Vớ vẩn, vật nào gây trở ngại thì gọi là chướng ngại vật, đơn giản vậy thôi.
Vụ này nếu không xử tù lái xe cont thì sẽ khuyến khích các lái xe chạy ẩu khi thấy chướng ngại vật là các xe khác thì không thèm phanh mà lạng lách tránh hoặc tạo tâm lý mày sai bố ko phanh đâm cho mày chết.
Đọc trên này mà thấy buồn cho nhận thức pháp luật rất nhiều người. Chẳng hiểu biết gì, toàn cùn.
Thứ nhất, bảo Ỉn không phải chướng ngại, viện dẫn cả tỉ chữ --> thật người thường như em trừ khi chọc mù mắt chứ còn nó phía trước lấn sang làn mình như thế mà ko coi là chướng ngại nữa thì các thể loại như vậy đáng tước bằng ko cho ra ngoài đường.
Lại còn đòi đâm thằng vi phạm. Xin thưa bao giờ luật nó thay đổi như thế thì hẵng nói chuyện tiếp, chứ luật hiện tại, nếu có đủ thời gian, thì trách nhiệm của người lái xe là phải bò qua nó sao cho ko nguy hiểm, nó vi phạm thì đó là việc của nó với chính quyền, về phía mình vẫn phải tuân thủ luật. Nó có là thằng điên nằm giữa đường tự sát đi nữa mà nếu như mình quan sát thấy từ xa mà vẫn đâm phải thì ăn đòn là chắc. Tòa họ phải xử theo luật, các ông ko phục luật thì cố phấn đấu leo lên chức to mà đi tìm cách sửa, chứ còn người ta theo luật mà chửi nghe nó rất thối.
Cuối cùng, cá nhân tôi chẳng thấy anh Hoàng là nạn nhân cái gì. Phải tôi tình huống đấy tôi phanh từ cách 100m có dư, và tôi chấp chạy hẳn 100km/h chứ ko thèm 60. Như anh Hoàng ấy à, 1 là ko thấy Ỉn, 2 là thấy nhưng tiếc tiền dầu ko muốn phanh vì sau sẽ phải bù tốc, nghĩ là lách được nhưng trên thực tế là không, và như vậy, chiếu theo luật hiện hành là có tội.
Ừ coi như anh ấy đáng thương tự nhiên xui xéo gặp thằng đi lùi, cơ mà người ta đã thực nghiệm để chứng tỏ tình huống nó ko bất thình lình đến độ cách vài mét mới phanh như vậy (vật chứng là hộp đen, là vết phanh xe trên đường, nhân chứng là lời khai phụ xe, lời khai những người trên xe Ỉn), thế thì xử đúng người đúng tội chẳng thấy sai vào đâu.
Cãi mà kêu Ỉn ko phải chướng ngại v.v... Thật tôi người thường còn éo ngửi nổi vì độ thối với độ cùn, nữa là tòa án, tôi mà là quan tòa thằng nào cãi thế tôi tăng luôn vài năm vì tội thiếu thành khẩn. Láo toét đến thế là cùng
Khái niệm “chướng ngại vật” trong Luật GTĐB:
- Khoản 2, Điều 8 Các hành vi bị nghiêm cấm: “Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để
chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.”
- Khoản 2, Điều 14 Vượt xe: “Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có
chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.”
- Điểm c, Khoản 2, Điều 17 Tránh xe đi ngược chiều: “Xe nào có
chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có
chướng ngại vật đi trước.”
Như vậy, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông không phải là khái niệm “chướng ngại vật” trong các quy định trên, mặc dù về vật lý mọi vật thể đều là chướng ngại vật của nhau khi chúng có nguy cơ hoặc va chạm nhau. Nghĩa là đối tượng đang tham gia giao thông không được hưởng quyền miễn trừ như đối với chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện và người đi bộ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi tham gia giao thông
Quy định trên phân định rất rõ: Xe Innova là "xe chạy trước” của xe Container, không phải là “chướng ngại vật”. Về mặt hành vi, để vượt xe trước thì xe sau được quyền giữ nguyên tốc độ và tăng tốc độ mới vượt được xe trước, nhưng đối với chướng ngại vật thì khác, giảm tốc độ cũng vượt qua được, vì nó đứng yên, không di chuyển
Đương nhiên không được phép cố tình đâm vào xe vi phạm, bởi vì cố tình gây tai nạn là hành vi vi phạm Luật GTĐB quy định tại Khoản 5, Điều 4 Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ: “Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn
cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”