BÀI SỐ 210: CÙNG CHUYÊN GIA BẬC THẦY BÀN VỀ XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN.
Với nhiều người trên hành trình này lâu năm, chắc hẳn đã nghe nhiều đến khái niệm
ÂM TÍNH GIẢ trong xét nghiệm đột biến gen. Trong bài viết này, cùng cái nhìn của một Chuyên gia bậc thầy, chúng ta sẽ bàn cả đến khái niệm
DƯƠNG TÍNH GIẢ ( kết quả xét nghiệm trả về dương tính, nhưng thực ra bệnh nhân
KO HỀ CÓ gen đó!!! ) cũng như có một cái nhìn tổng quan sơ lược về xét nghiệm đột biến gen.
---------------
HỎI: Ông có thể chia sẻ một chút về sinh thiết lỏng và vai trò của nó trong điều trị ung thư phổi hiện nay không?
TRẢ LỜI: Việt xét nghiệm đột biến gen có thể gặp khó khăn nếu lượng mô lấy ra từ thủ thuật sinh thiết là
KO ĐỦ. Chưa kể đến việc sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn, nó tiềm ẩn rủi ro cũng như
KO thể thực hiện nhiều lần. Khi gặp khó với sinh thiết mô, sinh thiết lỏng ( lấy máu để xét nghiệm gen) sẽ được tính đến. Chúng ta đều biết rằng sinh thiết lỏng có những hạn chế, ví dụ như
KO PHẢI TẤT CẢ CÁC KHỐI U UNG THƯ ĐỀU THẢI DNA VÔ MÁU, điều này dẫn đến kết quả âm tính giả là tương đối phổ biến. Khoảng 20% đến 30% trường hợp sẽ xảy ra việc đột biến gen bị bỏ sót. Bởi vậy, xét nghiệm gen chỉ nhằm cố gắng phản ánh tốt nhất bản chất thực sự của ung thư chứ nó ko hề mang tính
KHẲNG ĐỊNH.
HỎI: Xin Ông cho biết một số thông tin cơ bản về những sai sót xảy ra khi thực hiện xét nghiệm gen bằng sinh thiết lỏng.
TRẢ LỜI: Theo thời gian, chúng ta càng hiểu rõ hơn về việc tại sao đôi khi xét nghiệm gen bằng sinh thiết lỏng và sinh thiết mô lại cho ra kết quả khác nhau.
+ Nguyên nhân phổ biến nhất được biết cho đến nay là
KHÔNG có DNA khối u ở trong DNA huyết tương- Khối u có độ bong tróc DNA thấp đã dẫn đến kết quả âm tính giả.
+ Một nguyên nhân cũng thường được biết đến nữa là bởi chính bản thân kỹ thuật mà xét nghiệm gen đã sử dụng. Khi Kỹ thuật không được xây dựng
ĐỦ TỐT, các biến thể phân tử phức tạp trong cùng một đột biến sẽ không thể tìm thấy. Ví dụ, khuếch đại gen
RẤT KHÓ có thể tìm thấy trong huyết tương và thường bị bỏ sót nếu xét nghiệm gen bằng mẫu máu ( trừ khi hàm lượng khối u trong máu phải cao).
Bên cạnh âm tính giả thì kết quả
DƯƠNG TÍNH GIẢ ngày càng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dương tính giả.
+ Nguyên nhân thường được nhắc đến nhiều nhất là bởi bản chất
KHÔNG ĐỒNG NHẤT của khối u. Khối u có nhiều hơn một khuôn mặt được chỉ ra trong kết quả xét nghiệm gen.
+ Một nguyên nhân khác cũng rất hay được nhắc đến đó là tạo máu vô tính, các đột biến bạch cầu thải vô huyết tương và được tìm thấy trong sinh thiết lỏng-chúng dường như là đột biến khối u nhưng thực chất chúng chỉ là những
ĐỘT BIẾN LÀNH TÍNH đang lưu hành trong máu mà thôi.
Các kết quả âm tính giả và dương tính giả
ĐỀU CÓ THỂ XẢY RA khi xét nghiệm đột biến gen và
các Bác sĩ phải nhận thức rõ được điều này!!!
HỎI: Tỷ lệ xảy ra âm tính giả cũng như dương tính giả có cao không?
TRẢ LỜI:
+ Nếu bạn hỏi 1 câu hỏi đơn giản với 1 kỹ thuật xét nghiệm gen đơn giản thì bạn sẽ chỉ nhận được 1 câu trả lời đơn giản
=>> Nếu bạn chỉ xét nghiệm duy nhất gen EGFR thì kết quả dương tính giả là
CỰC HIẾM, còn tỷ lệ âm tính giả xảy ra khoảng 30% bởi vì độ nhạy của kỹ thuật xét nghiệm này trong ung thư phổi đạt 70%.
+ Câu trả lời sẽ khác nếu bạn hỏi 1 câu hỏi phức tạp với 1 kỹ thuật xét nghiệm gen phức tạp
=>> Nếu bạn xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS thì trong thực tế, việc tìm thấy các đột biến trong huyết tương
KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC từ khối u là khá phổ biến. Việc này phổ biến đến mức nào? Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, hầu hết sinh thiết lỏng đều tìm thấy các đột biến ở mức độ thấp mà
KHÔNG có nguồn gốc từ khối u.
Điều mà các Bác sĩ cần làm là loại nhiễu thật tốt để xem xem bất kỳ đột biến nào được phát hiện liệu có nguồn gốc từ khối u hay không.
HỎI: Vậy Trung Tâm Xét Nghiệm có thể thực hiện bất kỳ điều gì nhằm xác nhận tính chính xác của kết quả xét nghiệm gen có được từ sinh thiết lỏng không?
TRẢ LỜI: Tôi ủng hộ việc so sánh các kỹ thuật xét nghiệm gen với nhau. Những điều tôi nói từ đầu đến giờ đều là những bài học được đút rút ra từ việc so sánh nhiều kỹ thuật xét nghiệm gen ở trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tôi nghĩ các Trung Tâm cần phải làm tốt việc
XÁC THỰC kết quả được trả về từ xét nghiệm.
Đơn cử như để loại nhiễu các đột biến bạch cầu ở trong huyết tương mà tôi đã nhắc đến ở trên thì
KHÔNG CÓ CÁCH NÀO KHÁC ngoài cách giải trình tự kết đôi bạch cầu. Theo thời gian, các kỹ thuật xét nghiệm gen đang ngày càng giải trình tự bạch cầu
CÙNG LÚC với huyết tương nhằm loại bỏ khả năng bị nhầm lẫn đột biến bạch cầu với đột biến khối u.
HỎI: Ông có thể nói qua về ý nghĩa của Nghiên cứu mới đây được công bố bởi Chuyên gia Stetson cùng các đồng nghiệp?
TRẢ LỜI: Bằng cách sử dụng huyết tương của bệnh nhân, Chuyên gia Stetson cùng các đồng nghiệp đã so sánh 3 loại xét nghiệm NGS khác nhau nhằm đánh giá độ tin cậy cũng như sự phù hợp của mỗi loại xét nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các xét nghiệm thường hoà hợp với nhau khi các biến thể phân tử được phát hiện ở tần suất trên 1%. Đối với những biến thể phân tử có tần suất dưới 1%, có một số xét nghiệm sẽ tìm ra, trong khi một số khác thì không! Ngoài ra ở khu vực tần suất thấp này, kết quả dương tính giả cũng như âm tính giả là có thể xảy ra. Bài học rút ra là
CHÚNG TA CẦN HOÀI NGHI về các biến thể phân tử nếu chúng được tìm thấy ở tần suất thấp-điều này nhiều khi bị gây ra bởi lỗi của kỹ thuật xét nghiệm, do đó đã ảnh hưởng đến độ chính xác.
Nhóm Chuyên gia Stetson cũng chỉ ra có nhiều lý do dẫn đến việc trả về các kết quả khác nhau của các kỹ thuật xét nghiệm. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất được chỉ ra là do
Bộ thuật toán Tin Sinh Học được sử dụng. Xét nghiệm giải trình tự bao gồm cả việc giải trình tự và cách diễn giải trình tự. Các xét nghiệm hoàn toàn có thể cải thiện hiệu suất thông qua việc kiểm tra kĩ càng Thuật Toán tin sinh học và tối ưu hoá chúng.
CẬP NHẬT NHỮNG TIẾN BỘ MỚI NHẤT TRÊN THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI.
www.facebook.com