[Funland] Xin hỏi các cụ thạo chữ Hán

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (當) du nhập vào Việt Nam và tồn tại 3 cách đọc (ghi trong tự điển) là: "đang" "đáng" "đương", nhưng xin lưu ý còn có một cách đọc (không có trong tự điển) mà chúng ta vẫn quen miệng dùng ở hiện tại là "đăng" trong thành ngữ "Môn đăng hộ đối" (門當戶對).

Cháu lấy ví dụ như vậy, để cho thấy việc tranh luận dựa vào tự điển là cần thiết, nhưng không nhất nhất phải theo đúng tự điển, bởi vì ngôn ngữ là sự phát triển trong cuộc sống.

Để lấy dẫn chứng cho việc phân tích cách đọc chữ (當), cháu xin lấy dẫn chứng từ tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du với các lý do:
- Truyện Kiều là tác phẩm ra đời đã khá lâu (~200 năm) đủ để lâu đời hơn những cuốn tự điển chúng ta đang sử dụng hiện nay.
- Số lần thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) đủ lớn (03 lần).
- Truyện Kiều là chữ Nôm, nghĩa là ghi lại Tiếng Việt, giống như chữ Quốc ngữ ghi lại Tiếng Việt. Bởi vì chúng ta đang làm một việc khá buồn cười: đó là dùng cách đọc chữ Quốc ngữ (đang/đương) để tranh luận về một chữ Hán tận bên Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,690
Động cơ
627,779 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chữ (當) du nhập vào Việt Nam và tồn tại 3 cách đọc (ghi trong tự điển) là: "đang" "đáng" "đương", nhưng xin lưu ý còn có một cách đọc (không có trong tự điển) mà chúng ta vẫn quen miệng dùng ở hiện tại là "đăng" trong thành ngữ "Môn đăng hộ đối" (門當戶對).

Cháu lấy ví dụ như vậy, để cho thấy việc tranh luận dựa vào tự điển là cần thiết, nhưng không nhất nhất phải theo đúng tự điển, bởi vì ngôn ngữ là sự phát triển trong cuộc sống.

Để lấy dẫn chứng cho việc phân tích cách đọc chữ (當), cháu xin lấy dẫn chứng từ tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du với các lý do:
- Truyện Kiều là tác phẩm ra đời đã khá lâu (~200 năm) đủ để lâu đời hơn những cuốn tự điển chúng ta đang sử dụng hiện nay.
- Số lần thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) đủ lớn (04 lần).
- Truyện Kiều là chữ Nôm, nghĩa là ghi lại Tiếng Việt, giống như chữ Quốc ngữ ghi lại Tiếng Việt. Bởi vì chúng ta đang làm một việc khá buồn cười: đó là dùng cách đọc chữ Quốc ngữ (đang/đương) để tranh luận về một chữ Hán tận bên Trung Quốc.

(còn tiếp).
Chuẩn ạ!
Giờ em nghe mấy đứa trẻ nhà em nói chuyện với bạn nó bằng tiếng Việt em còn hiểu lõm bõm nữa là :D
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
3,259
Động cơ
512,202 Mã lực
Trong Thủy Hử có tay shipper nickname là Thần Hành Thái Bảo, nên gọi là Đái Tung hay Đới Tung cụ nhỉ?
Thần Hành Thái Bảo Đái Bắn chứ Tung gì mà tung.
Tên ông shipper đấy phiên sang Hán Việt chệch cả 2 chữ. Đái thành Đới để né chữ bất nhã. Tông thành Tung để kiêng huý vua Thiệu Trị (bản dịch full HD của cụ Trần Tuấn Khải dịch từ thời còn nhà Nguyễn).
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Chữ (當) du nhập vào Việt Nam và tồn tại 3 cách đọc (ghi trong tự điển) là: "đang" "đáng" "đương", nhưng xin lưu ý còn có một cách đọc (không có trong tự điển) mà chúng ta vẫn quen miệng dùng ở hiện tại là "đăng" trong thành ngữ "Môn đăng hộ đối" (門當戶對).

Cháu lấy ví dụ như vậy, để cho thấy việc tranh luận dựa vào tự điển là cần thiết, nhưng không nhất nhất phải theo đúng tự điển, bởi vì ngôn ngữ là sự phát triển trong cuộc sống.

Để lấy dẫn chứng cho việc phân tích cách đọc chữ (當), cháu xin lấy dẫn chứng từ tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du với các lý do:
- Truyện Kiều là tác phẩm ra đời đã khá lâu (~200 năm) đủ để lâu đời hơn những cuốn tự điển chúng ta đang sử dụng hiện nay.
- Số lần thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) đủ lớn (04 lần).
- Truyện Kiều là chữ Nôm, nghĩa là ghi lại Tiếng Việt, giống như chữ Quốc ngữ ghi lại Tiếng Việt. Bởi vì chúng ta đang làm một việc khá buồn cười: đó là dùng cách đọc chữ Quốc ngữ (đang/đương) để tranh luận về một chữ Hán tận bên Trung Quốc.
Học về dịch thuật 100% sẽ có những cuộc tranh luận kiểu này.
Giống như : Huỳnh Thu Sinh/Huỳnh Thu Sanh chẳng hạn... 20 mấy năm nghe quen cái tên Huỳnh Thu Sinh rồi mà sau này nghe người ta dịch Huỳnh thu Sanh nếu không biết tiếng hán lại tưởng 1 ông nào khác.
Chữ 黃 ( Hoàng)vì kỵ úy nên đổi thành Huỳnh nên không cần bắt bẻ chữ này mn nhé.
 

minhlp

Xe tải
Biển số
OF-107719
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
431
Động cơ
384,827 Mã lực
Chữ (當) du nhập vào Việt Nam và tồn tại 3 cách đọc (ghi trong tự điển) là: "đang" "đáng" "đương", nhưng xin lưu ý còn có một cách đọc (không có trong tự điển) mà chúng ta vẫn quen miệng dùng ở hiện tại là "đăng" trong thành ngữ "Môn đăng hộ đối" (門當戶對).

Cháu lấy ví dụ như vậy, để cho thấy việc tranh luận dựa vào tự điển là cần thiết, nhưng không nhất nhất phải theo đúng tự điển, bởi vì ngôn ngữ là sự phát triển trong cuộc sống.

Để lấy dẫn chứng cho việc phân tích cách đọc chữ (當), cháu xin lấy dẫn chứng từ tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du với các lý do:
- Truyện Kiều là tác phẩm ra đời đã khá lâu (~200 năm) đủ để lâu đời hơn những cuốn tự điển chúng ta đang sử dụng hiện nay.
- Số lần thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) đủ lớn (04 lần).
- Truyện Kiều là chữ Nôm, nghĩa là ghi lại Tiếng Việt, giống như chữ Quốc ngữ ghi lại Tiếng Việt. Bởi vì chúng ta đang làm một việc khá buồn cười: đó là dùng cách đọc chữ Quốc ngữ (đang/đương) để tranh luận về một chữ Hán tận bên Trung Quốc.
Cám ơn mợ.
Mỗi lần đọc bài của mợ em thấy rất bổ ích, vì có nhiều kiến thức mà em chưa biết. Mợ còn ít tuổi mà hiểu biết rất nhiều, em rất ngưỡng mộ. Em là người có biết chút chữ Hán và rất yêu thích Truyện Kiều, nên khá quan tâm tới những bài viết của mợ liên quan tới chủ đề này.
P/S: vụ tranh luận cách đọc chữ, không phải "chúng ta cãi nhau", mà chỉ có một người bắt tất cả mọi người phải đọc theo đúng chữ mà cụ ấy đã được đọc thôi.
AQ thường chê bai người khác vì không hợp với những chuẩn mực cố hữu của gã. Ở làng Mùi gọi cái ghế dài ba thước rộng ba tấc là cái ghế dài, còn ở huyện họ gọi là tràng kỷ, AQ phản đối: “Gọi thế là sai! Là đáng cười!”. Hay chuyện rán cá, y cũng đem cái chuẩn rán cá ở làng Mùi ra để chê bai cách rán cá của người trên huyện: “Thế là sai! Là đáng cười!”.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,095
Động cơ
738,542 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) ba lần trong Truyện Kiều, cháu xin lần lượt trích dẫn
(1) Dẫn chứng từ Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (bản Oánh Mậu).
Chữ trong vòng tròn đỏ là chữ (當), cả câu là: "Còn đương suy nghĩ trước sau"
Câu này tất cả các bản dịch Quốc ngữ đều thống nhất (當) = "đương".

page059.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,095
Động cơ
738,542 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com

thanglong858

Xe hơi
Biển số
OF-731800
Ngày cấp bằng
6/6/20
Số km
101
Động cơ
71,123 Mã lực
Tuổi
35
Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu "石敢當" là tên của một nhân vật trong truyền thuyết, "石敢當" không phải là một câu viết/câu nói, do đó không thể mang các quy tắc ngữ pháp ra phân tích. Từ những truyền thuyết hàng yêu, phục quái của nhân vật "石敢當", xuất hiện những hòn đá khắc tên nhân vật này để trừ hung, trấn tà.

10.jpg


Sau này chữ "泰山" mới được thêm vào, dần dần việc đặt cái trụ đá "泰山石敢當" trở thành một phong tục (习俗), và "泰山石敢當习俗" chính thức được nhà nước Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2006.

Sở dĩ cháu phải diễn giải dài dòng sự tích như vậy, để tránh cho những người đang hiểu nhầm họ (石) trùng với chất liệu (石), từ đó diễn giải chưa đúng về hai chữ (敢當). Ví dụ như "bánh chưng" của Việt Nam liên quan đến sự tích "Lang Liêu", nhưng may mà cái bánh đó mang tên "bánh chưng", nếu cái bánh đó mang tên "lang liêu", rất có thể sẽ dẫn đến tình huống tranh luận "lang" là thành phần nào ở vỏ bánh, "liêu" là thành phần nào trong ruột bánh.
Nay e mới biết cái này. Trước giờ chỉ biết mấy chữ này viết trên đá đặt trước cửa để trừ tà.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn mợ.
Mỗi lần đọc bài của mợ em thấy rất bổ ích, vì có nhiều kiến thức mà em chưa biết. Mợ còn ít tuổi mà hiểu biết rất nhiều, em rất ngưỡng mộ. Em là người có biết chút chữ Hán và rất yêu thích Truyện Kiều, nên khá quan tâm tới những bài viết của mợ liên quan tới chủ đề này.
P/S: vụ tranh luận cách đọc chữ, không phải "chúng ta cãi nhau", mà chỉ có một người bắt tất cả mọi người phải đọc theo đúng chữ mà cụ ấy đã được đọc thôi.
Cụ lại nhét chữ vào mồm em rồi. Em chẳng có quyền bắt ép ai cả.
Khi dịch Tên Người hay địa danh nó phải chính xác chứ không phải mình thích sáng tạo ra như nào cũng được.
Thạch Cảm Đang và Thạch Cẩm Đương đều đúng quan trọng ai dịch đang ai dịch đương trước mà thôi.
Cái tồn tại lâu về nhân vật đó đang là Thạch Cảm Đang dịch Thành Thạch Cảm Đương Nghe có hợp lý không cụ?
 

thanglong858

Xe hơi
Biển số
OF-731800
Ngày cấp bằng
6/6/20
Số km
101
Động cơ
71,123 Mã lực
Tuổi
35
Thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) bốn lần trong Truyện Kiều, cháu xin lần lượt trích dẫn
(1) Dẫn chứng từ Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (bản Oánh Mậu).
Chữ trong vòng tròn đỏ là chữ (當), cả câu là: "Còn đương suy nghĩ trước sau"
Câu này tất cả các bản dịch Quốc ngữ đều thống nhất (當) = "đương".

page059.jpg
Chữ đương này kiểu được Quốc ngữ hóa rồi, như trong chữ đương thời. Nếu dịch Hán Việt thì hay dịch là Đang hơn.
 

Phong Vân

Xe buýt
Biển số
OF-21552
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
605
Động cơ
498,362 Mã lực
Đôi lúc sai vài chỗ mà cụ :D :D có cụ Bụp bắt lỗi chính tả để em sửa sai là rất hợp ạ;;)
Thì cụ cứ trả lời cụ thớt đây là chữ "Thái Sơn thạch cảm đang" còn bọn em trả lời là "Thái Sơn thạch cảm đương" có sao đâu.
Cụ thớt vẫn hiểu đây là dòng chữ như vậy viết vào hòn đá có tác dụng trừ tà, trấn trạch thôi.
Tương tự với Lục tự minh chú thì có mấy kiểu đọc nhưng có ai nói câu chú này đọc khác nhau có tác dụng khác nhau?
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,323
Động cơ
3,261,285 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chữ đương này kiểu được Quốc ngữ hóa rồi, như trong chữ đương thời. Nếu dịch Hán Việt thì hay dịch là Đang hơn.
Vậy 當今 và 相當 thì dịch Hán Việt thế nào đây cụ :-?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) ba lần trong Truyện Kiều, cháu xin lần lượt trích dẫn:
(2) Dẫn chứng từ Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (bản Oánh Mậu).
Chữ trong vòng tròn đỏ là chữ (當), cả câu là: "Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang"
Câu này tất cả các bản dịch Quốc ngữ đều thống nhất (當) = "đang".

page141.jpg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) ba lần trong Truyện Kiều, cháu xin lần lượt trích dẫn:
(3) Dẫn chứng từ Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (bản Oánh Mậu).
Chữ trong vòng tròn đỏ là chữ (當), cả câu là: "Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì"
Câu này tất cả các bản dịch Quốc ngữ đều thống nhất (當) = "đương".

page143.jpg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Như vậy chữ (當) nếu đọc theo ký âm chữ Quốc ngữ hiện nay, đọc là "đang" cũng được, mà đọc là "đương" cũng được. Quay lại chuyện hòn đá "泰山石敢當" mấy ông Trung Quốc đọc là (tàishān shí gǎn dāng) và tất nhiên họ chả quan tâm mấy ông Việt Nam đọc là "Thái Sơn Thạch Cảm Đương" hay là "Thái Sơn Thạch Cảm Đang".
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Thì cụ cứ trả lời cụ thớt đây là chữ "Thái Sơn thạch cảm đang" còn bọn em trả lời là "Thái Sơn thạch cảm đương" có sao đâu.
Cụ thớt vẫn hiểu đây là dòng chữ như vậy viết vào hòn đá có tác dụng trừ tà, trấn trạch thôi.
Tương tự với Lục tự minh chú thì có mấy kiểu đọc nhưng có ai nói câu chú này đọc khác nhau có tác dụng khác nhau?
Em không tranh biên tính đúng sai từ () em chỉ tranh biên khi dùng cả câu nó có sai nghĩa không thôi.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,690
Động cơ
627,779 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đang chủ đề chữ Hoa (tộc Họa Hạ) trên cái bia đá chấn yểm tà khí mà giờ thớt đã sang Kiều. Em hóng ảnh hai nàng kiều cho khí thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top