[Funland] Vô thần - những người không theo tôn giáo nào và những vấn đề cần bàn thêm

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,321
Động cơ
267,486 Mã lực
Liên quan đến chủ đề này, mình có mấy gạch đầu dòng:
- Tôn giáo là biểu hiện rõ nhất của một nền văn minh.
- Dân tộc Việt có tôn giáo gốc riêng của mình: đạo thờ Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cũng như bất cứ dân tộc nào có đủ bề dày văn hóa, hình thành được ngôn ngữ, các câu chuyện kể, hình thành bản sắc văn hóa, tập quán riêng, định cư lâu dài và làm chủ được một lãnh thổ đủ rộng, đủ lâu dài, thì đều hình thành tôn giáo của mình trong quá trình đấu tranh sinh tồn. Tôn giáo nguyên thủy có ý nghĩa là chất keo để gắn bó toàn dân tộc-cộng đồng.
- Dân tộc Việt nằm giao thoa giữa 2 khối văn minh Ấn Độ - Trung Hoa. Bản thân không đủ điều kiện để xây dựng 1 nền văn minh riêng biệt mà sự hình thành tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất. Việt Nam cũng có các đạo (tôn giáo) của riêng mình nhưng chưa thể so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn giáo, Chúa giáo (gồm cả đạo Hồi lẫn đạo thờ Jesu). Đạo thờ Mẫu của Việt Nam tồn tại dưới các phiên bản khác nhau, bao gồm cả các đền phủ hầu đồng từ Bắc đến Nam như một chỗ dựa về tinh thần (được MẸ bảo vệ, che chở) trong quá trình dựng-giữ-cứu-mở rộng nước. Đó là gốc rễ lâu đời, nguyên bản và sâu sắc nhất về sự hình thành tôn giáo của người Việt.
- Tôn giáo bao gồm có thờ thần và không thờ thần. Các tôn giáo không thờ thần có thể kể tiêu biểu là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão giáo.... Tôn giáo kiểu này lấy việc kiến lập các quy tắc, chuẩn mực sống phù hợp quy luật vũ trụ, quy luật tự nhiên nhằm sống cho sướng mà không quan tâm đến việc các quy luật đó do ai làm ra (Chúa chẳng hạn) hay hình thành như thế nào, mà chủ yếu xác định được quy luật. Thực chất đó chính là mô hình đạo đức đúc kết từ quan sát tự nhiên, hướng dẫn hành vi > cách thực hành đúng > hiểu đúng "đạo - con đường", thể hiện đúng "đức - việc thực hành đạo", thì sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Vậy thôi.
- Trong các tôn giáo thờ thần thì có tôn giáo thờ đa thần và tôn giáo thờ độc thần. Các tôn giáo thờ thần có điểm chung giống nhau là xác định chuẩn mực hành vi "đạo đức" của con người theo "ý muốn của thần linh" hay nói khác đi, cũng là những quy luật tự nhiên được phân luồng, đặt tên, thiêng hóa để nhắc con cháu không phạm sai lầm mà toi (ví dụ không nên đùa với LỬA). Thần Lửa vừa quét qua HN đấy thôi. Cũng là 1 phương pháp để kiến tạo "đạo đức".
- Thoạt tiên tất cả các nền văn minh đều quan niệm đa thần. Từ xa xưa, các nền văn minh lớn khi mới hình thành như Ai Cập, Hy Lạp - La Mã đến Trung Quốc, Ân Độ Bắc Âu hay Maya cổ đại...đều xây dựng một thế giới thần linh đông đúc mà không thể thiếu thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Biển, thần Rừng, thần làm ra các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió sấm chớp. Dễ hiểu là những yếu tố đó có chiều kích vượt chiều kích lẫn khả năng kiểm soát của bất cứ con người/tập đoàn người bình thường nào, nên đương nhiên là "Thần" - thứ vượt trên khả năng của con người thường.
- Dần dần như mọi cuộc tranh cãi, có những luồng quan niệm muốn đỡ nhọc công phân tích đánh giá phân chia, gom hết thảy các vị thần tụ hết vào 1 vị, gọi là độc thần. Thực ra thì điều đó cũng hết sức bình thường. Nhìn qua kính hiển vi thì tế bào còn chưa phải là nguyên tố nhỏ nhất, nhưng từ trên sao Hỏa nhìn về thì Trái Đất chỉ là 1 chấm xanh. Như vậy là do góc nhìn và nhu cầu. Có người thích ăn buffet tinh thần thì thờ đa thần, người thích đặt tiệc theo combo thì thờ độc thần.
- Phương Tây vốn dĩ không có tôn giáo lớn nào riêng của mình (to nhất là Anh giáo) hoặc bị hòa tan vào các tôn giáo du nhập từ Trung Đông (đạo Hồi-đạo Jesu).
- Các tôn giáo thờ thần có khuynh hướng yêu cầu tín đồ phải "tin" trước khi (hoặc thậm chí không cần) hiểu. Lý do là bởi nhu cầu "thiêng liêng hóa". Sự thiêng liêng hóa không có (ở bản gốc) của các tôn giáo vô thần. Nhà Phật còn dặn Phật tử (không phải là tín đồ nhé) hãy tự tìm lấy giác ngộ cho riêng mình, đừng vội tin ngay lời Phật. Xét kỹ, trên số đông, thì nhu cầu thờ thần-thiêng hóa tôn giáo là phổ biến. Lý do: con người tuy là loài có khả năng suy nghĩ, nhưng phần đông trong một nhóm, luôn có sự ỷ lại từ suy nghĩ đến hành động của một nhóm đa số dựa vào thiểu số tinh hoa. Đó là sự thu xếp hợp lý chứ không phải là sai. Việc thiêng hóa là để ngăn chặn đám đông đạp đổ vị trí độc tôn của thiểu số tinh hoa. Như cách các hoàng đế Trung Hoa coi minh là con của Trời (Thiên Tử).
- Các tôn giáo thờ Độc thần có mẫu số chung với nhu cầu cai trị độc đoán của các nhà cai trị. Vì thế hình thành hỗn hợp Nhà nước-tôn giáo. Hỗn hợp chính trị tôn giáo này tồn tại được 1500 năm thì bị lật đổ vì sức kiểm soát của các thể chế đó với đám đông bị trị không còn đủ mạnh.
- Cùng với sự phát triển giao thương, các hiểu biết về sức mạnh của từng con người bình thường ngày càng được "giác ngộ". Đó chính là lúc các trào lưu "vô thần" lên ngôi trở lại. Với phiên bản mới, "vô thần" không còn chỉ là "tôn giáo vô thần" mà còn đẩy xa hơn thành các chủ thuyết tư tưởng vô thần phi tôn giáo. Điểm mạnh là tư tưởng "vô thần" giúp xây dựng lại bản thể mạnh mẽ của con người "như là những vị thần - những sinh vật làm ra lửa".
- Có thể nói, bản chất của tư tưởng vô thần, chính là ở chỗ xem con người chính là thần thánh. Loài người là loài thần. Với hiểu biết vượt bậc, khả năng kiểm soát bản thân, môi trường, khám phá, khai thác tự nhiên, sáng tạo tự nhiên mới (cừu Dolly, AI...) thì con người chính là những Vị Thần đích thực.
- Với vô thần, con người thờ phụng chính mình.
 

okokyatoho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838709
Ngày cấp bằng
15/8/23
Số km
376
Động cơ
5,848 Mã lực
Tuổi
36
Liên quan đến chủ đề này, mình có mấy gạch đầu dòng:
- Tôn giáo là biểu hiện rõ nhất của một nền văn minh.
- Dân tộc Việt có tôn giáo gốc riêng của mình: đạo thờ Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cũng như bất cứ dân tộc nào có đủ bề dày văn hóa, hình thành được ngôn ngữ, các câu chuyện kể, hình thành bản sắc văn hóa, tập quán riêng, định cư lâu dài và làm chủ được một lãnh thổ đủ rộng, đủ lâu dài, thì đều hình thành tôn giáo của mình trong quá trình đấu tranh sinh tồn. Tôn giáo nguyên thủy có ý nghĩa là chất keo để gắn bó toàn dân tộc-cộng đồng.
- Dân tộc Việt nằm giao thoa giữa 2 khối văn minh Ấn Độ - Trung Hoa. Bản thân không đủ điều kiện để xây dựng 1 nền văn minh riêng biệt mà sự hình thành tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất. Việt Nam cũng có các đạo (tôn giáo) của riêng mình nhưng chưa thể so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn giáo, Chúa giáo (gồm cả đạo Hồi lẫn đạo thờ Jesu). Đạo thờ Mẫu của Việt Nam tồn tại dưới các phiên bản khác nhau, bao gồm cả các đền phủ hầu đồng từ Bắc đến Nam như một chỗ dựa về tinh thần (được MẸ bảo vệ, che chở) trong quá trình dựng-giữ-cứu-mở rộng nước. Đó là gốc rễ lâu đời, nguyên bản và sâu sắc nhất về sự hình thành tôn giáo của người Việt.
- Tôn giáo bao gồm có thờ thần và không thờ thần. Các tôn giáo không thờ thần có thể kể tiêu biểu là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão giáo.... Tôn giáo kiểu này lấy việc kiến lập các quy tắc, chuẩn mực sống phù hợp quy luật vũ trụ, quy luật tự nhiên nhằm sống cho sướng mà không quan tâm đến việc các quy luật đó do ai làm ra (Chúa chẳng hạn) hay hình thành như thế nào, mà chủ yếu xác định được quy luật. Thực chất đó chính là mô hình đạo đức đúc kết từ quan sát tự nhiên, hướng dẫn hành vi > cách thực hành đúng > hiểu đúng "đạo - con đường", thể hiện đúng "đức - việc thực hành đạo", thì sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Vậy thôi.
- Trong các tôn giáo thờ thần thì có tôn giáo thờ đa thần và tôn giáo thờ độc thần. Các tôn giáo thờ thần có điểm chung giống nhau là xác định chuẩn mực hành vi "đạo đức" của con người theo "ý muốn của thần linh" hay nói khác đi, cũng là những quy luật tự nhiên được phân luồng, đặt tên, thiêng hóa để nhắc con cháu không phạm sai lầm mà toi (ví dụ không nên đùa với LỬA). Thần Lửa vừa quét qua HN đấy thôi. Cũng là 1 phương pháp để kiến tạo "đạo đức".
- Thoạt tiên tất cả các nền văn minh đều quan niệm đa thần. Từ xa xưa, các nền văn minh lớn khi mới hình thành như Ai Cập, Hy Lạp - La Mã đến Trung Quốc, Ân Độ Bắc Âu hay Maya cổ đại...đều xây dựng một thế giới thần linh đông đúc mà không thể thiếu thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Biển, thần Rừng, thần làm ra các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió sấm chớp. Dễ hiểu là những yếu tố đó có chiều kích vượt chiều kích lẫn khả năng kiểm soát của bất cứ con người/tập đoàn người bình thường nào, nên đương nhiên là "Thần" - thứ vượt trên khả năng của con người thường.
- Dần dần như mọi cuộc tranh cãi, có những luồng quan niệm muốn đỡ nhọc công phân tích đánh giá phân chia, gom hết thảy các vị thần tụ hết vào 1 vị, gọi là độc thần. Thực ra thì điều đó cũng hết sức bình thường. Nhìn qua kính hiển vi thì tế bào còn chưa phải là nguyên tố nhỏ nhất, nhưng từ trên sao Hỏa nhìn về thì Trái Đất chỉ là 1 chấm xanh. Như vậy là do góc nhìn và nhu cầu. Có người thích ăn buffet tinh thần thì thờ đa thần, người thích đặt tiệc theo combo thì thờ độc thần.
- Phương Tây vốn dĩ không có tôn giáo lớn nào riêng của mình (to nhất là Anh giáo) hoặc bị hòa tan vào các tôn giáo du nhập từ Trung Đông (đạo Hồi-đạo Jesu).
- Các tôn giáo thờ thần có khuynh hướng yêu cầu tín đồ phải "tin" trước khi (hoặc thậm chí không cần) hiểu. Lý do là bởi nhu cầu "thiêng liêng hóa". Sự thiêng liêng hóa không có (ở bản gốc) của các tôn giáo vô thần. Nhà Phật còn dặn Phật tử (không phải là tín đồ nhé) hãy tự tìm lấy giác ngộ cho riêng mình, đừng vội tin ngay lời Phật. Xét kỹ, trên số đông, thì nhu cầu thờ thần-thiêng hóa tôn giáo là phổ biến. Lý do: con người tuy là loài có khả năng suy nghĩ, nhưng phần đông trong một nhóm, luôn có sự ỷ lại từ suy nghĩ đến hành động của một nhóm đa số dựa vào thiểu số tinh hoa. Đó là sự thu xếp hợp lý chứ không phải là sai. Việc thiêng hóa là để ngăn chặn đám đông đạp đổ vị trí độc tôn của thiểu số tinh hoa. Như cách các hoàng đế Trung Hoa coi minh là con của Trời (Thiên Tử).
- Các tôn giáo thờ Độc thần có mẫu số chung với nhu cầu cai trị độc đoán của các nhà cai trị. Vì thế hình thành hỗn hợp Nhà nước-tôn giáo. Hỗn hợp chính trị tôn giáo này tồn tại được 1500 năm thì bị lật đổ vì sức kiểm soát của các thể chế đó với đám đông bị trị không còn đủ mạnh.
- Cùng với sự phát triển giao thương, các hiểu biết về sức mạnh của từng con người bình thường ngày càng được "giác ngộ". Đó chính là lúc các trào lưu "vô thần" lên ngôi trở lại. Với phiên bản mới, "vô thần" không còn chỉ là "tôn giáo vô thần" mà còn đẩy xa hơn thành các chủ thuyết tư tưởng vô thần phi tôn giáo. Điểm mạnh là tư tưởng "vô thần" giúp xây dựng lại bản thể mạnh mẽ của con người "như là những vị thần - những sinh vật làm ra lửa".
- Có thể nói, bản chất của tư tưởng vô thần, chính là ở chỗ xem con người chính là thần thánh. Loài người là loài thần. Với hiểu biết vượt bậc, khả năng kiểm soát bản thân, môi trường, khám phá, khai thác tự nhiên, sáng tạo tự nhiên mới (cừu Dolly, AI...) thì con người chính là những Vị Thần đích thực.
- Với vô thần, con người thờ phụng chính mình.
Cụ khái quát hay quá. Cho cháu copy vào máy.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Đứng ngoài (vô thần) thì cũng phủ nhận đạo giáo. Vậy có khì khác các đạo giáo phủ nhận lẫn nhau? Em chưa hiểu ý cụ nói "chúng ta sẽ nhìn thấy vấn đề tại sao" ở đây.
Vô thần là người ta chưa tin 1 việc gì đó cho đến lúc được chứng minh cụ ạ. Vấn đề của tôn giáo là khẳng định những thứ ko chứng minh được và tôn giáo này phủ nhận các tôn giáo khác. Nếu có cái nhìn cởi mở của giới khoa học thì sẽ hiểu là vô thần khác với có tôn giáo :)
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Theo em, tập hợp những anh vô thần theo nghĩa " phủ nhận - không tin - không cho rằng có thần linh" là một tập hợp nhiều mức độ khác nhau và không có mức nào đánh giá được là tuyệt đối vô thần. Dù ở tầm những lý luận cao siêu hay ở hạng nhận thức bình dân như anh em mình tuyệt đối không thể có bất cứ cá nhân nào tuyệt đối làm chủ cuộc đời mình mà không cần chấp vào các yếu tố khách quan.

Bởi thế, khái niệm " vô thần" em cho là một khái niệm tương đối, không thể có giá trị "0" được.
Vâng, đấy là định nghĩa để cho mọi người hiểu. Còn để thực hành đạt đến vô thần nhóm 2 là 1 con đường dài :)
 

tuan_nguyen261188

Xì hơi lốp
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
35
Liên quan đến chủ đề này, mình có mấy gạch đầu dòng:
- Tôn giáo là biểu hiện rõ nhất của một nền văn minh.
- Dân tộc Việt có tôn giáo gốc riêng của mình: đạo thờ Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cũng như bất cứ dân tộc nào có đủ bề dày văn hóa, hình thành được ngôn ngữ, các câu chuyện kể, hình thành bản sắc văn hóa, tập quán riêng, định cư lâu dài và làm chủ được một lãnh thổ đủ rộng, đủ lâu dài, thì đều hình thành tôn giáo của mình trong quá trình đấu tranh sinh tồn. Tôn giáo nguyên thủy có ý nghĩa là chất keo để gắn bó toàn dân tộc-cộng đồng.
- Dân tộc Việt nằm giao thoa giữa 2 khối văn minh Ấn Độ - Trung Hoa. Bản thân không đủ điều kiện để xây dựng 1 nền văn minh riêng biệt mà sự hình thành tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất. Việt Nam cũng có các đạo (tôn giáo) của riêng mình nhưng chưa thể so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn giáo, Chúa giáo (gồm cả đạo Hồi lẫn đạo thờ Jesu). Đạo thờ Mẫu của Việt Nam tồn tại dưới các phiên bản khác nhau, bao gồm cả các đền phủ hầu đồng từ Bắc đến Nam như một chỗ dựa về tinh thần (được MẸ bảo vệ, che chở) trong quá trình dựng-giữ-cứu-mở rộng nước. Đó là gốc rễ lâu đời, nguyên bản và sâu sắc nhất về sự hình thành tôn giáo của người Việt.
- Tôn giáo bao gồm có thờ thần và không thờ thần. Các tôn giáo không thờ thần có thể kể tiêu biểu là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão giáo.... Tôn giáo kiểu này lấy việc kiến lập các quy tắc, chuẩn mực sống phù hợp quy luật vũ trụ, quy luật tự nhiên nhằm sống cho sướng mà không quan tâm đến việc các quy luật đó do ai làm ra (Chúa chẳng hạn) hay hình thành như thế nào, mà chủ yếu xác định được quy luật. Thực chất đó chính là mô hình đạo đức đúc kết từ quan sát tự nhiên, hướng dẫn hành vi > cách thực hành đúng > hiểu đúng "đạo - con đường", thể hiện đúng "đức - việc thực hành đạo", thì sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Vậy thôi.
- Trong các tôn giáo thờ thần thì có tôn giáo thờ đa thần và tôn giáo thờ độc thần. Các tôn giáo thờ thần có điểm chung giống nhau là xác định chuẩn mực hành vi "đạo đức" của con người theo "ý muốn của thần linh" hay nói khác đi, cũng là những quy luật tự nhiên được phân luồng, đặt tên, thiêng hóa để nhắc con cháu không phạm sai lầm mà toi (ví dụ không nên đùa với LỬA). Thần Lửa vừa quét qua HN đấy thôi. Cũng là 1 phương pháp để kiến tạo "đạo đức".
- Thoạt tiên tất cả các nền văn minh đều quan niệm đa thần. Từ xa xưa, các nền văn minh lớn khi mới hình thành như Ai Cập, Hy Lạp - La Mã đến Trung Quốc, Ân Độ Bắc Âu hay Maya cổ đại...đều xây dựng một thế giới thần linh đông đúc mà không thể thiếu thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Biển, thần Rừng, thần làm ra các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió sấm chớp. Dễ hiểu là những yếu tố đó có chiều kích vượt chiều kích lẫn khả năng kiểm soát của bất cứ con người/tập đoàn người bình thường nào, nên đương nhiên là "Thần" - thứ vượt trên khả năng của con người thường.
- Dần dần như mọi cuộc tranh cãi, có những luồng quan niệm muốn đỡ nhọc công phân tích đánh giá phân chia, gom hết thảy các vị thần tụ hết vào 1 vị, gọi là độc thần. Thực ra thì điều đó cũng hết sức bình thường. Nhìn qua kính hiển vi thì tế bào còn chưa phải là nguyên tố nhỏ nhất, nhưng từ trên sao Hỏa nhìn về thì Trái Đất chỉ là 1 chấm xanh. Như vậy là do góc nhìn và nhu cầu. Có người thích ăn buffet tinh thần thì thờ đa thần, người thích đặt tiệc theo combo thì thờ độc thần.
- Phương Tây vốn dĩ không có tôn giáo lớn nào riêng của mình (to nhất là Anh giáo) hoặc bị hòa tan vào các tôn giáo du nhập từ Trung Đông (đạo Hồi-đạo Jesu).
- Các tôn giáo thờ thần có khuynh hướng yêu cầu tín đồ phải "tin" trước khi (hoặc thậm chí không cần) hiểu. Lý do là bởi nhu cầu "thiêng liêng hóa". Sự thiêng liêng hóa không có (ở bản gốc) của các tôn giáo vô thần. Nhà Phật còn dặn Phật tử (không phải là tín đồ nhé) hãy tự tìm lấy giác ngộ cho riêng mình, đừng vội tin ngay lời Phật. Xét kỹ, trên số đông, thì nhu cầu thờ thần-thiêng hóa tôn giáo là phổ biến. Lý do: con người tuy là loài có khả năng suy nghĩ, nhưng phần đông trong một nhóm, luôn có sự ỷ lại từ suy nghĩ đến hành động của một nhóm đa số dựa vào thiểu số tinh hoa. Đó là sự thu xếp hợp lý chứ không phải là sai. Việc thiêng hóa là để ngăn chặn đám đông đạp đổ vị trí độc tôn của thiểu số tinh hoa. Như cách các hoàng đế Trung Hoa coi minh là con của Trời (Thiên Tử).
- Các tôn giáo thờ Độc thần có mẫu số chung với nhu cầu cai trị độc đoán của các nhà cai trị. Vì thế hình thành hỗn hợp Nhà nước-tôn giáo. Hỗn hợp chính trị tôn giáo này tồn tại được 1500 năm thì bị lật đổ vì sức kiểm soát của các thể chế đó với đám đông bị trị không còn đủ mạnh.
- Cùng với sự phát triển giao thương, các hiểu biết về sức mạnh của từng con người bình thường ngày càng được "giác ngộ". Đó chính là lúc các trào lưu "vô thần" lên ngôi trở lại. Với phiên bản mới, "vô thần" không còn chỉ là "tôn giáo vô thần" mà còn đẩy xa hơn thành các chủ thuyết tư tưởng vô thần phi tôn giáo. Điểm mạnh là tư tưởng "vô thần" giúp xây dựng lại bản thể mạnh mẽ của con người "như là những vị thần - những sinh vật làm ra lửa".
- Có thể nói, bản chất của tư tưởng vô thần, chính là ở chỗ xem con người chính là thần thánh. Loài người là loài thần. Với hiểu biết vượt bậc, khả năng kiểm soát bản thân, môi trường, khám phá, khai thác tự nhiên, sáng tạo tự nhiên mới (cừu Dolly, AI...) thì con người chính là những Vị Thần đích thực.
- Với vô thần, con người thờ phụng chính mình.
Vô thần theo em nghĩ ( có thể phấn lớn người Việt Nam) đơn giản là không theo tôn giáo nào hết.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Liên quan đến chủ đề này, mình có mấy gạch đầu dòng:
- Tôn giáo là biểu hiện rõ nhất của một nền văn minh.
- Dân tộc Việt có tôn giáo gốc riêng của mình: đạo thờ Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cũng như bất cứ dân tộc nào có đủ bề dày văn hóa, hình thành được ngôn ngữ, các câu chuyện kể, hình thành bản sắc văn hóa, tập quán riêng, định cư lâu dài và làm chủ được một lãnh thổ đủ rộng, đủ lâu dài, thì đều hình thành tôn giáo của mình trong quá trình đấu tranh sinh tồn. Tôn giáo nguyên thủy có ý nghĩa là chất keo để gắn bó toàn dân tộc-cộng đồng.
- Dân tộc Việt nằm giao thoa giữa 2 khối văn minh Ấn Độ - Trung Hoa. Bản thân không đủ điều kiện để xây dựng 1 nền văn minh riêng biệt mà sự hình thành tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất. Việt Nam cũng có các đạo (tôn giáo) của riêng mình nhưng chưa thể so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn giáo, Chúa giáo (gồm cả đạo Hồi lẫn đạo thờ Jesu). Đạo thờ Mẫu của Việt Nam tồn tại dưới các phiên bản khác nhau, bao gồm cả các đền phủ hầu đồng từ Bắc đến Nam như một chỗ dựa về tinh thần (được MẸ bảo vệ, che chở) trong quá trình dựng-giữ-cứu-mở rộng nước. Đó là gốc rễ lâu đời, nguyên bản và sâu sắc nhất về sự hình thành tôn giáo của người Việt.
- Tôn giáo bao gồm có thờ thần và không thờ thần. Các tôn giáo không thờ thần có thể kể tiêu biểu là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão giáo.... Tôn giáo kiểu này lấy việc kiến lập các quy tắc, chuẩn mực sống phù hợp quy luật vũ trụ, quy luật tự nhiên nhằm sống cho sướng mà không quan tâm đến việc các quy luật đó do ai làm ra (Chúa chẳng hạn) hay hình thành như thế nào, mà chủ yếu xác định được quy luật. Thực chất đó chính là mô hình đạo đức đúc kết từ quan sát tự nhiên, hướng dẫn hành vi > cách thực hành đúng > hiểu đúng "đạo - con đường", thể hiện đúng "đức - việc thực hành đạo", thì sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Vậy thôi.
- Trong các tôn giáo thờ thần thì có tôn giáo thờ đa thần và tôn giáo thờ độc thần. Các tôn giáo thờ thần có điểm chung giống nhau là xác định chuẩn mực hành vi "đạo đức" của con người theo "ý muốn của thần linh" hay nói khác đi, cũng là những quy luật tự nhiên được phân luồng, đặt tên, thiêng hóa để nhắc con cháu không phạm sai lầm mà toi (ví dụ không nên đùa với LỬA). Thần Lửa vừa quét qua HN đấy thôi. Cũng là 1 phương pháp để kiến tạo "đạo đức".
- Thoạt tiên tất cả các nền văn minh đều quan niệm đa thần. Từ xa xưa, các nền văn minh lớn khi mới hình thành như Ai Cập, Hy Lạp - La Mã đến Trung Quốc, Ân Độ Bắc Âu hay Maya cổ đại...đều xây dựng một thế giới thần linh đông đúc mà không thể thiếu thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Biển, thần Rừng, thần làm ra các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió sấm chớp. Dễ hiểu là những yếu tố đó có chiều kích vượt chiều kích lẫn khả năng kiểm soát của bất cứ con người/tập đoàn người bình thường nào, nên đương nhiên là "Thần" - thứ vượt trên khả năng của con người thường.
- Dần dần như mọi cuộc tranh cãi, có những luồng quan niệm muốn đỡ nhọc công phân tích đánh giá phân chia, gom hết thảy các vị thần tụ hết vào 1 vị, gọi là độc thần. Thực ra thì điều đó cũng hết sức bình thường. Nhìn qua kính hiển vi thì tế bào còn chưa phải là nguyên tố nhỏ nhất, nhưng từ trên sao Hỏa nhìn về thì Trái Đất chỉ là 1 chấm xanh. Như vậy là do góc nhìn và nhu cầu. Có người thích ăn buffet tinh thần thì thờ đa thần, người thích đặt tiệc theo combo thì thờ độc thần.
- Phương Tây vốn dĩ không có tôn giáo lớn nào riêng của mình (to nhất là Anh giáo) hoặc bị hòa tan vào các tôn giáo du nhập từ Trung Đông (đạo Hồi-đạo Jesu).
- Các tôn giáo thờ thần có khuynh hướng yêu cầu tín đồ phải "tin" trước khi (hoặc thậm chí không cần) hiểu. Lý do là bởi nhu cầu "thiêng liêng hóa". Sự thiêng liêng hóa không có (ở bản gốc) của các tôn giáo vô thần. Nhà Phật còn dặn Phật tử (không phải là tín đồ nhé) hãy tự tìm lấy giác ngộ cho riêng mình, đừng vội tin ngay lời Phật. Xét kỹ, trên số đông, thì nhu cầu thờ thần-thiêng hóa tôn giáo là phổ biến. Lý do: con người tuy là loài có khả năng suy nghĩ, nhưng phần đông trong một nhóm, luôn có sự ỷ lại từ suy nghĩ đến hành động của một nhóm đa số dựa vào thiểu số tinh hoa. Đó là sự thu xếp hợp lý chứ không phải là sai. Việc thiêng hóa là để ngăn chặn đám đông đạp đổ vị trí độc tôn của thiểu số tinh hoa. Như cách các hoàng đế Trung Hoa coi minh là con của Trời (Thiên Tử).
- Các tôn giáo thờ Độc thần có mẫu số chung với nhu cầu cai trị độc đoán của các nhà cai trị. Vì thế hình thành hỗn hợp Nhà nước-tôn giáo. Hỗn hợp chính trị tôn giáo này tồn tại được 1500 năm thì bị lật đổ vì sức kiểm soát của các thể chế đó với đám đông bị trị không còn đủ mạnh.
- Cùng với sự phát triển giao thương, các hiểu biết về sức mạnh của từng con người bình thường ngày càng được "giác ngộ". Đó chính là lúc các trào lưu "vô thần" lên ngôi trở lại. Với phiên bản mới, "vô thần" không còn chỉ là "tôn giáo vô thần" mà còn đẩy xa hơn thành các chủ thuyết tư tưởng vô thần phi tôn giáo. Điểm mạnh là tư tưởng "vô thần" giúp xây dựng lại bản thể mạnh mẽ của con người "như là những vị thần - những sinh vật làm ra lửa".
- Có thể nói, bản chất của tư tưởng vô thần, chính là ở chỗ xem con người chính là thần thánh. Loài người là loài thần. Với hiểu biết vượt bậc, khả năng kiểm soát bản thân, môi trường, khám phá, khai thác tự nhiên, sáng tạo tự nhiên mới (cừu Dolly, AI...) thì con người chính là những Vị Thần đích thực.
- Với vô thần, con người thờ phụng chính mình.
Em ko có ý kiến gì về việc cụ khái quát tôn giáo. Chỉ thấy rằng phần bản chất vô thần chưa đúng lắm, vô thần lúc này coi con người như 1 sinh vật tương tự như các sinh vật khác đang sống trên thế giới này về mặt sinh học. Còn các mặt khác thì đc quyết định bởi văn hoá, xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người. Tất nhiên khi đã là con người thì phải coi người là trên hết.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,406
Động cơ
551,959 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Vâng, đấy là định nghĩa để cho mọi người hiểu. Còn để thực hành đạt đến vô thần nhóm 2 là 1 con đường dài :)

Em nghĩ là lên được le vồ về vô thần là rất khó, đòi hỏi nhận thức khoa học và ý chí tự do đều ở đẳng cấp cao.

Ti diên, dù ở mức nhận thức nào thì chúng mình ít nhiều vẫn là nô lệ cho các nhu cầu của chính mình. Tức là vẫn ở trong vòng được mất hơn thua, mà như thế thì trong đầu thỉnh thoảng hay thường xuyên vẫn thầm cảm thán những lời ước ao cầu muốn, ít nhiều vẫn liên hệ đến tính "thiêng".

Cho nên theo em thì bàn về so sánh giữa các anh em vô thần với nhau sẽ thú vị hơn nhiều. 😁😁😁
 

manhcsic

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
1,962
Động cơ
1,049,559 Mã lực
Em nghĩ là lên được le vồ về vô thần là rất khó, đòi hỏi nhận thức khoa học và ý chí tự do đều ở đẳng cấp cao.

Ti diên, dù ở mức nhận thức nào thì chúng mình ít nhiều vẫn là nô lệ cho các nhu cầu của chính mình. Tức là vẫn ở trong vòng được mất hơn thua, mà như thế thì trong đầu thỉnh thoảng hay thường xuyên vẫn thầm cảm thán những lời ước ao cầu muốn, ít nhiều vẫn liên hệ đến tính "thiêng".
Cho nên theo em thì bàn về so sánh giữa các anh em vô thần với nhau sẽ thú vị hơn nhiều. 😁😁😁
Nói tin vào chính mình (vô thần) có thể là dễ, ti diên khoảng 30-40 tuổi trên răng dưới súng thì khó thuyết phục. Tiền là tiên là phật hạ mình xin " Cụ" một chút nhỉ.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,321
Động cơ
267,486 Mã lực
Chỉ thấy rằng phần bản chất vô thần chưa đúng lắm, vô thần lúc này coi con người như 1 sinh vật tương tự như các sinh vật khác đang sống trên thế giới này về mặt sinh học. Còn các mặt khác thì đc quyết định bởi văn hoá, xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người. Tất nhiên khi đã là con người thì phải coi người là trên hết.
Chỗ bôi đậm của cụ khó hiểu quá. Theo mình người hữu thần và người vô thần đều nhất trí rằng loài người đứng cao hơn các sinh vật còn lại chứ? Về mặt sinh học, con người có não bộ phát triển vượt xa các loài vật khác, sinh vật khác mà?

Còn về khái niệm vô thần thì, có 2 mức độ của vô thần:
1. Người tin tưởng và theo 1 tôn giáo có tính chất vô thần. Tôn giáo này không đặt ra một vị Thượng Đế hay Thần Linh nào để tín đồ thờ cúng. Nhưng vẫn có một hệ thống các "Điều Tôn Quý". Ví dụ như Phật-Pháp-Tăng chính là Tam Bảo của Đạo Phật. Tuy không có Thần nhưng cơ bản người theo tôn giáo ấy vẫn thực hành các hoạt động nhằm đạt "đạo đức" của mình theo tôn chỉ của tôn giáo đó. Việc Phật giáo pha trộn cocktail với đủ thứ bản địa là chuyện khác. Nó là chuyện văn hóa dân gian pha trộn, không phải giáo lý nhà Phật.
2. Vô Thần như một hệ tư tưởng.
Thuật ngữ về Chủ Nghĩa Vô Thần chỉ mới xuất hiện khoảng giữa thế kỷ 16 ở châu Âu thôi. Nó xuất hiện vốn đã bị bóp méo thành "chống Chúa, phủ nhận Chúa" nên trong suốt chiều dài lịch sử, khái niệm "vô thần" hàm nghĩa tiêu cực. Người theo chủ nghĩa vô thần bị mô tả như những kẻ không có đức tin, không có căn bản về đạo đức, dễ dàng bị lâm vào sai trái.
Thực chất, Chủ nghĩa Vô Thần (như một hệ tư tưởng) là:
Đó là sự phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một "sự tuyệt đối cao hơn", chẳng hạn như nhân loại. Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến Chúa.
Các đại triết gia Vô Thần châu Âu đều sử dụng luận cứ này để truyền đạt các thông điệp về tự do, phát triển đầy đủ, và niềm hạnh phúc không bị kìm giữ.
Một người vô thần khẳng định rằng sự sống-tự do-hạnh phúc của anh ta là trong tay anh ta. Kể cả khi đau khổ vì bệnh tật hay ngay dưới giá treo cổ vì làm cách mạng, vẫn là con người tự do, hạnh phúc. Người theo chủ nghĩa vô thần làm cách mạng vì điều đó mang lại hạnh phúc ngay và luôn cho chính họ và những người mà họ bảo vệ.
Khác với một người hữu thần, lâm vào cảnh bị đọa đày áp bức vẫn cho là đã có bề trên sắp đặt. Và chịu đựng. Hoặc nếu làm chiến tranh, thì là thánh chiến, tức là vì Chúa, cho Chúa.
Nghĩa là người vô thần thay vì tìm một vị Chúa để kính thờ, họ tôn kính con người, bảo vệ phẩm giá của con người mà không phải xin phép Thần. Như thế, họ chính là Thần.

Quan điểm của tôi chỉ là vậy thôi. Thực ra mọi Thần thánh đều xuất phát từ ý niệm của con người. Chứ trước khi có loài người, vẫn vũ trụ ấy, có khái niệm nào về Thần? Chỉ khi con người xuất hiện, dựng tượng thờ, thì thần mới hình thành.

Khi con người đã trưởng thành, thì mấy ông thần đó thành ông bình vôi, chỉ còn là 1 biểu tượng cũ của văn hóa cần gìn giữ để hiểu cả quá trình lịch sử. Cần phải lột xác thế thôi.

Chủ nghĩa Vô Thần đáng sợ với các thế lực cai trị cũ vì không còn ảo tưởng thần thánh nào kìm giữ sức mạnh của người Vô Thần, nhất là khi họ quan niệm rằng hạnh phúc của họ là ở trong tay họ.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
250
Động cơ
59,960 Mã lực
Tuổi
44
Chỗ bôi đậm của cụ khó hiểu quá. Theo mình người hữu thần và người vô thần đều nhất trí rằng loài người đứng cao hơn các sinh vật còn lại chứ? Về mặt sinh học, con người có não bộ phát triển vượt xa các loài vật khác, sinh vật khác mà?

Còn về khái niệm vô thần thì, có 2 mức độ của vô thần:
1. Người tin tưởng và theo 1 tôn giáo có tính chất vô thần. Tôn giáo này không đặt ra một vị Thượng Đế hay Thần Linh nào để tín đồ thờ cúng. Nhưng vẫn có một hệ thống các "Điều Tôn Quý". Ví dụ như Phật-Pháp-Tăng chính là Tam Bảo của Đạo Phật. Tuy không có Thần nhưng cơ bản người theo tôn giáo ấy vẫn thực hành các hoạt động nhằm đạt "đạo đức" của mình theo tôn chỉ của tôn giáo đó. Việc Phật giáo pha trộn cocktail với đủ thứ bản địa là chuyện khác. Nó là chuyện văn hóa dân gian pha trộn, không phải giáo lý nhà Phật.
2. Vô Thần như một hệ tư tưởng.
Thuật ngữ về Chủ Nghĩa Vô Thần chỉ mới xuất hiện khoảng giữa thế kỷ 16 ở châu Âu thôi. Nó xuất hiện vốn đã bị bóp méo thành "chống Chúa, phủ nhận Chúa" nên trong suốt chiều dài lịch sử, khái niệm "vô thần" hàm nghĩa tiêu cực. Người theo chủ nghĩa vô thần bị mô tả như những kẻ không có đức tin, không có căn bản về đạo đức, dễ dàng bị lâm vào sai trái.
Thực chất, Chủ nghĩa Vô Thần (như một hệ tư tưởng) là:
Đó là sự phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một "sự tuyệt đối cao hơn", chẳng hạn như nhân loại. Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến Chúa.
Các đại triết gia Vô Thần châu Âu đều sử dụng luận cứ này để truyền đạt các thông điệp về tự do, phát triển đầy đủ, và niềm hạnh phúc không bị kìm giữ.
Một người vô thần khẳng định rằng sự sống-tự do-hạnh phúc của anh ta là trong tay anh ta. Kể cả khi đau khổ vì bệnh tật hay ngay dưới giá treo cổ vì làm cách mạng, vẫn là con người tự do, hạnh phúc. Người theo chủ nghĩa vô thần làm cách mạng vì điều đó mang lại hạnh phúc ngay và luôn cho chính họ và những người mà họ bảo vệ.
Khác với một người hữu thần, lâm vào cảnh bị đọa đày áp bức vẫn cho là đã có bề trên sắp đặt. Và chịu đựng. Hoặc nếu làm chiến tranh, thì là thánh chiến, tức là vì Chúa, cho Chúa.
Nghĩa là người vô thần thay vì tìm một vị Chúa để kính thờ, họ tôn kính con người, bảo vệ phẩm giá của con người mà không phải xin phép Thần. Như thế, họ chính là Thần.

Quan điểm của tôi chỉ là vậy thôi. Thực ra mọi Thần thánh đều xuất phát từ ý niệm của con người. Chứ trước khi có loài người, vẫn vũ trụ ấy, có khái niệm nào về Thần? Chỉ khi con người xuất hiện, dựng tượng thờ, thì thần mới hình thành.

Khi con người đã trưởng thành, thì mấy ông thần đó thành ông bình vôi, chỉ còn là 1 biểu tượng cũ của văn hóa cần gìn giữ để hiểu cả quá trình lịch sử. Cần phải lột xác thế thôi.

Chủ nghĩa Vô Thần đáng sợ với các thế lực cai trị cũ vì không còn ảo tưởng thần thánh nào kìm giữ sức mạnh của người Vô Thần, nhất là khi họ quan niệm rằng hạnh phúc của họ là ở trong tay họ.
Hai còm của cụ rất dài mà chẳng đúng. Cụ bảo Phật giáo, Lão giáo vô thần sai bét. Đã theo giáo nào thì chắc chắn có thần, PG chủ đích cuối cùng là giải thoát nhưng phân chia nhiều chi nhánh và trong đó có cả hệ thống phân chia cấp bậc trên dưới, các vị Hộ pháp, bồ tát cứu khổ...tuy không gọi là thần như trong Bà la môn hay Hồi giáo nhưng vẫn thể hiện là bậc có năng lực vượt trội con người, che chở, ban phước, cứu rỗi cho con người..Đạo giáo thì cũng chia đủ cấp bậc các thần linh, cụ không tin thì vào trang Thantienvietnam mà tìm, về đạo Mẫu cụ lại càng sai, em nhớ không nhầm chính họ tìm hiểu và thừa nhận họ là kế thừa từ Sa man giáo, sau này kết hợp với đạo giáo phật giáo. Về đạo mẫu cụ vào fb tìm nịck Bạch Vân Xích Tử ấy. Xem trên dòng thời gian mấy năm trước thì rõ hơn. Có Nho giáo không thấy nhân hóa các đối tượng siêu nhiên tuy vậy vẫn có Trời, đấng tối cao.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,321
Động cơ
267,486 Mã lực
Hai còm của cụ rất dài mà chẳng đúng. Cụ bảo Phật giáo, Lão giáo vô thần sai bét. Đã theo giáo nào thì chắc chắn có thần, PG chủ đích cuối cùng là giải thoát nhưng phân chia nhiều chi nhánh và trong đó có cả hệ thống phân chia cấp bậc trên dưới, các vị Hộ pháp, bồ tát cứu khổ...tuy không gọi là thần như trong Bà la môn hay Hồi giáo nhưng vẫn thể hiện là bậc có năng lực vượt trội con người, che chở, ban phước, cứu rỗi cho con người..Đạo giáo thì cũng chia đủ cấp bậc các thần linh, cụ không tin thì vào trang Thantienvietnam mà tìm, về đạo Mẫu cụ lại càng sai, em nhớ không nhầm chính họ tìm hiểu và thừa nhận họ là kế thừa từ Sa man giáo, sau này kết hợp với đạo giáo phật giáo. Về đạo mẫu cụ vào fb tìm nịck Bạch Vân Xích Tử ấy. Xem trên dòng thời gian mấy năm trước thì rõ hơn. Có Nho giáo không thấy nhân hóa các đối tượng siêu nhiên tuy vậy vẫn có Trời, đấng tối cao.
Cụ bảo Phật giáo hữu thần thì thôi e quay xe. Của cụ tất
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
250
Động cơ
59,960 Mã lực
Tuổi
44
Cụ bảo Phật giáo hữu thần thì thôi e quay xe. Của cụ tất
Ông cụ Thích Ca Mâu Ni vô thần thì có thể đúng, nhưng PG vô thần thì cụ chẳng hiểu gì bề PG. Đạo giáo do ông Trương Đạo Lăng sáng lập, nhưng người xưng là Tổ sư là Lão tử thì theo truyền thuyết là không dạy ai cả, chỉ truyền lại 1 quyển kinh cho viên quan là Doãn Hỷ. Đã là tôn giáo chắc chắn có thần, nhưng người hữu thần, tức là có tin tưởng là có các đấng cao cấp tồn tại, thì chưa chắc đã theo tôn giáo. Rất nhiều người vào chùa lễ Phật, hoặc vào miếu lễ bảng Hạ mã, nhưng họ không phải Phật tử hoặc giáo đồ Nho giáo.
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,892
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Em thấy tôn giáo ko quan trọng bằng người truyền giáo, dù là với bất kì tín ngưỡng nào. Tôn giáo ko làm con người tốt lên hoặc xấu đi, chỉ có quyền lực điều chỉnh các hành vi ấy.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,284
Động cơ
480,732 Mã lực
Em thấy tôn giáo ko quan trọng bằng người truyền giáo, dù là với bất kì tín ngưỡng nào. Tôn giáo ko làm con người tốt lên hoặc xấu đi, chỉ có quyền lực điều chỉnh các hành vi ấy.
Với e đức tin ko phải là bất biến, với mỗi tuổi + trải nghiệm thì đức tin cũng thay đổi theo (nhiều hay ít tùy người) :)
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,321
Động cơ
267,486 Mã lực
Ông cụ Thích Ca Mâu Ni vô thần thì có thể đúng, nhưng PG vô thần thì cụ chẳng hiểu gì bề PG. Đạo giáo do ông Trương Đạo Lăng sáng lập, nhưng người xưng là Tổ sư là Lão tử thì theo truyền thuyết là không dạy ai cả, chỉ truyền lại 1 quyển kinh cho viên quan là Doãn Hỷ. Đã là tôn giáo chắc chắn có thần, nhưng người hữu thần, tức là có tin tưởng là có các đấng cao cấp tồn tại, thì chưa chắc đã theo tôn giáo. Rất nhiều người vào chùa lễ Phật, hoặc vào miếu lễ bảng Hạ mã, nhưng họ không phải Phật tử hoặc giáo đồ Nho giáo.
Cụ ăn lẩu thập cẩm nhiều quá.
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,207
Động cơ
160,876 Mã lực
Ngày rằm, Tết khấn các thần...đấy là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, theo Đạo giáo chứ còn gì nữa? Đơn giản như tiễn Quan Hành khiển năm cũ, đón Quan năm mới là theo Đạo giáo Trung Hoa thôi.
 

manhcsic

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
1,962
Động cơ
1,049,559 Mã lực
Hai còm của cụ rất dài mà chẳng đúng. Cụ bảo Phật giáo, Lão giáo vô thần sai bét. Đã theo giáo nào thì chắc chắn có thần, PG chủ đích cuối cùng là giải thoát nhưng phân chia nhiều chi nhánh và trong đó có cả hệ thống phân chia cấp bậc trên dưới, các vị Hộ pháp, bồ tát cứu khổ...tuy không gọi là thần như trong Bà la môn hay Hồi giáo nhưng vẫn thể hiện là bậc có năng lực vượt trội con người, che chở, ban phước, cứu rỗi cho con người..Đạo giáo thì cũng chia đủ cấp bậc các thần linh, cụ không tin thì vào trang Thantienvietnam mà tìm, về đạo Mẫu cụ lại càng sai, em nhớ không nhầm chính họ tìm hiểu và thừa nhận họ là kế thừa từ Sa man giáo, sau này kết hợp với đạo giáo phật giáo. Về đạo mẫu cụ vào fb tìm nịck Bạch Vân Xích Tử ấy. Xem trên dòng thời gian mấy năm trước thì rõ hơn. Có Nho giáo không thấy nhân hóa các đối tượng siêu nhiên tuy vậy vẫn có Trời, đấng tối cao.
Tâm linh là quan điểm của từng người, để thực hành hoặc hiểu tâm linh (có thể) học theo 2 trường phái Phật giáo hoặc thiên Chúa giáo. Khi bạn hiểu PHật ở tâm, chúa ở trong ta thì có thể hiểu là vô thần. Giải thoát, cứu rỗi, bộ tát cứu khổ... là một trạng thái cảm nhận riêng có của người tu học (vì phật, bồ Tát ở trong người đó). Nói ngắn là hướng con người sống thiện, sống thiện thì chả có thần thánh gì cả.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
250
Động cơ
59,960 Mã lực
Tuổi
44
Ông Thần trong PG tên gì vậy lão?
Cụ không đọc còn trên của em ư? Phật, Bồ tát, hộ pháp...các vị ấy không gọi là thần, nhưng về sự thừa nhận thì như các vị thần, thánh của các tôn giáo khác. Hay là khái niệm vô thần của các cụ khác với của em nhỉ?
 

manhcsic

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
1,962
Động cơ
1,049,559 Mã lực
Cụ không đọc còn trên của em ư? Phật, Bồ tát, hộ pháp...các vị ấy không gọi là thần, nhưng về sự thừa nhận thì như các vị thần, thánh của các tôn giáo khác. Hay là khái niệm vô thần của các cụ khác với của em nhỉ?
Có sự thừa nhận khác ở "... "
Ma bắt hồn không bằng thần....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top