Bác chủ cũng lịch thiệp và kiên trì đấy nhưng sao bác cứ né tránh câu trong luật rất rõ nghĩa và dễ hiểu "....khi có tín hiệu đèn vàng các phương tiện phải dừng trước vạch dừng" ?
Làm sao "Hành động vượt quá vạch sơn "Dừng lại" có thể được thực hiện trong mọi thời điểm của tín hiệu vàng để đảm bảo an toàn !" khi có tín hiệu vàng phải dừng trước vạch sơn "dừng lại" hả cụ. Nếu cố đi để quá vạch thì không chấp hành "dừng lại trước vạch dừng" rồi- Hành động vượt quá vạch sơn "Dừng lại" có thể được thực hiện trong mọi thời điểm của tín hiệu vàng để đảm bảo an toàn !
- Hành động không đi qua giao lộ phải thực hiện trong mọi thời điểm của tín hiệu đỏ để không vi phạm lệnh cấm đi !
Cùng là trong mọi thời điểm của tín hiệu đèn nhưng hành động là hoàn toàn khác nhau
P/s: Cụ không nên đánh tráo khái niệm !
Buồn cười vãi. Ý e nói là: Các cụ ấy "ngiên cứu" lắm vào nên bị "tàu hỏa nhập ma". Luật GTĐB VN, tiếng Việt, đọc còn chả xong, hiểu sai be bét vậy mà còn "bày đặt ngiên cứu" luật các nước khác với cả Công ước GTĐB... Thế mà cụ bia cụ đọc thế nào lại viết như thế"Không thể vì sợ một số đông người có thể tẩu hoả nhập ma vì họ chưa thể hiểu, để rồi bẻ cong cách hiểu luật, chỉ để phù hợp với những người yếu thần kinh đó." Chỉ thằng điên mới nói như vậy, thằng điên mới nghĩ số đông dại còn mình khôn
Chưa hiểu không đồng nghĩa với dại !"Không thể vì sợ một số đông người có thể tẩu hoả nhập ma vì họ chưa thể hiểu, để rồi bẻ cong cách hiểu luật, chỉ để phù hợp với những người yếu thần kinh đó." Chỉ thằng điên mới nói như vậy, thằng điên mới nghĩ số đông dại còn mình khôn
Để thấy ý nghĩa rất rõ ràng và dễ hiểu của câu "phải dừng trước vạch dừng" ta cùng phân tích 1 mẫu câu có ngữ pháp tương tự dưới đây :Bác chủ cũng lịch thiệp và kiên trì đấy nhưng sao bác cứ né tránh câu trong luật rất rõ nghĩa và dễ hiểu "....khi có tín hiệu đèn vàng các phương tiện phải dừng trước vạch dừng" ?
Bác lói thế làm em hoang mang kiểuĐể thấy ý nghĩa rất rõ ràng và dễ hiểu của câu "phải dừng trước vạch dừng" ta cùng phân tích 1 mẫu câu có ngữ pháp tương tự dưới đây :
Mẫu câu : phải uống bia bằng cốc uống bia
- Câu này không có nghĩa là phải uống bia, vẫn có lựa chọn không uống bia. Vậy "phải bằng cốc uống bia" là điều kiện đặt ra cho hành vi "uống bia"
- Câu này nên hiểu là "uống bia phải bằng cốc uống bia"
Kết luận :
Câu : phải dừng trước vạch dừng
- Không có nghĩa là phải dừng, vẫn có lựa chọn không dừng. Vậy "phải trước vạch dừng" chính là điều kiện đặt ra cho hành vi "dừng"
Câu này nên hiểu là "dừng phải trước vạch dừng"
Cụ vẫn mặc định câu phải dừng trước vạch sơn "dừng lại" là mệnh lệnh dừng lại nên không hiểu là phải !Làm sao "Hành động vượt quá vạch sơn "Dừng lại" có thể được thực hiện trong mọi thời điểm của tín hiệu vàng để đảm bảo an toàn !" khi có tín hiệu vàng phải dừng trước vạch sơn "dừng lại" hả cụ. Nếu cố đi để quá vạch thì không chấp hành "dừng lại trước vạch dừng" rồi
Em lại mời cụ phân tích 1 câu chính thống hơn và cũng có cấu trúc ngữ pháp như câu phải - dừng lại - trước - vạch dừng :Bác lói thế làm em hoang mang kiểu
Bằng cách hoán đổi vị trí của các từ trong câu sau " Sao bảo nó không đến?". Bạn hãy cho biết, có bao nhiêu câu có nghĩa
- Bảo nó sao không đến?
- Bảo nó đến sao không?
- Không bảo sao nó đến ?
.....
Vui nhỉ
Buồn cười vãi. Ý e nói là: Các cụ ấy "ngiên cứu" lắm vào nên bị "tàu hỏa nhập ma". Luật GTĐB VN, tiếng Việt, đọc còn chả xong, hiểu sai be bét vậy mà còn "bày đặt ngiên cứu" luật các nước khác với cả Công ước GTĐB... Thế mà cụ bia cụ đọc thế nào lại viết như thế
Cụ vẽ một sơ đồ có 2 chiều tách biệt. Một chiều là thời gian, một chiều là quãng đường thì sẽ rõ ngay.Tín hiệu vàng có thời gian hiệu lực trong toàn bộ thời gian sáng giống như tín hiệu xanh và tín hiệu đỏ.
- Không tìm thấy có quy định nào khác !
Quy chuẩn 41/2012
Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
...
Suy nghĩ thế này thì không nên tham gia diễn đàn, hãy mở một site riêng. Với "hiểu biết" của mình chắc sẽ có nhiều người yêu đấyNhà cháu phải dùng đến biện pháp này để yêu cầu kụ Bopbi_hsgs phải im lặng.
Thứ nhất, kụ là người kém hiểu biết hơn nhà cháu, nhưng không tự nhận thấy điều đó, mà hay nói ngang ngược, không biết điều với còm của người khác.
Thứ hai, nhà cháu không thể là người đọc tiếng Việt chả xong, như kụ nói, khi tự nhà cháu đã dịch xong 2 tập tài liệu Công ước Viên 1968 từ Anh, tiếng Nga ra tiếng Việt, dài gần 300 trang, để các kụ OF tham khảo.
Vì vậy, nhà cháu yêu cầu kụ Bopbi_hsgs hãy giữ im lặng mỗi khi nhà cháu nêu quan điểm trong thớt nhà cháu mở. Nếu kụ không kiềm chế được, vẫn viết những lời thoá mạ người khác như trên, nhà cháu sẽ bổ sung nick kụ vào danh mục "Ignore - ngó lơ", đồng thời sẽ báo cáo việc kụ thoá mạ thành viên khác trên diễn đàn tới BĐH OF.
Link 2 tập tài liệu Công ước Viên 1968, tự nhà cháu dịch từ tiếng Anh và tiếng Nga ra tiếng Việt.
1a' - Công ước Viên 1968 về Giao thông Đường bộ (bản dịch tiếng Việt của OF)
https://drive.google.com/open?id=0BzFS2oW0MZYCWGNzS0NKR1FacFE
1b' - Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu Đb (bản dịch tiếng Việt của OF, ver 1.1, 6MB)
https://drive.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCTzU0R1dCZ3gtZ1k/view?pli=1
.
Kụ không đọc các phân tích của kụ Nokfev và hình minh hoạ của kụ Thuy_CK ư?Bác chủ cũng lịch thiệp và kiên trì đấy nhưng sao bác cứ né tránh câu trong luật rất rõ nghĩa và dễ hiểu "....khi có tín hiệu đèn vàng các phương tiện phải dừng trước vạch dừng" ?
Xin cảm ơn kụ Crownchip nhiều.Cùng lúc với đèn vàng bật sáng, nếu khoảng cách từ điểm bắt đầu dừng xe đến vạch dừng nhỏ hơn d tối thiểu thì xe sẽ bị vượt qua vạch dừng, trong ví dụ hình động thứ hai xe ô tô con màu xanh đã vượt qua vạch dừng đâm vào cục bê tông:
http://s16.postimg.org/3pp8pmg0l/Den_vang_2.gif
Người lái xe tải đã giữ đúng khoảng cách khi xe con phanh thì anh ta cũng vừa đủ khả năng phanh dừng được xe trước vạch để không đâm vào xe phía trước, thật không may, d tối thiểu (đoạn thẳng màu đen to hơn) của xe tải đi phía sau không thể ngắn hơn được nữa… Lỗi là tại cái cục bê tông bất ngờ xuất hiện kia
Luật do con người tạo ra và phải phục vụ con người, nếu yêu cầu của luật vượt quá khả năng mà con người cùng kỹ thuật hiện tại không thể vượt qua nổi giới hạn vật lý thì quy định đó còn tác dụng với ai? Khi câu chữ của Luật chưa rõ ràng và chưa dẫn đến cách hiểu thống nhất thì không nên suy diễn theo chiều hướng cổ vũ sự phi lý, bất khả thi trên thực tế. Cách đúng đắn là phân tích ý nghĩa từ ngữ dựa trên cơ sở khoa học và cũng là một cách làm trong sáng tiếng Việt
Luật không chỉ để trừng phạt và còn ý nghĩa nhân văn, đánh thức khả năng và sự tự giác của mỗi cá nhân, khi đã có ý thức cố gắng hết khả năng của mình thì không có cá nhân nào đáng bị trừng phạt. Cái lối tư duy man rợ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót không còn nhiều chỗ trong sự phát triển của văn minh, chẳng khác nào dã man như cục bê tông kia mà nhà em cố ý đặt sau vạch dừng, tương tự cách hiểu phải xử phạt khi đèn vàng. Ngày nay cần tư duy ngược lại là thà bỏ sót còn hơn giết nhầm, nhân bản và giúp nâng cao ý thức tự giác hơn nhiều
Vứt bỏ cục bê tông đi, hãy bỏ nó đi như những hạt sạn trong cái tư duy quái đản về xử phạt lỗi đèn vàng... có lẽ xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều
Nhà em có câu hỏi cho những cụ vẫn cố giữ lối tư duy phải xử phạt lỗi đèn vàng: Xử phạt vi phạm màu của đèn hay xử phạt vi phạm ý nghĩa và chức năng điều tiết giao thông được phân biệt bằng màu của đèn?
Hiện nay có nhiều đèn tín hiệu đếm số lùi nên nhiều nơi đã không còn pha đèn vàng như ví dụ hình động số 3, tức là ý nghĩa và chức năng điều tiết giao thông của đèn màu vàng không mất đi mà người ta chỉ thay nó bằng màu xanh cùng vài giây đếm lùi. Theo ý các cụ có nên xử phạt lỗi không dừng xe trước vạch dừng khi còn vài giây xanh không?
http://s16.postimg.org/wlptpct5h/Den_vang_3.gif
Nếu các cụ vẫn trả lời xử phạt được thì theo nhà em để cho rõ ràng, nên bổ sung thêm điểm d vào khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB quy định sau: “Tín hiệu xanh còn vài giây là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;” - Chuẩn không cần chỉnh theo đúng tư duy của các cụ... và như thế là sớm giúp kết thúc cuộc tranh luận về xử phạt lỗi đèn vàng đấy, phải không ạ?
E nói thế mà cụ kêu là e viết lời thoá mạ? mà thóa mạ ai? nick của cụ là sgb345, cụ trích dẫn e thóa mạ cụ ra cho e xem?Nhà cháu phải dùng đến biện pháp này để yêu cầu kụ Bopbi_hsgs phải im lặng.
Thứ nhất, kụ là người kém hiểu biết hơn nhà cháu, nhưng không tự nhận thấy điều đó, mà hay nói ngang ngược, không biết điều với còm của người khác.
Thứ hai, nhà cháu không thể là người đọc tiếng Việt chả xong, như kụ nói, khi tự nhà cháu đã dịch xong 2 tập tài liệu Công ước Viên 1968 từ Anh, tiếng Nga ra tiếng Việt, dài gần 300 trang, để các kụ OF tham khảo.
Vì vậy, nhà cháu yêu cầu kụ Bopbi_hsgs hãy giữ im lặng mỗi khi nhà cháu nêu quan điểm trong thớt nhà cháu mở. Nếu kụ không kiềm chế được, vẫn viết những lời thoá mạ người khác như trên, nhà cháu sẽ bổ sung nick kụ vào danh mục "Ignore - ngó lơ", đồng thời sẽ báo cáo việc kụ thoá mạ thành viên khác trên diễn đàn tới BĐH OF.
Link 2 tập tài liệu Công ước Viên 1968, tự nhà cháu dịch từ tiếng Anh và tiếng Nga ra tiếng Việt.
1a' - Công ước Viên 1968 về Giao thông Đường bộ (bản dịch tiếng Việt của OF)
https://drive.google.com/open?id=0BzFS2oW0MZYCWGNzS0NKR1FacFE
1b' - Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu Đb (bản dịch tiếng Việt của OF, ver 1.1, 6MB)
https://drive.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCTzU0R1dCZ3gtZ1k/view?pli=1
.
Căn cứ vào đâu mà cụ nói là hình #20 là đường hai chiều có hai làn xe, một làn cho chiều đi, một làn cho chiều về (dù không có vạch kẻ chia làn)? Cụ trích quy định cho mọi người xem?Trong Hình #20. #21 này, đường có một làn xe hay hai làn xe?
Đường hai chiều trong Hình #20 và #21 này được luật coi là có 2 làn xe, một làn cho chiều đi, một làn cho chiều về (dù không có vạch kẻ chia làn).
Hình minh hoạ:
Hình #20:
Cụ trích luật cho mọi người xem là "Tín hiệu" bao gồm cả vẫy tay, vung cờ hiệu hoặc khăn, áo? (Hôm trước cụ còn ghi là "áo...", sau thấy e góp ý và sợ các mợ tung thêm một số thứ nên cụ mới bỏ đi "ba chấm" đằng sau chữ "áo")Tín hiệu có thể bao gồm đèn xi nhan, vẫy tay, vung cờ hiệu hoặc khăn, áo khi muốn rẽ, cành cây, xô chậu đặt trên đường khi xe dừng đỗ, ... Nói chung là có thể dùng bất cứ thứ gì có thể gây sự chú ý của người khác và để họ có thể nhận ra thông điệp các kụ muốn thông báo.
Để có thể dừng được xe khi đèn vàng bật sáng cần phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu vừa đủ thời gian phanh xe dừng lại trong một khoảng cách tối thiểu nào đó
Tầm nhìn dừng xe (khoảng cách dừng xe) gồm có 3 yếu tố sau đây:
1) Khoảng cách nhận biết: Là quãng đường (d1) xe chạy được trong khoảng thời gian nhận biết, là thời gian diễn ra từ lúc người lái xe nhận biết đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu vàng để quyết định dừng xe cho đến khi anh ta quyết định hành động. Khoảng thời gian nhận biết được tính bằng 1,5 giây cho mọi tốc độ thiết kế.
2) Khoảng cách phản ứng: Là quãng đường (d2) xe chạy được trong quãng thời gian phản ứng, là thời gian diễn ra từ khi người lái xe quyết định hành động đến khi anh ta thực hiện hành động bắt đầu sử dụng phanh. Khoảng thời gian phản ứng lấy bằng 1,0 giây cho mọi tốc độ thiết kế.
3) Khoảng cách phanh: Là quãng đường (d3) xe chạy từ khi bắt đầu phanh cho đến khi xe dừng. Công thức để tính khoảng cách phanh xe là d3 = v.v/254f (d3 là khoảng cách phanh tính bằng m, v là tốc độ của xe tính bằng km/h, f là hệ số ma sát dọc giữa lốp xe và mặt đường tùy tình trạng đường khô, đường ướt và vận tốc mà có giá trị khác nhau)
Tầm nhìn dừng xe, tức là khoảng cách dừng xe d = (d1 + d2) + d3 (người ta còn gọi yếu tố (1) và (2) hoặc d1 + d2 là giai đoạn phản ứng phanh xe). Công thức lấy từ Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 237-01 áp dụng cho dừng xe trước chướng ngại vật, vì vậy nhà em cũng bí mật dựng chướng ngại vật bằng cục bê tông sau vạch dừng, gần vị trí đặt cột đèn tín hiệu để xây dựng tình huống cho sát với thực tế giao thông
Đây là bảng 6-A-1 Tầm nhìn dừng xe tối thiểu (khoảng cách dừng xe d) trên đường ướt, do nhà em chưa tìm được bảng có hệ số ma sát trên đường khô nên chỉ tạm tham khảo:
Dựa vào bảng, cộng 3 giá trị d1 + d2 + d3 thì khoảng cách dừng xe tối thiểu d từ chục mét đến vài chục mét, con số không nhỏ, phải không ạ?
Ở mỗi điều kiện cụ thể về loại phương tiện, tốc độ của xe, tình trạng mặt đường, tình trạng giao thông, sức khỏe… mỗi người lái xe đều có khoảng cách dừng xe d tối thiểu tương ứng với khả năng. Đối với người thiết kế và lắp đặt đèn tín hiệu cho đường đô thị thì người ta thường lấy giá trị trung bình d tối thiểu tính đến vạch dừng xe chung cho mọi trường hợp để dễ áp dụng, pha đèn vàng lấy trung bình từ 3-4 giây
Trong hình động thứ nhất, khoảng cách dừng xe d tối thiểu là đoạn thẳng tô đậm màu đen của ô tô con màu xanh từ lúc bắt đầu đèn vàng bật sáng đến lúc dừng được xe trước vạch dừng màu trắng:
Cùng lúc với đèn vàng bật sáng, nếu khoảng cách từ điểm bắt đầu dừng xe đến vạch dừng nhỏ hơn d tối thiểu thì xe sẽ bị vượt qua vạch dừng, trong ví dụ hình động thứ hai xe ô tô con màu xanh đã vượt qua vạch dừng đâm vào cục bê tông:
Người lái xe tải đã giữ đúng khoảng cách khi xe con phanh thì anh ta cũng vừa đủ khả năng phanh dừng được xe trước vạch để không đâm vào xe phía trước, thật không may, d tối thiểu (đoạn thẳng màu đen to hơn) của xe tải đi phía sau không thể ngắn hơn được nữa… Lỗi là tại cái cục bê tông bất ngờ xuất hiện kia
Luật do con người tạo ra và phải phục vụ con người, nếu yêu cầu của luật vượt quá khả năng mà con người cùng kỹ thuật hiện tại không thể vượt qua nổi giới hạn vật lý thì quy định đó còn tác dụng với ai? Khi câu chữ của Luật chưa rõ ràng và chưa dẫn đến cách hiểu thống nhất thì không nên suy diễn theo chiều hướng cổ vũ sự phi lý, bất khả thi trên thực tế. Cách đúng đắn là phân tích ý nghĩa từ ngữ dựa trên cơ sở khoa học và cũng là một cách làm trong sáng tiếng Việt
Luật không chỉ để trừng phạt và còn ý nghĩa nhân văn, đánh thức khả năng và sự tự giác của mỗi cá nhân, khi đã có ý thức cố gắng hết khả năng của mình thì không có cá nhân nào đáng bị trừng phạt. Cái lối tư duy man rợ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót không còn nhiều chỗ trong sự phát triển của văn minh, chẳng khác nào dã man như cục bê tông kia mà nhà em cố ý đặt sau vạch dừng, tương tự cách hiểu phải xử phạt khi đèn vàng. Ngày nay cần tư duy ngược lại là thà bỏ sót còn hơn giết nhầm, nhân bản và giúp nâng cao ý thức tự giác hơn nhiều
Vứt bỏ cục bê tông đi, hãy bỏ nó đi như những hạt sạn trong cái tư duy quái đản về xử phạt lỗi đèn vàng... có lẽ xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều
Nhà em có câu hỏi cho những cụ vẫn cố giữ lối tư duy phải xử phạt lỗi đèn vàng: Xử phạt vi phạm màu của đèn hay xử phạt vi phạm ý nghĩa và chức năng điều tiết giao thông được phân biệt bằng màu của đèn?
Hiện nay có nhiều đèn tín hiệu đếm số lùi nên nhiều nơi đã không còn pha đèn vàng như ví dụ hình động số 3, tức là ý nghĩa và chức năng điều tiết giao thông của đèn màu vàng không mất đi mà người ta chỉ thay nó bằng màu xanh cùng vài giây đếm lùi. Theo ý các cụ có nên xử phạt lỗi không dừng xe trước vạch dừng khi còn vài giây xanh không?
Nếu các cụ vẫn trả lời xử phạt được thì theo nhà em để cho rõ ràng, nên bổ sung thêm điểm d vào khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB quy định sau: “Tín hiệu xanh còn vài giây là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;” - Chuẩn không cần chỉnh theo đúng tư duy của các cụ... và như thế là sớm giúp kết thúc cuộc tranh luận về xử phạt lỗi đèn vàng đấy, phải không ạ?
Thực ra câu "phải dừng lại trước vạch dừng" trong luật không hề sai các cụ ạ.Xin cảm ơn kụ Crownchip nhiều.
Nhà cháu ấn tượng với cách phân tích khúc chiết của kụ bao nhiêu, lại càng tâm đắc với hình tượng cục bê tông gây tai nạn bấy nhiêu.
Có người sẽ nói, để khỏi đâm vào cục bê tông thì đừng phóng nhanh nữa. Khi vào giao cắt, chỉ đi 30 km/h thôi, để còn kịp phanh.
Với những người đó, tiền thuế của dân, tiền BOT làm đường tốt hơn giúp lưu thông nhanh hơn đều là vô nghĩa. Cải cách gần đây của Bộ Gtvt trong việc tăng cao vận tốc tối đa cho phương tiện cũng đều là vô nghĩa.
Đối với họ, quyền lực của cục bê tông kia mới là có ý nghĩa, cần tìm mọi cách để duy trì, bảo vệ cục bê tông. Vì cục bê tông tạo ra bánh mì.
Nhiều nơi, có kẻ còn ném gỗ, bao tải đất ra mặt đường, rồi đứng rình, khiến xe tránh mà phải đè vạch liền. Cũng là vì bánh mì.
.
Xin cảm ơn kụ.E nói thế mà cụ kêu là e viết lời thoá mạ? mà thóa mạ ai? nick của cụ là sgb345, cụ trích dẫn e thóa mạ cụ ra cho e xem?
Luật VN thì ai có thể khẳng định là hiểu hết đc? Có mỗi điểm c, khoản 3 điều 10 của luật GTĐB mà "mổ xẻ" mấy ngày còn chưa có hồi kết.
Tại các phiên tòa, các thẩm phán, VKS và luật sư còn tranh luận chán chê nữa là. Bản án xử xong rồi, còn bị Tòa án cấp trên hủy. Vậy ai dám tuyên bố là hiểu hết, hiểu đúng luật của VN? Việc có hiểu sai luật VN (bằng tiếng Việt) cũng là chuyện bình thường.
Luật GTĐB VN, cụ có cam đoan là cụ hiểu ko sai ko?
E thử ví dụ về cách hiểu của cụ đối với luật GTĐB VN nhé:
1. Cụ cho rằng xe đi vào đường của dòng xe đi ngược chiều là ko sai so với luật GTĐB? E đã CM với cụ điều ngược lại (có trích dẫn luật cụ thể)
2. Trích còm của cụ:
Thế e hỏi cụ: Căn cứ vào đâu mà cụ nói là hình #20 là đường hai chiều có hai làn xe, một làn cho chiều đi, một làn cho chiều về (dù không có vạch kẻ chia làn)? Cụ trích quy định cho mọi người xem?
"Làn xe" thì phải có vạch chia làn thì mới gọi là làn xe chứ, vạch kẻ xác định phần đường xe chạy cũng ko có?
Trích 3:
Cụ trích luật cho e xem là "Tín hiệu" bao gồm cả vẫy tay, vung cờ hiệu hoặ khăn, áo cho mọi người xem? (Hôm trước cụ còn ghi là "áo..." cơ, sau thấy e góp ý và sợ chị e tung thêm một số thứ nên cụ mới bỏ đi "ba chấm" đằng sau chữ "áo")
E tạm ví dụ thế thôi để thấy là việc mình chưa hiểu hết luật GTĐB cũng là chuyện thường, chả có gì phải "nhảy dựng" lên cả khi người khác nói chung chung như thế.
Việc cụ đưa e vào danh mục "Ignore - ngó lơ" của cụ thì đấy là quyền của cụ, e "ko quan tâm" đến việc đấy.
Cái j cũng có "luật chơi" của nó cả. Nếu cụ thấy e vi phạm nội quy của diễn đàn thì cụ cứ báo với Quản trị DĐ, e đồng ý bị xử lý nếu mình vi phạm nội quy của DĐ.
Những vấn đề liên quan đến GT, nó có thể liên quan đến an toàn của mọi người và an toàn đến bản thân e và gia đình e nên e có quyền đưa ý kiến của mình. VD do hiểu sai về luật GT nên lx phóng nhanh vào làn đường của dòng xe ngược chiều hoặc cố vượt đèn vàng nên gây tai nạn thì sao?
Cụ cũng ko thể cấm e còm trong thớt của cụ đc, thớt của cụ chỉ là "một túp lều" trên đất của diễn đàn mà thôi (ko phải đất của cụ). Khi nào cụ lập diễn đàn của cụ thì e cũng chả hơi đâu mà vào đấy làm j.
Do trong thớt này e cũng trao đổi gần hết nội dung e muốn nói r, nên trong thớt này, còm này cũng là còm cuối của e.
Hẹn gặp cụ trong thớt khác, cũng như trong thớt này, e chỉ "trả lời" cụ khi cụ quote còm của e thôi. Nếu cụ ko quote còm của e thì e cũng "chả hơi đâu".
Xin cảm ơn kụ.Thực ra câu "phải dừng lại trước vạch dừng" trong luật không hề sai các cụ ạ.
Cái sai là cách diễn giải nó. Từ cái sai do diễn giải dẫn tới quy định dưới luật sai theo.
Cụ Sgb bắt tay vào tổng hợp dần và lập 1 thớt mới được rồi. Topic mới nên nhắm thẳng vào cách diễn giải sai và quy định bất hợp lý của điểm k khoản 4 điều 5 nghị định 171 !
Em tìm thấy cái này cụ ơiTầm nhìn dừng xe, tức là khoảng cách dừng xe d = (d1 + d2) + d3 (người ta còn gọi yếu tố (1) và (2) hoặc d1 + d2 là giai đoạn phản ứng phanh xe). Công thức lấy từ Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 237-01 áp dụng cho dừng xe trước chướng ngại vật, vì vậy nhà em cũng bí mật dựng chướng ngại vật bằng cục bê tông sau vạch dừng, gần vị trí đặt cột đèn tín hiệu để xây dựng tình huống cho sát với thực tế giao thông
Đây là bảng 6-A-1 Tầm nhìn dừng xe tối thiểu (khoảng cách dừng xe d) trên đường ướt, do nhà em chưa tìm được bảng có hệ số ma sát trên đường khô nên chỉ tạm tham khảo: