còn cấm cả xe máy, xe chuyên dùng, xe lam, xe 3 bánh, xe đạp... vượt tại những nơi như quy định: Đường giao nhau, đường cong, khuất tầm nhìn, cầu hẹp 1 làn xe...
Cảm ơn kụ.

b- nhà cháu dùng cách tiếp cận khác với cách kụ đang dùng. Đó là, nhà cháu chẳng cần phải loại trừ xe 2 bánh hay không.
Trái lại, nhà cháu áp dụng quy định của Luật Xử lý VPHC, sẽ yêu cầu người bắt lỗi phải chứng minh trong Điều 14 mô tả hành vi vượt xe như vậy là có ngụ ý bao gồm các thao tác của hành vi vượt xe 2 bánh. Yêu cầu họ phải chứng minh ô tô vượt xe 2 bánh như trong clip đó là phạm lỗi.

Khi họ chưa chứng minh được, thì nhà cháu vẫn coi ô tô chưa phạm lỗi "vượt xe" khi ô tô đi nhanh hơn xe 2 bánh.

c- Vì sự khác nhau cơ bản giữa "một ô tô chạy chậm chiếm hết làn đường" với "nhiều xe máy chạy chậm, dàn hàng ngang, chiếm hết làn đường", nên luật không coi xe máy là đối tượng để chế tài trong hành vi "vượt xe".

Sự khác nhau đó là:
- chiếc ô tô to chạy chậm chiếm hết làn đường đó không có khả năng tự thu nhỏ tiết diện lại để cho ô tô phía sau vượt lên, nên xe sau bắt buộc phải chiếm làn của chiều ngược lại để thực hiện hành vi vượt xe.
Vì hành vi vượt xe rất nguy hiểm, nên luật mới phải có quy định cụ thể để chế tài việc ô tô chiếm làn ngược chiều để vượt ô tô khác.

- nhiều xe máy chạy chậm, dàn hàng ngang chiếm hết làn đường, nhưng chúng có khả năng tự thu nhỏ tiết diện (không dàn hàng ngang nữa, chuyển sang đi theo hàng 1 hoặc hàng 2) để cho ô tô đi qua, ô tô không nhất thiết phải chiếm làn ngược chiều để tiến hành "vượt xe máy".

Hơn nữa xe máy dàn hàng ngang chiếm hết đường chỉ là hành vi phạm luật, rất hãn hữu xảy ra. Ô tô cứ việc còi là họ dạt vào, không bắt buộc phải thực hiện các thao tác nguy hiểm như ô tô vượt xe ô tô, nên trong luật không chế tài hành vi ô tô vượt xe máy.

Chẳng cứ luật Vn, luật các nước khác, luật nêu trong Công ước Viên cũng không coi ô tô vượt qua xe máy là hành vi "vượt xe".

c2- như ý kiến tại b- nhà cháu đã nêu trên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi không quan tâm nhiều đến Công ước Viên, nhưng tôi cho rằng Công ước Viên là định hướng chung trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tầm quốc tế, nên chắc chắn nó sẽ hướng tới sự an toàn và văn minh trong giao thông.
Cách đi mà bác nói rằng hiểu theo CUV như hình dưới ngay đây chắc chắn là không an toàn, không văn minh bằng cách đi hiểu theo luật Việt Nam mà tôi hiểu:

Cách đi mà bác hiểu:


Cách đi mà tôi hiểu:


Tôi không cho rằng Công ước Viên lại có thể chấp nhận cách giao thông thiếu an toàn và thiếu văn minh như thế



Nhà cháu không có nhận xét gì về "cách đi". Nhà cháu chỉ khẳng định về "chiều di chuyển" của 2 xe đó.
Theo quy định của Công ước Viên, theo Khoản 2 Điều 9 Luật gtđb Vn, hai xe tránh nhau như hình trên là chúng đang theo nguyên tắc "đi bên phải", tức đi kiểu "tay lái thuận", là chiều di chuyển của giao thông VN. Thế thôi.

Nếu kụ không đồng ý với nhà cháu, nếu kụ có ý kiến ngược lại, phải chăng, kụ khẳng định hai xe đó đang "đi bên trái" (đi kiểu tay lái nghịch, giống của giao thông Thái lan) chăng?



 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ.

b- nhà cháu dùng cách tiếp cận khác với cách kụ đang dùng. Đó là, nhà cháu chẳng cần phải loại trừ xe 2 bánh hay không.
Trái lại, nhà cháu áp dụng quy định của Luật Xử lý VPHC, sẽ yêu cầu người bắt lỗi phải chứng minh trong Điều 14 mô tả hành vi vượt xe như vậy là có ngụ ý bao gồm các thao tác của hành vi vượt xe 2 bánh. Yêu cầu họ phải chứng minh ô tô vượt xe 2 bánh như trong clip đó là phạm lỗi.

Khi họ chưa chứng minh được, thì nhà cháu vẫn coi ô tô chưa phạm lỗi "vượt xe" khi ô tô đi nhanh hơn xe 2 bánh.

c- Vì sự khác nhau cơ bản giữa "một ô tô chạy chậm chiếm hết làn đường" với "nhiều xe máy chạy chậm, dàn hàng ngang, chiếm hết làn đường", nên luật không coi xe máy là đối tượng để chế tài trong hành vi "vượt xe".

Sự khác nhau đó là:
- chiếc ô tô to chạy chậm chiếm hết làn đường đó không có khả năng tự thu nhỏ tiết diện lại để cho ô tô phía sau vượt lên, nên xe sau bắt buộc phải chiếm làn của chiều ngược lại để thực hiện hành vi vượt xe.
Vì hành vi vượt xe rất nguy hiểm, nên luật mới phải có quy định cụ thể để chế tài việc ô tô chiếm làn ngược chiều để vượt ô tô khác.

- nhiều xe máy chạy chậm, dàn hàng ngang chiếm hết làn đường, nhưng chúng có khả năng tự thu nhỏ tiết diện (không dàn hàng ngang nữa, chuyển sang đi theo hàng 1 hoặc hàng 2) để cho ô tô đi qua, ô tô không nhất thiết phải chiếm làn ngược chiều để tiến hành "vượt xe máy".

Hơn nữa xe máy dàn hàng ngang chiếm hết đường chỉ là hành vi phạm luật, rất hãn hữu xảy ra. Ô tô cứ việc còi là họ dạt vào, không bắt buộc phải thực hiện các thao tác nguy hiểm như ô tô vượt xe ô tô, nên trong luật không chế tài hành vi ô tô vượt xe máy.

Chẳng cứ luật Vn, luật các nước khác, luật nêu trong Công ước Viên cũng không coi ô tô vượt qua xe máy là hành vi "vượt xe".

c2- như ý kiến tại b- nhà cháu đã nêu trên.
b) Nói về chuyện chứng minh lỗi thì còn dài, nhưng trường hợp vượt (xe máy) thì thế này: Theo khoản 5, điều 14 "Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây..." vậy, nếu xe máy = xe thì vượt sẽ phạm lỗi. Tôi không cho rằng xxx không thể chứng minh được xe máy = xe.
c) Bác lại áp đặt cho Luật rằng "luật không coi xe máy là đối tượng để chế tài trong hành vi vượt xe", trong khi đó luật không quy định như vậy, chỉ có phần phụ lục của quy chuẩn 41 quy định cho 01 cái biển được phép "không coi xe máy là đối tượng để chế tài"
Tôi khẳng định lại lần nữa, Luật Việt Nam coi xe máy là đối tượng để chế tài trong hành vi vượt xe, trừ khi quy định cấm vượt bởi biển 129, còn CUV tôi chưa tìm hiểu
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu không có nhận xét gì về "cách đi". Nhà cháu chỉ khẳng định về "chiều di chuyển" của 2 xe đó.
Theo quy định của Công ước Viên, theo Khoản 2 Điều 9 Luật gtđb Vn, hai xe tránh nhau như hình trên là chúng đang theo nguyên tắc "đi bên phải", tức đi kiểu "tay lái thuận", là chiều di chuyển của giao thông VN. Thế thôi.

Nếu kụ không đồng ý với nhà cháu, nếu kụ có ý kiến ngược lại, phải chăng, kụ khẳng định hai xe đó đang "đi bên trái" (đi kiểu tay lái nghịch, giống của giao thông Thái lan) chăng?



Theo cách hiểu của bác, 2 xe này hoàn toàn đúng luật, kể cả khi gặp nhau rồi tránh nhau, nhưng cách hiểu này chứa đầy mâu thuẫn:
- Hai hệ thống "đi bên trái" và "đi bên phải" chỉ phân biệt được khi tránh nhau, còn lại giống nhau hết?
- Hai xe này đến gần nhau vội cắt chéo qua mặt nhau gây nên nguy cơ va chạm rất cao, nhất là khi tầm nhìn hạn chế lại là hành vi đúng luật?
- Nếu không phải 2 xe mà hàng trăm xe cắt chéo mặt nhau liên tục như thế thì giao thông sẽ ra sao?
 

sumakhokho

Xe tải
Biển số
OF-353127
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
311
Động cơ
268,210 Mã lực
Ko biết cụ chủ xử lý thế nào rồi nhỉ.
 

damtrunghai

Xe hơi
Biển số
OF-193017
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
118
Động cơ
329,680 Mã lực
Em nghĩ 1 số cụ đã đi sai chủ đề của thớt này, và đã ko giúp gì nhiều cho cụ chủ thớt (mặc dù các cụ đưa ra rất nhiều thông tin bổ ích).
Cái cụ chủ thớt cần tư vấn ở đây, là việc cụ ấy có phạm lỗi: ĐI KHÔNG ĐÚNG PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH hay không?
E buồn quá các cụ à..... ko đúng vấn đề E cần các cụ giúp...:(
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nhà cháu e rằng kụ Bigisbest có thể đã bị câu từ tiếng Việt làm lẫn lộn về ý nghĩa, nên đã vội vã hiểu câu "không đi bên phải theo chièu đi của mình" theo một nghĩa khác.
Thuật ngữ "đi bên phải" với thuật ngữ "đi VỀ bên phải" là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
Trường hợp 3 xe ô tô này, có lẽ kụ Bigisbest có ý bắt lỗi các xe đó "không đi VỀ bên phải" chăng?


1- Câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" được quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật GTĐB hiện hành, nhằm quy định các phuơng tiện phải "đi bên phải" (còn gọi là đi theo tay lái thuận), theo (phù hợp với) chiều lưu thông của Việt nam.
Ngược lại với "đi bên phải" là "đi bên trái", tức là đi theo kiểu "tay lái nghịch", giống như chiều lưu thông của Singapore, Thái lan, Anh quốc.

Thực ra, câu luật "đi bên phải theo chiều đi của mình" đã được dịch nguyên văn từ câu tiếng Anh "Right-hand side appropriate to the dỉection of traffic".

Trên thực tế, 3 xe trên clip rõ ràng đang "đi bên phải" theo chiều tay lái thuận của hệ thống giao thông Việt nam, chứ 3 xe đó không hề "đi bên trái" theo kiểu Thái lan, nên 3 xe đó không hề mắc lỗi "không đi bên phải..."

2- Theo định nghĩa tại Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB, tiêu chí để xác định một phuơng tiện đang "đi bên phải" hay "đi bên trái" chính là "cách thức phuơng tiẹn đó tránh xe ngược chiều - nếu phuơng tiện để xe ngược chiều đi sang bên trái mình, thì phuơng tiện đó đang "đi bên phải", nếu ngược lại (nếu để xe ngược chiều đi sang bên phải xe mình) là phuơng tiẹn đó đang "đi bên trái".

Minh họa bằng định nghĩa Công ước Viên:

(Trong hình, khi dịch ra tiếng Việt, nhà cháu đã sử dụng cụm từ khác, rõ nghĩa hơn, tránh gây nhầm lẫn).

Nhà cháu đã có một thớt, đã tranh luận phản biện cùng kụ Chinhatm về nội dung này (nên xin không nói thêm về lỗi này tại đây nữa). Xin mời kụ Bigisbest ghé thăm nhé.

http://www.otofun.net/threads/751174-hieu-dung-ve-dieu-9-nguoi-tggt-phai-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh?highlight=

3- Vượt xe 2 bánh: Trong các quy định về "vượt xe" cho thấy thuạt ngữ "vượt xe" chỉ áp dụng cho các phuơng tiện là ô tô và tuơng đuơng ô tô, không hề áp dụng thuật ngữ "vượt xe" cho ô tô đối với phương tiện 2 bánh. Do đó không hề có lỗi "vượt xe 2 bánh".

.
Thành thật khuyên cụ nên thay đổi về cách học và hiểu luật.

1. Phần CU cụ trích không tương đương Điều 9 Luật của VN. CU giải thích một khái niệm mà Luât VN không đề cập đề đó là phân biệt Thuận và Ngịch. Nếu Điều 9 có ý nghĩa như cụ hiều thì không cần phải có thêm "Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều". Điều luật VN làm rõ khái niệm trong CU cụ trích là Điều 17 chứ không phải Điều 9.

2. Cụ thử phân tích sự khác nhau giữa hai cụm tứ "đi bên phải" và "đi về bên phải" theo ngữ pháp tiếng Việt. (theo em nó chỉ khác nhau về ngữ cảnh sử dụng).

2. Chủ đề của diễn đàn là "VHGT và ATGT" nều nhưng điều luật còn được hiểu chưa thống nhất thì cần tranh luận để hiểu theo hướng có văn hóa giao thông chứ không nên cố gắng tìm cách chứng minh những hành vi vi phạm nguy hiểm nhưng không bị phạt.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Em cật lực phản đối kiểu so sánh này, giống như 1 số cụ hay có tư tưởng: miền Bắc đi láo hơn miền Nam vậy.
Ở đâu cũng có người nọ người kia, và ở nước ngoài (nước tiên tiến nhé) cũng ko ngoại lệ. Chưa chắc đã là ý thức bên họ tốt hơn, mà có thể là do luật pháp nghiêm minh hơn nên họ phải chấp hành thôi (em ko nói tất cả nhưng đa phần là vậy)
Cụ để ý thỉnh thoảng thấy mấy bạn Tây lông đi xe ở VN cũng chẳng chấp hành nghiêm chỉnh gì đâu, vượt đèn lấn làn chạy ngược chiều đủ cả (ko phải là tất cả nhưng có nhiều). Nếu ý thức tốt thì họ đã ko làm vậy, chẳng qua do ở mình chưa xử lý nghiêm thôi.
Ví dụ cho cụ thấy ở bển nhé, đang bên phải chuyển sang trái khi vạch liền có đúng luật ko (ảnh này em chụp khi nói chuyện facetime với 1 người bạn ở Philadelphia) trong khoảng 20 phút em thấy mấy xe đi như vậy.



Cụ không nên cắt trích dẫn của người khác theo kiểu "thày bói xem voi" như thế để mà chỉ trích người khác. Nếu cụ muốn hiểu rõ vấn đề thì cụ phải xem toàn bộ những post của em với cụ chinhatm. Em so sánh ở đây là nói về tính tổng thể là gần như tất cả những người lái xe ở những nước tiên tiến họ đều không đi sang phía nửa đường bên kia nếu không cần thiết trong khi ở VN cứ cho là vạch đứt là được đè nên giờ nhiều người thản nhiên cho xe mình đi hẳn sang bên trái của cái vạch đứt phân chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau. Điều này không chỉ thể hiện sự vô văn hóa, ích kỷ mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và những người đi theo chiều ngược lại. Em không hề nói là tất cả những người lái xe nước ngoài đều đi đúng luật nhé. Nếu thế thì làm gì họ còn có TNGT (trừ những trường hợp như sự cố kỹ thuật hay buồn ngủ chẳng hạn), làm gì có chuyện bị tịch thu bằng lái.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Theo cách hiểu của bác, 2 xe này hoàn toàn đúng luật, kể cả khi gặp nhau rồi tránh nhau, nhưng cách hiểu này chứa đầy mâu thuẫn:
1- Hai hệ thống "đi bên trái" và "đi bên phải" chỉ phân biệt được khi tránh nhau, còn lại giống nhau hết?
2- Hai xe này đến gần nhau vội cắt chéo qua mặt nhau gây nên nguy cơ va chạm rất cao, nhất là khi tầm nhìn hạn chế lại là hành vi đúng luật?
3- Nếu không phải 2 xe mà hàng trăm xe cắt chéo mặt nhau liên tục như thế thì giao thông sẽ ra sao?

Sorry kụ, mấy tuần vừa rồi bận quá, hôm nay nhà cháu mới vào lại thớt này. Xin được cùng trao đổi về 3 ý ở trên của kụ nhé.

1- Định nghĩa tại CƯV rất ngắn gọn và rõ ràng, như nhà cháu đã trích dẫn ở trên.
Theo định nghĩa đó, nguyên tắc để phân định hệ thống giao thông này là "đi bên trái", hệ thống giao thông kia là "đi bên phải" dựa vào cách thức một phương tiện để cho phương tiện đi ngược lại đi qua ở phía nào của xe mình. Chấm hết.
Nguyên tắc này được tất cả các quốc gia thành viên của CƯV phải công nhận. Không có ngoại lệ.

2- Dưạ trên nguyên tắc này (nêu tại 1- ở trên), CƯV cũng đưa ra các quy định cụ thể để có thể tổ chức giao thông cho an toàn (xây dựng "cách đi" có thể đảm bảo an toàn).
Ví dụ, Quy định trong CƯV về vạch kẻ liền chia 2 chiều ngược nhau "cấm xe trên làn bên thuận chiều di chuyển ở phía bên kia vạch liền". Trong Luật hiện hành của VN không có điều cấm như vậy.
(Xin xem 2 hình minh hoạ tại còm #123 ở phía trên).

Trong khi trong luật hiện hành của VN chưa "cấm xe trên làn bên thuận chiều di chuyển ở phía bên kia vạch liền", thì hành vi xe di chuyển ở phía bên kia vạch liền cũng giống như xe di chuyển ở phía bên kia vạch đứt. Chẳng có gì khác nhau cả.

Trường hợp xe đè qua vạch liền để di chuyển sang phía bên kia vạch liền đó thì chỉ phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (lỗi đè vạch liền).

Để giao thông an toàn hơn, như ý kụ nêu, trong QC41 cần được bổ sung nội dung "cấm phương tiện đi ở phía bên kia của vạch liền chia 2 chiều di chuyển ngược nhau (tức là bên trái của vạch liền) như quy định tại Công ước Viên về vạch liền.

3- Thực tế giao thông hiện nay tại VN (và tại rất nhiều nước khác cũng vậy) phương tiện vẫn được phép di chuyển trên làn của chiều ngược lại.
Khi gặp xe ngược chiều thì mới cắt chéo để về làn của mình.

Kụ đi trên các đường quốc lộ, tỉnh lộ, nơi không có GPC cứng, sẽ thấy các phương tiện đều di chuyển kiểu này. Có rất nhiều lý do chính đáng để họ phải đi như vậy (để vượt xe, để tránh xe máy đi nghênh ngang giữa đường, để đề phòng xe trong đường nhánh bất chợt lao ra, để tránh xe đỗ chiếm lòng đường, v,v.v...). Đi như vậy hoàn toàn bình thường , chẳng có gì là mất an toàn cả.
Kụ lên Youtube xem ở nước ngoài cũng đi như vậy, tại các nơi có vạch đứt.

Sự khác biệt giữa giao thông ở VN và nước ngoài nằm ở cách lái xe xử lý ra sao khi xe gặp vạch liền chia 2 chiều di chuyển.
Luật ở nước ngoài thì cấm xe di chuyển ở bên kia vạch liền, như CƯV quy định. Luật VN thì không cấm, như nhà cháu đã nêu tại mục 2- ở trên.
Nếu luật Vn bổ sung "cấm đi ở phía bên kia vạch liền chia 2 chiều ngược nhau", cho đúng quy định nêu trong CƯV, thì những lo lắng tại điểm 3- của kụ sẽ mặc nhiên được giải đáp thoả đáng thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vầng, nhà cháu xin hỏi cụ [@sgb345;2985] và các cụ có quan tâm, câu hỏi như sau: nếu đi 2b theo mũi tên đỏ như hình dưới đây thì có vi phạm lỗi gì không? Nhà cháu xin cảm ơn.


Không phạm lỗi gì, nếu không đè vạch liền, nếu ở đó không có biển 102 "cấm đi ngược chiều" hoặc biển 302a "hướng phải đi vòng chướng ngại vật".

Nhờ kụ Suzu37 xem câu trả lờicụ thể của nhà cháu tại điểm 2- ở còm số 235 ngay phía trên nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Chi

Xe máy
Biển số
OF-301348
Ngày cấp bằng
11/12/13
Số km
55
Động cơ
307,342 Mã lực
Cách đi của CỤ chủ thớt có 2 cái sai :
1> Đè vạch liền 1.1 là vạch để ngăn cách 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau trong nội thị (tốc độ <=60km/h).
2> Chuyển hướng trên phần đường dành cho người đi bộ (Điều 15 - Luật GTĐB 2008)
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,492
Động cơ
356,832 Mã lực
Cảm ơn cụ bia. Như vậy là kể cả xứ ta và kể cả xứ nảo xứ nao, người ta vẽ cái vạch liền ở nơi gần giao cắt là thực sự thừa.

Và quan trọng hơn, cái CƯ kia nó là thứ chả xi nhê gì theo cách lập luận này.

Last one, mấy cái bàn trước đây về vạch kẻ đường trở nên công cốc :D.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ bia. Như vậy là kể cả xứ ta và kể cả xứ nảo xứ nao, người ta vẽ cái vạch liền ở nơi gần giao cắt là thực sự thừa.

Và quan trọng hơn, cái CƯ kia nó là thứ chả xi nhê gì theo cách lập luận này.

Last one, mấy cái bàn trước đây về vạch kẻ đường trở nên công cốc :D.
Theo ý kụ Suzu, để vạch kẻ liền ở nơi gần giao cắt không thực sự thừa, thì
1- các vạch liền đó cần được luật quy định thêm những chức năng gì?
2- các chức năng đó phải được quy định tại tài liệu pháp luật nào về gtđb?
3- trong khi chưa sửa luật, để khỏi công cốc, có nên sử dụng các phương tiện khác mà luật cho phép (gắn biển "cấm đi ngược chiều" và biển "hướng đi vòng chướng ngại vật") để đảm bảo giao thông, hay chẳng viẹc gì phải cắm các biển đó, mà chỉ cần tự suy, tự gán ý nghĩa cho vạch đó để tổ chức giao thoing theo ý mình?

(P/S: Luật Xử lý VPHC quy định "chỉ xử phạt công dán với các lỗi do pháp luật quy định". Do vậy, chúng ta không thể tự tiện suy luận để gán cho một vạch kẻ cái chức năng mà trong luật chưa quy định cho vạch đó. Càng không thể sử dụng chức năng tự suy luận đó để bắt lỗi lái xe).
 

thuong_dentis

Xe tăng
Biển số
OF-294796
Ngày cấp bằng
4/10/13
Số km
1,986
Động cơ
333,309 Mã lực
Cháu đồng ý lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top