- Biển số
- OF-785718
- Ngày cấp bằng
- 27/7/21
- Số km
- 4,266
- Động cơ
- 268,210 Mã lực
Liên quan đến chủ đề này, mình có mấy gạch đầu dòng:
- Tôn giáo là biểu hiện rõ nhất của một nền văn minh.
- Dân tộc Việt có tôn giáo gốc riêng của mình: đạo thờ Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cũng như bất cứ dân tộc nào có đủ bề dày văn hóa, hình thành được ngôn ngữ, các câu chuyện kể, hình thành bản sắc văn hóa, tập quán riêng, định cư lâu dài và làm chủ được một lãnh thổ đủ rộng, đủ lâu dài, thì đều hình thành tôn giáo của mình trong quá trình đấu tranh sinh tồn. Tôn giáo nguyên thủy có ý nghĩa là chất keo để gắn bó toàn dân tộc-cộng đồng.
- Dân tộc Việt nằm giao thoa giữa 2 khối văn minh Ấn Độ - Trung Hoa. Bản thân không đủ điều kiện để xây dựng 1 nền văn minh riêng biệt mà sự hình thành tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất. Việt Nam cũng có các đạo (tôn giáo) của riêng mình nhưng chưa thể so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn giáo, Chúa giáo (gồm cả đạo Hồi lẫn đạo thờ Jesu). Đạo thờ Mẫu của Việt Nam tồn tại dưới các phiên bản khác nhau, bao gồm cả các đền phủ hầu đồng từ Bắc đến Nam như một chỗ dựa về tinh thần (được MẸ bảo vệ, che chở) trong quá trình dựng-giữ-cứu-mở rộng nước. Đó là gốc rễ lâu đời, nguyên bản và sâu sắc nhất về sự hình thành tôn giáo của người Việt.
- Tôn giáo bao gồm có thờ thần và không thờ thần. Các tôn giáo không thờ thần có thể kể tiêu biểu là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão giáo.... Tôn giáo kiểu này lấy việc kiến lập các quy tắc, chuẩn mực sống phù hợp quy luật vũ trụ, quy luật tự nhiên nhằm sống cho sướng mà không quan tâm đến việc các quy luật đó do ai làm ra (Chúa chẳng hạn) hay hình thành như thế nào, mà chủ yếu xác định được quy luật. Thực chất đó chính là mô hình đạo đức đúc kết từ quan sát tự nhiên, hướng dẫn hành vi > cách thực hành đúng > hiểu đúng "đạo - con đường", thể hiện đúng "đức - việc thực hành đạo", thì sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Vậy thôi.
- Trong các tôn giáo thờ thần thì có tôn giáo thờ đa thần và tôn giáo thờ độc thần. Các tôn giáo thờ thần có điểm chung giống nhau là xác định chuẩn mực hành vi "đạo đức" của con người theo "ý muốn của thần linh" hay nói khác đi, cũng là những quy luật tự nhiên được phân luồng, đặt tên, thiêng hóa để nhắc con cháu không phạm sai lầm mà toi (ví dụ không nên đùa với LỬA). Thần Lửa vừa quét qua HN đấy thôi. Cũng là 1 phương pháp để kiến tạo "đạo đức".
- Thoạt tiên tất cả các nền văn minh đều quan niệm đa thần. Từ xa xưa, các nền văn minh lớn khi mới hình thành như Ai Cập, Hy Lạp - La Mã đến Trung Quốc, Ân Độ Bắc Âu hay Maya cổ đại...đều xây dựng một thế giới thần linh đông đúc mà không thể thiếu thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Biển, thần Rừng, thần làm ra các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió sấm chớp. Dễ hiểu là những yếu tố đó có chiều kích vượt chiều kích lẫn khả năng kiểm soát của bất cứ con người/tập đoàn người bình thường nào, nên đương nhiên là "Thần" - thứ vượt trên khả năng của con người thường.
- Dần dần như mọi cuộc tranh cãi, có những luồng quan niệm muốn đỡ nhọc công phân tích đánh giá phân chia, gom hết thảy các vị thần tụ hết vào 1 vị, gọi là độc thần. Thực ra thì điều đó cũng hết sức bình thường. Nhìn qua kính hiển vi thì tế bào còn chưa phải là nguyên tố nhỏ nhất, nhưng từ trên sao Hỏa nhìn về thì Trái Đất chỉ là 1 chấm xanh. Như vậy là do góc nhìn và nhu cầu. Có người thích ăn buffet tinh thần thì thờ đa thần, người thích đặt tiệc theo combo thì thờ độc thần.
- Phương Tây vốn dĩ không có tôn giáo lớn nào riêng của mình (to nhất là Anh giáo) hoặc bị hòa tan vào các tôn giáo du nhập từ Trung Đông (đạo Hồi-đạo Jesu).
- Các tôn giáo thờ thần có khuynh hướng yêu cầu tín đồ phải "tin" trước khi (hoặc thậm chí không cần) hiểu. Lý do là bởi nhu cầu "thiêng liêng hóa". Sự thiêng liêng hóa không có (ở bản gốc) của các tôn giáo vô thần. Nhà Phật còn dặn Phật tử (không phải là tín đồ nhé) hãy tự tìm lấy giác ngộ cho riêng mình, đừng vội tin ngay lời Phật. Xét kỹ, trên số đông, thì nhu cầu thờ thần-thiêng hóa tôn giáo là phổ biến. Lý do: con người tuy là loài có khả năng suy nghĩ, nhưng phần đông trong một nhóm, luôn có sự ỷ lại từ suy nghĩ đến hành động của một nhóm đa số dựa vào thiểu số tinh hoa. Đó là sự thu xếp hợp lý chứ không phải là sai. Việc thiêng hóa là để ngăn chặn đám đông đạp đổ vị trí độc tôn của thiểu số tinh hoa. Như cách các hoàng đế Trung Hoa coi minh là con của Trời (Thiên Tử).
- Các tôn giáo thờ Độc thần có mẫu số chung với nhu cầu cai trị độc đoán của các nhà cai trị. Vì thế hình thành hỗn hợp Nhà nước-tôn giáo. Hỗn hợp chính trị tôn giáo này tồn tại được 1500 năm thì bị lật đổ vì sức kiểm soát của các thể chế đó với đám đông bị trị không còn đủ mạnh.
- Cùng với sự phát triển giao thương, các hiểu biết về sức mạnh của từng con người bình thường ngày càng được "giác ngộ". Đó chính là lúc các trào lưu "vô thần" lên ngôi trở lại. Với phiên bản mới, "vô thần" không còn chỉ là "tôn giáo vô thần" mà còn đẩy xa hơn thành các chủ thuyết tư tưởng vô thần phi tôn giáo. Điểm mạnh là tư tưởng "vô thần" giúp xây dựng lại bản thể mạnh mẽ của con người "như là những vị thần - những sinh vật làm ra lửa".
- Có thể nói, bản chất của tư tưởng vô thần, chính là ở chỗ xem con người chính là thần thánh. Loài người là loài thần. Với hiểu biết vượt bậc, khả năng kiểm soát bản thân, môi trường, khám phá, khai thác tự nhiên, sáng tạo tự nhiên mới (cừu Dolly, AI...) thì con người chính là những Vị Thần đích thực.
- Với vô thần, con người thờ phụng chính mình.
- Tôn giáo là biểu hiện rõ nhất của một nền văn minh.
- Dân tộc Việt có tôn giáo gốc riêng của mình: đạo thờ Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cũng như bất cứ dân tộc nào có đủ bề dày văn hóa, hình thành được ngôn ngữ, các câu chuyện kể, hình thành bản sắc văn hóa, tập quán riêng, định cư lâu dài và làm chủ được một lãnh thổ đủ rộng, đủ lâu dài, thì đều hình thành tôn giáo của mình trong quá trình đấu tranh sinh tồn. Tôn giáo nguyên thủy có ý nghĩa là chất keo để gắn bó toàn dân tộc-cộng đồng.
- Dân tộc Việt nằm giao thoa giữa 2 khối văn minh Ấn Độ - Trung Hoa. Bản thân không đủ điều kiện để xây dựng 1 nền văn minh riêng biệt mà sự hình thành tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất. Việt Nam cũng có các đạo (tôn giáo) của riêng mình nhưng chưa thể so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn giáo, Chúa giáo (gồm cả đạo Hồi lẫn đạo thờ Jesu). Đạo thờ Mẫu của Việt Nam tồn tại dưới các phiên bản khác nhau, bao gồm cả các đền phủ hầu đồng từ Bắc đến Nam như một chỗ dựa về tinh thần (được MẸ bảo vệ, che chở) trong quá trình dựng-giữ-cứu-mở rộng nước. Đó là gốc rễ lâu đời, nguyên bản và sâu sắc nhất về sự hình thành tôn giáo của người Việt.
- Tôn giáo bao gồm có thờ thần và không thờ thần. Các tôn giáo không thờ thần có thể kể tiêu biểu là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão giáo.... Tôn giáo kiểu này lấy việc kiến lập các quy tắc, chuẩn mực sống phù hợp quy luật vũ trụ, quy luật tự nhiên nhằm sống cho sướng mà không quan tâm đến việc các quy luật đó do ai làm ra (Chúa chẳng hạn) hay hình thành như thế nào, mà chủ yếu xác định được quy luật. Thực chất đó chính là mô hình đạo đức đúc kết từ quan sát tự nhiên, hướng dẫn hành vi > cách thực hành đúng > hiểu đúng "đạo - con đường", thể hiện đúng "đức - việc thực hành đạo", thì sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Vậy thôi.
- Trong các tôn giáo thờ thần thì có tôn giáo thờ đa thần và tôn giáo thờ độc thần. Các tôn giáo thờ thần có điểm chung giống nhau là xác định chuẩn mực hành vi "đạo đức" của con người theo "ý muốn của thần linh" hay nói khác đi, cũng là những quy luật tự nhiên được phân luồng, đặt tên, thiêng hóa để nhắc con cháu không phạm sai lầm mà toi (ví dụ không nên đùa với LỬA). Thần Lửa vừa quét qua HN đấy thôi. Cũng là 1 phương pháp để kiến tạo "đạo đức".
- Thoạt tiên tất cả các nền văn minh đều quan niệm đa thần. Từ xa xưa, các nền văn minh lớn khi mới hình thành như Ai Cập, Hy Lạp - La Mã đến Trung Quốc, Ân Độ Bắc Âu hay Maya cổ đại...đều xây dựng một thế giới thần linh đông đúc mà không thể thiếu thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Biển, thần Rừng, thần làm ra các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió sấm chớp. Dễ hiểu là những yếu tố đó có chiều kích vượt chiều kích lẫn khả năng kiểm soát của bất cứ con người/tập đoàn người bình thường nào, nên đương nhiên là "Thần" - thứ vượt trên khả năng của con người thường.
- Dần dần như mọi cuộc tranh cãi, có những luồng quan niệm muốn đỡ nhọc công phân tích đánh giá phân chia, gom hết thảy các vị thần tụ hết vào 1 vị, gọi là độc thần. Thực ra thì điều đó cũng hết sức bình thường. Nhìn qua kính hiển vi thì tế bào còn chưa phải là nguyên tố nhỏ nhất, nhưng từ trên sao Hỏa nhìn về thì Trái Đất chỉ là 1 chấm xanh. Như vậy là do góc nhìn và nhu cầu. Có người thích ăn buffet tinh thần thì thờ đa thần, người thích đặt tiệc theo combo thì thờ độc thần.
- Phương Tây vốn dĩ không có tôn giáo lớn nào riêng của mình (to nhất là Anh giáo) hoặc bị hòa tan vào các tôn giáo du nhập từ Trung Đông (đạo Hồi-đạo Jesu).
- Các tôn giáo thờ thần có khuynh hướng yêu cầu tín đồ phải "tin" trước khi (hoặc thậm chí không cần) hiểu. Lý do là bởi nhu cầu "thiêng liêng hóa". Sự thiêng liêng hóa không có (ở bản gốc) của các tôn giáo vô thần. Nhà Phật còn dặn Phật tử (không phải là tín đồ nhé) hãy tự tìm lấy giác ngộ cho riêng mình, đừng vội tin ngay lời Phật. Xét kỹ, trên số đông, thì nhu cầu thờ thần-thiêng hóa tôn giáo là phổ biến. Lý do: con người tuy là loài có khả năng suy nghĩ, nhưng phần đông trong một nhóm, luôn có sự ỷ lại từ suy nghĩ đến hành động của một nhóm đa số dựa vào thiểu số tinh hoa. Đó là sự thu xếp hợp lý chứ không phải là sai. Việc thiêng hóa là để ngăn chặn đám đông đạp đổ vị trí độc tôn của thiểu số tinh hoa. Như cách các hoàng đế Trung Hoa coi minh là con của Trời (Thiên Tử).
- Các tôn giáo thờ Độc thần có mẫu số chung với nhu cầu cai trị độc đoán của các nhà cai trị. Vì thế hình thành hỗn hợp Nhà nước-tôn giáo. Hỗn hợp chính trị tôn giáo này tồn tại được 1500 năm thì bị lật đổ vì sức kiểm soát của các thể chế đó với đám đông bị trị không còn đủ mạnh.
- Cùng với sự phát triển giao thương, các hiểu biết về sức mạnh của từng con người bình thường ngày càng được "giác ngộ". Đó chính là lúc các trào lưu "vô thần" lên ngôi trở lại. Với phiên bản mới, "vô thần" không còn chỉ là "tôn giáo vô thần" mà còn đẩy xa hơn thành các chủ thuyết tư tưởng vô thần phi tôn giáo. Điểm mạnh là tư tưởng "vô thần" giúp xây dựng lại bản thể mạnh mẽ của con người "như là những vị thần - những sinh vật làm ra lửa".
- Có thể nói, bản chất của tư tưởng vô thần, chính là ở chỗ xem con người chính là thần thánh. Loài người là loài thần. Với hiểu biết vượt bậc, khả năng kiểm soát bản thân, môi trường, khám phá, khai thác tự nhiên, sáng tạo tự nhiên mới (cừu Dolly, AI...) thì con người chính là những Vị Thần đích thực.
- Với vô thần, con người thờ phụng chính mình.