[Thảo luận] Xin hiểu đúng về đèn vàng

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,769
Động cơ
342,707 Mã lực
Đèn của thằng Tây khi 5 giây cuối của đèn xanh thì cả đèn xanh và đèn vàng cùng nháy. Ông lái xe từ đó phải biết là sắp đỏ mà dừng lại :D. Giờ sinh ra thêm cái "mốc giảm tốc" như một số kụ đề xuất là có thêm việc làm cho các bác thợ xây đây :)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ sửa nên em không để ý :)

Nhân tiện em dựng lại cái hình đèn tín hiệu từ lúc được phát minh ra cho đến ngày nay:


Đèn đỏ thể hiện trạng thái “dừng” và được định nghĩa là báo hiệu “cấm”, đèn xanh thể hiện trạng thái “đi” và được định nghĩa là báo hiệu “cho phép”. Ý nghĩa 2 đèn tín hiệu này không thay đổi kể từ lúc được phát minh.

Thú vị có lẽ là quả chuông màu vàng, nó chẳng thể hiện trạng thái vật lý nào trong giao thông ngoài sự lắc lư và tiếng kêu của chính nó. Đơn giản, nó chỉ “cảnh báo” sắp thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ. Ngày nay người ta đã thay thế quả chuông bằng đèn vàng.

Đèn vàng vẫn giữ nguyên vai trò như quả chuông, được định nghĩa là báo hiệu “cảnh báo” sắp có tín hiệu đèn đỏ. Đèn vàng được đặt trong giai đoạn cuối của tín hiệu xanh, một giai đoạn đặc biệt của đèn xanh mà ở tại thời điểm đó phương tiện được phép dừng mà không vi phạm báo hiệu “đi” của đèn xanh.

Mở rộng tác dụng của đèn vàng, người ta còn sử dụng nó độc lập với chu kỳ bật tắt ngắn hơn (nhấp nháy) để báo hiệu nguy hiểm và cảnh báo, tạo sự chú ý cho người điều khiển phương tiện chứ không quy định phải dừng.

Em tin rằng sử dụng nền tảng ngôn ngữ bằng hình vẽ đơn giản này giúp ai cũng có thể hiểu được đèn vàng và ý nghĩa cảnh báo của nó.
Xin cảm ơn kụ. Minh hoạ rất trực quan, dễ hiểu.

Nếu Sở Gtcc nghe theo lời xúi của các kụ OF khác, bỏ đèn vàng đi, chỉ để lại đèn xanh và đỏ, là góp phần đưa văn minh đèn giao thông của nước mình bắt kịp với mô hình tiên tiến của thế giới vào năm 1912, kụ nhỉ?
.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Xin cảm ơn kụ. Minh hoạ rất trực quan, dễ hiểu.

Nếu Sở Gtcc nghe theo lời xúi của các kụ OF khác, bỏ đèn vàng đi, chỉ để lại đèn xanh và đỏ, là góp phần đưa văn minh đèn giao thông của nước mình bắt kịp với mô hình tiên tiến của thế giới vào năm 1912, kụ nhỉ?
.
Có lẽ các cụ ấy có nền tảng ngôn ngữ khác về văn minh, nghĩa là khái niệm văn minh chỉ đúng khi mang lại lợi ích cho cá nhân họ. Giống như khái niệm lòng yêu nước trong truyện ngắn "Viên mỡ bò" của Guy de Maupassan, thói đạo đức giả khiến lòng yêu nước được định nghĩa khác nhau giữa 2 tầng lớp thượng lưu và hạ đẳng.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xin bổ sung một ý nữa cho nội dung về Luật của Úc, đã nêu tại còm #811 ở bên trên, như sau:


4- Luật của Úc không phạt hành vi vượt đèn vàng đối với các phương tiện Hạng B và C, là phương tiện có "tải trọng toàn bộ xe" vượt quá 4,5 tấn và quá 12 tấn, trong khu vực có đặt camera theo dõi phạt nguội.
(Xin xem Hình #2 bên dưới)

---------------

Minh hoạ:

Hình #2: Luật Úc không phạt hành vi đèn vàng đối với các phương tiện Hạng B, C



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin minh hoạ ngắn gọn, dễ hiểu về quy định của Luật hiện hành về Đèn vàng, thông qua việc trả lời 4 câu hỏi dưới đây:


Câu hỏi 1:
Đèn tín hiệu vàng mà ô tô vượt qua vạch dừng để đi tiếp thì đúng luật hay sai luật?


Trả lời: Xe ô tô màu vàng đi tiếp qua vạch dừng khi đèn vàng là đúng quy định của Luật Gtđb 2008 "Tín hiệu vàng là (…), trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp".

Hình #1:



Câu hỏi 2:
Đèn đang vàng, mà bánh xe chưa chạm đến vạch dừng nhưng xe vẫn ấn ga đi tiếp thì có phạm luật hay không?


Cụ thể,
trong hình 2 này, xe màu vàng lưu thông với vận tốc 30 km/h, tức là mỗi giây xe đó đi được 8m. Khi xe cách vạch 6m thì đèn vàng còn 3 giây. Theo các kụ, để đi đúng luật, xe màu vàng này phải phanh gấp để dừng trước vạch dừng cho bằng được, hay xe này phải đạp ga đi tiếp?

Hình #2:




Trả lời:
Cần lưu ý rằng, với vận tốc 8m/giây thì quãng đường phanh của xe vàng sẽ khoảng trên 10m. Do đó nếu tại vị trí A mà xe vàng đạp phanh, xe sẽ trôi trong khoảng 1-2 giây và dừng lại tại vị trí B (đã cắt qua vạch dừng). Khi xe vàng dừng ở vị trí B thì đèn vàng sẽ còn 1 giây.
Theo Luật, vì đã vượt qua vạch dừng tại vị trí B khi đèn vàng còn 1 giây, nên xe vàng lại được quyền đạp ga đi tiếp (xem Trả lời của Câu hỏi 1)

Do đó việc xe đạp phanh trước đó vừa không an toàn, vừa không hợp luật.



Câu hỏi 3:

Khi đèn vàng, khoảng cách từ xe màu vàng đến vạch dừng là khoảng bao nhiêu mét thì được luật coi là "phương tiện đã tiến sát đến vạch dừng, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm, nên được phép đạp ga đi tiếp"?


Trả lời:
Như các kụ mợ đều thấy, khoảng cách này phụ thuộc vào quãng đường phanh an toàn của xe và khoảng thời gian đèn vàng sáng trên cột. Nếu khoảng cách đó nhỏ hơn quãng đường phanh của xe, có nghĩa là xe không thể phanh lại trước vạch dừng an toàn, nên luật cho phép xe được đi tiếp. Miễn là khi xe vượt qua vạch dừng thì đèn vẫn vàng là được.

Minh hoạ về quãng đường phanh xe tương ứng với vận tốc xe chạy.

Hình #3:



Câu hỏi 4:
Cho dù luật không cấm phương tiện vượt qua vạch dừng khi đèn vàng, nhưng xxx vẫn dừng xe để phạt. Làm sao mình có thể cãi được với xxx rằng mình không sai?"


Trả lời:

Người tham gia giao thông không cần phải cãi được xxx.
Hãy đề nghị xxx viết biên bản, rồi làm đơn khiếu nại, để cho xxx chứng minh họ phạt đúng, mình đi sai.

Theo quy định trong Luật Xử lý VPHC, người có thẩm quyền xử phạt có nghĩa vụ chứng minh lỗi vi phạm.

Hình #4:



.
 

Krampus

Xe tải
Biển số
OF-401557
Ngày cấp bằng
18/1/16
Số km
260
Động cơ
242,427 Mã lực
Cụ bia kiểm tra và correct lại thông tin chút:

Câu 2: "Cần lưu ý rằng, với vận tốc 8m/giây thì quãng đường phanh của xe vàng sẽ khoảng trên 10m"
Vân tốc 8m/s tương 30km/h

Câu 3: ở hình 3 minh họa, quãng đường phanh của xe vận tốc 30 km/h là khoảng 5m (từ vị trí m8 đến vị trí m13), phần bôi màu xám đậm.

Nếu e có nhầm thì cụ lượng thứ cho e nhé, già cả mắt kèm nhèm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ bia kiểm tra và correct lại thông tin chút:

Câu 2: "Cần lưu ý rằng, với vận tốc 8m/giây thì quãng đường phanh của xe vàng sẽ khoảng trên 10m"
Vân tốc 8m/s tương 30km/h

Câu 3: ở hình 3 minh họa, quãng đường phanh của xe vận tốc 30 km/h là khoảng 5m (từ vị trí m8 đến vị trí m13), phần bôi màu xám đậm.

Nếu e có nhầm thì cụ lượng thứ cho e nhé, già cả mắt kèm nhèm.
Xin cảm ơn kụ nhé.
Quãng đường phanh của xe phụ thuộc vào 2 yếu tố:

1- quãng đường xe vẫn chạy trong khoảng thời gian lái xe "xử lý tình huống". Tức là, từ khi mắt lái xe nhìn thấy đèn vàng, chuyển tín hiệu lên não. Não đưa ra quyết định đạp phanh. Quyết định đó được chuyển xuống chân, chân đạp vào phanh.
Quãng thời gian "xử lý tình huống" này kéo dài khoảng 1-2 giây.
Trong 1-2 giây đó, xe chạy được quãng đường 8-10m, được thể hiện trong sơ đồ bằng sọc ngang màu ghi nhạt.

2- quãng đường xe chạy theo đà từ khi bắt đầu đạp phanh đến khi xe dừng hẳn lại.
Trong sơ đồ, quãng đường này được thể hiêun bằng sọc ngang màu ghi đậm.

Ttorng hợp của cả 2 quãng đường trên là khoảng 13m, khi vận tốc xe 30km/h.

Trường hợp xe chạy trên đường quốc lộ, ngoài khu dân cư, vào ban đêm, ít xe máy, vận tốc cho phép 80 km/h thì quãng đường phanh sẽ là 57m. Xe tải nặng sẽ có quãng đường phanh dài hơn nữa.
.

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tất nhiên, xe tải luôn có quãng đường phanh dài hơn, bằng 130% đến 160% so với quãng đường phanh của xe con, tuỳ tốc độ.

Hình minh hoạ


.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top