Em cũng có niềm tin hoàn toàn giống cụ !
Động từ "PHẢI" trong câu "phải dừng lại trước vạch dừng" rõ ràng là bắt buộc.
Em cũng có niềm tin hoàn toàn giống cụ !
Cảm ơn cụ.Em cũng có niềm tin hoàn toàn giống cụ !
Động từ "PHẢI" trong câu "phải dừng lại trước vạch dừng" rõ ràng là bắt buộc.
...
Câu hỏi 1:
"Đèn vàng không phải là đèn đỏ; đồng thời, luật không bắt buộc phương tiện phải dừng xe khi gặp đèn vàng, như luật bắt buộc phải dừng xe khi gặp đèn đỏ". Điều này đúng, hay sai?
.
Em hoàn toàn đồng ý về cụm từ "dừng lại" gồm "dừng" và "lại"Cảm ơn cụ.
---
Em xin phép tiếp tục ạ.
Hồi đáp 2. (Xuyên suốt)
Có sự khác nhau giữa cụm từ "dừng lại" (trong Luật 2008)
và động từ dừng (dùng đơn độc trong Quy chuẩn 41 - ý đầu tiên) khi cùng nói về đèn vàng?
Câu trả lời là có.
Làm rõ 2.Ban đầu em có nhận ra việc trong Luật 2008 thì có từ lại sau động từ dừng, trong khi đó ở Quy chuẩn 41 thì không có mặt từ lại khi nói về đèn vàng (ý đầu tiên) nhưng không chú ý đến việc lý giải.
Cụ thể:
Luật 2008:
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Quy chuẩn 41:Sau khi có câu hỏi thứ ba của cụ sgb345, em suy nghĩ đến điểm này và thấy rằng theo từ điển Việt - Việt của Soha (link: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Lại) thì có thể sử dụng một trong ba nghĩa của từ lại ở vị trí sau động từ dừng như sau:
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”.
Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác;
a) từ dùng phối hợp với đi trước đó để biểu thị sự lặp, sự tái diễn nhiều lần của cùng một hành động, một hiện tượng hay của hai hành động, hai hiện tượng ngược nhau nhưng thuộc cùng một phạm trù
đọc đi đọc lại mà vẫn chưa hiểub) từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm quy tụ về một chỗ hoặc thu nhỏ, thu hẹp phạm vi của hoạt động hay quá trình
hỏi đi, hỏi lại cặn kẽ
mấy lần chết đi sống lại
dồn lại thành một đốngc) từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm kìm giữ, kìm hãm, không để cho mở rộng, vận động, phát triển
xích lại gần nhau
nằm co người lại
gói quần áo lại
níu lại, không cho đi
tạm gác việc này lại
Kết hợp nghĩa của từ dừng (cũng trong từ điển) với từ lại, em thấy rằng rõ ràng dừng và dừng lại có khác nhau. Dừng lại của Luật 2008 thể hiện ý nghĩa cụ thể hơn (cho dù sử dụng nghĩa nào trong ba nghĩa nêu trên của từ lại).
Cân nhắc nhiều lần, em hiện đang hướng cách hiểu của mình theo nghĩa thứ hai, nghĩa b), đó là quy tụ về một chỗ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với cụm trạng từ chỉ vị trí trước vạch dừng đã được sử dụng.
Nghĩa c) (kìm hãm) cũng là một gợi mở nhưng không thuyết phục vì vị trí chữ lại ở nghĩa này thường ở cuối mệnh đề (cả 3 ví dụ của nghĩa c) đều nói lên điều đó).
Em đồng ý "Phải" mang ý nghĩa bắt buộcHồi đáp 3. Trả lời câu hỏi số 1.
Vì việc trao đổi trên diễn đàn không giống như việc trao đổi như trong một cuộc gặp mặt, một cuộc họp, một buổi thảo luận nhưng đến thời điểm này, em tin rằng, câu trả lời cho câu hỏi số 1 của cụ chủ thớt đã có sau khi sử dụng nghĩa của từ phải ghi trong khoản c, đểm 3, điều 10, Luật 2008. Ít nhất có cụ Thuy_CK có cùng niềm tin với em.
Đó là Luật có bắt buộc phương tiện dừng xe khi gặp đèn vàng.
Tuy nhiên, cũng cần hiểu thêm rằng, đã là quy định bắt buộc thì phải thực hiện (dừng lại), nhưng việc thực hiện không hề dễ dàng vì nhiều lý do (có thể là: quá-gần-vạch-dừng-nên-không-dừng-được-đúng-vị-trí-là-ở-trước-vạch-dừng, đường-trơn, xe-đằng-sau, không-có-đèn-đếm-ngược, đèn-bị-lỗi ...). Vì vậy, để miễn trừ hành vi vi phạm do không-thực-hiện-được-bởi-lý-do-khách-quan quy định bắt buộc này, Luật 2008 đã quy định ngay lập tức một trường hợp cụ thể mà các mợ, các cụ đã biết, đó là:
trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;Đây là một trong sáu hành vi được miễn trừ ngay trong Luật Giao thông Đường bộ (2008) mà không cần tới Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc Luật khác.
Ghi chú thêm, những cụ thuộc diện Ignore của cụ sgb345 đã đề cập đến việc miễn trừ này. Em đưa ra điểm này mang tính chất thông tin thôi ạ.
Cảm ơn cụ.Em đồng ý "Phải" mang ý nghĩa bắt buộc
Em không đồng ý với ý của cụ là Luật có bắt buộc phương tiện dừng xe khi gặp đèn vàng.
- Câu "phải dừng lại trước vạch dừng" có 3 thành phần là bổ ngữ "Phải", chủ ngữ "dừng lại" và vị ngữ "trước vạch dừng"
Cụ chưa chúng minh được động từ "phải" làm bổ nghĩa cho chủ ngữ hay vị ngữ .
Cụ cắt nghĩa câu "Phải dừng xe đúng nơi quy định" như thế nào ?Cảm ơn cụ.
Em cảm ơn cụ lần nữa ở ý thứ nhất.
Ở ý thứ hai, với vốn tiếng Việt được đào tạo, em có niềm tin mạnh mẽ rằng, trong mệnh đề "c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng," thì chủ ngữ ở dạng ẩn. Mặc dù ẩn nhưng không hề ẩn, bởi nó được quy định trong điều 9 và điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, đó là:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
...
Em sẽ dành thời gian để phân tích kỹ vị ngữ, bổ ngữ trong mệnh đề đang được nhắc tới trong còm này ạ.
Mời cụ 1 ly nữa về cách lý giải và hình minh họa.Nhà em có câu hỏi cho những cụ vẫn cố giữ lối tư duy phải xử phạt lỗi đèn vàng: Xử phạt vi phạm màu của đèn hay xử phạt vi phạm ý nghĩa và chức năng điều tiết giao thông được phân biệt bằng màu của đèn?
Hiện nay có nhiều đèn tín hiệu đếm số lùi nên nhiều nơi đã không còn pha đèn vàng như ví dụ hình động số 3, tức là ý nghĩa và chức năng điều tiết giao thông của đèn màu vàng không mất đi mà người ta chỉ thay nó bằng màu xanh cùng vài giây đếm lùi. Theo ý các cụ có nên xử phạt lỗi không dừng xe trước vạch dừng khi còn vài giây xanh không?
Cảm ơn cụ.Cụ cắt nghĩa câu "Phải dừng xe đúng nơi quy định" như thế nào ?
1 - Buộc phải dừng xe lại và xe phải dừng lại ở đúng nơi quy định
2 - Nếu muốn hay cần phải dừng xe lại thì buộc phải dừng ở đúng nơi quy định.
Em nghĩ sơ đồ sau giải thích rõ tín hiệu đèn. Vùng đỏ là không được đi, vùng xanh là được đi. Cụ nào đi dưới đường đi màu vàng thì không thể đi thẳng được.Em cũng có niềm tin hoàn toàn giống cụ !
Động từ "PHẢI" trong câu "phải dừng lại trước vạch dừng" rõ ràng là bắt buộc.
Cụ dựa vào đâu để gán cho đèn vàng hiệu lực cấm đi nếu nó chỉ báo hiệu chuẩn bị thay đổi từ xanh sang đỏ ?Em nghĩ sơ đồ sau giải thích rõ tín hiệu đèn. Vùng đỏ là không được đi, vùng xanh là được đi. Cụ nào đi dưới đường đi màu vàng thì không thể đi thẳng được.
Vâng !Cảm ơn cụ.
Em thấy rằng, để tiết kiệm thời gian, tại thời điểm này chúng ta nên tập trung vào mệnh đề chính đang được quan tâm thôi ạ.
Cảm ơn cụ.Vâng !
Để tập trung hơn em sẽ dùng câu trong luật do cụ trích dẫn là "phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định...".
- Những xe đang không đi cũng buộc phải đi !
- Những xe đang đi trên đường xe chạy buộc phải đi về bên phải theo chiều đi ?
Tìn hiệu vàng có báo hiệu gì thì cũng phải dừng trước vạch dừng. Sơ đồ sẽ thấy tín hiệu vàng không cấm đi mà 1/2 cấm đi, 1/2 đi tiếpCụ dựa vào đâu để gán cho đèn vàng hiệu lực cấm đi nếu nó chỉ báo hiệu chuẩn bị thay đổi từ xanh sang đỏ ?
Nhà cháu xin cảm ơn kụ mhungnb rất nhiều.Cảm ơn cụ.
Em thấy rằng, để tiết kiệm thời gian, tại thời điểm này chúng ta nên tập trung vào mệnh đề chính đang được quan tâm thôi ạ.
Về phần ghi chú của kụ, nhà cháu xin đề nghị, nếu kụ thấy nội dung nào hữu ích cho lý giải của nhóm kụ, thì kụ liệt kê giúp nhà cháu trong còm của kụ.Hồi đáp 3. Trả lời câu hỏi số 1.;Đây là một trong sáu hành vi được miễn trừ ngay trong Luật Giao thông Đường bộ (2008) mà không cần tới Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc Luật khác.
...
Ghi chú thêm, những cụ thuộc diện Ignore của cụ sgb345 đã đề cập đến việc miễn trừ này. Em đưa ra điểm này mang tính chất thông tin thôi ạ.
Cụ cắt nghĩa câu "Phải dừng xe đúng nơi quy định" như thế nào ?
1 - Buộc phải dừng xe lại và xe phải dừng lại ở đúng nơi quy định
2 - Nếu muốn hay cần phải dừng xe lại thì buộc phải dừng ở đúng nơi quy định.
Mời Cụ tham khảo 3 còm phía dưới của em để thấy đèn vàng không hề cấm đi !Tìn hiệu vàng có báo hiệu gì thì cũng phải dừng trước vạch dừng. Sơ đồ sẽ thấy tín hiệu vàng không cấm đi mà 1/2 cấm đi, 1/2 đi tiếp
Cám ơn vì Cụ đã tranh luận rất nghiêm túcCảm ơn cụ.
Cụ vui lòng quan tâm đến cụm từ tham gia giao thông sau chữ người ạ.
Cũng xin nêu lại là việc em dẫn điều 9 và điều 11 ở còm số 326 là chỉ với mục đích nhắc đến chủ ngữ thôi. Nếu chúng ta lại phân tích tiếp chữ tham gia giao thông, đi, dấu phảy trong khoản 1 điều 9 thì chúng ta sẽ rời xa mục tiêu chính quá ạ.