Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu "石敢當" là tên của một nhân vật trong truyền thuyết, "石敢當" không phải là một câu viết/câu nói, do đó không thể mang các quy tắc ngữ pháp ra phân tích. Từ những truyền thuyết hàng yêu, phục quái của nhân vật "石敢當", xuất hiện những hòn đá khắc tên nhân vật này để trừ hung, trấn tà.
Sau này chữ "泰山" mới được thêm vào, dần dần việc đặt cái trụ đá "泰山石敢當" trở thành một phong tục (习俗), và "泰山石敢當习俗" chính thức được nhà nước Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2006.
Sở dĩ cháu phải diễn giải dài dòng sự tích như vậy, để tránh cho những người đang hiểu nhầm họ (石) trùng với chất liệu (石), từ đó diễn giải chưa đúng về hai chữ (敢當). Ví dụ như "bánh chưng" của Việt Nam liên quan đến sự tích "Lang Liêu", nhưng may mà cái bánh đó mang tên "bánh chưng", nếu cái bánh đó mang tên "lang liêu", rất có thể sẽ dẫn đến tình huống tranh luận "lang" là thành phần nào ở vỏ bánh, "liêu" là thành phần nào trong ruột bánh.