[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 164: THUỐC ĐÍCH MOBOCERTINIB THẤT BẠI Ở NGHIÊN CỨU PHASE3 VÀ PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG CHUYÊN GIA.



1
.Vào cuối tháng 7/2023, Tập Đoàn dược phẩm số 1 Nhật Bản Takeda ra thông cáo báo chí về THẤT BẠI của Thuốc đích Mobocertinib trong nghiên cứu phase3 EXCLAIM 2.


Trước đây, thuốc Mobocertinib đã nhận được sự chấp thuận của FDA ở điều trị bước 2 dành cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính với đột biến chèn gen EGFR EXON20.


Tại phas3 EXCLAIM 2, Nghiên cứu được thiết kế đối đấu giữa Thuốc đích Mobocertinib và hoá trị trong điều trị bước 1. Mục đích của nghiên cứu là xem xem Mobocertinib sau khi đã được phê chuẩn ở bước 2 rồi, thì giờ đây vô bước 1, nó có đủ mạnh để đánh bại hoá trị và trở thành tiêu chuẩn chăm sóc trong điều trị bước 1 không? Câu trả lời là KO! Mobocertinib thất bại trong việc đánh bại hoá trị trong điều trị bước đầu!!!


2.Chúng ta sẽ cùng xem phản ứng của Cộng đồng chuyên gia về tin tức không vui này:


=>> Tập đoàn Takeda đang đặt mình vào vị trí nguy hiểm! Nhớ lại cách đây chục ngày, đối thủ của Mobocertinib là Amivantamab đã thành công trong nghiên cứu Phase3 ( Việc này đã được mình viết vào hôm 20/7-trong bài số 156 ). Thành công này của Amivantamab kèm thêm những tín hiệu cực kỳ hứa hẹn của Sunvozertinib dẫn đến nhiều khả năng Mobocertinib sẽ bị FDA ra quyết định thu hồi!!!


=>> Tôi phản đối quan điểm thu hồi Mobocertinib. Nên nhớ Nghiên cứu EXCLAIM 2 và nghiên cứu PAPILLON có khác biệt căn bản. Nghiên cứu EXCLAIM 2 là so sánh đối đầu giữa Mobocertinib đơn độc và Hoá trị, còn Nghiên cứu PAPILLON là so sánh đối đầu giữa Amivantamba + hoá trị với hoá trị! Tôi nghĩ chúng ta nên đợi dữ liệu toàn bộ của nghiên cứu trước khi đưa ra những phát biểu cẩn trọng hơn!


=>> Trong bối cảnh trước đây, khi các phương án điều trị còn hạn chế, FDA chắc chắn sẽ ko ra quyết định thu hồi, nhưng ở bối cảnh hiện tại- với sự thành công của Amivantamab và ngôi sao đang lên Sunvozertinib, tôi sẽ ko ngạc nhiên khi FDA ra quyết định thu hồi Mobocertinib!


=>> Những thuốc thất bại sẽ KO thất bại nếu chúng tìm ra được cho mình những phân nhóm phù hợp! Thất bại này là bởi bản chẩt đột biến chèn gen EGFR EXON20 có tính không đồng nhất rất cao và Tập đoàn Takeda đã đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho đứa con đẻ của mình. Mọi người nghĩ sao về cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ nếu Mobocertinib gộp với hoá trị trong điều trị bước đầu??? Cá nhân tôi có ấn tượng tốt về Mobocertinib, bệnh nhân của tôi khi dùng Mobocertinib ở điều trị bước 2 đều đạt được đáp ứng rất tốt, triệu chứng khó thở được cải thiện trong vài ngày và có bệnh nhân còn đang dùng thuốc ổn định ở tháng thứ 25!


=>> Tôi không nói là Mobocertinib không có tác dụng, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chi phí cơ hội! Những bệnh nhân của bạn đã đáp ứng rất tốt với Mobocertinib- vậy việc đáp ứng còn tốt hơn nữa khi dùng Amivantamab hoặc Sunvozertinib chứ???


=>> Những Thử nghiệm thất bại sẽ che khuất lợi ích của các phân nhóm. Nếu chúng ta ko đủ tỉnh táo, những phân nhóm này sẽ bị bỏ qua. Cá nhân tôi có trải nghiệm tốt khi dùng Mobocertinib cho bệnh nhân ở điều trị bước 2. Khi dữ liệu toàn bộ của nghiên cứu được công bố, những thắc mắc hiện giờ của chúng ta sẽ được làm sáng tỏ!





takeda_logo_building_1550-main_i.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 165: LOẠI THUỐC ĐÍCH ĐẦU TIÊN ĐÁNH BẠI HOÁ TRỊ GỘP MIỄN DỊCH.



Vào hôm 4/8/2023, Tập đoàn dược phẩm Eli Lilly đã cập nhật kết quả của nghiên cứu LIBRETTO 431.


Nghiên cứu LIBRETTO 431 là một nghiên cứu toàn cầu, trải dài trên 16 quốc gia và 85 trung tâm. Nghiên cứu LIBRETTO 431 được thiết kế để so sánh đối đầu giữa Thuốc đích Retevmo với hoá trị platinum + pemetrexed gộp ( hoặc ko gộp ) miễn dịch Pembrolizumab khi điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển cục bộ hoặc di căn, dương tính với đột biến gen RET.


Kết quả cho thấy phần thắng thuộc về Thuốc đích Retevmo ( vượt trội về thời gian sống không bệnh tiến triển ). Dữ liệu toàn bộ của nghiên cứu sẽ được Tập Đoàn Eli Lilly công bố trong một hội thảo ung thư phổi gần nhất.



=>> Đột biến gen RET chỉ chiếm 2% trong bức tranh ung thư phổi. Là một đột biến hiếm, nhưng bù lại, RET tỏ ra CỰC KỲ NHẠY với thuốc đích! Cộng đồng chuyên gia KO HỀ NGẠC NHIÊN với chiến thắng này của Retevmo. Thuốc đích Retevmo luôn được đánh giá là có hiệu quả cao nhất và dung nạp tốt nhất trong thế giới thuốc đích! Bệnh nhân dùng Retevmo đa số chỉ gặp tác dụng phụ ở cấp độ 1 và 2. Ngoài hiệu quả và dung nạp rất tốt, Thuốc đích Retevmo còn sở hữu khả năng lên não XUẤT SẮC.


=>> Nghiên cứu này càng chứng tỏ vai trò VÔ CÙNG QUAN TRỌNG của việc xét nghiệm gen phổ rộng. Khi Việc xét nghiệm gen được làm đầy đủ-cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ ko bị bỏ qua.







istockphoto-521503314-612x612.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI 166: LỢI ÍCH CỦA MIỄN DỊCH KHI ĐƯỢC CHỌN LÀM ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ÂM TÍNH VỚI ĐỘT BIẾN GEN VÀ MẮC DI CĂN NÃO TẠI THỜI ĐIỂM CHẨN ĐOÁN.



Vào hôm 5/8/2023 Chuyên gia Thomas Goronflot cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp miễn dịch khi được chọn làm điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ âm tính với đột biến gen và mắc di căn não tại thời điểm chẩn đoán.


Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá hiệu quả sống còn cũng như hiệu quả đáp ứng nội sọ của Thuốc Miễn Dịch khi so với Hoá Trị ở điều trị bước đầu khi dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não tại thời điểm chẩn đoán và KO sở hữu đột biến gen. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sống còn toàn bộ và thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ.


Trong thời gian 3 năm kể từ tháng 1/2018 cho đến tháng 5/2021, Tổng thể có 118 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân trong nghiên cứu được chia thành 3 phân nhóm tương ứng vs liệu pháp điều trị toàn thân mà họ sử dụng lần lượt là:

=>> Nhánh Hoá Trị có 52 bệnh nhân.
=>> Nhánh Miễn Dịch có 38 bệnh nhân.
=>> Nhánh Hoá trị gộp Miễn Dịch có 28 bệnh nhân.

Trung vị của thời gian theo dõi là 30.0 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân nhận được xạ não ở các phân nhóm Hoá trị, Miễn Dịch và Hoá Trị gộp Miễn Dịch lần lượt là 75.0%, 68.4% và 67.9% ( p=0.805). Kết quả cho ra, Miễn Dịch giảm nguy cơ tiến triển nội sọ so với Hoá Trị là 54% ( HR=0.46, 95%CI: 0.25-0.84) và Hoá Trị gộp Miễn Dịch giảm nguy cơ tiến triển nội sọ so với Hoá Trị là 59% ( HR= 0.41, 95%CI: 0.23-0.77). Xạ phẫu giúp tăng thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ khi so sánh với liệu pháp điều trị toàn thân đơn độc ( HR=0.51, 95%CI: 0.29-0.92) trong khi xạ toàn não thì không!



Nhóm Tác giả kết luận :” Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mắc di căn não tại thời điểm chẩn đoán âm tính với đột biến gen, khi sử dụng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch làm điều trị bước đầu sẽ có lợi ích cả về sống còn toàn bộ cũng như thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ khi so với phác đồ hoá trị đơn độc”






fonc-11-698844-g001.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 167: ĐỢI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM GEN RỒI MỚI ĐIỀU TRỊ HAY LÀ ĐIỀU TRỊ LUÔN???


1
.Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối, thuốc đích đã thực sự là kẻ thay đổi cuộc chơi. Thuốc đích đóng vai trò duy nhất và không thể thay thế trong việc cứu giúp bệnh nhân đang từ ốm thập t.ử nhất sinh trở về cuộc sống bình thường như hồi chưa có bệnh.


Không phải bệnh nhân nào cũng dùng được thuốc đích. Chỉ có những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm gen trả về DƯƠNG TÍNH mới phù hợp để sử dụng thuốc đích. Xét nghiệm gen là một kỹ thuật khá tốn thời gian, thông thường việc xét nghiệm gen tốn trên dưới 2 tuần để cho ra kết quả từ lúc bắt đầu thực hiện.


Từ đây, nảy ra một câu hỏi KO DỄ, đó là: NÊN ĐỢI CÓ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM GEN RỒI MỚI ĐIỀU TRỊ hay là ĐIỀU TRỊ LUÔN bằng hoá trị, miễn dịch trước rồi KHI NÀO CÓ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM GEN THÌ TÍNH SAU???


2
. Vào hôm 9/8/2023, Chuyên gia Jeffrey A. Scott cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu được thiết kế để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:” Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4, đợi kết quả xét nghiệm gen rồi mới điều trị hay là điều trị luôn theo kinh nghiệm mà ko cần đợi kết quả xét nghiệm gen thì sẽ tốt hơn??? “.



Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 3 năm, kể từ năm 2018 cho đến năm 2020. Tổng số 4415 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 đã được thực hiện xét nghiệm gen. Trong đó, có 589 bệnh nhân bị loại bỏ vì thiếu dữ liệu, còn lại 3826 bệnh nhân được xét nghiệm gen, cụ thể là:

=>> 1162 bệnh nhân xét nghiệm gen dùng kỹ thuật NGS trên mẫu mô. Kết quả cho ra dương tính trên 263 bệnh nhân ( chiếm 23%).
=>> 766 bệnh nhân xét nghiệm gen dùng kỹ thuật NGS trên mẫu máu. Kết quả cho ra dương tính trên 182 bệnh nhân ( chiếm 24%).
=>> 1898 bệnh nhân chỉ xét nghiệm đơn gen. Kết quả cho ra dương tính trên 346 bệnh nhân ( chiếm 18%).


Các gen được phát hiện là EGFR ( 451 bệnh nhân), BRAF ( 113 bệnh nhân), HER2 (60 bệnh nhân), MET(59 bệnh nhân), ALK ( 58 bệnh nhân), ROS1 ( 21 bệnh nhân), NTRK1/2/3 ( 15 bệnh nhân) và RET ( 14 bệnh nhân).


Có 791 bệnh nhân dương tính với đột biến gen có thể dùng được thuốc đích, trong đó 510 bệnh nhân đủ điều kiện để đưa vào phân tích dữ liệu và được phân thành 3 phân nhóm cụ thể như sau:

=>> nhóm A ( nhóm làm so sánh với 2 nhóm còn lại) gồm 379 bệnh nhân được điều trị SAU KHI có kết quả xét nghiệm gen.

=>> nhóm B có 47 bệnh nhân được điều trị TRƯỚC KHI có kết quả xét nghiệm gen. Phác đồ bệnh nhân nhận được là hoá trị hoặc miễn dịch hoặc hoá trị gộp miễn dịch. Khi kết quả xét nghiệm gen trả về dương tính, bệnh nhân sau đó đã được chuyển sang dùng thuốc đích. Thời điểm chuyển sang dùng thuốc đích cách thời điểm bắt đầu điều trị DƯỚI 35 ngày.

=>> nhóm C có 84 bệnh nhân được điều trị TRƯỚC KHI có kết quả xét nghiệm gen. Phác đồ bệnh nhân nhận được là hoá trị hoặc miễn dịch hoặc hoá trị gộp miễn dịch. Khi kết quả xét nghiệm gen trả về dương tính, bệnh nhân sau đó đã KO được chuyển sang dùng thuốc đích trong thời gian dưới 35 ngày kể từ thời điểm bắt đầu điều trị.


Kểt quả cho thấy, sống còn toàn bộ là vượt trội ở nhánh A so với nhánh C, thời gian chuyển đến phác đồ điều trị tiếp theo của nhánh A cũng là vượt trội so với nhánh B và cả nhánh C.



3.Nhóm nghiên cứu kết luận:” Bệnh nhân sở hữu đột biến gen sẽ có kết quả sống còn BỊ TỔN HẠI đáng kể nếu việc điều trị được thực hiện luôn theo kinh nghiệm mà ko đợi trả về kết quả xét nghiệm gen. Một cách lý tưởng, các bác sĩ NÊN CHỜ kết quả xét nghiệm gen trước khi đưa ra quyết định điều trị để đảm bảo cho bệnh nhân nhận được phác đồ điều trị phù hợp càng sớm càng tốt, qua đó giúp bệnh nhân tránh được các phương pháp điều trị không hiệu quả, thậm chí có thể gây hại”.








92483-2010x1340-the-thinker-background-desktop-hd.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 168: THÊM MỘT THUỐC ĐÍCH NỮA ĐƯỢC PHÊ DUYỆT. BỆNH NHÂN NGÀY CÀNG CÓ NHIỀU LỰA CHỌN.


Vào hôm 9/8/2023, FDA đã phê duyệt thuốc đích Pralsetinib cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển cục bộ hoặc di căn dương tính với đột biến gen RET ( dung hợp ).


Hiệu quả của Thuốc Pralsetinib được chứng minh trên tổng số 237 bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển cục bộ hoặc di căn dương tính với đột biến gen RET. Cụ thể, đối với 107 bệnh nhân chưa trải qua điều trị thì tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 78% ( 95%CI: 68-85 ) và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 13.4 tháng ( 95%CI: 9.4-23.1). Đối với 130 bệnh nhân trước đây đã trải qua hoá trị platinium thì tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 63% ( 95%CI: 54-71) và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 38.8 tháng ( 95% CI: 14.8-chưa đạt ).


Liều dùng Pralsetinib được khuyến cáo là 400mg uống 1 lần hằng ngày. Thuốc Pralsetinib nên được uống lúc bụng đói- cụ thể là không ăn gì trước thời điểm uống Pralsetinib ít nhất 2 tiếng và sau thời điểm uống Pralsetinib ít nhất 1 tiếng.


Tác dụng phụ chủ yếu khi dùng Pralsetinib ( tỷ lệ mắc từ 25% trở lên) là tăng huyết áp, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, phù, ho, sốt, đau cơ xương.



Vậy là giờ những bệnh nhân dương tính RET sẽ có 2 lựa chọn, hoặc Thuốc Selpercatinib ( mình đã viết trong bài 165) hoặc thuốc Pralsetinib.







pralsetinib.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 169: TẠI SAO MỘT SỐ BỆNH NHÂN CÓ ĐỘT BIẾN GEN ALK KHÁNG THUỐC ĐÍCH SỚM??? CÙNG ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN CHO VIỆC NÀY.


1
.Đại đa số bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính với đột biến gen ALK khi điều trị bằng thuốc đích thì thường hợp thuốc RẤT LÂU. Dù vậy, vẫn có một số ít các cá nhân đặc biệt- thời gian hợp đích tương đối ngắn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi soi chiếu vấn đề này dưới góc nhìn khoa học, để xem xem vì đâu mà việc kháng thuốc sớm xảy ra? Thứ gì đã gây ra việc đó!



2.Vào hôm 10/8/2023, Chuyên gia Luis Mas cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu được thiết kế để đi tìm nguyên nhân gây ra việc kháng thuốc đích sớm ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính với đột biến gen ALK.


Nghiên cứu được thực hiện trong 5 năm, kể từ tháng 12/2017 cho đến tháng 12/2022 ở 5 Trung Tâm Ung Thư tại khu vực Mỹ La Tinh. Tổng số 116 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK đã được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều điều trị bằng thuốc đích thế hệ 2 và Alectinib chiếm đến 87.2% trong số các thuốc được chọn.



Kết quả cho thấy, Tỷ lệ đồng đột biến xảy ra ở 62% bệnh nhân trong nghiên cứu( đồng đột biến tức là ngoài đột biến ALK thì bệnh nhân còn sở hữu đột biến gen khác nữa). Đột biến hay gặp nhất là đột biến TP53 với tỷ lệ xuất hiện 27% và đột biến ( thiếu) CDKN2A/B với tỷ lệ xuất hiện 18%. Đột biến CDKN2A/B đi kèm với việc tăng nguy cơ di căn não, cụ thể tỷ lệ mắc bệnh tích luỹ là 33.3% so với 7.4%. So sánh với bệnh nhân không có đồng đột biến, bệnh nhân có CDKN2A/B (21 bệnh nhân ) có trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển ngắn hơn ( 10.2 tháng so với 34.2 tháng; p<0.001) và sống còn toàn bộ ngắn hơn ( 26.2 tháng so với 80.7 tháng; p<0.001). Trong phân tích đa biến, việc có mặt của CDKN2A/B đi kèm với thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ ngắn hơn, bất chấp sự có mặt của các yếu tố như di căn não, đột biến TP53 hay chỉ số toàn trạng.



=>> Nhóm nghiên cứu kết luận :” Những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính với đột biến gen ALK khi sở hữu thêm đột biến gen (thiếu) CDKN2A/B sẽ có thời gian sống còn kém hơn và nguy cơ di căn não cao hơn. Các đối tượng này cần cá nhân hoá điều trị và sát sao theo dõi chặt chẽ- đặc biệt là theo dõi não”.



3.Về việc kháng thuốc sớm của bệnh nhân ALK, cho đến nay chúng ta đã tìm ra được 2 nguyên nhân:

+Nguyên nhân 1: Người bệnh kháng thuốc đích Alectinib sớm là do KO uống thuốc cùng bữa ăn chính đủ chất béo ( mình đã viết trong bài cũ).

+Nguyên nhân 2: Ngoài đột biến gen ALK, người bệnh kháng thuốc sớm còn sỡ hữu thêm đột biến gen( thiếu) CDKN2A/B.


Sẽ còn nhiều nguyên nhân nữa, dần dần tất cả sẽ được tìm ra! Và nếu nguyên nhân có rồi thì liệu có giải pháp không?? Chúng ta cùng chờ xem!








minimalistic-chemistry-laboratory-solution-hhlqo20nsta93vdm.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 170: BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TẦM SOÁT UNG THƯ PHỔI.



HỎI
: Chào Anh, Anh cho em hỏi là em muốn đi chụp ngực để tầm soát ung thư phổi. Theo em tìm hiểu, X QUANG tuy ko được hiện đại như CT nhưng lại ít bị nhiễm xạ hơn CT. Vậy theo anh em nên chụp bằng X QUANG hay CT ạ? Em cám ơn anh!


TRẢ LỜI:

1
.Bản chất của việc chụp X QUANG hay CT là dùng những tia X có khả năng đâm xuyên để làm bật lên hình ảnh rõ nét của bộ phận được chụp. Vì khả năng đâm xuyên này mà tia X làm đứt gãy DNA khiến tế bào bị tổn thương, từ đó gây ra nguy cơ mắc ung thư của người được chụp. Bởi vậy, việc chụp chiếu là việc nâng lên đặt xuống giữa lợi và hại để từ đó ra quyết định có nên chụp hay ko và nếu chụp thì chụp bằng phương pháp gì? Cụ thể đi vào câu hỏi của em, em đang phân vân nên chọn tầm soát ung thư phổi bằng X QUANG hay bằng CT???



2. Cách đây 1 năm, anh đã đã bàn về chủ đề tầm soát ung thư phổi cùng lợi ích của CT LIỀU THẤP. Hôm nay nhân tiện câu hỏi của em, anh sẽ bàn thêm 1 khía cạnh nữa của việc tầm soát ung thư phổi-đó là mối lo biến chứng!


Vào giữa tháng 11/2022, Chuyên gia Mohamed K. Kamel cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu về những biến chứng liên quan đến việc tầm soát ung thư phổi.


Tỷ lệ biến chứng nặng xảy ra khi tầm soát bằng chụp CT LIỀU THẤP ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi là 10.2% so với chỉ 0.04% ở những bệnh nhân được chẩn đoán không mắc ung thư phổi. Tầm soát bằng chụp CT liều thấp so sánh với X Quang dẫn đến biến chứng nặng chỉ xảy ra ở tỷ lệ 3.5/10.000 bệnh nhân không có ung thư phổi. Trong số 25633 bệnh nhân không mắc ung thư phổi khi được tầm soát bằng chụp CT liều thấp, chỉ có 45 người xảy ra biến chứng nặng trong thời gian 90 ngày kể từ khi chụp CT liều thấp. Có tổng cộng tất cả 71 loại biến chứng được ghi nhận. Biến chứng phổ biến nhất là tràn khí màng phổi ( 41%), nhập viện sau thủ thuật ( 8.5%) và nhiễm trùng hoặc sốt phải dùng kháng sinh ( 7%). Biến chứng Ngưng tim/ngưng hô hấp xảy ra với tỷ lệ ít hơn 1/10000 ở những bệnh nhân không mắc ung thư phổi khi được tầm soát bằng CT liều thấp.


Nhóm nghiên cứu nhận thấy:” Tỷ lệ CHỈ ở mức 4/10000 bệnh nhân trải qua tầm soát bằng CT LIỀU THẤP là không mắc ung thư phổi và bị biến chứng nặng do việc tầm soát gây ra. Những biến chứng vĩnh viễn hoặc suy nhược là có xảy ra nhưng cực hiếm”.


BÀI HỌC RÚT RA:


1
.Con người thường tư duy bằng hình ảnh, chứ ít tư duy bằng số liệu. Nếu em ra đường và chứng kiến 1 cảnh tai n.ạn giao thông, em ám ảnh cả tuần ko ngủ nổi, đến ăn em còn cảm thấy buồn nôn! Thật khủng khiếp…Nhưng nếu em đọc báo và nghe thời sự về các con số như ở nước A hôm nay có hơn 3000 dân thường bị thi.ệt m.ạ.n.g do trận công kích của nước B-em hoàn toàn vô cảm và thấy hờ hững với con số 3000! Em không có lỗi j cả, đơn giản chỉ là bộ óc của chúng ta được sinh ra để quen vs lối tư duy hình ảnh, nó ko quen vs số liệu!!! Một cảnh tai n.ạn giao thông được nhìn thấy sẽ khiếp vía hơn vạn lần con số 3000 nh.â.n m.ạn.g được nghe trên đài báo tivi.



2.Áp dụng cách thức hiểu biết về cơ chế hoạt động đó của bộ não, chúng ta sẽ đi xem con số 4/10.000 kia nó truyền tải cái thông điệp gì?


Nói về quá tải thì ko đâu quá tải bằng viện K3, là viện hàng đầu Việt Nam về khám và điều trị ung thư nên viện này đông khủng khiếp và khi đến đây, ai cũng cảm thấy cực kỳ ngột ngạt. Nhiều bệnh nhân còn tâm sự với mình rằng đến K3, tôi sẽ c.h.ết vì hơi người trước khi c.hết vì bệnh-nó quá đông!!!


Theo dữ liệu từ trang chủ của Viện thì mỗi ngày K3 đón khoảng 1000 bệnh nhân đến khám. Viện cũng có khoảng hơn 1500 nhân viên ở 3 cơ sở, vậy ta tạm tính cơ sở K3 có 1000 nhân viên. Toàn bộ 3 cơ sở có quy mô 2400 giường bệnh, vậy tạm tính K3 lớn nhất và có 1500 giường. Cứ cho là 1500 giường này đủ bệnh nhân và mỗi người có thêm 1 người nhà đi chăm nữa. Vậy tổng số mỗi ngày sẽ có 1000+1000+1500+1500= 5000 người đi lại và sinh hoạt trong viện K3!!!


Giờ em đi tầm soát ở K3 và giữa 5000 người đi lại và làm việc đấy, họ chọn ra 2 người để tặng quà, Em nghĩ em có đủ may mắn để được nhận quà không???Không đúng ko? Không có ai nghĩ mình đủ may mắn để rơi vào trường hợp đó cả. Đó cũng chính là thông điệp mà con số 4/10.000 kia nó muốn truyền tải. Em NÊN đi tầm soát ung thư phổi bằng CT LIỀU THẤP, HẠI thì gần như ko thể xảy ra mà LỢI thì được rất nhiều so với X quang. CT liều thấp có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm. Trong khi ở X quang, khối u thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.


=>> Với lối sống hiện đại, ung thư đang ngày càng trẻ hoá. Nếu em nghĩ bản thân mình cần phải đi tầm soát ung thư phổi thì em NÊN CHỌN CT LIỀU THẤP HƠN LÀ X QUANG, Em nhé!






360_F_327022239_pB6vIiUa5QrEJ4Wl9RyGv3V7ib9Mx7Xc.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 171: TIN VUI 18/8


Hôm nay là một ngày rất vui. Em là một bệnh nhân trẻ mắc ung thư phổi di căn não đã điều trị đích được vài năm và mới đây xuất hiện tình trạng di căn não. Em được bs chỉ định xạ não. Em có tìm đến mình để trao đổi, sau khi 2 ae bàn bạc kĩ. Em đồng ý phương án mình đưa ra: TẠM HOÃN XẠ NÃO độ 3 tuần đến 1 tháng để dùng thuốc theo cách của mình.


Sau 1 tháng chụp lại, kết quả mỹ mãn, khối u não TAN HOÀN TOÀN. Em đã né được xạ não và tiếp tục cuộc sống sinh hoạt như một người bình thường.


RẤT NHIỀU cách để tiếp cận di căn não. Phương án mình dùng cho em chỉ là 1 trong số đó- phương án đó sở dĩ được chọn vì nó phù hợp vs bệnh cảnh và tình huống của em.

Kẻ có tình sẽ được duyên ấm. Niềm tin sẽ được báo đáp bằng niềm tin. Muốn trúng số thì trước hết phải mua vé số.

Thực sự rất vui. Thêm một ngày ý nghĩa và cùng Cầu Chúc cho tất cả chúng ta sẽ gặp được may mắn!



z4615474852560_3d783a8efd1fde2c116ba57e27113067.jpg
z4615474854137_b37d52b1207f1673baebf0d2b60a5b9a.jpg
z4615474863924_4bbed39780828826107b0b3de771bfa2.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 172: BÀN TIẾP VỀ VI DI CĂN MÀNG NÃO MỀM.


1
.Vi di căn màng não mềm ( thuật ngữ chính xác là di căn màng não mềm, chữ vi mình tự thêm vào để làm nổi bật lên độ tởm lợm của nó ) là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong ung thư phổi nói riêng và trong ung thư nói chung. Chủ đề vi di căn màng não mềm đã được mình nói qua nhiều lần trên nhóm-nếu ai quan tâm có thể tìm đọc lại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng trở lại chủ đề này với cái nhìn hiệu quả sẽ ra sao khi dùng Thuốc đích thế hệ 3 hoặc Thuốc đích thế hệ 1 trong bối cảnh đột biến gen EGFR.



2. Vào cuối tháng 7/2023, Chuyên gia K. Tamura cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib và Thuốc đích thế hệ 1 khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính EGFR chưa trải qua điều trị đích và mắc vi di căn màng não mềm.



Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 20 năm, kể từ tháng 7/2002 cho đến tháng 7/2021 tại Bệnh Viện ung thư quốc gia Nhật Bản. Tổng số 967 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 71 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích đã được chia làm 2 phân nhóm, cụ thể:


=>> Nhóm 1 gồm 29 bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib.

=>> Nhóm 2 gồm 42 bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib hoặc Gefitinib.


Kết quả cho thấy, Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ của nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích thế hệ 3 tốt hơn so với nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích thế hệ 1 ( 16.9 tháng so với 8.6 tháng, P=0.007 và 26.6 tháng so với 20.0 tháng, P=0.158). Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ vi di căn màng não mềm và sống không bệnh tiến triển vi di căn màng não mềm của nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích thế hệ 3 tốt hơn đáng kể so với nhóm dùng Thuốc đích thế hệ 1 ( 62.5% so với 25.7%, P=0.007 và 23.4 tháng so với 12.1 tháng, P=0.021).



Khi phân tích phân nhóm, sống không bệnh tiến triển vi di căn màng não mềm của những bệnh nhân dương tính EGFR EXON19 khi dùng thuốc đích thế hệ 3 sẽ lâu hơn đáng kể so với thuốc đích thế hệ 1 ( 32.7 tháng so với 13.4 tháng, P=0.013). Đối với những bệnh nhân dương tính L858R EXON21 thì không có khác biệt khi dùng Thuốc đích thế hệ 3 hay thế hệ 1. Trong phân tích đa biến, Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib và đột biến gen EGFR EXON19 là những yếu tố quan trọng để có sống không bệnh tiến triển vi di căn màng não mềm và sống còn toàn bộ tốt hơn.



=>> Nhóm nghiên cứu nhận thấy:” Thuốc đích thế hệ 3 cho thấy hiệu quả tốt hơn thuốc đích thế hệ 1 khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR bị vi di căn màng não mềm, đặc biệt là trên những bệnh nhân dương tính EGFR EXON19”.






Lepto-Edited-1.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 173: NGUY CƠ VIÊM PHỔI ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN XẠ TRỊ LỒNG NGỰC TRONG KHI ĐANG DÙNG THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 OSIMERTINIB.



1
. Chủ đề viêm phổi xảy ra đối với những bệnh nhân xạ trị lồng ngực trong thời gian dùng Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib đã được mình nhắc đến cách đây 5 tháng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng quay trở lại chủ đề này.



2. Vào hôm 17/8/2023, Nhóm Chuyên gia trường Y Harvard- đứng đầu là Chuyên gia L. Banla đã công bố nghiên cứu về nguy cơ viêm phổi đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ xạ trị lồng ngực trong khi đang dùng Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib.


Nghiên cứu được thực hiện ở nhiều trung tâm dựa trên dữ liệu trong 7 năm, kể từ tháng 4/2016 cho đến tháng 7/2022.


Trung vị của thời gian theo dõi là 10.2 tháng ( 1.9-53.2), trong số 102 bệnh nhân thì có 14 bệnh nhân ( chiếm 13.7%) bị viêm phổi cấp độ 2 với trung vị của thời gian viêm phổi là 3.2 tháng ( 1.5-6.3). Nguy cơ viêm phổi không tăng đáng kể ở những bệnh nhân tiếp tục dùng Osimertinib trong thời gian xạ trị lồng ngực khi so với những bệnh nhân ngừng sử dụng Osimertinib trong thời gian xạ trị lồng ngực ( 9.1% so với 15.0%, P=0.729). Có 3 bệnh nhân ( chiếm 2.9%) mắc viêm phổi cấp độ 3, không có bệnh nhân nào mắc viêm phổi cấp độ 4, có 2 bệnh nhân mắc viêm phổi cấp độ 5( chiếm 2.0%, trong đó một bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cấp độ 5 sau xạ lồng ngực 3.2 tháng và một bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cấp độ 5 sau xạ lồng ngực 4.4 tháng). Trong phân tích đa biến thì liều phổi trung bình có liên quan đến sự phát triển của viêm phổi từ cấp độ 2 trở lên ( OR= 1.19, P=0.021).




=>> Nhóm nghiên cứu kết luận :” Mặc dù tỷ lệ mắc viêm phổi ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng xạ trị lồng ngực trong khi đang dùng Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib là TƯƠNG ĐỐI THẤP-NHƯNG vẫn có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị mắc viêm phổi NGHIÊM TRỌNG. Ngoài ra, Liều phổi trung bình được nhận thấy có liên quan đến sự phát triển của viêm phổi. Bởi vậy, Bs điều trị cần nhận thức rõ những rủi ro này trước khi ra quyết định xạ trị lồng ngực cho những bệnh nhân đang dùng thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib”.







pathogenesis main.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 174: THÊM MỘT BƯỚC TIẾN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN GEN KRAS-G12C.


Vào hôm 24/8/2023 Chuyên gia Patricia LoRusso cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase1 của nghiên cứu NCT04449874 trên tạp chí Y Học số 1 thế giới NEJM.

Nghiên cứu NCT04449874 đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Thuốc đích Divarasib khi dùng đường uống một lần mỗi ngày trên những bệnh nhân ung thư tiến triển hoặc di căn mà khối u của họ dương tính với đột biến gen KRAS G12C. Liều thử nghiệm dùng trong nghiên cứu là từ 50mg đến 400mg/ngày.


Tổng số 137 bệnh nhân dương tính với đột biến gen KRAS-G12C đã được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 60 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, 55 bệnh nhân ung thư đại trực tràng và 22 bệnh nhân ung thư thể rắn khác.


1.Về mặt hiệu quả điều trị:

=>> Đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, tỷ lệ đáp ứng đạt 53.4% ( 95%CI, 39.9-66.7) và trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 13.1 tháng ( 95%CI, 8.8-chưa đạt )

=>> Đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, tỷ lệ đáp ứng đạt 29.1%( 95%CI, 17.6-42.9) và trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 5.6 tháng ( 95%CI, 4.1-8.2).

=>> Đáp ứng với điều trị cũng được nhận thấy ở những loại ung thư thể rắn khác.


2.Về mặt tác dụng phụ:

=>> Có 127 bệnh nhân ( chiếm 93%) trong nghiên cứu gặp tác dụng phụ. Dù vậy, tác dụng phụ cấp độ 3 chỉ xảy ra ở 15 bệnh nhân ( chiếm 11%) và tác dụng phụ cấp độ 4 chỉ xảy ra ở 1 bệnh nhân ( chiếm 1%). Có 19 bệnh nhân phải giảm liều do tác dụng phụ ( chiếm 14%) và 4 bệnh nhân ngừng điều trị ( chiếm 3%).


QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHUYÊN GIA:


=>> Đây là một kết quả THỰC SỰ ẤN TƯỢNG trong bối cảnh điều trị đột biến gen KRAS G12C. So với 2 loại thuốc đích ( Sotorasib và Adagrasib) đã được phê duyệt- Thuốc đích Divarasib trong tương lai CÓ THỂ sẽ là một lựa chọn tốt hơn.


=>> Về cả tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống không bệnh tiến triển cũng như khả năng dung nạp, Thuốc đích Divarasib đều cho ra những kết quả thực sự ấn tượng. Tập đoàn ROCHE đang lên kế hoạch sẽ nộp đơn phê duyệt chính thức thuốc Divarasib tới FDA vào năm 2025. Từ giờ đến lúc đó, không rõ ROCHE có ý định xin phê duyệt cấp tốc với Divarasib không? Tôi nghĩ với kết quả này, Divarasib rất có thể sẽ là viên thuốc bom tấn trong tương lai.




CkoP46UZ.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 175: ĐỨC HIẾU SINH VÀ CÂU CHUYỆN CỨU NGƯỜI TRONG THÁNG LỄ VU LAN.


Chị là một bệnh nhân trẻ, dùng đích được hơn năm thì kháng thuốc. Trước khi nhập viện khoảng 1 tuần thì Chị bị nói ngọng, nói luyên thuyên, thi thoảng ảo giác và co giật. Tới khi nhập viện cấp cứu thì co giật nặng, suy hô hấp, các bs đã đặt nội khí quản và cho chị thở máy bên cạnh việc tiêm thuốc an thần.


Chồng chị được người giới thiệu và có liên hệ với mình để nhờ tư vấn. Gia đình anh cũng có người nhà làm bác sĩ nên cuộc trao đổi diễn ra rất minh bạch, công khai, thẳng thắn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là cứu người hiện đang trong tình trạng nguy kịch.


Anh và gia đình chấp nhận phương án mình đưa ra, từ cả việc dùng thuốc gì, dùng theo cách nào, và theo chiến lược ra sao.

Chuỗi ngày chăm sóc Chị trong hồi sức là chuỗi ngày nín thở- cực kỳ căng thẳng. Có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời:

=>> Chị nhập viện trong tình trạng co giật nặng, mất nhận thức, ngoài ra còn bị NHIỄM TRÙNG NẶNG. Vậy điều trị song song cả kháng sinh và ung thư thì cơ thể chị có gánh thuốc được không ?? Nhiễm trùng là PHẢI trị luôn rồi, vậy ung thư thì dùng theo chiến lược ra sao để vừa đảm bảo cơ thể ko bị quá tải vừa đảm bảo đánh lùi được cơn bùng của ung thư đang diễn ra???


=>> Phương án trị kháng được đưa ra LIỆU CÓ HIỆU QUẢ với chị ko? nếu thì nó biểu hiện thế nào và nếu KO thì nó sẽ sinh sự ra sao?


1.Chị dùng thuốc theo phương án mình đưa ra được 6 ngày thì mình bàn với anh là có thể thảo luận với bs ngừng an thần để xem xem chị đáp ứng thuốc thế nào. Theo kiến thức và kinh nghiệm của mình thì 6 ngày-với thuốc đó và cách dùng đó thì cơn bùng của ung thư ÍT NHẤT ĐÃ ĐƯỢC DẬP MẠNH rồi, ung thư sẽ còn- nhưng ko còn dữ dội và bùng nổ trên não nữa. Bs có trao đổi lại rằng khi nhập viện chị co giật rất nặng, giờ mà ngừng an thần thì hơi lo vì nếu thuốc ko đáp ứng thì chị sẽ co giật trở lại và có thể thở chống máy. Trao đổi hồi lâu thì bs chấp nhận phương án ngừng an thần. Mọi việc xảy ra sau khi ngừng an thần diễn ra rất suôn sẻ, Chị KO CO GIẬT NỮA !!!


2
.Sau đó vài ngày, mình có trao đổi vs anh nên bàn vs bs về việc CHUYỂN MODE máy thở. Chuyển từ mode phụ thuộc hoàn toàn vào máy sang mode phụ thuộc một phần nhằm tiến tới cai máy thở dần. Lý do mình đưa ra khi thảo luận là PHỔI CHỊ KHI CHỤP LÊN VẪN ỔN, chỉ có não là be bét ung thư thôi. Do đó, khi dùng phương án trị kháng mình đưa ra mà não được xử lý ổn thì việc hô hấp của Chị cũng theo đó mà tốt lên. Bs ban đầu ko đồng ý chuyển mode mà nghiêng về phương án mở khí quản ( làm tiểu phẫu chọc 1 cái lỗ ở cổ cho chị ). Nhưng sau khi trao đổi thì bs CHIỀU LÒNG gia đình bệnh nhân-thử chuyển mode. Việc chuyển mode máy thở diễn ra thành công, sau vài ngày mọi thứ đều diễn ra RẤT TỐT ĐẸP. Chị hô hấp rất tốt và được để mode tự thở.



3.Mặc dù vậy, dựa vào lâm sàng của chị- chân tay yếu, ho khạc kém, tỉnh táo chưa quá rõ rệt. Các bs một lần nữa đề nghị chọc lỗ ở cỗ- mở khí quản cho bệnh nhân. Mình KO có chuyên môn sâu về hồi sức nên mình vẫn nhắc đi nhắc lại với gia đình bệnh nhân rằng bàn bạc chỉ để làm cho bức tranh rõ hơn, còn đâu quyết định cuối cùng vẫn phải ở bs hồi sức vì họ là người có chuyên môn và họ ở bên cạnh chị nên họ rõ nhất, mình chỉ thảo luận qua tin nhắn thì KO thể nào sát sao bằng họ được.


NHƯNG quan điểm cá nhân em, em theo dõi sát chị từ đầu đến giờ, NẾU LÀ EM thì em vẫn ủng hộ KO mở lỗ ở cổ, em sẽ đề nghị rút ống nội khí quản và theo dõi chị, nếu có biến lúc đó hẵng mở lỗ ở cổ sau!!! Đây là một quyết định mạo hiểm nhưng nó XỨNG ĐÁNG ĐỂ THỬ với bệnh cảnh của chị. Phác đồ trị kháng em đưa cho chị nó dọn dẹp não cực tốt nên mình có hy vọng để mạo hiểm, nếu thành công sẽ tránh được việc phải thực hiệu tiểu phẫu- khoét lỗ ở cổ!!! "


4.Ngày hôm sau, các bs rút ống và theo dõi, chị tự thở RẤT TỐT. Việc rút ống thành công và chị đã TRÁNH ĐƯỢC VIỆC MỞ LỖ!


5. Nằm tại khoa hồi sức tròn 3 tuần kể từ ngày nhập viện, Chị được xuất viện để về tự chăm sóc tại nhà. Mọi chuyện tưởng chừng thành công mỹ mãn thì TỰ DƯNG SINH BIẾN.


Anh bảo rằng chị nói linh tinh trở lại, rồi gồng người lên, ai chạm vào là trừng mắt xong bảo cứu với cứu với!!! Việc này diễn ra độ 30 phút rồi thôi. Vậy hiện tượng này là gì??? Nó là dấu hiệu của hiện tượng co giật xuất hiện trở lại với tần suất nhẹ hay là do đâu???

=>> Vẫn theo cách làm việc từ xưa đến nay của mình ( ai đã từng nhắn tin với mình thì đều rõ điều đó ). Mình giải thích tất cả các khả năng có thể là nguyên nhân cho hiện tượng trên của chị, và đề ra phương án loại nhiễu. Tức là mình sẽ đưa gia đình bệnh nhân lên cùng với cái nhìn của mình, để họ hiểu được toàn bộ bức tranh và cái lý của việc tại sao mình khuyên như vậy!!!


=>> Anh đồng ý phương án loại nhiễu mình đưa ra. Kết quả: Hiện tượng gồng mình-co giật nhẹ-ảo giác kia HOÀN TOÀN BIẾN MẤT. Chị tỉnh táo lại 100%, nhận ra chồng con, nhận ra gia đình, và còn thắc mắc là tại sao lại ốm đau nặng đến mức ra nông nỗi này???


Một cảm giác tuyệt vời khi đọc được tin nhắn từ anh!
Cám ơn sự hợp tác của các bs hồi sức!
Cám ơn cuộc đời đã trao cho ta nhiều việc đáng để làm và đáng để sống!






z4641322255369_aaf2661d2beb406095c78c19123ab4b6.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 176: KẺ THAY ĐỔI CUỘC CHƠI TRONG ĐỘT BIẾN CHÈN GEN EXON20- THUỐC ĐÍCH SUNVOZERTINIB CHÍNH THỨC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT.


1
.Vào ngày 23/8/2023 Cục quản lý dược phẩm quốc gia Trung Quốc đã chính thức phê duyệt Thuốc đích Sunvozertinib để điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn hoặc tiến triển cục bộ dương tính với đột biến chèn gen exon20. Thuốc sẽ được kê sau khi bệnh tiến triển trên hoặc sau hoá trị platinum.


2.Đột biến chèn gen exon20 là một con quái vật thực sự trong ung thư phổi. Tuy FDA đã phê duyệt 2 thuốc đích dành cho đột biến chèn gen exon20 là Amivantamab và Mobocertinib, nhưng tỷ lệ đáp ứng của 2 thuốc này vẫn dừng lại ở con số rất khiêm tốn. Đầu ra sống còn của bệnh nhân sở hữu đột biến chèn gen exon20 trong thực tế vẫn rất đỗi nghèo nàn. Thời gian sống thêm cũng như tỷ lệ đáp ứng vẫn là một nhu cầu thực sự nan giải và chưa được giải quyết.


Mọi việc đã thay đổi hoàn toàn khi Sunvozertinib xuất hiện. Đúng nghĩa với danh xưng Kẻ thay đổi cuộc chơi- Sunvozertinib mang đến tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 60.8% và tỷ lệ đáp ứng nội sọ trên những bệnh nhân di căn não đạt 48.5%.
=>> MỘT BƯỚC TIẾN THỰC SỰ!!!




pexels-pixabay-2166.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 177: MỘT THAY ĐỔI LỚN TRONG CÁCH THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC MIỄN DỊCH TECENTRIQ CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ.


Cách đây 1 năm, mình đã viết về việc Genentech- công ty con của Tập Đoàn dược phẩm ROCHE đã gửi dữ liệu đến các cơ quan y tế trên toàn cầu nhằm đạt được sự phê duyệt về việc thay đổi cách thức điều trị của thuốc Miễn dịch Tecentriq. Cụ thể là đổi từ truyền tĩnh mạch sang tiêm dưới da sẽ giúp giảm thời gian điều trị từ 30 phút hoặc 60phút như hiện nay, xuống còn chỉ từ 3 phút đến 8 phút!!!


Vào hôm 29/8/2023, Dịch vụ Y tế quốc gia Vương Quốc Anh đã trở thành Hệ Thống Y Tế đầu tiên trên thế giới phê duyệt cách thức điều trị mới này của thuốc miễn dịch Tecentriq.


=>> Với cách thức điều trị mới này, áp lực lên Hệ Thống Y Tế sẽ được giảm bớt rất nhiều. Về phía cơ sở y tế, số bệnh nhân được điều trị trong một ngày sẽ nhiều hơn. Về phía bệnh nhân, thời gian điều trị được giảm bớt tới 75% so với trước đây ( từ 30 phút còn 7 phút ) sẽ mang lại một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu.




skynews-injection-treatment_5841147.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 178: UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI SỐNG KHOẺ MẠNH Ở NĂM THỨ 12!!!


Xin chào mọi người! Tôi tên là Luna Okada. Nghề nghiệp của tôi là Tư Vấn Di Truyền, làm trong nghề Y nên tôi không xa lạ gì với ung thư. Dù vậy, khi đón nhận tin mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối quả thật ko hề dễ dàng- đó là một cú sốc!! Vào năm 2012, ở tuổi 54, Tôi bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối. Tại thời điểm phát hiện bệnh, ung thư của tôi đã di căn đến gan và xương.



Dựa vào yếu tố chủng tộc Châu Á và giới tính nữ không hút thuốc của tôi, bác sĩ điều trị đã xét nghiệm 2 đột biến gen mà khả năng tôi có cao nhất là EGFR và ALK. Bác sĩ trao đổi rằng tôi sẽ có 50% đến 80% cơ hội rơi vào 1 trong 2 gen này. Tôi đã rất hy vọng, nhưng kết quả trả về tôi ÂM TÍNH với cả 2 gen EGFR lẫn ALK!!! Không thể nói thành lời việc tôi đã tuyệt vọng đến thế nào với kết quả này. Tôi buộc phải hoá trị.



Bác sĩ có trao đổi với tôi và Chồng tôi về việc có thể vớt vát thêm cơ hội bằng cách xét nghiệm gen tiếp cho tôi-đột biến gen hướng đến lần này là ROS1. Đột biến gen ROS1 là một đột biến hiếm, và khả năng tôi có gen này chỉ là 1% !!!



Số mô có được từ thủ thuật sinh thiết lần trước đã dùng hết cho việc xét nghiệm gen EGFR và ALK, nên buộc phải sinh thiết TIẾP để lấy mô phục vụ cho việc xét nghiệm gen bổ sung lần này. Tức là tôi sẽ phải sinh thiết lại để vớt vát cơ hội 1% có đột biến gen ROS1 kia! Tôi đã gần như từ bỏ, tôi không nghĩ mình sẽ rơi vào 1% đó. May mắn là Tôi có một người Chồng tuyệt vời và được điều trị bởi một Bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân, họ đã thuyết phục được tôi. Tôi đồng ý làm sinh thiết lại để tìm kiếm cơ hội- dù chỉ 1%!!! Phác đồ hoá trị mà tôi đã dùng trước đó có chứa thuốc chống tăng sinh mạch Bevacizumab- nó có nguy cơ gây chảy máu, nên tôi phải đợi đủ 28 ngày kể từ lần truyền hoá trị cuối để thực hiện sinh thiết.


Lần sinh thiết thứ 2 diễn ra thành công, số mô lấy ra được đem đi xét nghiệm gen. Có Chúa phù hộ!! Kết quả trả về Tôi dương tính với đột biến gen ROS1. Tôi bắt đầu hành trình chiến đấu ung thư của mình cùng Thuốc đích Crizotinib.



Tôi đạt được chất lượng sống như người bình thường, mỗi ngày tôi uống 2 viên Crizotinib chia 2lần, mỗi lần 1viên. Đến năm 2017, trong một lần tái khám tôi bị phát hiện có nốt ở trên não. Đây không phải là điều quá bất ngờ vì tôi biết bản chất Crizotinib lên não kém. Tôi đã đi tìm kiếm tư vấn từ 2 Chuyên gia nổi tiếng là Chuyên gia Camidge tại Đại học Colorado và Chuyên gia Hoffman tại Đại học Chicago. Tôi được chỉ định xạ não bằng Cyberknife và tiếp tục dùng Crizotinib. Chúa phù hộ! Crizotinib vẫn giữ bệnh tình của tôi ổn định và KO có thêm bất kỳ nốt di căn não nào được phát hiện thêm kể từ lần đó.



Vào năm 2018, Tôi bị chẩn đoán viêm khớp và phải phẫu thuật thay khớp háng. Sau cuộc phẫu thuật, tôi bị gãy xương đùi. Tôi nghĩ hậu quả gãy xương đùi là bởi đánh giá loại nhiễu sai lầm trên nền di căn xương sẵn có. Gãy xương đùi là một biến chứng bất ngờ, dẫn đến việc tôi phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật liên tiếp trong 3 tuần, Tôi bị nhiễm trùng bệnh viện và phải nằm điều trị trong Viện 1 tháng. Trong thời gian đó, điều trị nhiễm trùng là ưu tiên hàng đầu chứ không phải ung thư, tôi đã NGỪNG dùng Crizotinib trong vài tuần. Tôi đã rất lo lắng, tôi lo ung thư của mình sẽ bùng phát trở lại và bản thân sẽ không thể phục hồi sau biến chứng gãy xương đùi. Chúa phù hộ! Mọi thứ tốt đẹp trở lại và tôi trở về cuộc sống bình thường như trước kia.



Tôi đang trên hành trình điều trị ung thư ở năm thứ 12!! Chúa phù hộ cho Tôi, Chúa phù hộ cho các bạn!!

( Luna Okada đứng ngoài cùng bên phải khi chụp ảnh cùng Chồng và hai con )







8551f7_8dcd2b3db0164dbe93423f3ceb0a27db~mv2.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 179: TRỊ KHÁNG ĐÍCH THẾ HỆ 3 EGFR. TIẾP TỤC THÊM HI VỌNG CHO BỆNH NHÂN.


Vào hôm 6/9/2023, Công ty con Janssen Pharmaceuticals của Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson đã cập nhật kết quả phase3 của nghiên cứu MARIPOSA-2.


Nghiên cứu MARIPOSA-2 được thiết kế để trị kháng đích thế hệ 3 Osimertinib. Tổng số 657 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển cục bộ hoặc di căn, dương tính với đột biến gen EXON19 hoặc L858R và đã kháng Osimertinib được tuyển vô nghiên cứu, sau đó được phân vô 3 nhánh:

=>> Nhánh 1: Bệnh nhân được điều trị bằng Amivantamab + Hoá trị

=>> Nhánh 2: Bệnh nhân được điều trị bằng Amivantamab + Hoá trị + Thuốc đích thế hệ 3 Lazertinib.

=>> Nhánh 3: Bệnh nhân được điều trị bằng Hoá trị đơn độc.


Kết quả nghiên cứu cho thấy phác đồ chứa Amivantamab ( là nhánh 1 và nhánh 2) có thời gian sống không bệnh tiến triển vượt trội so với hoá trị ( là nhánh 3). Tập đoàn Johnson & Johnson dự định sẽ công bố toàn bộ dữ liệu của nghiên cứu tại một Hội Nghị ung thư phổi sắp tới, dữ liệu công bố sẽ bao gồm các thông tin khác như thời gian sống còn toàn bộ, thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ, tỷ lệ đáp ứng khách quan và thời gian duy trì đáp ứng.


Đại diện cho Tập đoàn, người đứng đầu bộ phận trị liệu toàn cầu Peter Lebowitz phát biểu :” Với kết quả này, Thuốc Amivantamab rất có thể sẽ thay đổi mô hình điều trị!!! “.






Janssen_JJ_Johnson_and_Johnson_pharmaceutical_companies.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 180: THAY ĐỔI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN SỚM- DÙNG BỔ TRỢ THUỐC ĐÍCH ALECTINIB SAU MỔ SẼ TRỞ THÀNH TIÊU CHUẨN CHĂM SÓC MỚI ?



1
. Cách đây 6 tháng mình đã viết về việc Thuốc đích Osimertinib đã được phê duyệt dùng làm bổ trợ sau mổ đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm dương tính với đột biến gen EGFR.


Tiếp theo thành công của Osimertinib trong EGFR thì ALK và RET đã đi sau với 2 nghiên cứu dùng thuốc đích làm bổ trợ sau mổ là:


=>> Nghiên cứu ALINA dùng Thuốc đích Alectinib làm bổ trợ sau mổ đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm dương tính ALK.

=>> Nghiên cứu LIBRETTO-432 dùng Thuốc đích Selpercatinib làm bổ trợ sau mổ hoặc xạ trị đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm dương tính RET.


2. Vào hôm 1/9/2023, Tập đoàn ROCHE đã cập nhật kết quả phase3 của nghiên cứu ALINA. Nghiên cứu ALINA là một nghiên cứu toàn cầu trải dài trên 170 trung tâm và 30 quốc gia. Tổng số 257 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Alectinib khi dùng làm bổ trợ sau mổ cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm dương tính với đột biến gen ALK ( Giai đoạn từ 1B với kích thước u >=4cm cho đến giai đoạn 3A).


Kết quả cho thấy, Alectinib cải thiện thời gian sống thêm không bệnh so với hoá trị platinum khi dùng làm thuốc bổ trợ sau mổ trong thời gian 2 năm. Kết quả của nghiên cứu dự định sẽ được Tập Đoàn ROCHE công bố tại một Hội Nghị ung thư phổi sắp tới. Dữ liệu cũng sẽ được Tập Đoàn gửi tới các cơ quan y tế trên toàn cầu, trong đó có Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA của Mỹ cũng như Cơ quan quản lý dược phẩm EMA của Châu Âu.


Phát biểu trước báo giới, Levi Garraway- Giám đốc Y Tế kiêm Trưởng bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu của Tập Đoàn ROCHE cho biết :” Nếu được phê duyệt, Alectinib sẽ điều trị ung thư từ trước cả khi nó di căn. Điều này giúp tăng cơ hội chữa khỏi đối với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm. Chúng tôi sẽ gửi dữ liệu đến các Cơ quan quản lý và hi vọng được mang điều này đến bệnh nhân sớm nhất có thể”.







rochewoerdenlogo.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 181: CẬP NHẬT TÌNH HÌNH HỘI NGHỊ THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI WCLC 2023 ĐANG DIỄN RA TẠI SINGAPORE.


Hội Nghị thế giới về ung thư phổi năm nay diễn ra trong 4 ngày, kể từ ngày 9/9/2023 cho đến ngày 12/9/2023 tại Singapore.

Vào ngày thứ 2 của Hội nghị, tức ngày 10/9/2023 đã bắt đầu xuất hiện những báo cáo mang tính thay đổi thực hành trong lâm sàng, những viên thuốc mang tính thay đổi cuộc chơi đã bắt đầu được réo tên !!!

=>> KẺ THAY ĐỔI CUỘC CHƠI TIẾP TỤC XUẤT HIỆN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN CHÈN GEN EXON20.


Vào hôm 10/9/2023, trước toàn thể Hội Nghị, Chuyên gia Baohui Han cùng các đồng nghiệp đã trình bày kết quả phase1b của Nghiên cứu FAVOUR. Nghiên cứu FAVOUR được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và an toàn của Thuốc đích Furmonertinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển cục bộ hoặc di căn dương tính với đột biến chèn gen EXON20.

Kết quả cho thấy:

+ Với bệnh nhân CHƯA trải qua điều trị: Thuốc đích Furmonertinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 78.6% ở liều 240mg và thời gian duy trì đáp ứng đạt 15.2 tháng.

+ Với bệnh nhân trước đó ĐÃ trải qua điều trị: Thuốc đích Furmonertinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 46.2% ở liều 240mg và thời gian duy trì đáp ứng đạt 13.1 tháng. Khi hạ liều xuống 160mg thì tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 38.5% và thời gian duy trì đáp ứng đạt 9.7 tháng.

+ Thuốc đích Furmonertinib cho hiệu quả dung nạp tốt, tác dụng phụ chủ yếu xảy ra khi dùng liều 240mg là đi ngoài, nhưng ở mức độ thấp.


Phát biểu ở cuối bài báo cáo, Chuyên gia Baohui Han cho biết :” Với thành công rất hứa hẹn này, Nghiên cứu quy mô toàn cầu sẽ được tiến hành để đánh giá độ hiệu quả của Thuốc đích Furmonertinib khi dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sở hữu đột biến chèn gen exon20”.

=>> Những tiến bộ tuyệt vời đang diễn ra trong bối cảnh điều trị đột biến chèn gen exon20!!!





968401.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 182: TRỊ KHÁNG ĐÍCH EGFR- CẬP NHẬT TÌNH HÌNH HỘI NGHỊ THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI ĐANG DIỄN RA TẠI SINGAPORE.



1
.Cách đây 5 tháng, mình đã từng nhắc đến Thuốc Patritumab deruxtecan ( mình sẽ để link ở phần bình luận cho mọi người dễ tìm ). Qua bài viết đó chúng ta đã hiểu rằng KO phải cứ có gen A là phải dùng thuốc A, hay có gen A+B là phải dùng thuốc A+B. Việc trị kháng có thể đánh theo hướng lẻ tẻ, nhưng cũng có những loại thuốc được thiết kế để đánh theo CỤM!!! Chỉ cần kháng là nó trị được-ko cần quan tâm tới nguyên nhân kháng luôn !!!


Hôm nay chúng ta sẽ cùng trở lại chủ đề này với tin tức mới nhất được cập nhật từ Hội Nghị WCLC 2023 đang diễn ra tại Singapore.


2.Tại ngày thứ 2 của Hội Nghị, tức ngày 10/9/2023, Chuyên gia Helena A. Yu cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase2 của Nghiên cứu HERTHENA-LUNG01. Nghiên cứu HERTHENA-LUNG01 được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và an toàn của Thuốc Patritumab deruxtecan khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính với đột biến gen EGFR, trước đó đã bị KHÁNG thuốc đích và hoá trị Platinum.



Tổng số 225 bệnh nhân đã được đưa vô nghiên cứu. Thuốc Patritumab deruxtecan là thuốc truyền, bệnh nhân trong nghiên cứu sẽ được truyền 3 tuần một lần, với liều 5.6mg/kg hoặc áp dụng chiến lược liều lên thang 3.2--> 4.8 --> 6.4 mg/kg cho tới khi tìm được liều phù hợp.


Kết quả cho thấy, Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 29.8% ( trong đó có 1 bệnh nhân đạt đáp ứng HOÀN TOÀN ). Tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 73.8%. Trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 6.4 tháng, trung vị của sống không bệnh tiến triển đạt 5.5 tháng và trung vị của sống còn toàn bộ đạt 11.9 tháng.


Thuốc Patritumab deruxtecan được nhận thấy đáp ứng đối với NHIỀU CƠ CHẾ KHÁNG ĐÍCH KHÁC NHAU, thậm chí Patritumab deruxtecan còn cho đáp ứng trên cả những bệnh nhân KO ĐỊNH DANH ĐƯỢC CƠ CHẾ KHÁNG.


Thuốc Patritumab deruxtecan cũng sở hữu khả năng lên não ấn tượng. Cụ thể, Đối với những bệnh nhân di căn não chưa trải qua xạ trị, Patritumab deruxtecan cho tỷ lệ đáp ứng khách quan nội sọ đạt 33.3%.


Kết thúc bài báo cáo, Chuyên gia Helena A. Yu phát biểu :” Thuốc Patritumab deruxtecan cho thấy bằng chứng thuyết phục khi TRỊ KHÁNG cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR, trước đó đã trải qua NHIỀU phác đồ điều trị. Hiện nghiên cứu đang được chúng tôi tiếp tục tiến hành ở phase3.”






desktop-wallpaper-singapore.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 183: ĐÍCH GỘP HOÁ TRỊ GIÚP KÉO DÀI GẤP RƯỠI THỜI GIAN KHÁNG THUỐC!!!
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH HỘI NGHỊ THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI ĐANG DIỄN RA TẠI SINGAPORE.



1
.Cách đây 4 tháng mình đã từng bàn về Chủ đề Hoá trị gộp Đích trong loạt bài 3 phần. Hôm nay chúng ta cùng trở lại chủ đề này.


2. Vào ngày thứ 3 của Hội Nghị- tức ngày 11/9/2023, Chuyên gia Pasi A. Janne cùng các đồng nghiệp cập nhật kết quả phase3 của Nghiên cứu FLAURA2. Nghiên cứu FLAURA2 là nghiên cứu toàn cầu, được thực hiện trên 557 bệnh nhân tại hơn 150 trung tâm y tế ở hơn 20 quốc gia.


Kết quả cho thấy, Phác đồ đích thế hệ 3 Osimertinib + Hoá trị cho thời gian sống không bệnh tiến triển dài GẤP RƯỠI so với Đích thế hệ 3 Osimertinib đơn độc khi điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn tiến triển cục bộ ( 3B-3C) hoặc di căn ( 4) sở hữu đột biến gen EGFR. Cụ thể:

+ Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của phác đồ Osimertinib + Hoá trị so với Osimertinib đơn độc lần lượt là 29.4 tháng và 19.9 tháng ( Theo Trung Tâm kiểm soát dữ liệu độc lập mù BICR ).

+ Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của phác đồ Osimertinib + Hoá trị so với Osimertinib đơn độc lần lượt là 25.5 tháng và 16.7 tháng ( Theo Điều tra viên INV).

+ Dữ liệu sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện.


=>> Như vậy, khi gộp Hoá Trị vô đích Thế hệ 3 Osimertinib sẽ giúp cho bệnh nhân kéo dài GẤP RƯỠI thời gian kháng so với việc chỉ dùng đơn độc đích Thế hệ 3 Osimertinib- Kéo dài hơn xấp xỉ 10 tháng!!!


QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHUYÊN GIA:


=>>
Đây rất có thể là một cột mốc mang tính thay đổi trong thực hành lâm sàng. Dù vậy, tiến bộ này KO dành cho tất cả bệnh nhân. Tác dụng phụ của phác đồ Đích + Hoá trị là một con số KHỔNG LỒ!!! Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng thuốc do tác dụng phụ của phác đồ đích +hoá trị CAO GẤP 8 lần so với phác đồ đích đơn độc, cụ thể là 48% so với 6%. Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ cấp độ 3 trở lên của phác đồ Đích + Hoá trị cũng CAO HƠN ĐÁNG KỂ so với phác đồ Đích đơn độc, cụ thể là 64% so với 27%. Nghiên cứu FLAURA2-ngoài mặt hiệu quả thì nó còn độc nữa!



=>> Nghiên cứu FLAURA2 chỉ có dữ liệu về thời gian sống không bệnh tiến triển, dữ liệu sống còn toàn bộ hiện chưa có. Giả sử sống còn toàn bộ là vượt trội thì KHÔNG CÒN PHẢI NGHI NGỜ gì về một cột mốc mới đã được thiếp lập, còn nếu sống còn toàn bộ là ko thay đổi thì ngoài độc tính- con số trì hoãn thời gian kháng thuốc tới 10 tháng liệu có đủ sức hút với bệnh nhân và bác sĩ điều trị không?

Tôi nghĩ việc này cần trao đổi với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Quan điểm của họ sẽ giúp cho việc ra quyết định điều trị!





buildings-cities-lights-night-wallpaper-preview.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top