Em có thằng em họ lái bus (đáng lẽ lái tàu điện nhưng tàu điện lâu về nên thât nghiệp phải sang lái bus). Hằng ngày nó phải đi 30km từ nhà đến đầu bến bus để làm việc. Hỏi nó tại sao không đi tuyến nào gần nhà mà đi xa vậy? Nó bảo thà đi xa nhưng chạy tuyến ngaoị thành nhàn hơn, không bao giờ bị chậm giờ như tuyến nội thành gần nhà nên sẽ không bị trừ lương.
Đấy là 1 phần quan trọng cho nguyên nhân tại sao xe bus chạy láo như vậy.
Ở đây xảy ra mâu thuẫn: Nếu không ấn định thời gian cho chuyến bus thì bus chạy ề à đủng đỉnh thì có hại gì không?
Người mua dịch vụ xe buýt thực chất và quyết định xe buýt chạy như thế nào là Thành phố (đại diện là Sở GTVT). Hanoi bus, Vinbus, bảo yến bus, bắc hà bus... tất cả đều được Thành phố đặt hàng và thanh toán theo số lượt chạy (hay số km mỗi lượt) sau khi trừ đi doanh thu bán vé. Thậm chí, khi xe bị tắc đường dẫn đến lượt xuất bến tiếp theo quá chậm so với quy định cũng không được tính kể cả có chạy. Các công ty xe buýt cũng như các đơn vị sản xuất, họ cũng phải tính toán, cân đối chi phí tiền lương trên số lượng sản phẩm được đặt hàng. Khi mất lượt thì doanh thu lượt chạy đó bị mất thì họ cũng không tính lương cho lượt chạy đó. Vậy tại sao lái xe bus của Vin lại tâm sự là cứ bình tĩnh chạy, không sợ phải trừ lương, có thể suy luận ở nhiều trường hợp sau:
- Tuyến của họ giao thông ít bị ùn tắc, nên các lượt xuất bến tiếp theo ít bị muộn giờ?, hoặc
- Đây là sản phẩm thuộc hệ sinh thái, phục vụ cư dân các khu đô thị, để bán nhà và đã mang thương hiệu Vin thì không thể bị gọi là ""bố láo hay hung thần""..., Họ cho phép xe mất lượt, mất doanh thu và chấp nhận bù lỗ, và kiếm lời từ hoạt động khác? điều mà các công ty xe buýt thuần tuý không thể làm được. Ngay như Ecopark, họ còn chả cần xe buýt trợ giá, họ tự đầu tư để phục vụ hệ sinh thái của họ., hoặc
- Vinbus ra đời sau, chạy xe điện. Họ được đặt hàng theo phương thức chỉ định thầu. Các công ty xe buýt khác được đặt hàng theo phương thức đấu thầu (cạnh tranh bỏ giá thấp nhất, thậm chí có khi chấp nhận lỗ để duy trì tuyến vì trót đầu tư xe trước khi xe buýt chuyển sang đấu thầu). Có thể Vinbus xin được cơ chế nào đó mà chạy chậm cũng không mất lượt?...
Có thể còn nhiều trường hợp khác, mà mọi người không biết?
Nói tóm lại, doanh thu công ty xe buýt tính theo số lượt tương ứng với km xe chạy. Mất lượt nào thì mất doanh thu lượt đó, đương nhiên tiền lương lượt đó cũng bị mất theo (thực chất là mất tiền lương hiệu quả. Các công ty xe buýt trả lương thành 02 phần: phần cố định và phần hiệu quả tính theo năng suất công việc, điều mà tất cả đơn vị sản xuất nào cũng làm như vậy).