Vấn đề 3. Cũng là vấn đề quan trọng.
Khi nào thì áp được hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu
theo điểm l, khoản 3, điều 5 Nghị định 171 đối với người điều khiển xe ô tô?
Bàn luận
1. Đối với việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu của người điều khiển xe ô tô và các phương tiện tương tự xe ô tô thì hiện đang có không ít tranh cãi.
Các tranh cãi đó xuất hiện với lý do chính là
mới chỉ quan tâm đến đèn tín hiệu
không nhấp nháy nên khi không nhắc đến điểm k, khoản 4, điều 5 Nghị định 171 (tạm gọi lỗi vượt đèn đỏ) người ta thường nghĩ ngay đến lỗi "vượt đèn vàng".
Nhưng, như em đã phân tích ở các còm gần đây, có
ít nhất một hành vi có thể áp được vào vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu theo điểm l, khoản 3, điều 5 Nghị định 171. Đó là khi không tuân thủ điểm c, khoản 3, điều 10 Luật GTĐB 2008.
Cụ thể:
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Quy định tại điểm c trong trường hợp này có ba yếu tố cần thực hiện đồng thời: giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Nếu không thực hiện thì rõ ràng là vi phạm nhưng chưa đến mức nguy hiểm như hành vi "vượt đèn đỏ".
2. Những hành vi khác có thể bị áp vào vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu theo điểm l, khoản 3, điều 5 Nghị định 171?
Chắc chắn là có. Lý luận này dựa trên quy định cụ thể của Quy chuẩn 41 - Báo hiệu đường bộ (các điểm 4 đến 6, điều 9).
Nhưng vì nó khá dài và cần có thời gian chuẩn bị nên em xin phép được trình bày sau ạ.