Về mặt trích dẫn luật của cụ thì không có gì đáng phải bàn cãi. Tuy nhiên, cái ý của cụ là đèn vàng dài thì vẫn được đi thì theo em là không hợp lý. Như vậy sẽ chỉ khuyến khích các hành vi nguy hiểm hoặc gây tắc đường vì người ta sẽ lợi dụng cho rằng vẫn đang đèn vàng nên tôi cứ đi kết quả gặp anh đèn xanh phóng vù qua thế là tai nạn hoặc nếu không thì khi cụ cố tình đi qua gặp xe đèn xanh ở giao cắt thì sẽ gây tắc đường, chả ai đi được. Cái này cũng giống tư tưởng vạch 1.1 hay 1.5 khi dùng để phân chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau mà các cụ cứ đi bừa rồi lý luận là cùng lắm chỉ là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường; còn với vạch 1.5 thì các cụ cứ đi hẳn qua bên trái vạch và lao vào đầu các xe ngược chiều rồi lý luận là cái vạch đó các cụ được phép vượt qua ạ.(Tiếp 2)
3- Thời hiệu của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian đèn vàng đang còn sáng", chứ không phải là "một thời điểm, khi đèn vàng bắt đầu bật sáng".
Có nhiều kụ nhầm lẫn ở một điểm rất quan trọng, dẫn đến hiểu sai quy định của Luật Gtđb về đèn vàng, kể cả xxx.
Đó là, thời hiệu hiệu lực của đèn vàng.
Thời gian hiệu lực của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian mà đèn vàng đang còn sáng trên cột tín hiệu, khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ thì chưa bật sáng". Thông thường là khoảng 4-5 giây.
Đặc biệt, khi đèn vàng đó có gắn thêm đèn đếm ngược, thì con số hiện trên đèn đếm ngược đó có chức năng "báo hiệu thời gian có hiệu lực" của đèn vàng đó (xem Hình #2b bên dưới).
Nhưng nhiều kụ sai lầm khi chỉ cho rằng hiệu lực của đèn vàng chỉ là "một thời điểm", khi đèn xanh vừa tắt và đèn vàng vừa bật lên.
Từ suy diễn này, các kụ đó canh me, nếu vào thời điểm đèn vàng vừa bật lên mà xe đang đè lên vạch thì các kụ đó coi là xe được luật cho phép vượt qua đèn. Nếu tại thời điểm đèn vàng vừa được bật lên, mà xe chưa đè lên vạch, thì các kụ đó bắt buộc xe kiểu gì cũng phải phanh lại. Nếu không sẽ bị bắt lỗi. Suy nghĩ như này là sai luật, vô hiệu hoá chức năng là bước đệm của đèn vàng, gây nguy hiểm cho giao thông.
Thực ra, hiệu lực của đèn tín hiệu là "toàn bộ khoảng thời gian" đèn tín hiệu giao thông đó đang bật sáng.
Lấy đèn xanh làm ví dụ.
Khi đèn xanh được bật sáng trong khoảng thời gian 45 giây, là nó có hiệu lực tính từ giây thứ 1 (khi đèn vừa xuất hiện) đến hết giây thứ 45. Nếu thấy kụ nào lý luận "khi đèn xanh vừa bật sáng thì xe của ông chưa đè lên vạch. Xe của ông chỉ vượt qua vạch để vào giao cắt ở giây thứ 44 của đèn xanh, ông vượt đèn xanh như vậy là vi phạm hiệu lệnh của đèn rồi" chắc các kụ sẽ phì cười vì ngô nghê và vô lý. Đúng không nào?
Tương tự, với đèn vàng cũng vậy thôi.
Hiệu lực của đèn vàng kéo dài trong suốt khoảng thời gian nó đang vàng, tính từ thời điểm nó vừa bật sáng đến thời điểm nó tắt, nghĩa là tính từ khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ chưa xuất hiện đến thời điểm đèn vàng đó tắt, đèn đỏ xuất hiện.
Khoảng thời gian này có thể kéo dài 3 giây, có thể là 6 giây, tuỳ ý đồ tổ chức giao thông của Sở Gtvt.
Nếu kụ nào nói, tại thời điểm khi đèn vàng vừa được bật lên, tôi thấy xe ông chưa đè lên vạch dừng xe. Đến giây thứ 3 của đèn vàng xe ông mới đè lên vạch, như thế là phạm lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn rồi", thì các kụ cũng sẽ thấy nó vô lý và ngô nghê, như trong ví dụ với đèn xanh nhà cháu đã nói ở trên. Đúng không, các kụ ?
Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu cho đúng, thời gian hiệu lực của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian mà đèn vàng đang xuất hiện trên cột tín hiệu, khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ thì chưa bật sáng".
Luật Gtđb 2008 của Vn cho phép, trong toàn bộ khoảng thời gian 3-5 giây đó, khi đèn vàng vẫn đang sáng, đèn đỏ chưa xuất hiện, phương tiện nào đè qua vạch dừng thì đều được Luật gtđb cho phép đi tiếp.
Công ước Viên 1968 về Gtđb, Luật của nhiều quốc gia tiên tiến khác về gtđb cũng có quy định tương tự, cho phép phương tiện vượt qua vạch dừng đi tiếp khi đèn vẫn đang vàng.
(Xem Hình #3, #4 bên dưới)
4- Trong luật không quy định "lỗi vượt đèn vàng". Cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi xe các kụ vượt qua đèn vàng.
Đương nhiên các kụ mợ ai cũng công nhận "trong luật không quy định lỗi vượt đèn vàng" rồi.
Nhưng có nhiều kụ băn khoăn, lo ngại xxx có thể suy diễn để áp lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" trong trường hợp xe vượt tín hiệu đèn vàng.
Nhà cháu xin khẳng định lo ngại như vậy không có cơ sở.
Vì, trong QC41, khoản 9.3 Điều 9 "Ý nghĩa của đèn tín hiệu" có quy định danh mục 14 khoản mục khác nhau về tín hiệu đèn.
Trừ quy định tại mục 9.3.4 về Đèn đỏ là có lỗi riêng (lỗi vượt đèn đỏ), 12 quy định còn lại nếu bị vi phạm sẽ được khép vào lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn", trừ đèn vàng (vì luật cho phép xe tiếp tục đi qua giao cắt khi đèn đang vàng, nên hành vi vượt đèn vàng không bị luật coi là lỗi).
Xxx cũng không có quyền diễn giải sai luật theo ý họ về đèn vàng để cấm lái xe vượt đèn vàng.
Tuy nhiên trên thực tế, xxx thường suy diễn hành vi vượt đèn vàng thành lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông...". Trong rất nhiều trường hợp, việc suy diễn lỗi như này là không đúng.
Gặp trường hợp này, nếu quả thực các kụ vì không kịp dừng đèn vàng một cách an toàn nên phải vượt qua, trong khi đèn vẫn đang vàng, thì các kụ có quyền ghi vào biên bản một câu ngắn gọn "xe tôi vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng", hoặc dài hơn tí thì ghi câu "khi đèn vẫn đang vàng, tôi không thể dừng lại trước vạch dừng vì thấy việc dừng đột ngột như vậy có thể gây nguy hiểm. Do đó, tôi không hề vi phạm quy định của luật Gtđb về tín hiệu đèn vàng".
Với tình huống vượt đèn vàng nêu trong biên bản như vậy, nhà cháu nghĩ xxx sẽ không có lý do đúng đắn, hợp luật để cố tình suy diễn, xử phạt lái xe theo ý họ được.
(Hết)
---------------
Trích luật:
Hình #2b: Đèn đếm ngược có tác dụng "báo hiệu thời gian có hiẹu lực của đèn chính"
Hình #3: Quy định của Công ước Viên 1968 về Gtđb về đèn vàng
Hình #4: Tham khảo Luật của Úc về Đèn vàng
.
Nên nếu cụ đọc quy định tại CƯV và Luật Úc thì đều thấy là chỉ trừ trường hợp dừng sẽ gây nguy hiểm thì mới đi tiếp chứ chả ai nói đèn vàng là được đi tiếp cả vì cũng giống như lý luận của cụ, nếu đèn vàng vẫn tiếp tục được đi cho đến khi hết đèn vàng thì có thể bỏ đèn vàng đi vì chả có ý nghĩa gì cả. Đèn vàng rõ ràng là 1 dự lệnh để các xe có sự chuẩn bị nhằm tránh gây tai nạn hoặc ùn tắc ở giao cắt nên tốt nhất là tuân thủ nó chứ không nên bắt bẻ từng câu chữ để tự biện minh cho hành vi không có văn hóa giao thông của mình được.
Tuy nhiên, em cũng đồng ý với cụ 1 điểm là không thể lấy 1 cái ảnh xe em đang ở giữa giao cắt khi đèn vàng để phạt em được. Đó phải là 1 đoạn clip ngắn hoặc nhiều hình ảnh chứng minh em có thể dừng trước giao cắt nhưng vẫn cố tình vượt qua đèn vàng.
Ở 1 số nước em thấy quy định 1 lỗi rất hay là "lái xe nguy hiểm" và nếu như VN có quy định lỗi này thì hành vi vượt đèn vàng khi có thể dừng lại trước vạch dừng hay những lỗi kiểu chở cồng kềnh gây nguy hiểm cho người khác hay đi sang trái vạch 1.1 hay 1.5 đều có thể quy lỗi này được...