[Thảo luận] Xin hiểu đúng về đèn vàng

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Cụ KVH giải thích ngắn gọn và dễ hiểu thế mà cụ vẫn còn thắc mắc à? :)) Chỉ có đèn xanh và đèn đỏ là quy định hành vi cụ thể, đèn vàng là báo hiệu của đèn xanh nên không xác định được hành vi, nguyên tắc của luật là không xác định được hành vi thì không được sử dụng làm căn cứ xử phạt
Em trich lại:
Đèn vàng có ý nghĩa báo hiệu sắp đèn đỏ, nên dừng lại để tránh vượt đèn đỏ. Tuy nhiên cần 1 khoảng thời gian để phương tiện GT có thể kịp dừng trước vạch khi đèn đỏ bật lên, đó là thời gian tồn tại của đèn vàng. Khoảng thời gian này được tính sao cho mọi lái xe có thể dừng trước vạch khi đèn đỏ sáng (kể cả đang chạy ở tốc độ cao nhất cho phép trên đoạn đường trước khi qua đèn).

Như vậy khi đèn vàng sáng thì người lái xe có thể dừng trước vạch hoặc đi tiếp, miễn sao họ đảm bảo không vượt qua vạch dừng khi đèn đỏ đã bật.
Em nhớ cụ có clip mô tả khi đèn vàng sáng thì có xe dừng được trước vạch, có xe không thể dừng được. Chính vì thế Luật quy định xe nào dừng được thì phải dừng, xe nào không thể dừng được thì đi tiếp. Chứ không phải thích thì dừng thích đi thì đi. Tăng tốc để vượt qua vạch trước khi đỏ thì ít nhất cũng vi phạm quy định giảm tốc độ khi đến nơi giao nhau.

Thực tế tính toán tăng tốc để vượt qua vạch trước khi có đèn đỏ không phải lúc nào cũng đúng. Khi đó dừng lại hay đi tiếp đều nguy hiểm
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Luật quy định đến gần nơi giao nhau phải giảm tốc độ !
Hỏi vớ vẩn !
Vì có cụ nói "miễn sao họ đảm bảo không vượt qua vạch dừng khi đèn đỏ đã bật" thì em mới hỏi vậy.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Vì có cụ nói "miễn sao họ đảm bảo không vượt qua vạch dừng khi đèn đỏ đã bật" thì em mới hỏi vậy.
Đừng có nguỵ biện ! Việc nào đi việc đấy !
Đến nơi giao nhau mà tăng tốc thì đèn nào chả sai, không có đèn cũng sai !
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Em trich lại:


Em nhớ cụ có clip mô tả khi đèn vàng sáng thì có xe dừng được trước vạch, có xe không thể dừng được. Chính vì thế Luật quy định xe nào dừng được thì phải dừng, xe nào không thể dừng được thì đi tiếp. Chứ không phải thích thì dừng thích đi thì đi. Tăng tốc để vượt qua vạch trước khi đỏ thì ít nhất cũng vi phạm quy định giảm tốc độ khi đến nơi giao nhau.

Thực tế tính toán tăng tốc để vượt qua vạch trước khi có đèn đỏ không phải lúc nào cũng đúng. Khi đó dừng lại hay đi tiếp đều nguy hiểm
Trích câu đầu tiên trong quy định đèn vàng: “Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ”.
Mời cụ trình bày cách hiểu của cụ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Trích câu đầu tiên trong quy định đèn vàng: “Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ”.
Mời cụ trình bày cách hiểu của cụ :)
Câu đầu là mục đích của đèn vàng. Tiếp theo là quy định thấy đèn vàng thì phải gì. Để xác định cụ có chấp hành đúng hay không thì căn cứ vào quy định chứ không căn cứ vào việc có hiểu mục đích hay không
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Câu đầu là mục đích của đèn vàng. Tiếp theo là quy định thấy đèn vàng thì phải gì. Để xác định cụ có chấp hành đúng hay không thì căn cứ vào quy định chứ không căn cứ vào việc có hiểu mục đích hay không
Toàn bộ nội dung trong QC41/2016 là quy định cả đấy cụ ạ: Phần 1 là quy định chung; Phần 2 là quy định kỹ thuật (và các phụ lục kèm theo); Phần 3 là quy định về quản lý; Phần 4 là (quy định về) tổ chức thực hiện.

Em nghĩ mục đích chung của báo hiệu nào mà chẳng giống nhau: nhằm để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết các quy định phải chấp hành.

Hỏi về quy định cụ thể đầu tiên của tín hiệu vàng mà cụ còn ú ớ mấy khái niệm cơ bản... tính bài chuồn thì bàn gì đến câu sau :))
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Toàn bộ nội dung trong QC41/2016 là quy định cả đấy cụ ạ: Phần 1 là quy định chung; Phần 2 là quy định kỹ thuật (và các phụ lục kèm theo); Phần 3 là quy định về quản lý; Phần 4 là (quy định về) tổ chức thực hiện.

Em nghĩ mục đích chung của báo hiệu nào mà chẳng giống nhau: nhằm để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết các quy định phải chấp hành.

Hỏi về quy định cụ thể đầu tiên của tín hiệu vàng mà cụ còn ú ớ mấy khái niệm cơ bản... tính bài chuồn thì bàn gì đến câu sau :))
Đọc cả đoạn mà không phân biệt được mục đích ý nghĩa của từng câu thì đọc làm gì. Cứ gọi đều là quy định cả đi. Cái quy định đó nó có bảo cụ phải làm gì không?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đèn vàng có ý nghĩa báo hiệu sắp đèn đỏ, nên dừng lại để tránh vượt đèn đỏ. Tuy nhiên cần 1 khoảng thời gian để phương tiện GT có thể kịp dừng trước vạch khi đèn đỏ bật lên, đó là thời gian tồn tại của đèn vàng. Khoảng thời gian này được tính sao cho mọi lái xe có thể dừng trước vạch khi đèn đỏ sáng (kể cả đang chạy ở tốc độ cao nhất cho phép trên đoạn đường trước khi qua đèn).

Như vậy khi đèn vàng sáng thì người lái xe có thể dừng trước vạch hoặc đi tiếp, miễn sao họ đảm bảo không vượt qua vạch dừng khi đèn đỏ đã bật.
Nếu luật rõ như vậy và người làm luật hiểu rõ như vậy thì mọi thứ đã đơn giản. Ví như chỗ đèn đỏ ko có đếm giây, đèn vàng bật khi xe cụ còn vài mét thì phanh là ăn đòn ngay, mà cũng khó dừng kịp vì với tốc độ 40km/h, muốn dừng cũng phải cỡ hơn chục mét !
 

thichxebonbanh

Xe đạp
Biển số
OF-181882
Ngày cấp bằng
24/2/13
Số km
38
Động cơ
336,180 Mã lực
upload-2017-3-15-22-5-59.png

Em xin phép được trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề cụ chủ nêu ra ạ!
Trước tiên em xin nói luôn là phạt đèn vàng là không hợp lý lắm. Ví dụ, trong các trường hợp xe đang đi với vận tốc 40km/h, đền vang nhảy bất ngờ thì không thể đảm bảo là mình có thể dừng được trước vạch kịp thời, chưa nói đến chuyện gây nguy hiểm cho người đi sau. Em đã từng tận mắt chứng kiến tai nạn kiêu thế.
THứ 2, xét về góc độ luật, luật nêu rõ "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp". Ở đây dược chia làm 2 ý:
1. Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng: Quá rõ ràng rồi, anh thấy đèn vàng là anh phải dừng lại.
2. Trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp: có nghĩa là khi anh đã chạm bánh đến vạch báo dừng thì anh được đi tiếp. Thật ra đoạn này không chặt chẽ lắm. Nhưng hiểu thế là ý đồ của người ra luật rồi.
Về quan điểm của cá nhân em, em thấy không nên quá máy móc với đèn vàng mà phải tuỳ trường hợp như cụ chủ đã nói và như em nói ở trên.
Trên đây là ý kiến của cá nhân em, có gì các cụ cùng thảo luận chứ đừng ném đá em nhé!
 

KVH

Xe buýt
Biển số
OF-92113
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
892
Động cơ
433,390 Mã lực
Em nhớ cụ có clip mô tả khi đèn vàng sáng thì có xe dừng được trước vạch, có xe không thể dừng được. Chính vì thế Luật quy định xe nào dừng được thì phải dừng, xe nào không thể dừng được thì đi tiếp. Chứ không phải thích thì dừng thích đi thì đi. Tăng tốc để vượt qua vạch trước khi đỏ thì ít nhất cũng vi phạm quy định giảm tốc độ khi đến nơi giao nhau.

Thực tế tính toán tăng tốc để vượt qua vạch trước khi có đèn đỏ không phải lúc nào cũng đúng. Khi đó dừng lại hay đi tiếp đều nguy hiểm
Không phải thích hay không thích, mà đánh giá dừng được hay không là do lái xe quyết định. Đèn vàng là khung thời gian để phương tiện có thể dừng hoặc vượt qua vạch nên vượt đèn vàng không phải là lỗi có thể bắt phạt. Việc không nên chạy cố khi đèn vàng để tránh nguy hiểm xảy ra khi không kịp qua vạch khi còn đèn vàng mà đã chuyển sang đèn đỏ thôi.
Vì có cụ nói "miễn sao họ đảm bảo không vượt qua vạch dừng khi đèn đỏ đã bật" thì em mới hỏi vậy.
Vì chuyện bắt lỗi bậy vượt đèn vàng nên sinh ra kiểu đối phó ngớ ngẩn là còn 3s đèn xanh là dừng.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Không phải thích hay không thích, mà đánh giá dừng được hay không là do lái xe quyết định. Đèn vàng là khung thời gian để phương tiện có thể dừng hoặc vượt qua vạch nên vượt đèn vàng không phải là lỗi có thể bắt phạt. Việc không nên chạy cố khi đèn vàng để tránh nguy hiểm xảy ra khi không kịp qua vạch khi còn đèn vàng mà đã chuyển sang đèn đỏ thôi.

Vì chuyện bắt lỗi bậy vượt đèn vàng nên sinh ra kiểu đối phó ngớ ngẩn là còn 3s đèn xanh là dừng.
Hiểu như cụ thì vạch vàng không cần phải mô tả dài như thế này:
"10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau."

Mà chỉ cần ngắn gọn:
"10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Người điều khiển phương tiện phải đảm bảo không vi phạm quy định của đèn đỏ"

Cụ có chấp hành quy định "người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi" không?

Nêu hiều đúng thì khi đèn vàng luôn có hai trường hợp dừng lại trước vạch dừng hoặc đi tiếp. Không thể hiểu chỉ là phải dừng lại hay phải đi tiếp. Do vậy hành vi vượt đèn vàng có lỗi khi không có điều kiện "đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm".

Theo QC cũ (2012) cứ vượt đèn vàng là vi phạm. Những trường hợp "đã tiến sát" vạch dừng bị phạt thì đúng là vớ vẫn. Hiện nay với điều kiện "đã tiến sát" này xxx khó phạt được hành vi vượt đèn vàng. "Giải oan" cho những trường hợp "đã tiến sát" nhưng lại mở cơ hội cho nhưng thằng đi ẩu chưa "đã tiến sát" nhưng vẫn tăng tốc để vượt qua.

Tranh luận chỉ với mục đích mong các cụ khi thấy đèn vàng thì: cố gắng dừng trước, không dừng được thì mới vượt qua. Không nên làm ngược lại kiểu: cố gắng vượt qua, không vượt được thì mới dừng.
 

beoieu94

Xe hơi
Biển số
OF-305600
Ngày cấp bằng
19/1/14
Số km
103
Động cơ
303,930 Mã lực
Đèn vàng là đèn nhìn trước ngó sau :D em xin chấm ở đây để hóng cho đúng , hiểu cho sâu hơn so với suy nghĩ của em hiện tại
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Đọc cả đoạn mà không phân biệt được mục đích ý nghĩa của từng câu thì đọc làm gì. Cứ gọi đều là quy định cả đi. Cái quy định đó nó có bảo cụ phải làm gì không?
Căn cứ:

“Đi” là di chuyển, “dừng” là không di chuyển (đứng yên). Nghĩa là chỉ tồn tại 2 trạng thái “chuyển động” và “không chuyển động” trên phạm vi mặt đất, trong vật lý không có trạng trái thứ 3.

Trong kỹ thuật điện, chỉ có 2 trạng thái “tắt” (off) hoặc “bật” (on). Tương ứng như vậy, trong tin học lập trình người ta dùng hệ nhị phân sử dụng 2 ký tự duy nhất là số 1 và số 0.

Luật là môn khoa học xã hội có tính logic cao, tương tự như toán học, các hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cũng chỉ có kết luận: hoặc là đúng, hoặc là sai. Nghĩa là các hành vi đó hoặc là “lỗi”, hoặc là “không lỗi”, không có sự nửa vời thứ 3. Giả sử có 1 cái tên là “lỗi không lỗi” thì đích thị nó là sản phẩm của từ ghép, hành vi không xác định được thì cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Phân tích:

Về thời gian, trạng thái di chuyển (đi) được báo hiệu bởi tín hiệu xanh, trạng thái không di chuyển (dừng) được báo hiệu bởi tín hiệu đỏ, không có trạng thái thứ 3, vì vậy cũng không có báo hiệu của tín hiệu thứ 3.

Nhưng sự thay đổi ánh sáng tín hiệu từ xanh sang đỏ lại xảy ra quá nhanh gần như bằng 0 so với sự thay đổi cơ học từ trạng thái đi sang trạng thái dừng, khoảng chênh lệch này tạm gọi là độ trễ thời gian của thay đổi cơ học so với thay đổi quang học. Giá trị thời gian trễ là bao nhiêu thì em tạm đánh dấu sao (*) phân tích ở bài khác nhé.

Tính từ thời điểm xảy ra sự kiện, độ trễ thay đổi cơ học sẽ rơi vào trong giai đoạn tín hiệu đỏ, vi phạm báo hiệu không di chuyển của tín hiệu đỏ. Giải pháp là đẩy độ trễ thay đổi cơ học lên sớm hơn nằm vào trong giai đoạn tín hiệu xanh, nghĩa là cho sự thay đổi cơ học xảy ra trước miễn sao kết thúc cùng thời điểm với sự thay đổi quang học. Đây là mô hình báo hiệu giao thông lý tưởng bằng tín hiệu xanh và đỏ.

Vấn đề là chính sự thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ, vừa là sự thay đổi quang học, vừa đồng thời là báo hiệu cho sự thay đổi cơ học. Tín hiệu xanh lại duy nhất 1 màu, vậy cách nào để báo hiệu cho sự thay đổi cơ học có thể xảy ra sớm hơn sự thay đổi quang học? Bằng 1 tín hiệu khác! sự ra đời của tín hiệu vàng: “báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ”.

Cái quy định đầu tiên của tín hiệu vàng bảo với nhà em là: Tín hiệu vàng chỉ mang ý nghĩa cảnh báo tín hiệu xanh sắp kết thúc thôi ạ, để giúp sự thay đổi cơ học có thể diễn ra sớm hơn sự thay đổi quang học khi tín hiệu xanh chuyển sang tín hiệu đỏ, báo hiệu của báo hiệu... tín hiệu thứ 3?.... Thật không thể tin nổi! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Căn cứ:

“Đi” là di chuyển, “dừng” là không di chuyển (đứng yên). Nghĩa là chỉ tồn tại 2 trạng thái “chuyển động” và “không chuyển động” trên phạm vi mặt đất, trong vật lý không có trạng trái thứ 3.

Trong kỹ thuật điện, chỉ có 2 trạng thái “tắt” (on) hoặc “bật” (off). Tương ứng như vậy, trong tin học lập trình người ta dùng hệ nhị phân sử dụng 2 ký tự duy nhất là số 1 và số 0.

Luật là môn khoa học xã hội có tính logic cao, tương tự như toán học, các hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cũng chỉ có kết luận: hoặc là đúng, hoặc là sai. Nghĩa là các hành vi đó hoặc là “lỗi”, hoặc là “không lỗi”, không có sự nửa vời thứ 3. Giả sử có 1 cái tên là “lỗi không lỗi” thì đích thị nó là sản phẩm của từ ghép, hành vi không xác định được thì cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Phân tích:

Về thời gian, trạng thái di chuyển (đi) được báo hiệu bởi tín hiệu xanh, trạng thái không di chuyển (dừng) được báo hiệu bởi tín hiệu đỏ, không có trạng thái thứ 3, vì vậy cũng không có báo hiệu của tín hiệu thứ 3.

Nhưng sự thay đổi ánh sáng tín hiệu từ xanh sang đỏ lại xảy ra quá nhanh gần như bằng 0 so với sự thay đổi cơ học từ trạng thái đi sang trạng thái dừng, khoảng chênh lệch này tạm gọi là độ trễ thời gian của thay đổi cơ học so với thay đổi quang học. Giá trị thời gian trễ là bao nhiêu thì em tạm đánh dấu sao (*) phân tích ở bài khác nhé.

Tính từ thời điểm xảy ra sự kiện, độ trễ thay đổi cơ học sẽ rơi vào trong giai đoạn tín hiệu đỏ, vi phạm báo hiệu không di chuyển của tín hiệu đỏ. Giải pháp là đẩy độ trễ thay đổi cơ học lên sớm hơn nằm vào trong giai đoạn tín hiệu xanh, nghĩa là cho sự thay đổi cơ học xảy ra trước miễn sao kết thúc cùng thời điểm với sự thay đổi quang học. Đây là mô hình báo hiệu giao thông lý tưởng bằng tín hiệu xanh và đỏ.

Vấn đề là chính sự thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ, vừa là sự thay đổi quang học, vừa đồng thời là báo hiệu cho sự thay đổi cơ học. Tín hiệu xanh lại duy nhất 1 màu, vậy cách nào để báo hiệu cho sự thay đổi cơ học có thể xảy ra sớm hơn sự thay đổi quang học? Bằng 1 tín hiệu khác! sự ra đời của tín hiệu vàng: “báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ”.

Cái quy định đầu tiên của tín hiệu vàng bảo với nhà em là: Tín hiệu vàng chỉ mang ý nghĩa cảnh báo tín hiệu xanh sắp kết thúc thôi ạ, để giúp sự thay đổi cơ học có thể diễn ra sớm hơn sự thay đổi quang học khi tín hiệu xanh chuyển sang tín hiệu đỏ, báo hiệu của báo hiệu... tín hiệu thứ 3?.... Thật không thể tin nổi! :))
Cụ nhiều chữ quá nên đoạn có 3 câu mà chỉ đọc có một câu đầu đã kết luận. Chỉ cần biết "tín hiệu xanh sắp kết thúc" là đủ? không cần biết phải làm gì?
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Cụ nhiều chữ quá nên đoạn có 3 câu mà chỉ đọc có một câu đầu đã kết luận.
Quy định tại điểm (10.3.2) khoản (10.3) Điều 10 QC41/2016 có 4 câu, trong đó câu thứ 2 và 3 có thể chung vào làm 1 câu vì cùng nội dung. Thực chất chỉ có 3 câu với 3 nội dung khác nhau.

Nhà em mới giải thích câu đầu tiên mà cụ đã kêu nhiều chữ, nếu tiếp tục giải thích những câu sau... thành tiểu thuyết à :))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quy định tại điểm (10.3.2) khoản (10.3) Điều 10 QC41/2016 có 4 câu, trong đó câu thứ 2 và 3 có thể chung vào làm 1 câu vì cùng nội dung. Thực chất chỉ có 3 câu với 3 nội dung khác nhau.

Nhà em mới giải thích câu đầu tiên mà cụ đã kêu nhiều chữ, nếu tiếp tục giải thích những câu sau... thành tiểu thuyết à :))
Luật mà loằng ngoằng, khó hiểu, nhiều chữ diễn giải thì đúng là toi cánh lái xe rồi !
Thực ra cái đèn vàng rất đơn giản, mà tại mấy ông viết QC cứ làm cho nó phức tạp lên.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Quy định tại điểm (10.3.2) khoản (10.3) Điều 10 QC41/2016 có 4 câu, trong đó câu thứ 2 và 3 có thể chung vào làm 1 câu vì cùng nội dung. Thực chất chỉ có 3 câu với 3 nội dung khác nhau.

Nhà em mới giải thích câu đầu tiên mà cụ đã kêu nhiều chữ, nếu tiếp tục giải thích những câu sau... thành tiểu thuyết à :))
Phân tích "kỹ" như cụ sao lại dễ dàng bỏ một dấu chấm đi thế.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Luật mà loằng ngoằng, khó hiểu, nhiều chữ diễn giải thì đúng là toi cánh lái xe rồi !
Thực ra cái đèn vàng rất đơn giản, mà tại mấy ông viết QC cứ làm cho nó phức tạp lên.
Cụ thử viết lại QC đèn vàng xem có hết phức tạp. Phức tạp ở đây chính là ở người đọc:))
 

NgaoDa

Xe buýt
Biển số
OF-425401
Ngày cấp bằng
27/5/16
Số km
621
Động cơ
223,110 Mã lực
Giải thích và phạt khi vượt đèn vàng: tất cả các bên nhận định hành vi đều dựa vào định tính và mơ hồ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ thử viết lại QC đèn vàng xem có hết phức tạp. Phức tạp ở đây chính là ở người đọc:))
Chắc chắn là đơn giản hơn nhiều. Chỉ có điều viết ra ko để làm gì :)).
Giờ mọi người cứ cãi nhau loạn lên, lái xe thì vẫn bị phạt. Luật giao thông là phải đơn giản nhất vì đa phần các lái xe chuyên nghiệp là mới có trình độ phổ thông thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top