[ATGT] Xin hiểu đúng về đèn vàng

damtrunghai

Xe hơi
Biển số
OF-193017
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
119
Động cơ
329,680 Mã lực
(Tiếp 2)

3- Thời hiệu của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian đèn vàng đang còn sáng", chứ không phải là "một thời điểm, khi đèn vàng bắt đầu bật sáng".

Có nhiều kụ nhầm lẫn ở một điểm rất quan trọng, dẫn đến hiểu sai quy định của Luật Gtđb về đèn vàng, kể cả xxx.

Đó là, thời hiệu hiệu lực của đèn vàng.

Thời gian hiệu lực của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian mà đèn vàng đang còn sáng trên cột tín hiệu, khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ thì chưa bật sáng". Thông thường là khoảng 4-5 giây.
Đặc biệt, khi đèn vàng đó có gắn thêm đèn đếm ngược, thì con số hiện trên đèn đếm ngược đó có chức năng "báo hiệu thời gian có hiệu lực" của đèn vàng đó (xem Hình #2b bên dưới).

Nhưng nhiều kụ sai lầm khi chỉ cho rằng hiệu lực của đèn vàng chỉ là "một thời điểm", khi đèn xanh vừa tắt và đèn vàng vừa bật lên.

Từ suy diễn này, các kụ đó canh me, nếu vào thời điểm đèn vàng vừa bật lên mà xe đang đè lên vạch thì các kụ đó coi là xe được luật cho phép vượt qua đèn. Nếu tại thời điểm đèn vàng vừa được bật lên, mà xe chưa đè lên vạch, thì các kụ đó bắt buộc xe kiểu gì cũng phải phanh lại. Nếu không sẽ bị bắt lỗi. Suy nghĩ như này là sai luật, vô hiệu hoá chức năng là bước đệm của đèn vàng, gây nguy hiểm cho giao thông.

Thực ra, hiệu lực của đèn tín hiệu là "toàn bộ khoảng thời gian" đèn tín hiệu giao thông đó đang bật sáng.

Lấy đèn xanh làm ví dụ.
Khi đèn xanh được bật sáng trong khoảng thời gian 45 giây, là nó có hiệu lực tính từ giây thứ 1 (khi đèn vừa xuất hiện) đến hết giây thứ 45. Nếu thấy kụ nào lý luận "khi đèn xanh vừa bật sáng thì xe của ông chưa đè lên vạch. Xe của ông chỉ vượt qua vạch để vào giao cắt ở giây thứ 44 của đèn xanh, ông vượt đèn xanh như vậy là vi phạm hiệu lệnh của đèn rồi" chắc các kụ sẽ phì cười vì ngô nghê và vô lý. Đúng không nào?

Tương tự, với đèn vàng cũng vậy thôi.

Hiệu lực của đèn vàng kéo dài trong suốt khoảng thời gian nó đang vàng, tính từ thời điểm nó vừa bật sáng đến thời điểm nó tắt, nghĩa là tính từ khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ chưa xuất hiện đến thời điểm đèn vàng đó tắt, đèn đỏ xuất hiện.
Khoảng thời gian này có thể kéo dài 3 giây, có thể là 6 giây, tuỳ ý đồ tổ chức giao thông của Sở Gtvt.
Nếu kụ nào nói, tại thời điểm khi đèn vàng vừa được bật lên, tôi thấy xe ông chưa đè lên vạch dừng xe. Đến giây thứ 3 của đèn vàng xe ông mới đè lên vạch, như thế là phạm lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn rồi", thì các kụ cũng sẽ thấy nó vô lý và ngô nghê, như trong ví dụ với đèn xanh nhà cháu đã nói ở trên. Đúng không, các kụ ?

Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu cho đúng, thời gian hiệu lực của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian mà đèn vàng đang xuất hiện trên cột tín hiệu, khi đèn xanh đã biến mất, đèn đỏ thì chưa bật sáng".

Luật Gtđb 2008 của Vn cho phép, trong toàn bộ khoảng thời gian 3-5 giây đó, khi đèn vàng vẫn đang sáng, đèn đỏ chưa xuất hiện, phương tiện nào đè qua vạch dừng thì đều được Luật gtđb cho phép đi tiếp.

Công ước Viên 1968 về Gtđb, Luật của nhiều quốc gia tiên tiến khác về gtđb cũng có quy định tương tự, cho phép phương tiện vượt qua vạch dừng đi tiếp khi đèn vẫn đang vàng.
(Xem Hình #3, #4 bên dưới)


4- Trong luật không quy định "lỗi vượt đèn vàng". Cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi xe các kụ vượt qua đèn vàng.

Đương nhiên các kụ mợ ai cũng công nhận "trong luật không quy định lỗi vượt đèn vàng" rồi.
Nhưng có nhiều kụ băn khoăn, lo ngại xxx có thể suy diễn để áp lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" trong trường hợp xe vượt tín hiệu đèn vàng.

Nhà cháu xin khẳng định lo ngại như vậy không có cơ sở.

Vì, trong QC41, khoản 9.3 Điều 9 "Ý nghĩa của đèn tín hiệu" có quy định danh mục 14 khoản mục khác nhau về tín hiệu đèn.

Trừ quy định tại mục 9.3.4 về Đèn đỏ là có lỗi riêng (lỗi vượt đèn đỏ), 12 quy định còn lại nếu bị vi phạm sẽ được khép vào lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn", trừ đèn vàng (vì luật cho phép xe tiếp tục đi qua giao cắt khi đèn đang vàng, nên hành vi vượt đèn vàng không bị luật coi là lỗi).

Xxx cũng không có quyền diễn giải sai luật theo ý họ về đèn vàng để cấm lái xe vượt đèn vàng.

Tuy nhiên trên thực tế, xxx thường suy diễn hành vi vượt đèn vàng thành lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông...". Trong rất nhiều trường hợp, việc suy diễn lỗi như này là không đúng.

Gặp trường hợp này, nếu quả thực các kụ vì không kịp dừng đèn vàng một cách an toàn nên phải vượt qua, trong khi đèn vẫn đang vàng, thì các kụ có quyền ghi vào biên bản một câu ngắn gọn "xe tôi vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng", hoặc dài hơn tí thì ghi câu "khi đèn vẫn đang vàng, tôi không thể dừng lại trước vạch dừng vì thấy việc dừng đột ngột như vậy có thể gây nguy hiểm. Do đó, tôi không hề vi phạm quy định của luật Gtđb về tín hiệu đèn vàng".

Với tình huống vượt đèn vàng nêu trong biên bản như vậy, nhà cháu nghĩ xxx sẽ không có lý do đúng đắn, hợp luật để cố tình suy diễn, xử phạt lái xe theo ý họ được.

(Hết)


---------------

Trích luật:

Hình #2b: Đèn đếm ngược có tác dụng "báo hiệu thời gian có hiẹu lực của đèn chính"



Hình #3: Quy định của Công ước Viên 1968 về Gtđb về đèn vàng




Hình #4: Tham khảo Luật của Úc về Đèn vàng



.
đèn vàng chỉ khoảng 1 - 2 giây thôi cụ. sao mà 4-5 giây được
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,842
Động cơ
379,442 Mã lực
Hiểu thế nào thì hiểu nhưng cần phải có cơ sở lý luận thật chắc chắn và rõ ràng nếu bị phạt lỗi "...không chấp hành tín hiệu đèn", thì mới dùng trong thực tế được. Còn không, chỉ là những phân tích lý giải trên diễn đàn chi vui mà thôi
 

Hà Lội Nhớ

Xe đạp
Biển số
OF-384302
Ngày cấp bằng
25/9/15
Số km
49
Động cơ
241,734 Mã lực
Ồ, làm gì còn cái lỗi không làm chủ tốc độ. Đến sgb345 mà còn khẳng định dư lày thì ...
Cụ tập trung bắt lỗi cụ sg345 quá. Đây là còm của cụ ấy trong 1 thớt khác.
Luật Xử lý VPHC quy định chỉ xử phạt với lỗi do pháp luật quy định". Pháp luật không quy định lỗi "không làm chủ tốc độ". Lỗi "không làm chủ tốc độ" đó thuần túy là do xxx suy diễn mà thành, cần nhanh chóng xóa bỏ nó.

Các trích dẫn đó chỉ là các quy định cụ thể về giảm tốc độ khi vào giao cắt, tốc độ tối đa cho phép, khảong cách an toàn. Nếu vi phạm các quy định trên chỉ mắc các lỗi "không giảm tốc độ khi đi vào giao cắt", vi phạm tốc độ tối đa cho phép.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Chỉnh sửa cuối:

Hà Lội Nhớ

Xe đạp
Biển số
OF-384302
Ngày cấp bằng
25/9/15
Số km
49
Động cơ
241,734 Mã lực
đèn vàng chỉ khoảng 1 - 2 giây thôi cụ. sao mà 4-5 giây được
Cụ nên nghiên cứu kỹ các còm đã có trước khi rep lại.
Em xin tiếp ạ.

Theo tài liệu phía trên, thời gian đèn vàng sáng trong một chu kỳ đèn được tính theo tốc độ xe đang tới giao cắt. Với tốc độ khoảng 40 km/h thì thời gian sáng của đèn vàng là 3 giây, tương tự với 104 km/h là 5,8 giây.​

Theo một báo cáo của Hamid Bahadori trên một tạp chí chuyên ngành (một kỹ sư chuyên ngành tổ chức giao thông tại California), người ta có nhiều cách để xác định thời gian hoạt động của đèn vàng trong một chu kỳ đèn.

Trong những cách này, các loại tốc độ khác nhau được sử dụng để làm tốc độ xe tới giao cắt:

- Tốc độ tối đa cho phép.
- Tốc độ suất tích lũy 85% (theo dự thảo quy chuẩn báo hiệu đường bộ mới, tốc độ này là tốc độ vận hành mà ở đó 85% các lái xe vận hành xe chạy từ tốc độ này trở xuống).
- Tốc độ tối đa trên biển báo cộng thêm 5 dặm/giờ.​

Cũng cần lưu tâm rằng, còn có một cách tính là dựa vào động năng của xe đang tới giao cắt.

Trong một số công thức tính, người ta còn đưa cả thời gian nhận biết đèn tín hiệu thay đổi và thời gian phản ứng của người lái xe (nhấn bàn đạp phanh).
Như vậy, có thể thấy thời gian sáng của đèn vàng được tính toán một cách cẩn thận để đảm bảo việc có thể dừng xe được trước vạch dừng trước khi đèn chuyển từ vàng sang đỏ.

Việc tính toán này không hề nhắc tới tình huống cố tình không đạp phanh hoặc cố tình tăng ga để vượt qua vạch dừng.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
"trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng" nhưng xxx đã chụp đc ảnh của cụ là khi có tín hiệu vàng thì xe của cụ vẫn CHƯA ĐI QUÁ VẠCH DỪNG, như vậy là cụ đã vi phạm luật GTĐB.

Cụ lưu ý: "Trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng" là TÍN HIỆU XANH nhé.

P/s: Luật GTĐB 2001 đã hết hiệu lực, không bàn đến.
Vậy lỗi vi phạm tín hiệu đèn đỏ theo nghị định là:
- Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng khi tín hiệu đèn giao thông vẫn màu xanh.

Hiêu lực của đèn đỏ tính từ khi đèn còn xanh :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,240
Động cơ
413,741 Mã lực
Vậy lỗi vi phạm tín hiệu đèn đỏ theo nghị định là:
- Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng khi tín hiệu đèn giao thông vẫn màu xanh.

Hiêu lực của đèn đỏ tính từ khi đèn còn xanh :))
Như vậy là khi tín hiệu xanh thì xe đc đi, trong quá trình đi qua giao cắt nếu đèn GT chuyển sang tín hiệu đỏ thì ko bị xử lý lỗi "vượt đèn đỏ". (Có mỗi việc đơn giản vậy thôi mà cũng ko hiểu :)))
 
Chỉnh sửa cuối:

khanhtg

Xe buýt
Biển số
OF-354577
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
509
Động cơ
268,710 Mã lực
Hôm trước qua Ngã tư Bộ CA trên PVĐ bị camera phạt nguội vì tội vượt đèn vàng. Chốt chặn tại ngã 3 Hoàng Quốc Việt tuýt còi thế là đi mấy lít. hix
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Nhà cháu tâm đắc với ý kiến của kụ Thuy_CK và kụ Hung Nguyen Duy bên FB, đại ý như sau "Trong luật viết rất rõ là "phải dừng lại trước vạch dừng", nghĩa là nếu các kụ các mợ không thể dừng trước vạch dừng, đã quá vạch dừng khi đèn đang vàng thì đương nhiên được, hoặc phải đi tiếp".
(Hôm trước nhà cháu cũng chưa hiểu được câu luật theo ý này).

Khi các kụ quyết định đi tiếp, cắt ngang vạch dừng khi đèn đã chuyển sang đỏ, laf mắc lỗi vượt đèn đỏ. Nếu khi cắt ngang vạch dừng khi đèn đang vàng, là đi đèn vàng, không mắc lỗi gì.
Hoàn toàn đồng ý với Cụ và các Cụ trên :-bd:-bd:-bd


3 căn cứ pháp lý mà CSGT áp dụng để xử phạt hành vi đi qua vạch dừng khi tín hiệu giao thông đang là tín hiệu vàng sau khi chuyển sang từ tín hiệu xanh


1.) Luật
Luật GTĐB quy định:
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;


2.) Quy chuẩn
Quy chuẩn 41/2012 quy định:
Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;


3.) Nghị định
Nghị định 171 quy định:
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.


Tiếp #231
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
3 căn cứ pháp lý mà CSGT áp dụng để xử phạt hành vi đi qua vạch dừng khi tín hiệu giao thông đang là tín hiệu vàng sau khi chuyển sang từ tín hiệu xanh

1.) Luật
Luật GTĐB quy định:
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;


2.) Quy chuẩn
Quy chuẩn 41/2012 quy định:
Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;


3.) Nghị định
Nghị định 171 quy định:
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

Căn cứ thứ nhất:
- Luật không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng buộc phải thực hiện hiệu lệnh dừng lại trước vạch dừng. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng
- Luật không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng. Có thể đi qua vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 2:

- Quy chuẩn quy định tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu đèn. Tín hiệu vàng không làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu mà nó báo hiệu sẽ thay đổi.
- Quy chuẩn cũng không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng buộc phải thực hiện hiệu lệnh cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng
- Quy chuẩn cũng không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi vượt quá vạch sơn “Dừng lại” Có thể vượt qua vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 3
- Điều này của nghị định là để áp dụng với tín hiệu đỏ không phải tín hiệu vàng
- Điều này của nghị định ứng với thời điểm trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng và sau khi chuyển sang màu đỏ, không áp dụng cho tín hiệu vàng
- Nếu dùng điều này làm căn cứ xử lý lỗi khi có tín hiệu vàng thì mốc thời gian trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng mà quy định đặt ra là không hợp lệ vì nó không có trong luật !


Tiếp #232

 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Căn cứ thứ nhất:
- Luật không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng để thực hiện hiệu lệnh dừng lại trước vạch dừng. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của
- Luật không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 2:

- Quy chuẩn quy định tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu đèn. Tín hiệu vàng không làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu mà nó báo hiệu sẽ thay đổi.
- Quy chuẩn cũng không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng để thực hiện hiệu lệnh cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”.
- Quy chuẩn cũng không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi vượt quá vạch sơn “Dừng lại”

Căn cứ thứ 3
- Điều này của nghị định là để áp dụng với tín hiệu đỏ không phải tín hiệu vàng
- Điều này của nghị định ứng với thời điểm trước khi có tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng và sau khi chuyển sang màu đỏ, không áp dụng cho tín hiệu vàng
- Nếu dùng điều này làm căn cứ xử lý lỗi khi có tín hiệu vàng thì mốc thời gian trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng mà quy định đặt ra là không hợp lệ vì nó không có trong luật !

Như vậy việc áp đặt lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" khi xử lý hành vi đi quá vạch dừng trong thời gian tín hiệu đèn đã chuyển từ xanh sang vàng là thiếu căn cứ pháp lý hay căn cứ pháp lý không phù hợp !
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Khi thấy đèn vàng tôi sẽ quyết định dừng hay đi tiếp và thực hiện giải pháp nào tôi cho là an toàn nhất. Quyết định đó sẽ được đưa ra và thực hiện trong thời hiệu của tín hiệu đèn .
Như vậy tôi không có tội và không cần lý do để thoát tội !


Xxx phải đưa ra căn cứ pháp luật quy định đã vượt qua vạch dừng sau khi đèn vàng bắt đầu sáng là không đủ điều kiện để đi tiếp dù đèn vàng vẫn còn hiệu lực !
Khi nhìn thấy đèn vàng thì không thể nói là không có tín hiệu vàng nên phải chấp hành theo quy đinh không có cách nào khác.

Áp dụng lý của cụ vào đèn đỏ thì thế nào? Nếu nói thực hiện trong thời hiệu của tin hiệu đèn đỏ. chẳng nhẽ giây cuối cùng của đèn đỏ mới dừng lại cũng Ok
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Khi nhìn thấy đèn vàng thì không thể nói là không có tín hiệu vàng nên phải chấp hành theo quy đinh không có cách nào khác.

Áp dụng lý của cụ vào đèn đỏ thì thế nào? Nếu nói thực hiện trong thời hiệu của tin hiệu đèn đỏ. chẳng nhẽ giây cuối cùng của đèn đỏ mới dừng lại cũng Ok
Hiệu lệnh của đèn đỏ là cấm đi nên em sẽ không đi kể từ khi nó bắt đầu có hiệu lực đến khi nó hết hiệu lực.
Trừ khi có quy định khác
OK !
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,842
Động cơ
379,442 Mã lực
Khi nhìn thấy đèn vàng thì không thể nói là không có tín hiệu vàng nên phải chấp hành theo quy đinh không có cách nào khác.

Áp dụng lý của cụ vào đèn đỏ thì thế nào? Nếu nói thực hiện trong thời hiệu của tin hiệu đèn đỏ. chẳng nhẽ giây cuối cùng của đèn đỏ mới dừng lại cũng Ok
Thế nên em mới mong các cao nhân ra đc cái cơ sở lý luận thật chăc chắn mới dùng đc chứ diễn giải theo cách vòng đi chán rồi vòng lại là không khả thi, chỉ để cho vui mà thôi.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thế nên em mới mong các cao nhân ra đc cái cơ sở lý luận thật chăc chắn mới dùng đc chứ diễn giải theo cách vòng đi chán rồi vòng lại là không khả thi, chỉ để cho vui mà thôi.
Hiểu thế nào thì hiểu nhưng cần phải có cơ sở lý luận thật chắc chắn và rõ ràng nếu bị phạt lỗi "...không chấp hành tín hiệu đèn", thì mới dùng trong thực tế được. Còn không, chỉ là những phân tích lý giải trên diễn đàn chi vui mà thôi
A.) Căn cứ pháp lý mà CSGT áp dụng để xử phạt hành vi đi qua vạch dừng khi tín hiệu giao thông đang là tín hiệu vàng sau khi chuyển sang từ tín hiệu xanh

1.) Luật
Luật GTĐB quy định:
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;


2.) Quy chuẩn
Quy chuẩn 41/2012 quy định:
Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;


3.) Nghị định
Nghị định 171 quy định về hành vi vượt đèn đỏ:
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.


B.) Phân tích nội dung các căn cứ
Căn cứ thứ nhất:
- Luật không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng buộc phải thực hiện hiệu lệnh dừng lại trước vạch dừng. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng
- Luật không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng. Có thể đi qua vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 2:
- Quy chuẩn quy định tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu đèn. Tín hiệu vàng không làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu mà nó báo hiệu sẽ thay đổi.
- Quy chuẩn cũng không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng buộc phải thực hiện hiệu lệnh cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng
- Quy chuẩn cũng không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi vượt quá vạch sơn “Dừng lại” Có thể vượt qua vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 3
- Điều này của nghị định là để áp dụng với tín hiệu đỏ không phải tín hiệu vàng
- Điều này của nghị định ứng với thời điểm trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng và sau khi chuyển sang màu đỏ, không áp dụng cho tín hiệu vàng
- Nếu dùng điều này làm căn cứ xử lý lỗi khi có tín hiệu vàng thì mốc thời gian trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng mà quy định đặt ra là không hợp lệ vì nó không có trong luật !


C.) Kết luận
Như vậy việc áp đặt lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" khi xử lý hành vi đi quá vạch dừng trong thời gian tín hiệu đèn đã chuyển từ xanh sang vàng là thiếu căn cứ pháp lý hay căn cứ pháp lý không phù hợp !

 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
A.) Căn cứ pháp lý mà CSGT áp dụng để xử phạt hành vi đi qua vạch dừng khi tín hiệu giao thông đang là tín hiệu vàng sau khi chuyển sang từ tín hiệu xanh

1.) Luật
Luật GTĐB quy định:
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;


2.) Quy chuẩn
Quy chuẩn 41/2012 quy định:
Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;


3.) Nghị định
Nghị định 171 quy định về hành vi vượt đèn đỏ:
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.


B.) Phân tích nội dung các căn cứ
Căn cứ thứ nhất:
- Luật không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng buộc phải thực hiện hiệu lệnh dừng lại trước vạch dừng. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng
- Luật không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng. Có thể đi qua vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 2:
- Quy chuẩn quy định tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu đèn. Tín hiệu vàng không làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu mà nó báo hiệu sẽ thay đổi.
- Quy chuẩn cũng không quy định cụ thể 1 mốc thời gian trong tín hiệu vàng buộc phải thực hiện hiệu lệnh cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Có thể dừng lại trước vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng
- Quy chuẩn cũng không quy định rõ ràng mốc thời gian cho hành vi vượt quá vạch sơn “Dừng lại” Có thể vượt qua vạch dừng tại bất kì thời điểm nào của tín hiệu vàng

Căn cứ thứ 3
- Điều này của nghị định là để áp dụng với tín hiệu đỏ không phải tín hiệu vàng
- Điều này của nghị định ứng với thời điểm trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng và sau khi chuyển sang màu đỏ, không áp dụng cho tín hiệu vàng
- Nếu dùng điều này làm căn cứ xử lý lỗi khi có tín hiệu vàng thì mốc thời gian trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng mà quy định đặt ra là không hợp lệ vì nó không có trong luật !


C.) Kết luận
Như vậy việc áp đặt lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" khi xử lý hành vi đi quá vạch dừng trong thời gian tín hiệu đèn đã chuyển từ xanh sang vàng là thiếu căn cứ pháp lý hay căn cứ pháp lý không phù hợp !
Cảm ơn cụ.

Cụ bỏ qua điểm l khoản 3 điều 5 nghị định 171 ạ? Sao mà khéo thế chứ.

Cụ tự trích lấy điểm l này nhé, không có mang tiếng em.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cảm ơn cụ.

Cụ bỏ qua điểm l khoản 3 điều 5 nghị định 171 ạ? Sao mà khéo thế chứ.

Cụ tự trích lấy điểm l này nhé, không có mang tiếng em.
Khoản mà cụ nói nó nằm lù lù trong câu kết đấy cụ !
Nhắc lại câu kết :
Như vậy việc áp đặt lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" khi xử lý hành vi đi quá vạch dừng trong thời gian tín hiệu đèn đã chuyển từ xanh sang vàng là thiếu căn cứ pháp lý hay căn cứ pháp lý không phù hợp !

Cụ đã nhìn thấy nó chưa ;))
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

Tiếp #231
Cảm ơn cụ, cụ kia đọc có thiếu đâu ạ.

Căn cứ của cụ là điểm k, khoản 4, điều 5:

k) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.
Điểm l, khoản 3, điều 5 đây ạ:

l) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều này.
Em thêm một chút xíu thôi:

- Xanh: được đi nhưng không buộc phải đi!
- Vàng: phải dừng lại trước vạch dừng trừ trường hợp abc ... => có tính chất bắt buộc
- Đỏ: cấm đi => hoàn toàn bắt buộc.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,863
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cảm ơn cụ, cụ kia đọc có thiếu đâu.
Còn khoản l, điều 3 đây:
Em thêm một chút xíu thôi:
- Xanh: được đi nhưng không buộc phải đi!
- Vàng: phải dừng lại trước vạch dừng trừ trường hợp abc ... => có tính chất bắt buộc
- Đỏ: cấm đi => hoàn toàn bắt buộc.
- Khoản 3 điều l (Em đã ghi luôn nội dung khoản này ở câu kết luận) là hình thức xử lý chung cho các hành vi vi phạm tín hiệu đèn theo quy định
- Không thấy quy định nào nói đi qua vạch khi đèn vàng là vi phạm, chỉ nói dừng mà không đúng vị trí trước vạch là vi phạm (có thể đi qua vạch, không được dừng sau vạch hay đè lên vạch...)
- Cái câu của cụ mà em bôi đậm là bắt buộc về vị trí dừng không phải là bắt buộc về thời gian dừng trong tín hiệu vàng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top