Một cái xe mà "phanh mà lạng lách tránh" khi gặp bất cứ chướng ngại vật nào trên đường thật ra cũng tạo ra nguy cơ gây tai nạn rất lớn. Nếu cái xe càng to, nặng, cồng kềnh mà làm vậy thì lại càng nguy hiểm, cho mọi thứ quanh nó và cho chính cả cái chướng ngại vật. Nhiệm vụ của luật và các cơ quan thực thi luật nên ưu tiên đảm bảo không được có chướng ngại vật nào trên đường thì hơn là bắt nguồn nguy hiểm phải "làm chủ tốc độ" để tránh chướng ngại vật
. Cái này nghe chỉ hợp lý với anh lái xe đạp tránh bà hàng rong trên đường làng, chứ không phải với xe có động cơ trên bất cứ đường nào
.
Cái "tạo tâm lý mày sai bố ko phanh đâm cho mày chết" này nghe có vẻ tàn bạo nhưng có khi lại làm cho giao thông an toàn hơn, nên được khuyến khích
. Bởi
khi ng vượt đèn đỏ biết là hắn dễ bị đâm vì ng đâm không phải chịu trách nhiệm gì thì hắn sẽ sợ vượt đèn đỏ hơn,
khi ng đi ngược chiều biết là hắn rất dễ bị đâm vì ng đâm không phải chịu trách nhiệm gì thì hắn sẽ sợ đi ngược chiều hơn,
khi thằng ăn trộm biết là chủ nhà có thể đập chết hắn mà không bị khép tội thì hắn sẽ sợ đi ăn trộm hơn
..
Luật nên hướng tới răn đe cho vụ việc không xảy ra trong tương lai chứ không phải chỉ chú trọng vào trừng phạt công bằng hóa sự vụ kiểu "anh đã dính vào thì phải chịu trừng này phần trăm trách nhiệm".
Đây là vấn đề ở tư duy, quan điểm khi làm luật và xử án chứ chưa hẳn ở mấy ông tòa TN.