[Thảo luận] Xin hiểu đúng về đèn vàng

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
(Tiếp 2)

3- Thời hiệu của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian đèn vàng đang còn sáng", chứ không phải là "một thời điểm, khi đèn vàng bắt đầu bật sáng".

Có nhiều kụ nhầm lẫn ở một điểm rất quan trọng, dẫn đến hiểu sai quy định của Luật Gtđb về đèn vàng, kể cả xxx.

Đó là, thời hiệu hiệu lực của đèn vàng.

Thời gian hiệu lực của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian mà đèn vàng đang còn sáng trên cột tín hiệu, khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ thì chưa bật sáng". Thông thường là khoảng 4-5 giây.
Đặc biệt, khi đèn vàng đó có gắn thêm đèn đếm ngược, thì con số hiện trên đèn đếm ngược đó có chức năng "báo hiệu thời gian có hiệu lực" của đèn vàng đó (xem Hình #2b bên dưới).

Nhưng nhiều kụ sai lầm khi chỉ cho rằng hiệu lực của đèn vàng chỉ là "một thời điểm", khi đèn xanh vừa tắt và đèn vàng vừa bật lên.

Từ suy diễn này, các kụ đó canh me, nếu vào thời điểm đèn vàng vừa bật lên mà xe đang đè lên vạch thì các kụ đó coi là xe được luật cho phép vượt qua đèn. Nếu tại thời điểm đèn vàng vừa được bật lên, mà xe chưa đè lên vạch, thì các kụ đó bắt buộc xe kiểu gì cũng phải phanh lại. Nếu không sẽ bị bắt lỗi. Suy nghĩ như này là sai luật, vô hiệu hoá chức năng là bước đệm của đèn vàng, gây nguy hiểm cho giao thông.

Thực ra, hiệu lực của đèn tín hiệu là "toàn bộ khoảng thời gian" đèn tín hiệu giao thông đó đang bật sáng.

Lấy đèn xanh làm ví dụ.
Khi đèn xanh được bật sáng trong khoảng thời gian 45 giây, là nó có hiệu lực tính từ giây thứ 1 (khi đèn vừa xuất hiện) đến hết giây thứ 45. Nếu thấy kụ nào lý luận "khi đèn xanh vừa bật sáng thì xe của ông chưa đè lên vạch. Xe của ông chỉ vượt qua vạch để vào giao cắt ở giây thứ 44 của đèn xanh, ông vượt đèn xanh như vậy là vi phạm hiệu lệnh của đèn rồi" chắc các kụ sẽ phì cười vì ngô nghê và vô lý. Đúng không nào?

Tương tự, với đèn vàng cũng vậy thôi.

Hiệu lực của đèn vàng kéo dài trong suốt khoảng thời gian nó đang vàng, tính từ thời điểm nó vừa bật sáng đến thời điểm nó tắt, nghĩa là tính từ khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ chưa xuất hiện đến thời điểm đèn vàng đó tắt, đèn đỏ xuất hiện.
Khoảng thời gian này có thể kéo dài 3 giây, có thể là 6 giây, tuỳ ý đồ tổ chức giao thông của Sở Gtvt.
Nếu kụ nào nói, tại thời điểm khi đèn vàng vừa được bật lên, tôi thấy xe ông chưa đè lên vạch dừng xe. Đến giây thứ 3 của đèn vàng xe ông mới đè lên vạch, như thế là phạm lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn rồi", thì các kụ cũng sẽ thấy nó vô lý và ngô nghê, như trong ví dụ với đèn xanh nhà cháu đã nói ở trên. Đúng không, các kụ ?

Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu cho đúng, thời gian hiệu lực của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian mà đèn vàng đang xuất hiện trên cột tín hiệu, khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ thì chưa bật sáng".

Luật Gtđb 2008 của Vn cho phép, trong toàn bộ khoảng thời gian 3-5 giây đó, khi đèn vàng vẫn đang sáng, đèn đỏ chưa xuất hiện, phương tiện nào đè qua vạch dừng thì đều được Luật gtđb cho phép đi tiếp.

Công ước Viên 1968 về Gtđb, Luật của nhiều quốc gia tiên tiến khác về gtđb cũng có quy định tương tự, cho phép phương tiện vượt qua vạch dừng đi tiếp khi đèn vẫn đang vàng.
(Xem Hình #3, #4 bên dưới)


4- Trong luật không quy định "lỗi vượt đèn vàng". Cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi xe các kụ vượt qua đèn vàng.

Đương nhiên các kụ mợ ai cũng công nhận "trong luật không quy định lỗi vượt đèn vàng" rồi.
Nhưng có nhiều kụ băn khoăn, lo ngại xxx có thể suy diễn để áp lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" trong trường hợp xe vượt tín hiệu đèn vàng.

Nhà cháu xin khẳng định lo ngại như vậy không có cơ sở.

Vì, trong QC41, khoản 9.3 Điều 9 "Ý nghĩa của đèn tín hiệu" có quy định danh mục 14 khoản mục khác nhau về tín hiệu đèn.

Trừ quy định tại mục 9.3.4 về Đèn đỏ là có lỗi riêng (lỗi vượt đèn đỏ), 12 quy định còn lại nếu bị vi phạm sẽ được khép vào lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn", trừ đèn vàng (vì luật cho phép xe tiếp tục đi qua giao cắt khi đèn đang vàng, nên hành vi vượt đèn vàng không bị luật coi là lỗi).

Xxx cũng không có quyền diễn giải sai luật theo ý họ về đèn vàng để cấm lái xe vượt đèn vàng.

Tuy nhiên trên thực tế, xxx thường suy diễn hành vi vượt đèn vàng thành lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông...". Trong rất nhiều trường hợp, việc suy diễn lỗi như này là không đúng.

Gặp trường hợp này, nếu quả thực các kụ vì không kịp dừng đèn vàng một cách an toàn nên phải vượt qua, trong khi đèn vẫn đang vàng, thì các kụ có quyền ghi vào biên bản một câu ngắn gọn "xe tôi vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng", hoặc dài hơn tí thì ghi câu "khi đèn vẫn đang vàng, tôi không thể dừng lại trước vạch dừng vì thấy việc dừng đột ngột như vậy có thể gây nguy hiểm. Do đó, tôi không hề vi phạm quy định của luật Gtđb về tín hiệu đèn vàng".

Với tình huống vượt đèn vàng nêu trong biên bản như vậy, nhà cháu nghĩ xxx sẽ không có lý do đúng đắn, hợp luật để cố tình suy diễn, xử phạt lái xe theo ý họ được.

(Hết)


---------------

Trích luật:

Hình #2b: Đèn đếm ngược có tác dụng "báo hiệu thời gian có hiẹu lực của đèn chính"



Hình #3: Quy định của Công ước Viên 1968 về Gtđb về đèn vàng




Hình #4: Tham khảo Luật của Úc về Đèn vàng



.
Về mặt trích dẫn luật của cụ thì không có gì đáng phải bàn cãi. Tuy nhiên, cái ý của cụ là đèn vàng dài thì vẫn được đi thì theo em là không hợp lý. Như vậy sẽ chỉ khuyến khích các hành vi nguy hiểm hoặc gây tắc đường vì người ta sẽ lợi dụng cho rằng vẫn đang đèn vàng nên tôi cứ đi kết quả gặp anh đèn xanh phóng vù qua thế là tai nạn hoặc nếu không thì khi cụ cố tình đi qua gặp xe đèn xanh ở giao cắt thì sẽ gây tắc đường, chả ai đi được. Cái này cũng giống tư tưởng vạch 1.1 hay 1.5 khi dùng để phân chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau mà các cụ cứ đi bừa rồi lý luận là cùng lắm chỉ là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường; còn với vạch 1.5 thì các cụ cứ đi hẳn qua bên trái vạch và lao vào đầu các xe ngược chiều rồi lý luận là cái vạch đó các cụ được phép vượt qua ạ.
Nên nếu cụ đọc quy định tại CƯV và Luật Úc thì đều thấy là chỉ trừ trường hợp dừng sẽ gây nguy hiểm thì mới đi tiếp chứ chả ai nói đèn vàng là được đi tiếp cả vì cũng giống như lý luận của cụ, nếu đèn vàng vẫn tiếp tục được đi cho đến khi hết đèn vàng thì có thể bỏ đèn vàng đi vì chả có ý nghĩa gì cả. Đèn vàng rõ ràng là 1 dự lệnh để các xe có sự chuẩn bị nhằm tránh gây tai nạn hoặc ùn tắc ở giao cắt nên tốt nhất là tuân thủ nó chứ không nên bắt bẻ từng câu chữ để tự biện minh cho hành vi không có văn hóa giao thông của mình được.
Tuy nhiên, em cũng đồng ý với cụ 1 điểm là không thể lấy 1 cái ảnh xe em đang ở giữa giao cắt khi đèn vàng để phạt em được. Đó phải là 1 đoạn clip ngắn hoặc nhiều hình ảnh chứng minh em có thể dừng trước giao cắt nhưng vẫn cố tình vượt qua đèn vàng.
Ở 1 số nước em thấy quy định 1 lỗi rất hay là "lái xe nguy hiểm" và nếu như VN có quy định lỗi này thì hành vi vượt đèn vàng khi có thể dừng lại trước vạch dừng hay những lỗi kiểu chở cồng kềnh gây nguy hiểm cho người khác hay đi sang trái vạch 1.1 hay 1.5 đều có thể quy lỗi này được...
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

2. Em đã "né tránh" ba câu so sánh có vẻ như tương tự của các cụ Nokfev, Thuy_CK và của cụ cho đến khi phân tích xong vế tiếp theo là "trừ trường hợp..."

3. Ý này em có thể thực hiện được. Cảm ơn cụ.
Em cũng rất băn khoăn về chữ "Trừ" trong câu luật ""Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;""
Ban đầu em cũng nghĩ nó thể hiện sự kết nối giữa 2 phần "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" và "trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;"
Chỉ sau khi đọc trong TCN22 và QC41 2 câu sau em mới hiểu nó theo hướng chữ "Trừ" trao thêm quyền đi tiếp cho những người đã đi quá vạch dùng khi tín hiệu vàng đã hết và chuyển sang tín hiệu đỏ

1.) Cả TCN22 và QC41 khi quy định ý ngĩa cho tín hiệu đèn đều không dùng chữ "Trừ" để nối 2 phần "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" và "trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;" với nhau !
- TCN 22 "Khi tín hiệu vàng thay đổi, lái xe và người đi bộ không thể dừng lại trước nơi giao nhau theo quy định thì được phép đi qua tiếp."
- QC 41 "Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

2.) Trong QC 41 có 1 loại đèn được thể hiện như sau
9.2.4 Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao
- Câu này có ý nghĩa tương tự cách hiểu phổ biến hiện nay về tín hiệu vàng. Nhưng với câu này hiệu lệnh phải dừng lại không cần đi kèm thành phần chỉ vị trí dừng, nó đã được nêu trong các trường hợp được loại trừ là xe đã ở trong nút giao

Tại sao với trường hợp ta đang bàn Luật không viết là "Tín hiệu vàng là phải dừng lại. Trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; ?

- Câu trả lời cũng chính là lý do mà em tin rằng câu Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" được gắn thêm thành phần "trước vạch dừng" là 1 hiệu lệnh chỉ vị trí mà khi dừng lại phải tuân theo !
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Nên nếu cụ đọc quy định tại CƯV và Luật Úc thì đều thấy là chỉ trừ trường hợp dừng sẽ gây nguy hiểm thì mới đi tiếp chứ chả ai nói đèn vàng là được đi tiếp cả vì cũng giống như lý luận của cụ, nếu đèn vàng vẫn tiếp tục được đi cho đến khi hết đèn vàng thì có thể bỏ đèn vàng đi vì chả có ý nghĩa gì cả. Đèn vàng rõ ràng là 1 dự lệnh để các xe có sự chuẩn bị nhằm tránh gây tai nạn hoặc ùn tắc ở giao cắt nên tốt nhất là tuân thủ nó chứ không nên bắt bẻ từng câu chữ để tự biện minh cho hành vi không có văn hóa giao thông của mình được.
Đèn vàng có ý nghĩa thông báo "đây là những giây cuối cùng của đèn xanh" hoặc "đây là những giây cuối cùng của đèn đỏ"
Nó khuyến khích người ta chấp hành tín hiệu tiếp theo 1 cách tự giác, an toàn và hiệu quả nhất !
Không thể ví 1 số vô ý thức mà bỏ đi ý nghĩa tốt đẹp của đèn vàng !
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tổng hợp 1 + 2 + 3

Câu "Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo trước cho những người điều khiển phương tiện đang đi đưới hiệu lực cho phép đi của tín hiệu xanh biết rằng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn sau đó, họ nên dừng lại hoặc chuẩn bị để dừng lại 1 cách an toàn và đúng quy định của tín hiệu đỏ
Câu "Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng" không cần mang và không mang ý nghĩa là 1 hiệu lệnh độc lập cấm các phương tiện tiếp tục di chuyển qua vạch dừng. Nó chỉ là 1 thông báo hướng dẫn vị trí dừng phương tiện hay 1 gợi ý dừng phương tiện sao cho đáp ứng tốt nhất tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện sau đó.
Câu "Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp" mang theo ý nghĩa mà là 1 sụ miễn trừ cuối cùng mà tín hiệu vàng đưa ra vì mục đích giải phóng giao lộ. Nó cho các phương tiện đang ở trong giao lộ và có nguy cơ gây cản trở giao thông khi thực hiện lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ được phép đi ra khỏi giao lộ !
Ý nghĩa của "Tín hiệu vàng" là cả đoạn 9.3.2. trong QC41 chứ không phải riêng một câu đầu "Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.". Riêng câu đầu này đúng là viết cũng chưa đủ vì tìn hiệu đèn gồm cả xanh, vàng, đỏ chứ không chỉ là xanh và đỏ. Cụ không thể dùng một câu không đầy đủ này để hiểu cho cả đoạn mô tả ý nghĩa này.

Đoạn này có 3 câu:
Câu 1: "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn." Câu này chưa đủ nên không thể hiểu chỉnh xác. Từ đèn trong câu không nói rõ đèn nào. Đèn tín hiệu là liên tục thì đèn nào chẳng "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn". Mặc dù câu không đủ nhưng nó không phủ nhận đèn vàng là một loại đèn tin hiệu mà lái xe phải chấp hành.

Câu 2: "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”." Câu này thì quá rõ ràng về hiệu lệnh dừng lại và dừng lại như thế nào. Không có từ nào để cụ hiểu chỉ à gợi ý.

Câu 3: "Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;" Câu này chỉ ra "trường hợp" không phải thực hiện hiệu lệnh của câu 2, chỉ rõ điều kiện của trường hợp ấy.

Đọc cả đoạn về ý nghĩa "Tín hiệu vàng" ai cũng hiệu quy định khi nhìn thấy đèn vàng thì phải làm thế nào. Làm không đúng quy định thì bị phạt.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đèn vàng có ý nghĩa thông báo "đây là những giây cuối cùng của đèn xanh" hoặc "đây là những giây cuối cùng của đèn đỏ"
Nó khuyến khích người ta chấp hành tín hiệu tiếp theo 1 cách tự giác, an toàn và hiệu quả nhất !
Không thể ví 1 số vô ý thức mà bỏ đi ý nghĩa tốt đẹp của đèn vàng !
"9.1. Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng 3 loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ, chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang". Vàng là vàng. Vàng không phải là xanh cụ nhé.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Ý nghĩa của "Tín hiệu vàng" là cả đoạn 9.3.2. trong QC41 chứ không phải riêng một câu đầu "Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.". Riêng câu đầu này đúng là viết cũng chưa đủ vì tìn hiệu đèn gồm cả xanh, vàng, đỏ chứ không chỉ là xanh và đỏ. Cụ không thể dùng một câu không đầy đủ này để hiểu cho cả đoạn mô tả ý nghĩa này.

Đoạn này có 3 câu:
Câu 1: "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn." Câu này chưa đủ nên không thể hiểu chỉnh xác. Từ đèn trong câu không nói rõ đèn nào. Đèn tín hiệu là liên tục thì đèn nào chẳng "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn". Mặc dù câu không đủ nhưng nó không phủ nhận đèn vàng là một loại đèn tin hiệu mà lái xe phải chấp hành.

Câu 2: "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”." Câu này thì quá rõ ràng về hiệu lệnh dừng lại và dừng lại như thế nào. Không có từ nào để cụ hiểu chỉ à gợi ý.

Câu 3: "Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;" Câu này chỉ ra "trường hợp" không phải thực hiện hiệu lệnh của câu 2, chỉ rõ điều kiện của trường hợp ấy.

Đọc cả đoạn về ý nghĩa "Tín hiệu vàng" ai cũng hiệu quy định khi nhìn thấy đèn vàng thì phải làm thế nào. Làm không đúng quy định thì bị phạt.
"9.1. Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng 3 loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ, chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang". Vàng là vàng. Vàng không phải là xanh cụ nhé.
Với cách đọc không kỹ, đọc đuôi bỏ đầu, trớt quote, chen ngang này có lẽ em nên ngừng tranh luận với cụ để khỏi làm loãng thớt !
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Với cách đọc không kỹ, đọc đuôi bỏ đầu, trớt quote, chen ngang này có lẽ em nên ngừng tranh luận với cụ để khỏi làm loãng thớt !
Tham gia diễn đàn, em không quan tâm là tranh luận với ai mà chỉ quan tâm tranh luận với cái gì, nội dung gì.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Tham gia diễn đàn, em không quan tâm là tranh luận với ai mà chỉ quan tâm tranh luận với cái gì, nội dung gì.
Thưa cụ !
- Tranh luận cần có đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Tranh luận phải có luận chứng, luận điểm.
- Tranh luận cần có đầu có cuối.
Tuy nhiên đây không phải quy định bắt buộc mà nó là văn hóa !
Chào Cụ !

P/s: Em vẫn chờ phản hồi của cụ mhungnb nhé !
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Thưa cụ !
- Tranh luận cần có đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Tranh luận phải có luận chứng, luận điểm.
- Tranh luận cần có đầu có cuối.
Tuy nhiên đây không phải quy định bắt buộc mà nó là văn hóa !
Chào Cụ !

P/s: Em vẫn chờ phản hồi của cụ mhungnb nhé !
Đây không phải là tranh luận trong một phòng họp. Mà ngay cả trong 1 phòng họp tranh luận mà đưa ra "luận chứng, luận điểm" sai thì cùng cần phải dừng lại. Vì với luận chứng, luận điểm sai thì cái cuối làm sao đúng được.
 

international

Xe buýt
Biển số
OF-74476
Ngày cấp bằng
3/10/10
Số km
902
Động cơ
432,379 Mã lực
Em thì nghĩ đèn vàng chỉ có tác dụng cảnh báo rằng sắp đỏ (khi đèn vàng ra đời chưa có hệ thống đếm ngược thời gian) chứ ko phải để làm trống giao cắt đâu ạ. Việc làm trống giao cắt được thực hiện bằng cách căn chỉnh thời gian (timming) giữa các đèn tín hiệu ở các hướng di chuyển khác nhau. Đèn hướng này đỏ sớm đi 5 giây hay 10 giây trước khi đèn hướng kia chuyển từ đỏ sang xanh (tức là các hướng có chung 1 khoảng thời gian đỏ) là đủ để làm trống giao cắt.
Em góp một vài ý kiến cho phong phú.

1. Tác dụng của đèn vàng là làm "clear" - tức làm trống giao cắt/giao lộ điều khiển bằng đèn tín hiệu, nhằm tránh xung đột luồng giao thông. Cách đây 100 năm, ở Huê kỳ cũng xảy ra các "tình huống" tương tự như ở ta bây giờ.

2. Thời gian làm trống giao cắt là thời gian đèn vàng sáng. Thế giới có ngâm cứu kỹ về cái này, có công thức tính toán thời gian đèn vàng phù hợp với tốc độ, lưu lượng xe, chiều dài, chiều rộng giao cắt.

3. Đèn vàng bật sáng là lúc bắt đầu thời gian làm trống bắt đầu. Người lái xe đừng đi vào giao cắt nữa.

Điều này gần giống như thổi còi kết thúc hiệp đấu, tiếng còi đầu tiên, bóng chuẩn bị vào lưới thì cũng kệ. Không tính.

4. Vấn đề là ứng xử với đèn vàng thế nào mới dẫn đến vi phạm hay không vi phạm:

a. Đèn vàng bật sáng - không biết trước vì không có đèn đếm ngược:

- Xe cách vạch dừng ở một khoảng cách đủ để phanh an toàn, không bị xe sau xô vào mít thì dừng thôi.

- Xe cách vạch dừng ở một khoảng cách KHÔNG đủ để phanh an toàn, DỄ bị xe sau xô vào mít thì ĐI TIẾP.

b. Đèn vàng bật sáng - biết trước vì có đèn đếm ngược:

- Tùy tốc độ, tùy xe sau, tùy khoảng cách để đưa ra quyết định dừng hay đi tiếp.

Cách tốt nhất là thấy còn 1 giây đèn xanh, cách vạch 5 mét (một chiều dài xe) thì dừng thôi.

(Còn nữa ạ).
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Em thì nghĩ đèn vàng chỉ có tác dụng cảnh báo rằng sắp đỏ (khi đèn vàng ra đời chưa có hệ thống đếm ngược thời gian) chứ ko phải để làm trống giao cắt đâu ạ. Việc làm trống giao cắt được thực hiện bằng cách căn chỉnh thời gian (timming) giữa các đèn tín hiệu ở các hướng di chuyển khác nhau. Đèn hướng này đỏ sớm đi 5 giây hay 10 giây trước khi đèn hướng kia chuyển từ đỏ sang xanh (tức là các hướng có chung 1 khoảng thời gian đỏ) là đủ để làm trống giao cắt.
Cảm ơn cụ.

Sau khi em đọc các tài liệu về đèn vàng (không phải ở dạng trích dẫn thông tin, không phải dạng gạch đầu dòng lịch sử) thì em đã có được những thông tin bổ ích. Em xin tóm tắt lại để cụ có thêm một cách nhìn nào đó về đèn vàng như sau:

- ban đầu, đèn tín hiệu chỉ có hai màu xanh đỏ (dạng không nhấp nháy). Cơ cấu cơ khí nhận nhiệm vụ chuyển mạch điện. Ở chiều đường này đèn bật xanh thì chiều đường kia đèn bật đỏ ngay lập tức, không hề có thời gian trễ.

- sau vài năm sử dụng, người ta đã nhận thấy sự bất cập của hệ thống đèn hai màu này do sau khi chuyển màu, vẫn còn một lượng không ít phương tiện vẫn đang trong giao lộ mà đèn xanh ở một chiều đã cho phép phương tiện khác đi vào giao lộ.

- chưa kể các hệ thống đèn tín hiệu ban đầu này chỉ được sử dụng ở khu vực trung tâm của các đô thị (downtown), luật lại ưu tiên người đi từ trong trung tâm ra ngoại ô chứ không ưu tiên chiều ngược lại, cùng với việc tăng nhanh chóng số lượng xe ô tô trong khi số lượng xe ngựa kéo vẫn chưa giảm.

- vấn đề là tính toán thời gian đèn vàng như thế nào thì hiện nay vẫn đang phổ biến hai cách tính dành cho nhà thiết kế:

Một là theo hướng làm trống giao lộ, có sử dụng đến vận tốc xe đang trong giao lộ và kích thước giao lộ.

Hai là theo hướng đủ để xe dừng lại được trước vạch dừng, có sử dụng tốc độ xe đang chuẩn bị vào giao lộ.

Hai kết quả tính theo hai cách trên cho cùng một giao lộ thường có kết quả khá gần nhau.

- việc đèn đỏ sáng cùng lúc ở hai chiều mới được ứng dụng trong thời gian chưa dài. Hiện nay ở ta chưa có nhiều hệ thống này, do đó Luật phải phủ kín các trường hợp. Đèn đếm ngược ở ta mới xuất hiện từ năm 2004 ở một vài tỉnh. Ở Hà nội bắt đầu từ năm 2006. Hiện vẫn còn không ít đèn không có đếm ngược trên cả nước. Thậm chí có trường hợp đèn đếm ngược hỏng, đèn chính vẫn hoạt động bình thường.

---

Nếu cụ quan tâm đến các công thức tính này em sẽ bốt lên đây. Cảm ơn cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Về mặt trích dẫn luật của cụ thì không có gì đáng phải bàn cãi. Tuy nhiên, cái ý của cụ là đèn vàng dài thì vẫn được đi thì theo em là không hợp lý. Như vậy sẽ chỉ khuyến khích các hành vi nguy hiểm hoặc gây tắc đường vì người ta sẽ lợi dụng cho rằng vẫn đang đèn vàng nên tôi cứ đi kết quả gặp anh đèn xanh phóng vù qua thế là tai nạn hoặc nếu không thì khi cụ cố tình đi qua gặp xe đèn xanh ở giao cắt thì sẽ gây tắc đường, chả ai đi được. Cái này cũng giống tư tưởng vạch 1.1 hay 1.5 khi dùng để phân chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau mà các cụ cứ đi bừa rồi lý luận là cùng lắm chỉ là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường; còn với vạch 1.5 thì các cụ cứ đi hẳn qua bên trái vạch và lao vào đầu các xe ngược chiều rồi lý luận là cái vạch đó các cụ được phép vượt qua ạ.
Nên nếu cụ đọc quy định tại CƯV và Luật Úc thì đều thấy là chỉ trừ trường hợp dừng sẽ gây nguy hiểm thì mới đi tiếp chứ chả ai nói đèn vàng là được đi tiếp cả vì cũng giống như lý luận của cụ, nếu đèn vàng vẫn tiếp tục được đi cho đến khi hết đèn vàng thì có thể bỏ đèn vàng đi vì chả có ý nghĩa gì cả. Đèn vàng rõ ràng là 1 dự lệnh để các xe có sự chuẩn bị nhằm tránh gây tai nạn hoặc ùn tắc ở giao cắt nên tốt nhất là tuân thủ nó chứ không nên bắt bẻ từng câu chữ để tự biện minh cho hành vi không có văn hóa giao thông của mình được.
Tuy nhiên, em cũng đồng ý với cụ 1 điểm là không thể lấy 1 cái ảnh xe em đang ở giữa giao cắt khi đèn vàng để phạt em được. Đó phải là 1 đoạn clip ngắn hoặc nhiều hình ảnh chứng minh em có thể dừng trước giao cắt nhưng vẫn cố tình vượt qua đèn vàng.
Ở 1 số nước em thấy quy định 1 lỗi rất hay là "lái xe nguy hiểm" và nếu như VN có quy định lỗi này thì hành vi vượt đèn vàng khi có thể dừng lại trước vạch dừng hay những lỗi kiểu chở cồng kềnh gây nguy hiểm cho người khác hay đi sang trái vạch 1.1 hay 1.5 đều có thể quy lỗi này được...
Xin cảm ơn kụ Luckyme nhiều. Lâu lắm mới lại được gặp kụ. Kụ vẫn bình an chứ ạ?

Nhà cháu muốn tách riêng 2 nội dung:

1- Quy định của luật hiện hành: đèn vàng không cấm xe tiếp tục lưu thông. Điều này cần được khẳng định. Và tại ngay tại dòng đầu tiên ở còm trên kụ cũng đồng tình với phân tích luật của nhà cháu.
Vì vậy, về mặt luật pháp, không có lỗi nếu lái xe vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng.

2- Về văn hoá giao thông: không khuyến khích đi cố, vượt đèn vàng, vì hành vi này có thể gây nguy cơ va chạm với xe của chiều bên kia.
Để giải quyết điều này, chúng ta có khá nhiều biện pháp có thể áp dụng. Chứ không nhất thiết phải hiểu luật khác đi chỉ vì mục đích này, chỉ vì muốn gọt chân cho vừa giày.

Ví dụ, có thể duy trì đèn đỏ của hướng bên kia dài hơn thời gian bên này đang đèn vàng (all-red), kết hợp phạt nặng lỗi vượt đèn đỏ cho hướng bên kia.

Ngoài 2 điểm trên, nhà cháu có thêm 3 suy nghĩ như sau:

3- Nhà cháu thấy việc phải đột ngột phanh xe để dừng trước đèn vàng còn nguy hiểm và khó áp dụng hơn là biện pháp kéo dài đèn đỏ trên hướng bên kia.
Đồng thời, bắt phải phanh gấp khi đèn vàng còn vô tình kéo tụt vận tốc dòng xe lưu chuyển qua giao cắt. Một điều mà các nước có nền giao thông tiên tiến đều tránh.

4- Về mặt tổ chức giao thông: nên có hình thức cảnh báo trực quan trước giao cắt làm mốc, giúp cho lái xe quyết định được ngay, trong tình huống cụ thể đó họ nên dừng ngay trước vạch hay nên đi thẳng qua giao cắt.
Ví dụ, trước giao cắt trong nội đô (nơi luật cho phép xe di chuyển vận tốc 60 km/h), căn cứ vào chiều dài quãng đường cần thiết để dừng được xe, chúng ta kẻ một vạch kẻ, hoặc đặt một biển làm mốc (gọi là mốc A).
Nếu xe đang lưu thông tốc độ 50 km/h, khi thấy đèn bật vàng mà xe chưa đi qua mốc A này, thì xe cần phải thực hiện dừng xe trước vạch dừng.
Nếu xe đang lưu thông tốc độ 50 km/h, khi thấy đèn vàng bật sáng, mà xe đã vượt qua mốc A này, thì xe cứ viẹc đi tiếp, không cần phải phanh gấp làm gì.

5- Khoảng cách từ mốc A đến vạch dừng tuỳ thuộc vào vận tốc tối đa cho phép lưu thông tại đoạn đường đó, và được tính dựa trên nguyên lý của bảng sau:


.
 
Chỉnh sửa cuối:

NotTube

Xe buýt
Biển số
OF-13453
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
504
Động cơ
523,330 Mã lực
Nơi ở
21°0'46"N 105°51'54"E
Em xin ý kiến thế này:

b. Tín hiệu đỏ là cấm đi,
c. Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp,

Trong trường hợp b. khi phương tiện đã qua vạch dừng thì cũng vẫn được đi tiếp đúng không ạ? Hoặc có quyền không đi nữa nếu thấy nguy hiểm đúng không ạ?
Trong trường hợp c. Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, tức là cũng cấm đi đúng không ạ?

Nếu như em hiểu thì 2 cái màu đèn này hiệu lệnh chẳng khác gì nhau, và luật VN mình nó khác với phần còn lại của thế giới.
Em kiến nghị sửa luật và bỏ đèn vàng đi ạ :))
 

Jinzin

Xe điện
Biển số
OF-198975
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
2,955
Động cơ
1,365,491 Mã lực
Nơi ở
38,686,868 Mã lực
Em càng đọc càng thấy hoang mang các cụ ạ. Như luật hiện hành thì chỉ cần mỗi đèn đỏ, chả cần đèn xanh và đèn vàng làm gì cho tốn kèm. Tức là đèn đỏ thì dừng, đèn đỏ tắt thì đi mặc kệ cho phanh gấp gậy tai nạn.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Em càng đọc càng thấy hoang mang các cụ ạ. Như luật hiện hành thì chỉ cần mỗi đèn đỏ, chả cần đèn xanh và đèn vàng làm gì cho tốn kèm. Tức là đèn đỏ thì dừng, đèn đỏ tắt thì đi mặc kệ cho phanh gấp gậy tai nạn.
Theo em thì nên dùng cái đèn vàng thay đèn đỏ vì đèn vàng dễ nhìn thấy từ xa hơn :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thưa cụ !
- Tranh luận cần có đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Tranh luận phải có luận chứng, luận điểm.
- Tranh luận cần có đầu có cuối.
Tuy nhiên đây không phải quy định bắt buộc mà nó là văn hóa !
Chào Cụ !

P/s: Em vẫn chờ phản hồi của cụ mhungnb nhé !

Nhà cháu hoàn toàn cảm thông với kụ Thuy_CK, mặc dù nhà cháu không biết kụ trả lời quote nào, của kụ nào, vì quote đó không hiện ra trong màn hình máy nhà cháu.

Nhưng nhà cháu biết, để quote không hiện trên máy nhà cháu, thì nick kụ đó đang nằm trong danh sách "ignored - ngó lơ" của nhà cháu.

Và nhà cháu nghĩ, kụ Thuy_CK cũng có thể hiểu lý do tại sao nhà cháu liệt kê nick đó trong danh sách "ignored- ngó lơ" rồi, trong khi nhà cháu, cũng giống kụ, không hề phản đối giao lưu, trao đổi cùng các kụ mợ có ý kiến ngược lại.

.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Cảm ơn các cụ.

Em xin phép được tiếp ạ.

Phần hồi đáp sau đây sẽ nhắm đến việc là liệu có phanh được không khi gặp đèn vàng hay nói đầy đủ là có dừng được trước vạch dừng hay không khi đang chạy với tốc độ nào đó?

Em đưa phần hồi đáp này lên trước bởi lý do có nhiều cụ quan tâm hơn tới việc dừng hoặc phanh không được.

Phần hồi đáp nhằm cung cấp thêm thông tin để có cái nhìn đầy đủ hơn khi dừng xe hoặc khi hãm xe. Nó cũng liên quan đến đề nghị của cụ sgb345 cũng như còm của các cụ crownchip , Nokfev về tầm nhìn hãm xe.

Phần hồi đáp này khá dài nên em xin ngắt làm nhiều còm. Cảm ơn các cụ.

Hồi đáp 5.1. Quãng đường phanh cần phải ở mức nào khi đi đăng kiểm xe ô tô:
Có được phép vượt quá 7,2 mét với xe đến 9 chỗ ngồi không?

Câu trả lời là KHÔNG được phép vượt quá 7,2 mét (gần gấp đôi chiều dài thân xe).​


Lý giải:​

Theo Phụ lục I, Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng trong Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015, Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (tóm tắt là Thông tư về Kiểm định xe) thì:

Với xe ô tô đến 9 chỗ, không tải, vận tốc 30 km/h (8,33 m/s), thử trên đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám không nhỏ hơn 0,6, ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực, đạp phanh đều hết hành trình và giữ bàn đạp phanh tới khi xe dừng hẳn.​

Nếu quãng đường xe chạy lớn hơn 7,2 mét sau khi phanh theo điều kiện kể trên thì thuộc diện có khiếm khuyết, hư hỏng ở mức độ nguy hiểm (DD), và tiếp đó là không đạt yêu cầu kỹ thuật để được chứng nhận đăng kiểm và lưu thông trên đường.​

Các cụ vui lòng chú ý điểm hết sức quan trọng ạ, đó là khi thử phanh, kiểm định viên bắt buộc phải ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực (chuyển số về mo (N) hoặc mở ly hợp hay dân dã gọi là đạp hết/cắt côn), đồng nghĩa với việc không hề có hỗ trợ phanh bằng động cơ, một kỹ thuật mà ai lái ô tô cũng biết.

Như vậy, với xe ô tô đến 9 chỗ, 1 người lái, trong điều kiện mọi thứ đều ổn theo như thông tư thì chỉ cần có 7,2 mét để dừng hoàn toàn từ tốc độ 30 km/h mà không cần hỗ trợ phanh bằng động cơ.

Do đó các cụ cứ yên tâm ạ.

Dưới đây là hình chụp một phần nội dung Hiệu quả phanh theo thông tư 70 kể trên (có cả thông tin về quãng đường phanh với các loại xe khác).



 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn các cụ.

Em xin phép được tiếp ạ.

Phần hồi đáp sau đây sẽ nhắm đến việc là liệu có phanh được không khi gặp đèn vàng hay nói đầy đủ là có dừng được trước vạch dừng hay không khi đang chạy với tốc độ nào đó?

Em đưa phần hồi đáp này lên trước bởi lý do có nhiều cụ quan tâm hơn tới việc dừng hoặc phanh không được.

Phần hồi đáp nhằm cung cấp thêm thông tin để có cái nhìn đầy đủ hơn khi dừng xe hoặc khi hãm xe. Nó cũng liên quan đến đề nghị của cụ sgb345 cũng như còm của các cụ crownchip , Nokfev về tầm nhìn hãm xe.

Phần hồi đáp này khá dài nên em xin ngắt làm nhiều còm. Cảm ơn các cụ.

Hồi đáp 5.1. Quãng đường phanh cần phải ở mức nào khi đi đăng kiểm xe ô tô:
Có được phép vượt quá 7,2 mét với xe đến 9 chỗ ngồi không?

Câu trả lời là KHÔNG được phép vượt quá 7,2 mét (gần gấp đôi chiều dài thân xe).​


Lý giải:​

Theo Phụ lục I, Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng trong Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015, Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (tóm tắt là Thông tư về Kiểm định xe) thì:

Với xe ô tô đến 9 chỗ, không tải, vận tốc 30 km/h (8,33 m/s), thử trên đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám không nhỏ hơn 0,6, ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực, đạp phanh đều hết hành trình và giữ bàn đạp phanh tới khi xe dừng hẳn.​

Nếu quãng đường xe chạy lớn hơn 7,2 mét sau khi phanh theo điều kiện kể trên thì thuộc diện có khiếm khuyết, hư hỏng ở mức độ nguy hiểm (DD), và tiếp đó là không đạt yêu cầu kỹ thuật để được chứng nhận đăng kiểm và lưu thông trên đường.​

Các cụ vui lòng chú ý điểm hết sức quan trọng ạ, đó là khi thử phanh, kiểm định viên bắt buộc phải ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực (chuyển số về mo (N) hoặc mở ly hợp hay dân dã gọi là đạp hết/cắt côn), đồng nghĩa với việc không hề có hỗ trợ phanh bằng động cơ, một kỹ thuật mà ai lái ô tô cũng biết.

Như vậy, với xe ô tô đến 9 chỗ, 1 người lái, trong điều kiện mọi thứ đều ổn theo như thông tư thì chỉ cần có 7,2 mét để dừng hoàn toàn từ tốc độ 30 km/h mà không cần hỗ trợ phanh bằng động cơ.

Do đó các cụ cứ yên tâm ạ.

Dưới đây là hình chụp một phần nội dung Hiệu quả phanh theo thông tư 70 kể trên (có cả thông tin về quãng đường phanh với các loại xe khác).



( Đèn đổi màu => Nhìn thấy đèn vàng => Xử lý thông tin, đánh giá tình huống => Đạp phanh ) + 7,2m với xe dưới 9 chỗ X_XX_XX_X
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Em xin phép tiếp tục với phần hồi đáp 5 ạ.

Hồi đáp 5.2. Tại sao tầm nhìn hãm xe trong các TCVN về thiết kế đường ô tô, thiết kế nút giao thông, ...
lại lớn hơn hẳn quãng đường thử phanh đã nêu ở phần hồi đáp 5.1.

Câu trả lời: Khác là đương nhiên vì tầm nhìn hãm xe được sử dụng ở phạm vi khác.

Lý giải:
1. Khái niệm tầm nhìn hãm xe được nêu trong các tài liệu chuyên ngành cũng như trên internet. Em xin phép được trích ra một khái niệm từ trang http://civil3dvn.com/?p=1509 (toàn bộ phần chữ và hình vẽ dưới đây cho đến trước ý 2):

Thuật ngữ Stop Sight Distance (tầm nhìn dừng xe)

Định nghĩa
  • Là tầm nhìn dừng xe hoặc tầm nhìn hãm xe hay là tầm nhìn được tính trong trường hợp xe cần hãm trước một chướng ngại vật tĩnh nằm trên mặt đường như sơ đồ dưới (gọi là sơ đồ 1) như hình dưới
  • Ký hiệu: trong TCVN thường ký hiệu là S1, trong tiêu chuẩn ASSHITO ký hiệu là SSD là viết tắt của cụm từ Stop Sight Distance
  • Hình ảnh minh họa về tầm nhin dừng xe trong trường hợp đường cong đứng lồi (Crest Curve)

Công thức tính
  • Theo TCVN 4054-05:

Trong đó:
  • là chiều dài xe chạy trong thời gian người lái xe phản ứng tâm lý, là thời gian từ lúc người lái xe nhận ra chướng ngại vật đến khi tác động hãm xe phát hay hiệu quả hãm hoàn toàn. Trong thiết kế đường thường quy định
    = 1 giây. Do đó:
  • V là vận tốc ô tô trước khi hãm phanh
  • là chiều dài xe chạy trong quá trình hãm xe
  • là cự ly an toàn thường lấy từ 5 – 10 m
Khi tính theo V(km/h), có công thức sau:


  • Tiêu chuẩn TCVN4054-05 quy định
  • Chiều cao mắt người lái xe: 1 m
  • Chiều cao của chướng ngại vật: 0.1 m
  • Theo tiêu chuẩn ASSHITO:
  • Chiều cao mắt người lái xe: 3.5 feet (1,1 mét)
  • Chiều cao của chướng ngại vật: 2.0 feet (0,6 mét)
Quy định về tầm nhìn dừng xe trong tiêu chuẩn thiết kế
  • Theo TCVN 4054-05:

2. Nhìn vào bảng trên, thấy rằng, ở tốc độ thiết kế 30 km/h mà tầm nhìn hãm xe lại tới 30 mét, trong khi quãng đường phanh với xe 9 chỗ trở xuống lại không được vượt quá 7,2 mét. Vậy điều gì đã xảy ra?

Câu trả lời là đây (cụ mợ nào bên ngành cầu đường thông cảm cho em chút xíu, em múa rìu qua mắt thợ một chút ạ, em xin cảm ơn):

- Tầm nhìn dừng xe (hãm xe) sử dụng để thiết kế hình học đường, nhất là với các đoạn đường mà chướng ngại vật xuất hiện phía bên kia dốc.

- Các điều kiện đã được đưa vào tính toán gồm cả: trạng thái mặt đường, phản xạ người lái, ... Nếu tính trên đường băng tuyết - rất trơn thì tầm nhìn tối thiểu dừng xe ở tốc độ 30 km/h là 35,1 mét - tương thích với tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Cụ nào cần trích dẫn phần này em sẽ cung cấp ạ. Tài liệu xuất bản tại Việt nam ạ (từ năm 1982).

- Chiều cao chướng ngại vật để tính tầm nhìn hãm xe chỉ có 0,1 mét theo (TCVN) và 0,6 mét (theo Tiêu chuẩn Hoa Kỳ) - phần chữ màu đỏ ở mục 1 nêu trên trong còm này ạ.

Trong khi đó, nếu phải dừng lại trước đèn tín hiệu thì chướng ngại vật được coi là đèn tín hiệu hoặc không gian giao lộ chứ không phải là vạch dừng! Một điểm rất dễ thấy là chướng ngại vật bằng ánh sáng này rất dễ nhận ra từ xa, chưa kể lại được treo cao tới 1,8 mét trở lên so với mặt đường (theo Quy chuẩn 41 hiện hành).
3. Với những phân tích kể trên, không nên sử dụng tầm nhìn hãm xe để bàn luận về việc dừng xe được hay không trước đèn tín hiệu (nếu buộc phải dừng).

4. Chiều dài màu đỏ trong hình dưới đây mà nhiều cụ đã biết (em dẫn lại còm của cụ sgb345) chính là khoảng cách xe chạy được kể từ khi bắt đầu phanh nhưng không hề ghi chú: loại xe là loại xe gì, có hỗ trợ phanh từ động cơ hay không?

Còn chiều dài màu xanh và tổng chiều dài thì chính nó liên quan đến khoảng thời gian đèn vàng bật sáng và quy định luật của chúng ta đang bàn đến. Điều này em xin phép nêu ở một còm khác.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top