Đây là còm đầu tiên của mợ về chữ Đương/Đang dùng trong Truyện Kiều, từ còm này đổ về trước không có ai nhắc đến chữ Đương/Đang trong Truyện Kiều.
Còm này câu cuối của mợ nói chúng ta đang làm một việc khá buồn cười đó là dùng cách đọc chữ Quốc ngữ (đang/đương) để tranh luận về một chữ Hán tận bên Trung Quốc.Chữ (當) được thi hào Nguyễn Du sử dụng 04 lần trong Truyện Kiều, trong đó 02 lần là "đương" và 02 lần là "đang".
Còn đương (當) suy nghĩ trước sau
Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào.
Người yểu điệu kẻ văn chương
Trai tài gái sắc xuân đương (當) vừa thì
Nỗi lòng chẳng đánh mà đau
Đang (當) cười nói bỗng mặt sầu lệ sa
Chưa chăn gối cũng vợ chồng
Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang (當)
Cho nên (當) dịch là "Đương" cũng được, mà dịch là "Đang" cũng được.
Em không hiểu còm sau của mợ là cười và chê chúng ta là chê những ai, khi chính mợ là người mang vấn đề sử dụng chữ Đương/Đang trong Truyện Kiều vào thớt. Chả nhẽ lại tự bày ra vấn đề và tự phê bình vấn đề mà chính mình nêu ra ?Chữ (當) du nhập vào Việt Nam và tồn tại 3 cách đọc (ghi trong tự điển) là: "đang" "đáng" "đương", nhưng xin lưu ý còn có một cách đọc (không có trong tự điển) mà chúng ta vẫn quen miệng dùng ở hiện tại là "đăng" trong thành ngữ "Môn đăng hộ đối" (門當戶對).
Cháu lấy ví dụ như vậy, để cho thấy việc tranh luận dựa vào tự điển là cần thiết, nhưng không nhất nhất phải theo đúng tự điển, bởi vì ngôn ngữ là sự phát triển trong cuộc sống.
Để lấy dẫn chứng cho việc phân tích cách đọc chữ (當), cháu xin lấy dẫn chứng từ tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du với các lý do:
- Truyện Kiều là tác phẩm ra đời đã khá lâu (~200 năm) đủ để lâu đời hơn những cuốn tự điển chúng ta đang sử dụng hiện nay.
- Số lần thi hào Nguyễn Du sử dụng chữ (當) đủ lớn (03 lần).
- Truyện Kiều là chữ Nôm, nghĩa là ghi lại Tiếng Việt, giống như chữ Quốc ngữ ghi lại Tiếng Việt. Bởi vì chúng ta đang làm một việc khá buồn cười: đó là dùng cách đọc chữ Quốc ngữ (đang/đương) để tranh luận về một chữ Hán tận bên Trung Quốc.