[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Mình cảm ơn Bác chủ thớt chia sẻ kiến thức! Thực ra mình không muốn viết ra - vì chữa bệnh có nhiều phương pháp và mỗi một cơ thể cũng có thể đáp ứng khác nhau.
Nhà mình có người bị K phổi và dùng thuốc đích.
Mình không dám nói kết quả xa - nhưng đúng là thuốc đích đã mang lại sự sống cho người thân của mình, mọi người có thể cùng tham khảo khi không có biện pháp khác.
Cảm ơn Bác chủ thớt nhiều!!!
Cám ơn Cụ! Cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến vs tất cả chúng ta trong cuộc chiến này.
Cùng nhau- chúng ta sẽ chiến thắng❤🤝❤
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 195: THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ THUỐC ĐÍCH ALK THẾ HỆ 4.



Vào hôm 13/10/2023, tại một Hội Nghị Chuyên Đề được diễn ra ở Massachusetts Mỹ, Chuyên gia Jessica J. Lin đã cập nhật kết quả mới nhất của Nghiên cứu ALKOVE-1.


Nghiên cứu ALKOVE-1 đang diễn ra ở phase 1/2. Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả của Thuốc đích thế hệ 4 NVL-655 khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK.


Tổng số 93 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Bệnh nhân sau đó sẽ được phân thành các nhóm để sử dụng Thuốc đích thế hệ 4 NVL-655 với những liều dùng một lần hằng ngày tương ứng là 15mg, 25mg, 50mg, 100mg, 150mg và 200mg. Tại thời điểm cut-off dữ liệu, có 51 bệnh nhân đủ điều kiện để đánh giá. Toàn bộ 51 bệnh nhân này đều đã trải qua NHIỀU phác đồ điều trị trước đó. Kết quả cho thấy:



=>> Ở tất cả các liều được sử dụng trong nghiên cứu, Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 39%. Riêng đối với phân nhóm 41 bệnh nhân sử dụng liều từ 50mg trở lên cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 44%.

=>> Phân nhóm bệnh nhân di căn não cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 52%.

=>> Phân nhóm bệnh nhân có bất kỳ đột biến ALK kháng thuốc nào cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 54%. Đối với phân nhóm bệnh nhân có nhiều đột biến ALK kháng thuốc cùng xảy ra cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 56%. Phân nhóm bệnh nhân có đột biến kháng thuốc G1202R đơn độc hoặc nhiều đột biến cùng xảy ra cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 71%.


=>> Ở phân nhóm bệnh nhân đã trải qua NHIỀU phác đồ điều trị NHẤT- khi nhận ít nhất 3 loại thuốc đích ALK trở lên bao gồm ít nhất 1 loại Thuốc đích thế hệ 2 ( Alectinib, Brigatinib, hoặc Ceritinib) + Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib, và hoá trị cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 42%.


=>> Ở phân nhóm bệnh nhân đã trải qua điều trị ít nhất một loại Thuốc đích thế hệ 2 ( trước đó chưa HOẶC đã trải qua điều trị thuốc đích thế hệ 1) nhưng CHƯA điều trị Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 71%.


Cuối bài phát biểu, Chuyên gia Jessica J. Lin tóm lược lại 3 điều nổi bật về Thuốc đích thế hệ 4 NVL-655:

1.NVL-655 hiệu quả đối với những bệnh nhân đã trải qua NHIỀU phác đồ điều trị, tức là những bệnh nhân đang ở cảnh hết bài hoặc gần hết bài!!!

2
.NVL-655 dung nạp rất tốt. Đặc biệt, NVL-655 sở hữu khả năng lên não xuất sắc mà KO để lại tác dụng phụ nào đáng chú ý trên hệ thần kinh.

3.NVL-655 với liều từ 50mg trở lên hiện đang là tối ưu khi cho thấy hiệu quả trên một phổ rộng các đột biến kháng thuốc cũng như di căn não.


Cộng đồng chuyên gia đón nhận NVL-655 trong một sự phấn khích vô cùng lớn. Dữ liệu hiện cho thấy NVL-655 RẤT CÓ THỂ sẽ đóng vai kẻ thay đổi cuộc chơi trong một tương lai RẤT GẦN.

Tất cả bệnh nhân lẫn bác sĩ điều trị đều đang chờ đợi nó!






360_F_446459957_nIy330lOKvQ5N92WpIn5zPElIikTRB4g.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

thonghia

Xe tải
Biển số
OF-179410
Ngày cấp bằng
30/1/13
Số km
403
Động cơ
341,952 Mã lực
có hàng cụ à ! dĩ nhiên là hàng xách tay thôi , có thể mua trực tiếp từ bác sĩ hoặc từ những dược sĩ chuyên đánh hàng xách tay kiểu này !...thường thì là mua trực tiếp từ bác sĩ dù đắt hơn ( do độ tin cậy từ một ông dược sĩ giời ơi đất hỡi nào đó so vs bác sĩ là ko bằng mặc dù bác sĩ cũng lấy thuốc từ đó thôi )
Trước có hỏi cụ về thuốc đích, nay chú em lại bị chạy lên não, năm 2019 cụ nói nếu kháng thuốc thì dùng ceritinib , nhưng hôm qua bác sỹ nói dùng thuốc LORBREXEN 100 (Lorlatinib) , vậy cụ cho hỏi hai loại ceritinib và Lorlatinib có khác nhau nhiều không ạ (cậu em có Gen đột biết ALK)? Xin cảm ơn cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Trước có hỏi cụ về thuốc đích, nay chú em lại bị chạy lên não, năm 2019 cụ nói nếu kháng thuốc thì dùng ceritinib , nhưng hôm qua bác sỹ nói dùng thuốc LORBREXEN 100 (Lorlatinib) , vậy cụ cho hỏi hai loại ceritinib và Lorlatinib có khác nhau nhiều không ạ (cậu em có Gen đột biết ALK)? Xin cảm ơn cụ!
Cụ inox cho em nhé. Chúng ta sẽ bàn sâu về trường hợp nhà mình. Từ năm 2019 đến nay là 2023, thời gian 4 năm chiến lược thay đổi nhiều rồi cụ ạ!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 196: CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ HỘI NGHỊ ESMO 2023 ĐANG DIỄN RA TẠI TÂY BAN NHA


LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ, THUỐC ĐÍCH VÀ MIỄN DỊCH CÓ THỂ KẾT HỢP VỚI NHAU???



1
.Chủ đề Đích và Miễn dịch công nhau đã được mình bàn rất nhiều lần trên nhóm. Đích và miễn dịch có thể được ví như nước vs lửa- những tác dụng phụ khi 2 loại này gặp nhau là cực kỳ kinh khủng, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.o.n.g. Rất nhiều khuyến cáo đã được đưa ra đối với những bệnh nhân đã LỠ dùng miễn dịch và giờ chuyển sang dùng đích.


Cụ thể ở bài cũ, mình đã bàn về việc đối với những bệnh nhân sở hữu đột biến gen KRAS G12C mà trước đó đã dùng miễn dịch thì cần giãn ra tối thiểu là 30 ngày rồi mới tính tới việc dùng đích Sotorasib. Cũng trong bài cũ đó, mình có đề cập đến ý kiến của 1 Chuyên gia, khi ông ấy cho rằng đối với những bệnh nhân KO ĐỢI KỊP 30 ngày để chuyển sang dùng đích Sotorasib thì có thể dùng đích Adagrasib vì những dữ liệu cho đến thời điểm đó cho thấy Adagrasib có vẻ DỄ DUNG HOÀ với Miễn dịch hơn là Soto.


Ý kiến đó có vẻ ngày càng đúng!!!




2. Hội nghị Nội khoa ung thư Châu Âu ESMO 2023 năm nay diễn ra trong 5 ngày, kể từ ngày 20/10 cho đến ngày 24/10/2023 tại Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Tại ngày đầu tiên của Hội Nghị, Chuyên gia Marina Garassino đã trình bày kết quả phase2 của Nghiên cứu KRYSTAL-7.



Tổng số 148 bệnh nhân đã được tuyển vô Nghiên cứu. Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và AN TOÀN của phác đồ gộp đích Adagrasib + Thuốc miễn dịch Pembrolizumab khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn không thể cắt bỏ hoặc di căn dương tính đột biến gen KRAS G12C.



=>> Về mặt hiệu quả: Phác đồ gộp đích Adagrasib+ Thuốc miễn dịch Pembrolizumab cho kết quả đầy hứa hẹn trên những bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 >=50%. Cụ thể, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 63% và tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 84%. Đây là những con số rất hứa hẹn khi biết rằng tỷ lệ đáp ứng chỉ đạt 39% cho đến 45% nếu điều trị bằng Thuốc miễn dịch đơn độc.



=>> Về mặt an toàn:


+ Số bệnh nhân gặp tác dụng phụ dẫn đến việc phải ngừng sử dụng Đích Adagrasib chỉ là 6% và số bệnh nhân gặp tác dụng phụ dẫn đến phải ngừng sử dụng Thuốc miễn dịch Pembrolizumab chỉ là 11%. Ngoài ra, số bệnh nhân gặp tác dụng phụ dẫn đến việc phải ngừng sử dụng CẢ đích lẫn miễn dịch chỉ là 4%.


+ Điều lo lắng nhất khi kết hợp đích và miễn dịch trong điều trị đột biến gen KRAS G12C là ĐỘC TỐ TRÊN GAN. Tác dụng phụ độc tố trên gan đã xảy ra RẤT NGHIÊM TRỌNG khi điều trị bằng phác đồ gộp đích Sotorasib + Thuốc miễn dịch, dẫn đến việc Sotorasib và Thuốc miễn dịch đã KO còn được sử dụng kết hợp mà thay vào đó là sử dụng tuần tự với lưu ý thời gian giãn tối thiểu là 30 ngày nếu sử dụng đích sau miễn dịch.


Điều lo lắng này đã KHÔNG xảy ra đối với đích Adagrasib. Tuy cùng là đích điều trị đột biến gen KRAS G12C, NHƯNG Adagrasib sở hữu bản chất KHÁC với Sotorasib. Đích Adagrasib dùng cùng miễn dịch theo chiến lược gộp hay tuần tự đều cho thấy sự AN TOÀN. Số bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ trên gan chỉ xảy ra ở tỷ lệ dưới 10%- quan trọng nhất, tất cả những bệnh nhân này KO phải ngừng điều trị và đều được xử lý tác dụng phụ một cách ổn thoả.


Cuối bài phát biểu, Chuyên gia Garassino kết luận:” Kết quả đầy hứa hẹn này đã ủng hộ chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ở phase3 nhằm đánh giá việc kết hợp Đích Adagrasib + Thuốc miễn dịch Pembrolizumab so với Thuốc miễn dịch Pembrolizumab đơn độc khi điều trị cho những bệnh nhân dương tính đột biến gen KRAS G12C chưa trải qua điều trị. Dự kiến cuối năm nay việc tuyển bệnh nhân sẽ được tiến hành”.



QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Tính AN TOÀN là rất quan trọng. Nếu tiên lượng bệnh nhân sẽ nhận được lợi ích lâu dài từ thuốc miễn dịch, Tôi sẽ KO đánh cược lợi ích lâu dài đó để đổi lấy cuộc phiêu lưu gộp thêm đích với cái giá RẤT CÓ THỂ PHẢI TRẢ là nguy cơ độc tính dẫn đến chuyện ngừng cả thuốc miễn dịch.


NHƯNG nếu sự kết hợp này là AN TOÀN thì chiến lược gộp lại cực kỳ hấp dẫn. Tôi sẽ đợi xem kết quả của nghiên cứu ở phase3!!!








HD-wallpaper-madrid-at-twilight-city-twilight-streets-lights.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 197: ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN HIẾM TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ EGFR-THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2 CÓ THỜI GIAN KHÁNG THUỐC DÀI GẤP ĐÔI HOÁ TRỊ.



Vào hôm 20/10/2023, tại Hội Nghị ESMO 2023, Chuyên gia Miura S đã cập nhật kết quả phase3 của nghiên cứu ACHILLES.


Nghiên cứu ACHILLES được thiết kế để so sánh đối đầu giữa Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib với hoá trị bộ đôi Platinum khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không tế bào vảy CHƯA trải qua điều trị và sở hữu đột biến EGFR hiếm ( KHÔNG xét đột biến chèn gen EGFR EXON20 và đột biến T790M ngay từ đầu ). Nghiên cứu được diễn ra trong vòng 4 năm, kể từ tháng 2/2019 cho đến tháng 2/2023. Tổng số 109 bệnh nhân đủ điều kiện đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 73 bệnh nhân được điều trị bằng Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib liều 30mg hoặc 40mg dùng hằng ngày và 36 bệnh nhân được điều trị bằng Hoá trị Pemetrexed + Carboplatin ( hoặc Cisplatin) rồi sau đó duy trì bằng Pemetrexed mỗi 3 tuần một cho tới khi bệnh tiến triển.




1.Về mặt hiệu quả:


=>>
Trung vị của thời gian theo dõi là 12.5 tháng. Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển ở nhóm bệnh nhân sử dụng Afatinib dài gần GẤP ĐÔI so với trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển ở nhóm bệnh nhân Hoá trị, cụ thể là 10.6 tháng so với 5.7 tháng!


=>> Tỷ lệ đáp ứng khách quan của nhóm bệnh nhân sử dụng Afatinib và Hoá trị lần lượt là 61.4% và 47.1%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh của nhóm bệnh nhân sử dụng Afatinib và Hoá trị lần lượt là 82.9% và 82.4%. Ở nhóm sử dụng Afatinib có 2 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn và 41 bệnh nhân đáp ứng một phần. Ở nhóm sử dụng Hoá trị KO có bệnh nhân nào đáp ứng hoàn toàn và 16 bệnh nhân đáp ứng một phần.


2.Về mặt tác dụng phụ:


=>>
Ở nhóm sử dụng Afatinib, các tác dụng phụ phổ biến nhất là tiêu chảy ( 82.2%), nổi mẩn ( 58.9%), viêm quanh móng ( 58.9%) và viêm niêm mạc ( 58.9%). Ở nhóm sử dụng Hoá trị, các tác dụng phụ phổ biến nhất là chán ăn (42.9%), buồn nôn ( 34.3%), thiếu máu ( 25.7%) và giảm bạch cầu (25.7%).


=>> Tác dụng phụ cấp độ 3 trở lên xảy ra ở 43.8% bệnh nhân sử dụng Afatinib và 37.1% bệnh nhân sử dụng Hoá Trị. CÓ 1 bệnh nhân được ghi nhận t.ử v.o.ng do tác dụng phụ viêm phổi khi sử dụng Afatinib.


Cuối bài phát biểu, Chuyên gia Miura S kết luận:” Nghiên cứu ACHILLES xác nhận Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib là tiêu chuẩn chăm sóc bước đầu đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không tế bào vảy mang đột biến EGFR hiếm. Thời gian sống còn toàn bộ cũng như tỷ lệ đáp ứng chi tiết cho TỪNG LOẠI đột biến sẽ được cập nhật tiếp khi dữ liệu hoàn thiện”.


QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHUYÊN GIA:


=>>
Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib có hiệu quả đối với các đột biến hiếm NHƯNG nó có một điểm yếu rất nặng đó là độc tố!!! Việc xử lý tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải khi điều trị bằng Afatinib đôi khi là một thách thức. Trong cùng bối cảnh điều trị đột biến EGFR hiếm, Nghiên cứu UNICORN chỉ ra Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib cho thấy có hiệu quả cao mà tác dụng phụ lại ít hơn Afatinib rất nhiều!


=>> Nghiên cứu UNICORN là một nghiên cứu được thiết kế HỒI CỨU. Tôi KO phản đối quan điểm của bạn về việc Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib có hiệu quả cao đối với các đột biến EGFR hiếm. Tôi cũng KO phản đối việc Thuốc đích thế hệ 2 độc hơn rất nhiều so với Thuốc đích thế hệ 3. Tôi chỉ nhấn mạnh trong bối cảnh điều trị đột biến EGFR hiếm- Nghiên cứu ACHILLES cho Thuốc đích thế hệ 2 là thử nghiệm NGẪU NHIÊN ĐẦU TIÊN được thiết kế. Bởi vậy, mặc dù gặp trở ngại về vấn đề độc tính, dữ liệu từ Nghiên cứu ACHILLES vẫn là dữ liệu TỐT NHẤT mà chúng ta có cho đến nay!



BÀI HỌC RÚT RA:


=>>
Đối với bệnh nhân sở hữu đột biến gen EGFR hiếm, TUỲ vào bệnh cảnh cụ thể của từng bệnh nhân mà nên sử dụng Thuốc đích thế hệ 2 hay Thuốc đích thế hệ 3.





SFiEna.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 198: THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ THUỐC ĐÍCH EGFR THẾ HỆ 4.


Vào hôm 30/10/2023, Tập Đoàn dược phẩm Hàn Quốc Bridge Biotherapeutics đã ra thông cáo báo chí về việc bắt đầu Nghiên cứu Thuốc đích thế hệ 4 BBT-207 ở phase 1/2. Nghiên cứu được diễn ra tại Trung Tâm Y Tế Samsung nhằm đánh giá độ hiệu quả và an toàn của Thuốc đích thế hệ 4 BBT-207.


Nghiên cứu được phê duyệt bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA Mỹ và Bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm MFDS Hàn Quốc. Tổng số 92 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ người Hàn Quốc và Mỹ đã được tuyển vô nghiên cứu.


BBT-207 là một loại Thuốc đích thế hệ 4 được thiết kế để trị nhiều đột biến, trong đó có đột biến C797S, C797S là một trong những đột biến thường gặp nhất ở những bệnh nhân kháng thuốc thế hệ 3, ước tính có từ 7% đến 24% bệnh nhân kháng thuốc thế hệ 3 là do đột biến này.


Trước đó, vào tháng 9/2023, Tập đoàn Bridge Biotherapeutics tuyên bố đã DỪNG phát triển Thuốc đích thế hệ 4 BBT-176 nhằm dồn toàn bộ năng lực và tài chính vào Thuốc đích thế hệ 4 BBT-207!

=>> Mọi người chắc cũng ko xa lạ gì với cái tên BBT-176. Thuốc đích thế hệ 4 BBT-176 đã được mình nhắc đến cách đây 1,5 năm…Cuộc đua tìm ra Thuốc mới là vậy, RẤT NHIỀU những cái tên sẽ trở thành kỷ niệm- kiểu một dạng Chuyện điếu đóm bên lề!! Số 1 là tất cả, Số 2 chả là gì.

Tự dưng nhớ đến câu nói trong 1 bộ phim kinh điển:

-Thưa tất cả các nhân viên! Phần thưởng cho người về nhất trong các vị ở cuộc thi lần này sẽ là một chiếc xe oto trị giá 100.000 đô la.

-Người về nhì???... Một bộ dao nấu bếp!!!

-Người về thứ 3???...Đuổi việc!!!







610130-Usain-Bolt-Run-competition-group-of-people-track.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 199: CẬP NHẬT KHUYẾN CÁO MỚI: CẦN XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN CHO CẢ NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ.


Ung thư phổi tế bào nhỏ cực kỳ hung hãn,di căn CỰC NHANH. Ko kịp trở tay- là điều mà giới chuyên gia hay nói khi đề cập đến ung thư phổi tế bào nhỏ. Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn là RẤT XẤU. Trụ cột chính trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn chỉ là hoá trị và miễn dịch. Từ trước đến nay, bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ được mặc định là KO có đột biến gen và KO được chỉ định dùng thuốc đích. Dù vậy, nhận định này đã bị thay đổi!!!


Chúng ta sẽ cùng xem xét báo cáo vào đầu tháng 11/2023 của Chuyên gia Antonio Calles tại một Hội Nghị Chuyên Đề được tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha.


CA LÂM SÀNG :


Một phụ nữ 52 tuổi chưa bao giờ hút thuốc nhập Viện cấp cứu vì co giật. Bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành chụp MRI não. Kết quả cho thấy trên não bệnh nhân có tới hơn 20 khối u di căn, kèm thêm có ít nhất 5 vị trí đang trong tình trạng xuất huyết và phù nề mạnh. Chụp CT lồng ngực cho thấy thuỳ dưới phổi phải có khối u kích thước 6.8cm cùng nhiều hạch trung thất, hạch rốn phổi có kích thước lên tới 5cm.


Thực hiện Sinh thiết qua nội soi phế quản xác nhận bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Kết quả Hoá mô miễn dịch cho ra dương tính Cytokeratin 7, TTF-1, Chromogranin, Synaptophysin, CD56 và Âm tính với CD45, Napsin A, P40. Riêng Chỉ số Ki-67 lên tới 90% và Bộc lộ miễn dịch PDL1 âm tính.


ĐIỀU TRỊ:


Bệnh nhân được chỉ định xạ toàn não nhằm kiểm soát cơn bùng nổ của ung thư đang diễn ra trên não, bên cạnh việc dùng Dexamethasone và Levetiracetam để giảm phù não cũng như co giật. Các phác đồ điều trị toàn thân được chỉ định cho bệnh nhân ở bước 1 là Thuốc Miễn dịch+ Hoá trị ( Atezolizumab + Carboplatin + Etoposide ) rồi bước 2 là Topotecan và bước 3 là Paclitaxel+ Gemcitabine đều không đạt được bất kỳ hiệu quả nào trong việc kìm hãm sự tiến triển của bệnh. Ung thư phổi tế bào nhỏ tiếp tục di căn lan rộng ra các vị trí hạch thượng đòn, nách, gan, da, xương…


Chỉ trong 6 tháng kể từ khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân trải qua 3 phác đồ điều trị và đều ko đáp ứng. Bệnh nhân được ngừng điều trị và chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ cuối đời. Tình trạng bệnh nhân lúc này RẤT TỆ, liệt nửa người, phải trợ thở bằng oxy và dùng giảm đau liều cao do các cơn đau ngày một tăng.


Nhận thấy bệnh nhân đang trong trạng thái cận t.ử. Các bs quyết định tìm cơ hội cuối bằng cách xét nghiệm đột biến gen trên mẫu mô của bệnh nhân. Kết quả trả về bệnh nhân dương tính với đột biến gen RET.


NGAY LẬP TỨC, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc đích Selpercatinib liều 160mg uống 2 lần hằng ngày. CHỈ TRONG 24 giờ sau liều uống đích đầu tiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện NGOẠN MỤC. Trong 5 ngày kể từ ngày bắt đầu dùng thuốc đích, các hạch di căn ngoài da có thể nhìn thấy bằng mắt thường đã thu nhỏ kích thước một cách RÕ RỆT. Sau 2 tháng dùng đích, kết quả chụp CT toàn thân và MRI não xác nhận sự co ngót ngoạn mục của khối u ở TẤT CẢ các vị trí trên cơ thể. Đặc biệt, tình trạng phù não của bệnh nhân được giải quyết hoàn toàn.


Bệnh nhân được xuất Viện, trở lại cuộc sống bình thường và ko gặp bất kỳ trở ngại nào trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Sau 8 tháng điều trị, Thuốc đích Selpercatinib được bệnh nhân dung nạp rất tốt, bệnh nhân KO gặp phải độc tố nào đáng chú ý. Việc điều trị được diễn ra liên tục mà ko bị ngắt quãng hay phải giảm liều.


=>> Nhóm nghiên cứu kết luận:” NÊN xét nghiệm đột biến gen đối với TẤT CẢ những bệnh nhân ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc hoặc hút thuốc ít hơn 100 điếu trong toàn bộ cuộc đời, BẤT KỂ tình trạng mô học của bệnh nhân là gì- KỂ CẢ đó là ung thư phổi tế bào nhỏ”.


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Thật tuyệt vời, xin chúc mừng nhóm Chuyên gia Antonio Calles và gia đình bệnh nhân. Dù vậy, câu hỏi cần đặt ra là CÓ NÊN xét nghiệm đột biến gen một cách rộng rãi trong ung thư phổi tế bào nhỏ không?


=>> Dù đây là một kết quả tuyệt vời, nhưng Tôi vẫn nghĩ rằng KO nên xét nghiệm đột biến gen một cách rộng rãi trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Tôi đồng ý với khuyến cáo của nhóm Chuyên gia Antonio Calles -Với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, chúng ta chỉ nên xét nghiệm đột biến gen nếu bệnh nhân đó CHƯA bao giờ hút thuốc hoặc hút ít hơn 100 điếu trong toàn bộ cuộc đời. Ca lâm sàng này là điển hình cho sự tồn tại của những KHE HẸP- những viên ngọc quý tồn tại trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Những viên ngọc sẽ vẫn tồn tại ở đó- mặc cho chúng ta có nhận ra hay không nhận ra!


BÀI HỌC RÚT RA:


1
.Nếu bạn là một bệnh nhân ung thư phổi KO tế bào nhỏ. Việc xét nghiệm đột biến gen cho bạn là hiển nhiên cần thiết.


2.Nếu bạn là một bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ NHƯNG chưa bao giờ hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc nhưng ít hơn 100 điếu trong toàn bộ cuộc đời. Vậy bạn hãy bàn vs bs điều trị về việc Xét nghiệm đột biến gen. Cơ hội có đột biến gen cho bạn là rất thấp nhưng ko phải là ko có.

Trong quá trình tìm đường sinh=>> Hãy chớp lấy mọi cơ hội!!!


( Trong ảnh là lưng bệnh nhân TRƯỚC khi dùng Thuốc đích Selpercatinib với các khối u di căn chi chít có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và SAU khi dùng Thuốc đích Selpercatinib được 2 tháng-lưng đã trở về trạng thái bình thường-các khối u di căn đã hoàn toàn tan biến! )






z4852340934523_82aa0fd5f76b5bce9c9f716b081e8592.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 200: BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN Ở GIAI ĐOẠN CÓ THỂ MỔ VÀ MANG ĐỘT BIẾN EGFR HIẾM SẼ ĐI KÈM TIÊN LƯỢNG XẤU.



Vào hôm 17/10/2023, Chuyên gia Kazuki Hayasaka cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc những bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến ở giai đoạn có thể phẫu thuật cắt bỏ- nếu sở hữu đột biến EGFR hiếm sẽ đi kèm tiên lượng xấu.


Nghiên cứu được diễn ra trong 7 năm, kể từ tháng 1/2005 cho đến tháng 12/2012. Tổng số 1047 bệnh nhân từ 4 Trung Tâm Y Tế Nhật Bản đã được đưa vào nghiên cứu. Có 466 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích.


Trong 466 bệnh nhân này, có 415 bệnh nhân ( chiếm 89.1%) sở hữu đột biến EGFR phổ biến và 51 bệnh nhân ( chiếm 10.9%) sở hữu đột biến EGFR hiếm. Tỷ lệ sống còn toàn bộ tại mốc 5 năm ở nhóm EGFR phổ biến và nhóm EGFR hiếm lần lượt là 86.8% và 77%. Tỷ lệ sống thêm không tái phát tại mốc 5 năm ở nhóm EGFR phổ biến và nhóm EGFR hiếm lần lượt là 74.8% và 59%. Nhóm EGFR hiếm có thời gian sống còn toàn bộ và thời gian sống thêm không tái phát ngắn hơn so với nhóm EGFR phổ biến. Phân tích đa biến của sống còn toàn bộ cho thấy đột biến EGFR hiếm là một yếu tố tiên lượng độc lập ( HR 1.72, 95% CI 1.01-2.93). Theo phân tích gen, các khối u dương tính đột biến EGFR hiếm có gánh nặng đột biến khối u và tần suất đột biến TP53 cao hơn đáng kể. Ngoài ra, Phân tích ở môi trường vi mô cũng cho thấy khối u dương tính đột biến EGFR hiếm có đáp ứng với liệu pháp miễn dịch.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến ở giai đoạn có thể phẫu thuật mà dương tính với đột biến EGFR hiếm sẽ đi kèm tiên lượng xấu. Các khối u dương tính đột biến gen EGFR hiếm có đặc điểm đặc biệt khi cho đáp ứng với liệu pháp miễn dịch ở môi trường vi mô. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp nền tảng cho việc cá nhân hoá điều trị tới từng người bệnh cũng như tới từng loại đột biến gen EGFR khác nhau. Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu sâu thêm về vai trò của liệu pháp miễn dịch đối với những bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyển ở giai đoạn có thể mổ và mang đột biến EGFR hiếm”.







research-5297028_1920.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 201: THÁNG 11-THÁNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ UNG THƯ PHỔI.



Với mong muốn người dân trên toàn thế giới có thêm hiểu biết đúng đắn về ung thư phổi. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã chọn tháng 11 hằng năm là tháng nâng cao nhận thức về ung thư phổi.


1.Vào năm 2023, có 240000 người Mỹ đã bị chẩn đoán mắc ung thư phổi, với hơn 127000 người đã t.ử v.ong. Số người mắc Ung thư phổi chiếm khoảng 12% trong số tất cả các loại ung thư nhưng ung thư phổi lại được mệnh danh là kẻ g.i.ết người hàng đầu khi có tới 21% số ca t.ử von.g trong các loại ung thư là do ung thư phổi. Dù vậy, số tiền nghiên cứu về ung thư phổi chỉ chiếm 7% trong tổng toàn bộ số tiền nghiên cứu ung thư.



2.Bất cứ ai cũng đều có khả năng mắc ung thư phổi. Sẽ có 1 trong 16 người Mỹ bị chẩn đoán mắc ung thư phổi trong toàn bộ cuộc đời. Đặc biệt, có tới 65% các ca mới mắc ung thư phổi là ở những người CHƯA bao giờ hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc nhưng hiện đã bỏ thuốc.



3.Ung thư phổi chỉ xảy ra ở những người đàn ông lớn tuổi và hút thuốc trong nhiều thập kỷ là QUAN NIỆM SAI. Theo Chuyên gia Narjust Florez, mỗi ngày ở Mỹ sẽ có hàng trăm phụ nữ t.ử vo.ng vì ung thư phổi. Đặc biệt, theo báo cáo mới nhất từ Hiệp Hội ung thư Mỹ, các cá nhân trong độ tuổi từ 35 đến 54 lại đang cho thấy tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nữ giới là CAO HƠN so với nam giới. Sự chênh lệch này là nhỏ nếu tính theo mỗi 100000 ca mắc, nhưng là đủ khác biệt để cần nghiên cứu sâu hơn.




4. Theo khuyến cáo mới nhất từ Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, nếu bạn là người đã từng hút 20 bao thuốc lá mỗi năm, thì KỂ CẢ bạn đã bỏ được thuốc lá 20 năm trước, bạn vẫn thuộc nhóm đối tượng cần đi khám tầm soát ung thư phổi hằng năm bằng CT liều thấp.


HÃY NGỪNG HÚT THUỐC LÁ VÀ CÓ MỘT LỐI SỐNG LÀNH MẠNH KỂ TỪ NGÀY HÔM NAY.







z4872943834762_7783a760a6cf1794444d79c3fbf067e1.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 202: THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN ALK.




1
.Cách đây 7 tháng mình đã từng bàn về việc bệnh nhân ung thư có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn người bình thường. Cục máu đông rất nguy hiểm, nếu ko được phát hiện và xử lý triệt để, cục máu đông có thể gây ra thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…và dẫn đến t.ử vong. Hôm nay chúng ta cùng nhau trở lại chủ đề này, với một lời nhắc nhở dành riêng cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK.



2. Vào tháng 6/2023, Chuyên gia Oded Icht cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu DƯƠNG TÍNH ALK CÓ LIÊN QUAN với việc mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.



Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu lấy từ Tổ Chức Y Tế CHS của Israel. Tổng số 4762 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ trong 7 năm, kể từ năm 2012 cho đến năm 2019 đã được đưa vào nghiên cứu. Trong 4762 bệnh nhân này có 155 bệnh nhân ( chiếm 3.2%) dương tính ALK. Việc bệnh nhân mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ( tại bất kỳ vị trí nào) hoặc Thuyên tắc động mạch ( đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim ) trong 6 tháng TRƯỚC thời điểm chẩn đoán ung thư phổi hoặc SAU 5 năm kể từ khi chẩn đoán ung thư phổi đều được tính là kết quả đầu ra của nghiên cứu.


Kết quả cho thấy:

=>> Tỷ lệ bệnh nhân dương tính ALK mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là 29%, trong khi những bệnh nhân âm tính ALK có tỷ lệ mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là 13%. Cụ thể, Tỷ lệ bệnh nhân dương tính ALK mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại mốc chẩn đoán ung thư phổi ( tính cả trước 6 tháng thời điểm phát hiện ra bệnh) là 5%, còn tại các mốc sau 6 tháng, sau 12 tháng, sau 24 tháng và sau 5 năm thời điểm chẩn đoán ung thư phổi là 17.7%, 22.6%, 27.5% và 32.8%.


=>> Tỷ lệ bệnh nhân dương tính ALK mắc Thuyên tắc động mạch là 7.7%, trong khi những bệnh nhân âm tính ALK có tỷ lệ mắc Thuyên tắc động mạch là 6.5%. Cụ thể, Tỷ lệ bệnh nhân dương tính ALK mắc Thuyên tắc động mạch tại mốc chẩn đoán ung thư phổi ( tính cả 6 tháng trước thời điểm phát hiện ra bệnh ) là 1.8%, còn tại các mốc sau 6 tháng, sau 12 tháng, sau 24 tháng và sau 5 năm thời điểm chẩn đoán ung thư phổi là 3.93%, 5.62%, 7.5% và 9.52%.


Nhóm nghiên cứu kết luận :” Nghiên cứu dựa trên quy mô lớn này cho thấy rằng, những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK có nguy cơ mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch CAO HƠN so với những bệnh nhân âm tính ALK. Ngoài ra, dương tính ALK KO liên quan đến việc mắc Thuyên tắc động mạch”.



QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK mắc Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch lên tới 18% trong 12 tháng kể từ thời điểm chẩn đoán. Con số 18% liệu có là một lời nhắc nhở cho chúng ta nên ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho những bệnh nhân dương tính ALK không?


=>> Mặc dù được thực hiện trên quy mô lớn nhưng nghiên cứu của nhóm Chuyên gia Oded Icht là thiết kế hồi cứu. Để trở thành khuyến cáo chính thức, nó cần làm được nhiều hơn thế. Dù vậy, tôi ỦNG HỘ THEO DÕI CHẶT CHẼ Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên nhóm bệnh nhân dương tính ALK.


BÀI HỌC RÚT RA:


Nếu bạn là một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK=>> Ngoài việc thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị, bạn CẦN tự nghe ngóng và theo dõi sự thay đổi của cơ thể xem có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, huyết áp thấp, phù chân ( thường phù một bên chân ), đỏ và đau dọc theo đường đi của tĩnh mạch, thay đổi màu sắc da của một vùng chi…

Nếu các triệu chứng đó xuất hiện, bạn cần liên hệ với người có chuyên môn để LOẠI NHIỄU hoặc LÊN LỊCH TÁI KHÁM SỚM!







istockphoto-1208289666-612x612.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 203: THÊM MỘT THUỐC ĐÍCH MỚI ĐƯỢC PHÊ DUYỆT CHO ĐỘT BIẾN GEN ROS1.


Vào hôm 15/11, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt Thuốc đích Repotrectinib cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ dương tính với đột biến gen ROS1.


Việc phê duyệt này dựa trên kết quả của Nghiên cứu TRIDENT-1. Nghiên cứu TRIDENT-1 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc đích Repotrectinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen ROS1 trước đó CHƯA trải qua điều trị thuốc đích và ĐÃ trải qua điều trị thuốc đích.

Kết quả cho thấy:


=>> Phân nhóm 71 bệnh nhân trước đó CHƯA trải qua điều trị thuốc đích khi dùng Repotrectinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 79% và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 34.1 tháng.

=>> Phân nhóm 56 bệnh nhân trước đó ĐÃ trải qua điều trị thuốc đích nhưng CHƯA hoá trị khi dùng Repotrectinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 38% và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 14.8 tháng.

=>> Thuốc đích Repotrectinib cũng cho thấy hiệu quả CAO đối với di căn não khi đáp ứng nội sọ được quan sát thấy ở 7 trong số 8 bệnh nhân di căn não trước đó CHƯA dùng thuốc đích và ở 5 trong số 12 bệnh nhân trước đó ĐÃ dùng thuốc đích.


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Thật tuyệt vời! Xin chào mừng Repotrectinib đến với gia đình đột biến gen ROS1. Trước khi Repotrectinib được FDA phê duyệt thì tôi đã có một thời gian dài làm việc cùng nó trong các thử nghiệm. Nhân đây xin kể một kỷ niệm đẹp. Tôi có một bệnh nhân TRƯỚC ĐÓ đã trải qua điều trị 4 LOẠI THUỐC ĐÍCH và rồi cho đáp ứng cực tốt với Repotrectinib, thời gian ổn định khi dùng Repotrectinib tính đến nay là GẦN 2 NĂM!!!


=>> Trong cộng đồng ROS1, Thuốc đích Repotrectinib là THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2 DUY NHẤT được phê duyệt cho đến nay. Việc có mặt của Repotrectinib là rất giá trị khi nhu cầu giải quyết bài toán kháng thuốc là vô cùng to lớn mà chưa được đáp ứng.


=>> Thật vui với kết quả này! Tuy nhiên, tôi có thắc mắc một chút về vai trò thực sự của Repotrectinib. Thuốc đích Repotrectinib sẽ là tiêu chuẩn chăm sóc BƯỚC ĐẦU khi sở hữu con số ấn tượng với tỷ lệ đáp ứng khách quan lên tới 79% và trung vị thời gian duy trì đáp ứng đạt 34 tháng hay sẽ là phương án ĐỂ DÀNH CHO BƯỚC 2 với con số ÍT ẤN TƯỢNG lần lượt là 38% và 15 tháng???


=>> Một câu hỏi tuyệt vời và có lẽ chúng ta cần một cuộc tranh luận. Thật thú vị khi được đào sâu vào khía cạnh Repotrectinib sở hữu dữ liệu TỐT NHẤT ở điều trị bước đầu nhưng đồng thời lại tỏ ra có hiệu quả với đột biến kháng thuốc G2032R!!!


Xin chúc mừng cộng đồng bệnh nhân ROS1! Thuốc đích Repotrectinib sẽ có mặt trên thị trường Mỹ vào giữa tháng 12/2023!






briston_new_sign-768x432.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 204: MỘT LOẠI THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2 EGFR CÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI DI CĂN NÃO.


Trong đột biến gen EGFR, Bệnh nhân Việt Nam thường chỉ quen thuộc với Thuốc đích thế hệ 1 Gefitinib và Erlotinib, Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib và Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib. Trong các loại thuốc đích ở 3 thế hệ quen thuộc này, thế hệ 1 và thế hệ 2 được biết đến với khả năng lên não KÉM. Thế giới di căn não dường như là sân chơi RIÊNG dành cho Thuốc đích thế hệ 3. Dù vậy, theo dữ liệu cập nhật mới nhất vào cuối tháng 11/2023 thì một loại Thuốc đích thuộc thế hệ 2 cũng cho thấy hiệu quả xuất sắc đối với di căn não!!!



Vào hôm 27/11/2023 Chuyên gia H.A. Jung cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu cho thấy hiệu quả xuất sắc của Thuốc đích thế hệ 2 Dacomitinib đối với di căn não trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang đột biến gen EGFR. Nghiên cứu được thiết kế ở phase2. Tổng số 30 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính EGFR sẽ được điều trị bước đầu bởi Thuốc đích thế hệ 2 Dacomitinib. Tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu mang đột biến gen EXON19 và L858R lần lượt là 46.7% và 53.3%. TẤT CẢ bệnh nhân trong nghiên cứu đều di căn não và KHÔNG XẠ TRỊ. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá tỷ lệ đáp ứng khách quan nội sọ của Thuốc đích Dacomitinib khi điều trị di căn não.



Kết quả cho thấy:


=>> Về mặt hiệu quả: Dacomitinib có hiệu quả XUẤT SẮC đối với di căn não, khi Tỷ lệ đáp ứng khách quan nội sọ đạt 96.7% ( 29 trong số 30 bệnh nhân trong nghiên cứu có đáp ứng) và tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn nội sọ đạt 63.3%. Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ chưa hoàn thiện nhưng tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ ở mốc 12 tháng và 18 tháng lần lượt là 78.6% và 70.4%. Ngoài ra, về mặt hiệu quả cả nội sọ lẫn ngoại sọ, Dacomitinib cũng cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 96.7% với trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 17.5 tháng.


=>> Về mặt tác dụng phụ: Có 16.7% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ cấp độ 3 trở lên và CÓ TỚI 83.3% bệnh nhân phải giảm liều để kiểm soát tác dụng phụ. Dù vậy, KHÔNG có trường hợp nào phải ngừng điều trị Dacomitinib vĩnh viễn vì tác dụng phụ.


Nhóm nghiên cứu kết luận :” Thuốc đích thế hệ 2 Dacomitinib cho thấy hiệu quả XUẤT SẮC đối với di căn não trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR”.


----------------


Thuốc đích thế hệ 2 Dacomitinib được FDA phê duyệt chính thức dùng làm điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EXON19, L858R từ tận hồi 2018! Việc phê duyệt này dựa trên thành công của nghiên cứu ARCHER 1050. Nghiên cứu ARCHER 1050 được thiết kế để so sánh đối đầu giữa Dacomitinib với Thuốc đích thế hệ 1 Gefitinib. Kết quả cho thấy, Dacomitinib sở hữu thời gian thời gian sống không bệnh tiến triển vượt trội so với Gefitinib ( 14.7 tháng so với 9.2 tháng).

Dù sở hữu những con số sống còn ấn tượng hơn Thuốc thế hệ 1, nhưng Dacomitinib lại KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN trong thế giới thực!!! Lý do giải thích cho việc này là bởi ngoài hiệu quả thì Dacomitinib còn độc nữa- nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân!!! Độc dường như là đặc tính cố hữu của Thuốc đích thế hệ 2.


=>> Cân nhắc giữa độc tố và hiệu quả luôn là bài toán không đơn giản!!!







Vizimpro.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 205: CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ HỘI NGHỊ ESMO ASIA 2023 ĐANG DIỄN RA TẠI SINGAPORE.
THUỐC ĐÍCH MOBOCERTINIB CÓ HIỆU QUẢ TƯƠNG ĐƯƠNG HOÁ TRỊ Ở ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU.



1
.Ở bài 219 chúng ta đã từng bàn về việc Thuốc đích Mobocertinib đã không thể đánh bại được Hoá trị trong điều trị bước đầu. Thất bại này chính là nguyên nhân khiến Tập Đoàn Takeda tự nguyện thu hồi Mobocertinib trên phạm vi toàn cầu-việc thu hồi này cũng đã được mình nhắc đến trong bài 248.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu vào xem chi tiết thất bại của Thuốc đích Mobocertinib trước Hoá trị ở điều trị bước đầu cụ thể ra sao???


2. Hội nghị ESMO ASIA 2023 năm nay được diễn ra trong 3 ngày, kể từ ngày 1/12 cho đến ngày 3/12. Vào ngày thứ 2 của Hội Nghị, Chuyên gia Pasi A. Janne đã trình bày toàn bộ dữ liệu của Nghiên cứu EXCLAIM-2. Nghiên cứu EXCLAIM-2 được thiết kế để so sánh đối đầu giữa Thuốc đích Mobocertinib với Hoá trị ở điều trị bước đầu trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến chèn gen EXON20.

Kết quả cho thấy:


=>> Thuốc đích Mobocertinib cho thời gian sống không bệnh tiến triển TƯƠNG TỰ Hoá trị khi cùng đạt 9.6 tháng.


=>> Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở phân nhóm bệnh nhân sử dụng Mobocertinib và Hoá trị lần lượt là 32% và 30%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh của Mobocertinib và Hoá trị lần lượt là 87% và 80%. Trung vị thời gian duy trì đáp ứng của 2 nhánh lần lượt là 12 tháng và 8 tháng.


=>> Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ từ cấp độ 3 trở lên ở nhánh Mobocertinib là 62%, còn ở nhánh Hoá trị là 53%. Tỷ lệ phải ngừng thuốc do tác dụng phụ ở 2 nhánh lần lượt là 10% và 14%. Tỷ lệ ngừng thuốc do t.ử vo.ng ở 2 nhánh lần lượt là 3% và 1%.


Đây là một Nghiên cứu thất bại, khi dữ liệu chỉ ra Thuốc đích Mobocertinib KO TỐT HƠN Hoá trị trong điều trị bước đầu. Y học là vậy, thất bại ko chỉ là kém hơn, mà ko tốt hơn cũng được coi là thất bại. Trong con đường tiến bộ, không có chỗ cho những thứ đi ngang. Mọi thứ phải theo đường xoắn ốc, đi lên!



QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Với thất bại này của Mobocertinib thì tiêu chuẩn trong điều trị bước đầu đối với bệnh nhân dương tính đột biến chèn gen EXON20 sẽ là Phác đồ Amivantamab + Hoá trị. Dù vậy, Tôi đặt niềm tin nhiều hơn vào những loại Thuốc đích rất hứa hẹn đang được phát triển. Thuốc đích với khả năng lên não tốt sẽ khắc phục được điểm yếu khi điều trị di căn não của Amivantamab+ Hoá trị. Thất bại của Mobocertinib đã để lại một khoảng trống không nhỏ- Thuốc đích nào sẽ đủ khả năng để lấp đầy khoảng trống đó?


Hiện có 3 nghiên cứu đang diễn ra nhằm thay thế Hoá trị trong điều trị bước đầu:

+ Nghiên cứu REZILIENT3: Đối đầu giữa Zipalertinib + Hoá trị với Hoá trị.
+ Nghiên cứu FURVENT/FURMO-004: Đối đầu giữa Furmonertinib với Hoá trị.
+ Nghiên cứu NCT05668988: Đối đầu giữa Sunvozertinib với Hoá trị.

Chúng ta cùng chờ xem!







esmo-asia-congress-2022-venue_full_front.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 206: DỮ LIỆU TIẾP TỤC ỦNG HỘ PHÁC ĐỒ GỘP HOÁ TRỊ + ĐÍCH THẾ HỆ 3 OSIMERTINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU ĐỐI VỚI UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN EGFR.




1
.Cách đây 3 tháng, trong bài 240, Chúng ta đã từng bàn về những ưu nhược điểm của phác đồ gộp Hoá trị+ Đích Osimertinib trong bối cảnh điều trị bước đầu dành cho ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính EGFR.


=>> Ưu điểm: Việc gộp thêm Hoá trị vào Đích đã giúp kéo dài thời gian kháng thuốc HƠN 10 tháng so với việc chỉ dùng một mình Đích ( Giả sử dùng một mình Đích Osimertinib thì thời gian kháng thuốc sẽ là X tháng, còn khi dùng Hoá trị + Đích Osimertinib thì thời gian kháng sẽ là X+10 tháng ).


=>> Nhược điểm: Phác đồ gộp Hoá trị+ Đích là một phác đồ ĐỘC! Nó gây ra tác dụng phụ KHỔNG LỒ. Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng thuốc do tác dụng phụ của phác đồ Hoá trị+ Đích CAO GẤP 8 lần so với phác đồ Đích đơn độc.


Chính bởi những ưu nhược điểm này mà đã gây ra một sự NÂNG LÊN ĐẶT XUỐNG rất nhiều khi phải đưa ra lựa chọn phác đồ phù hợp tới TỪNG bệnh nhân.



2. Theo dữ liệu mới nhất, Cán cân ủng hộ lại tiếp tục nghiêng về phác đồ gộp Hoá trị+ Đích.


Vào hôm 2/12/2023, Chuyên gia Pasi A. Janne cùng các đồng nghiệp đã cập nhật dữ liệu của Nghiên cứu FLAURA2. Kết quả cho thấy, Phác đồ gộp Hoá trị+ Đích cho tỷ lệ đáp ứng khách quan nội so tương đương với Phác đồ Đích đơn độc ( 88% so với 87%), NHƯNG tỷ lệ bệnh nhân ĐÁP ỨNG HOÀN TOÀN di căn não ở Phác đồ gộp Hoá trị+ Đích lại CAO GẤP 3 LẦN so với Phác đồ Đích đơn độc!!! Cụ thể, số bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn khi điều trị di căn não ở nhánh Hoá trị+ Đích là 48% so với chỉ 16% ở nhánh dùng Đích đơn độc.



Lợi thế về hiệu quả thì đã quá rõ, nhưng cái giá phải trả là tác dụng phụ thì nên cân nhắc thế nào đây???


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Cách đây 2 hôm cũng có 1 bệnh nhân hỏi tôi là tại sao tôi KO kê cho Cô ấy phác đồ gộp Hoá trị+ Đích như Nghiên cứu FLAURA2. Tôi đã giải thích cho cô ấy về quan điểm của tôi, về những tác dụng phụ mà Cô ấy phải đối mặt, về dữ liệu sống còn toàn bộ của Nghiên cứu hiện chưa có…NHƯNG hôm nay, với dữ liệu mới vừa được cập nhật cho thấy hiệu quả rõ rệt khi điều trị di căn não của phác đồ gộp, việc đưa ra quyết định điều trị sẽ CÀNG KHÓ KHĂN HƠN.



=>> Tôi đã gặp phải nhiều tình huống tương tự, có bệnh nhân còn bảo tôi:” Họ sợ khối u hơn là sợ Hóa trị!!!
Do đó, quan điểm của bệnh nhân rõ ràng là thứ ko thể thiếu trước khi quyết định điều trị được đưa ra!






3009438_3010671_3726.jpg
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,546
Động cơ
418,275 Mã lực
Cảm ơn cụ xemay12345678 đã có những thông tin bổ ích.
Điều quan trọng là thế giới nghiên cứu được thuốc nhưng làm sao có giá hợp lý với thu nhập đa số người dân Việt Nam mình nữa
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 207: ÂM TÍNH GIẢ DO HẠN CHẾ CỦA KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM GEN.



1
.Cách đây 1 năm, Chúng ta đã từng bàn đến một ca bệnh âm tính với đột biến gen ALK khi dùng kỹ thuật NGS-DNA, nhưng khi dùng kỹ thuật NGS-RNA thì kết quả cho ra bệnh nhân dương tính với ALK!!!

Hôm nay chúng ta cùng trở lại chủ đề này, nhưng là với đột biến gen METex14.


2. Vào tháng 4/2019, Chuyên gia Kurtis D. Davies cùng các đồng nghiệp đã công bố Nghiên cứu so sánh giữa 2 kỹ thuật xét nghiệm gen NGS-DNA và NGS-RNA khi dùng làm xét nghiệm đột biến gen METex14.


Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại Học Colorado, Mỹ. Toàn bộ mẫu được dùng trong nghiên cứu đều là mẫu mô!

=>> Trong thời gian 5 năm, kể từ tháng 12/2013 cho đến tháng 4/2018, Tổng số 856 mẫu mô ung thư phổi không tế bào nhỏ được xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS-DNA. Kết quả cho ra 11 mẫu mô dương tính với đột biến gen METex14. Tỷ lệ phát hiện đạt 1.3%!

=>> Trong thời gian 2 năm, kể từ tháng 11/2016 cho đến tháng 8/2018, Tổng số 404 mẫu mô ung thư phổi không tế bào nhỏ được xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS-RNA. Kết quả cho ra 17 mẫu mô dương tính với METex14. Tỷ lệ phát hiện đạt 4.2%!


=>> Trong 286 mẫu mô được xét nghiệm đồng thời bằng CẢ kỹ thuật NGS-DNA và NGS-RNA, kết quả cho ra: Kỹ thuật NGS-RNA phát hiện được 10 mẫu mô dương tính với METex14. Tuy vậy, 6 trong 10 mẫu mô này khi xét nghiệm bằng kỹ thuật NGS-DNA cho ra ÂM TÍNH METex14!!!


Nhóm Nghiên cứu kết luận:” Tỷ lệ phát hiện đột biến gen METex14 khi dùng kỹ thuật NGS-RNA là CAO HƠN so với kỹ thuật NGS-DNA. Kỹ thuật NGS-RNA đã khắc phục được những hạn chế của kỹ thuật NGS-DNA khi xét nghiệm đột biến gen METex14. Bác sĩ lâm sàng cần nhận thức được những hạn chế của mỗi kỹ thuật xét nghiệm, từ đó đưa ra chiến lược tối ưu nhất đến từng bệnh nhân”.


----------

Con đường đi tìm sự sống nó muôn hình vạn trạng, nó rẽ đủ các nhánh. Nếu ko tỉnh và ko có kiến thức đủ, con đường sống sẽ bị CẮT NGẮN đi rất nhiều. Trong khi nếu ĐI ĐÚNG, bạn vẫn có thể sống thêm hàng chục hàng chục năm!!!










next-generation-sequencing-ngs.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 208: NHÀ VÔ ĐỊCH CHƯA THỂ BỊ ĐÁNH BẠI.



Vào hôm 7/12/2023, Tập Đoàn dược phẩm Merck đã ra thông cáo báo chí về kết quả phase2 của Nghiên cứu KEYVIBE-002.


Nghiên cứu KEYVIBE-002 được thiết kế để đánh giá hiệu quả và an toàn của phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Pembrolizumab + Thuốc kháng thế kháng TIGIT Vibostolimab khi dùng làm điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn trước đó ĐÃ trải qua điều trị.


Kết quả cho thấy Phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Pembrolizumab + Thuốc kháng thế kháng TIGIT Vibostolimab KHÔNG TỐT HƠN Thuốc hoá trị Docetaxel ( Thuốc Docetaxel hiện là tiêu chuẩn trong điều trị bước 2 ). Cụ thể:


=>> Phác đồ gộp 3 thuốc: Pembrolizumab + Vibostolimab+ Docetaxel khi đối đấu với Docetaxel cho kết quả sống còn KHÔNG KHÁC BIỆT VỀ MẶT THỐNG KÊ khi trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển lần lượt là 5.6 tháng so với 3.2 tháng.


=>> Phác đồ gộp 2 thuốc: Pembrolizumab + Vibostolimab khi đối đầu với Docetaxel cũng cho kết quả sống còn KHÔNG KHÁC BIỆT khi trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 2.7 tháng so với 3.2 tháng.


Đại diện cho Tập Đoàn Merck, Phó chủ tịch Scot Ebbinghaus phát biểu :” Nghiên cứu KEYVIBE-002 được thiết kế để hướng tới những bệnh nhân trước đó đã trải qua nhiều phác đồ. Đây là phân nhóm bệnh nhân còn ít lựa chọn điều trị và thường được tiên lượng xấu. Thất bại này sẽ giúp chúng tôi có nhiều hiểu biết hơn, từ đó tiếp tục nghiên cứu nhằm đánh giá toàn diện phác đồ gộp này trên nhiều loại khối u”.


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Trong điều trị bước 2 ở ung thư phổi không tế bào nhỏ, CHƯA CÓ BẤT CỨ THUỐC NÀO có thể đánh bại được Docetaxel. Kể cả khi cho Docetaxel được gộp vào cùng, Phác đồ gộp 3 thuốc Pembrolizumab+ Vibostolimab+ Docetaxel CŨNG KHÔNG THỂ ĐÁNH BẠI được một mình Docetaxel !!! Như Có một thứ gì đó tồn tại ở Docetaxel vậy- một tiêu chuẩn chăm sóc đã tồn tại gần 40 năm !!! Trong thực hành lâm sàng, chúng ta nhìn nhận Docetaxel với con mắt tầm thường khi dữ liệu sống còn nó mang lại là ko nhiều bên cạnh độc tính ko ít mà nó sở hữu. Trái với sự tầm thường trong thực hành lâm sàng, Docetaxel lại là một đối thủ không hề dễ xơi trong các thử nghiệm. Cho đến nay, nó chưa từng bị đánh bại!!!


=>> Tôi KHÔNG tin tưởng vào hướng đi gộp kháng thể kháng TIGIT mà nhiều Tập Đoàn đang theo đuổi. Có thể vs những cố gắng của họ, sẽ có một hoặc hai nghiên cứu đem lại kết quả tích cực nhưng sự tích cực này là KO đủ để biện minh cho chi phí cũng như độc tố mà phác đồ gộp gây ra. Chưa kể hướng đi KIỂU NÀY là hướng đi thay vì khắt khe về hiệu quả mà phác đồ thực sự mang lại thì chúng ta lại đi nói đến những độc tố mà bệnh nhân sẽ phải gánh chịu bằng những cụm từ giảm nhẹ như:” có thể chấp nhận hoặc có thể quản lý được???” Trong khoa học, trước khi bắt đầu được thiết kế, nghiên cứu cần phải dựa trên một nền tảng giả thuyết vững chắc. Đặc biệt trong Y Khoa-lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ con người thì nghiên cứu càng cần phải được dựa trên giả thuyết vững chắc hơn rất rất nhiều. Dù vậy, tôi không cảm nhận được tôn chỉ này ở những thử nghiệm đang diễn ra với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây. Các nghiên cứu dường như đang được thiết kế hoàn toàn phụ thuộc vào may rủi-miễn là tìm ra được một thứ gì đó hiệu quả!!!


----------------


Docetaxel là một loại thuốc hoá trị được phát minh vào năm 1986 và được sử dụng rộng rãi trong Y Tế kể từ năm 1995. Tức là đã gần 40 năm trôi qua, nhân loại đã lên mặt trăng, đã xuống đại dương, đã hiểu về vũ trụ, nhưng vẫn chưa có bất kỳ khám phá nào đủ sức để thay thế được Docetaxel!!! Docetaxel vẫn chưa bị thay thế ko phải bởi Docetaxel tốt, mà đơn giản là bởi điều trị ung thư QUÁ KHÓ.


=>> Docetaxel KO ĐỦ TỐT nhưng hiện chưa thể tìm ra cái nào khác tốt hơn!!!










ali-boxing-muhammad-wallpaper-preview.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 209: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT BỆNH NHÂN SẼ ĐÁP ỨNG NGẮN HAY DÀI VỚI THUỐC ĐÍCH EGFR? CÙNG SO SÁNH VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT NGS VÀ KỸ THUẬT PCR CŨNG NHƯ NHÌN NHẬN VỀ CHỈ SỐ CEA.


Khi bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR được chỉ định dùng Thuốc đích. Một câu hỏi mà hầu như bệnh nhân nào cũng hỏi là TÔI HỢP THUỐC ĐƯỢC BAO LÂU? CÓ CÁCH NÀO ĐỂ DỰ ĐOÁN ĐƯỢC TÔI THUỘC NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỢP THUỐC LÂU DÀI HAY NGẮN NGỦI KHÔNG?


Cho đến nay chưa có bất kỳ một phương pháp theo dõi nào khẳng định chắc nịch được rằng là bệnh nhân sẽ hợp thuốc lâu dài hay nhanh kháng thuốc. Tất cả những cố gắng tìm tòi đều chỉ là đang tiệm cận GẦN tới mục tiêu dự đoán bệnh nhân sẽ hợp thuốc đích trong bao lâu. Hôm nay chúng ta cùng tiếp cận một phương pháp như vậy.



MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THANH THẢI TRONG MÁU CỦA ĐỘT BIẾN GEN EGFR VÀ THỜI GIAN HỢP THUỐC ĐÍCH.



1
.Vào tháng 11/2023, Chuyên gia Gek San Tan cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu so sánh Kỹ thuật NGS và PCR vi giọt kỹ thuật số khi dùng để phát hiện độ thanh thải trong máu của đột biến gen EGFR. Độ thanh thải của đột biến gen EGFR trong máu được định nghĩa là KO thể phát hiện được đột biến gen EGFR SAU khi đã trải qua quá trình điều trị mặc dù ban đầu cho kết quả dương tính EGFR.


Trong thời gian kể từ ngày 1/1/2020 cho đến ngày 31/12/2021 có tổng cộng 27 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính EGFR đã được đưa vô nghiên cứu. Có 20 bệnh nhân sở hữu đột biến gen EXON19 ( chiếm 74%), 7 bệnh nhân sở hữu đột biến gen L858R ( chiếm 26%). TẤT CẢ bệnh nhân trước đó đều chưa trải qua điều trị và nhận Thuốc đích làm điều trị bước đầu khi tuyển vô nghiên cứu. Có 16 bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib ( chiếm 59%), 1 bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích thế hệ 2 Dacomitinib( chiếm 4%), 10 bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích thế hệ 1 Gefitinib hoặc Erlotinib ( chiếm 37%).



2.Kết quả cho thấy, độ nhạy của PCR vi giọt kỹ thuật số và Kỹ thuật NGS khi dùng để phát hiện đột biến gen EGFR trong máu tại thời điểm ban đầu phát hiện bệnh lần lượt là 70% ( phát hiện được ở 19 bệnh nhân) và 78% ( phát hiện được ở 21 bệnh nhân). TẤT CẢ bệnh nhân phát hiện được đột biến gen EGFR trong máu bởi PCR kỹ thuật số vi giọt thì ĐỀU có thể phát hiện được bởi kỹ thuật NGS.



Tại mốc trung vị 8 tuần ( 3-24) sau khi dùng Thuốc đích, Độ Thanh Thải của đột biến gen EGFR trong máu khi dùng PCR vi giọt kỹ thuật số và kỹ thuật NGS lần lượt là 68% ( 13 trong số 19 bệnh nhân) và 71% ( 15 trong số 21 bệnh nhân). Độ Thanh Thải của đột biến gen EGFR trong máu cũng đi kèm với việc bệnh nhân có THỜI GIAN KHÁNG THUỐC ĐÍCH LÂU HƠN.




3. Bệnh nhân trong nghiên cứu cũng theo dõi chỉ số CEA. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân có trung vị của mức giảm chỉ số CEA đạt 70% so với lúc ban đầu phát hiện bệnh cũng đi kèm với THỜI GIAN KHÁNG THUỐC ĐÍCH LÂU HƠN.


Ngoài ra, ở một Nghiên cứu khác trên 124 bệnh nhân cũng cho thấy việc chỉ số CEA giảm tới hơn 70% trong 90 ngày kể từ ngày bắt đầu dùng Thuốc đích cũng liên quan đến việc thời gian kháng thuốc và thời gian sống còn toàn bộ được TĂNG GẤP ĐÔI!



Nhóm nghiên cứu kết luận:


=>> Kỹ thuật NGS có độ nhạy CAO HƠN PCR vi giọt kỹ thuật số trong việc phát hiện đột biến gen EGFR trong máu tại thời điểm ban đầu phát hiện bệnh. Tuy vậy, trong việc phát hiện Độ Thanh Thải của đột biến gen EGFR trong máu thì 2 kỹ thuật là tương tự nhau.


=>> Những bệnh nhân đạt được Độ Thanh Thải của đột biến gen EGFR trong máu là một dấu hiệu dự báo sẽ có THỜI GIÁN KHÁNG THUỐC LÂU HƠN những bệnh nhân khác.


=>> Những bệnh nhân có chỉ số CEA ban đầu lúc phát hiện bệnh lớn hơn 30ng/ml rồi điều trị bằng Thuốc Đích mà CEA giảm đến hơn 70% trong 90 ngày kể từ ngày đầu dùng thuốc đích sẽ có thời gian kháng thuốc và thời gian sống còn toàn bộ GẤP ĐÔI so với những bệnh nhân khác.



=>> Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng kỹ thuật NGS tại thời điểm chẩn đoán bệnh, còn trong quá trình theo dõi đáp ứng với thuốc đích thông qua Độ Thanh Thải của đột biến gen EGFR trong máu thì Kỹ thuật NGS và PCR vi giọt kỹ thuật số CÓ THỂ THAY THẾ LẪN NHAU.


=>>
Ở những Trung Tâm Y Tế hiện chưa thể tiếp cận được với kỹ thuật NGS hoặc PCR vi giọt kỹ thuật số, Chúng tôi khuyến cáo có thể dùng chỉ số CEA làm biện pháp thay thế trong việc đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp Đích.


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Xin chúc mừng nhóm Chuyên gia Gek San Tan! Sức mạnh của kỹ thuật NGS vẫn là ko thể chối cãi, chỉ có điều là chi phí cũng như thời gian đợi kỹ thuật NGS trả về kết quả cũng là một rào cản. Tôi nghĩ nghiên cứu này phù hợp với RẤT NHIỀU NƯỚC CHÂU Á! Ở các nước phát triển, việc tiếp cận với kỹ thuật NGS hay PCR vi giọt kỹ thuật số là điều bình thường. Trong khi đó ở đa số các quốc gia Châu Á, việc tiếp cận này là ko đơn giản. Khi ấy, theo dõi chỉ số CEA sẽ là một biện pháp thay thế ko tồi!!! Ở Nhật Bản- quốc gia tôi đang làm việc, việc theo dõi các chỉ điểm khối u như CEA là một tiêu chuẩn chăm sóc.


=>> Chúng tôi cũng theo dõi CEA ở Hồng Kông. Đó là một biện pháp ko xâm lấn và chi phí nhỏ.

=>> Chúng tôi cũng theo dõi CEA ở Singapore. Nó dễ tiếp cận và xử lý nhanh.









medical_advances_pipette_DNA_blood_800x400.jpeg
 

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,378
Động cơ
216,061 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội
Bố e cũng mất mấy tháng trước vì K phổi, cụ ngoài 80, phát hiện ở giai đoạn 4, không điều trị gì, cũng từng thử xét nghiệm đích mà ko dc
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top