Phân tích (tiếp):
Độ trễ thay đổi cơ học bao gồm thời gian nhận biết sự xuất hiện tín hiệu vàng của người lái cộng với thời gian giảm tốc của xe cho đến khi dừng.
Trên thực tế độ trễ thời gian không có cùng 1 giá trị trong mọi trường hợp, người ta chỉ có thể chọn ra 1 giá trị trung bình đại diện cho mọi người lái và mọi loại phương tiện bằng cách đo đạc nhiều lần thực nghiệm ở trong những điều kiện khác nhau. Ứng với 1 giá trị tốc độ thực nghiệm là 1 giá trị độ trễ thay đổi cơ học, ứng với 1 giá trị độ trễ là 1 giá trị quãng đường để xe chuyển sang trạng thái dừng (quãng đường X).
Như vậy theo lý thuyết, các xe có cùng 1 tốc độ sẽ có cùng 1 độ trễ và cùng 1 quãng đường X.
Về mặt không gian, vạch dừng xe là một vị trí cố định trên mặt đường trong khi chuyển động của các phương tiện là 1 dòng liên tục (các xe có cùng 1 tốc độ nối đuôi nhau đi qua vạch dừng), tại thời điểm xảy ra độ trễ cơ học vị trí của mỗi xe so với vạch dừng khác nhau do đó vị trí đoạn X của chúng so với vị trí vạch dừng cũng khác nhau. Khoảng chênh lệch này tạm gọi là độ lệch không gian vị trí vạch dừng so với thời điểm xảy ra sự thay đổi độ trễ.
Đối với phương tiện dừng đúng vạch dừng thì khoảng cách của xe tính từ thời điểm bắt đầu thay đổi độ trễ đến vạch dừng bằng 1 giá trị X. Khi so sánh với các xe theo hàng dọc, xe có khoảng cách đến vạch dừng lớn hơn giá trị X (đi phía sau) sẽ dừng sớm hơn khi chưa tới vạch dừng. Trường hợp dừng xe này là ngoại lệ vì trong thời gian tín hiệu vàng cảnh báo, phương tiện được phép dừng mà không bị coi là vi phạm hiệu lệnh đi của tín hiệu xanh.
Xe có khoảng cách đến vạch dừng nhỏ hơn giá trị X (đi phía trước) sẽ dừng muộn hơn và vượt qua vạch dừng trong thời gian tín hiệu vàng cảnh báo, trường hợp này xe không phải dừng và được phép đi tiếp qua khỏi nút giao khi tín hiệu đỏ.
Trong điều kiện nghiên cứu người ta chỉ tìm ra giá trị X gần đúng (tương đối), nhưng trong điều kiện thực tế các xe có giá trị X rất khác nhau, ngay cả khi so sánh với chính bản thân mỗi xe thì giá trị X cũng khác nhau sau mỗi lần thực hiện. Cho nên nội dung cảnh báo của tín hiệu vàng chỉ là hướng dẫn người lái cách xử lý tình huống mà không giúp xác định giá trị X.
Tuy nhiên thật thiếu trách nhiệm với lời khuyên cứ thấy đèn vàng là vượt, bởi vì giống như xui người lái chủ quan bỏ qua 1 tín hiệu cảnh báo. Nhưng cũng thật ngớ ngẩn với tư duy cứ thấy vượt đèn vàng là lỗi, trong khi tín hiệu cảnh báo đã bao gồm cả nội dung phải nhanh chóng vượt qua thì thực hiện hành vi đó không phải là lỗi, một nửa quy định chưa phải là quy định.
Giả sử chấp nhận vượt đèn vàng là lỗi, vẫn tồn tại độ trễ thay đổi cơ học so với thay đổi quang học. Tất yếu phải có sự cảnh báo trước cho sự thay đổi tín hiệu mới này, đã có đề xuất cảnh báo bằng tín hiệu màu tím với nguyên lý có vẻ không mới như sau: “Tín hiệu tím: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang vàng...”
Khả năng cao là những nhà làm luật chột mắt quen nhìn thiên hạ bằng 1 nửa sự thật sẽ tìm ra chữ “phải dừng” nào đó và tiếp tục đề nghị xử phạt lỗi vượt đèn tím… Vâng, xin thông báo tin vui là trong kho tài nguyên tín hiệu vẫn còn đủ hàng triệu màu nữa phục vụ các ngài.
Lời khuyên của nhà em là mỗi cụ nên chăm chỉ tập luyện dừng xe trong nhiều điều kiện khác nhau, kinh nghiệm tích lũy rất quan trọng. Bằng kỹ năng và sự tập trung quan sát, khi tín hiệu vàng cảnh báo xuất hiện, mình sẽ đủ khả năng ước lượng gần đúng giá trị X của tình huống để quyết định nên tăng tốc vượt qua hay nên dừng.
Để giúp các cụ lười đọc, em tặng 2 cái hình động mô tả cách xử lý đúng tình huống cảnh báo của tín hiệu vàng theo thực tế, thứ tự tín hiệu xuất hiện là: xanh, vàng, đỏ.
1. Phải nhanh chóng đi tiếp (tăng tốc):
2. Phải dừng (giảm tốc):