BÀI SỐ 144: BÀN TIẾP VỀ BRIGATINIB. VIÊN THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2+ CHO GEN ALK.
Các dòng thuốc đích ALK được phê duyệt và sử dụng rộng rãi cho đến nay bao gồm:
Thuốc đích thế hệ 1 Crizotinib
Thuốc đích thế hệ 2 Alectinib, Brigatinib, Ceritinib
Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib.
+Với sự ra đời của nhiều dòng thuốc đích ALK thì thế hệ 1 Crizotinib hiện nay
GẦN NHƯ ko còn được sử dụng làm điều trị bước đầu cho bệnh nhân. Bản chất Crizotinib lên não kém và cho thời gian đáp ứng rất ngắn so với các thuốc thế hệ 2,3.
+Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib hiện đã được phê duyệt dùng cho cả điều trị bước đầu, bước 2 và bước 3. Ở điều trị bước 3, Lorlatinib hiện là thuốc duy nhất được phê duyệt.
+Vì Lorlatinib là thuốc duy nhất hiện nay được phê duyệt dùng cho bước 3 nên xét trong 1 chiến lược dài hơi, ta sẽ để dành nó và
KO CHỌN Lorlatinib cho điều trị bước đầu. Vì vậy, trong điều trị bước đầu, hiện chỉ còn phân vân giữa các loại thuốc đích thế hệ 2 là Alectinib, Brigatinib và Ceritinib.
+Trong 3 loại thuốc đích thế hệ 2 thì Ceritinib là thằng yếu nhất và độc nhất. Ta bỏ qua, ko chọn Ceritinib. Bởi vậy, còn sót lại Alectinib với Brigatinib.
GIỮA ALECTINIB VÀ BRIGATINIB, TA NÊN CHỌN THUỐC NÀO LÀM ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU?
+Theo dữ liệu từ những
NGHIÊN CỨU RIÊNG thì Alectinib cho ra thời gian hợp thuốc dài hơn so với Brigatinib. Một số bs
CHỈ dựa vô dữ liệu này để kê Alectinib cho bệnh nhân-nhưng làm vậy là
KO CÔNG BẰNG với Brigatinib, thậm chí là có phần
thiệt thòi cho viên đích thế hệ 2 cực kỳ dũng mãnh này. Như có lần mình đã từng nói, nghiên cứu riêng chỉ để tham khảo, còn để kết luận thì phải có
ĐỐI ĐẦU. Kiểu như bạn xếp hạng số 1 ở lớp của bạn, và bạn lên mặt với một thằng xếp hạng số 50 ở lớp của nó. Xếp số 1 thì hiển nhiên là tốt hơn xếp số 50??? Đâu phải thế!!! Lớp bạn học là lớp ở trường làng thôi, còn lớp nó học là lớp ở trường MIT!!!
Mà ở MIT thì một thằng kém nhất cái trường đó nó cũng xuất sắc hơn học sinh giỏi nhất Việt Nam. Lấy qua ví dụ vậy để chúng ta hiểu hơn về khái niệm đối đầu.
+Alectinib và Brigatinib hiện đã có nghiên cứu
ĐỐI ĐẦU, nhưng là ở điều trị bước 2- tức là khi bệnh nhân đã kháng Crizotinib. Kết quả đối đầu ở điều trị bước 2 cho ra Brigatinib và Alectinib có hiệu quả tốt
TƯƠNG ĐƯƠNG nhau về thời gian sống không bệnh tiến triển.
Chúng ta sẽ cùng đi làm rõ 2 chủ đề.
1.Bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ tan máu tự miễn khi dùng Alectinib và khi đổi qua Brigatinib thì dung nạp tốt.
2.Tại sao Brigatinib lại được gọi là thế hệ 2+.
-------------------
CHỦ ĐỀ 1: TÁC DỤNG PHỤ TAN MÁU TỰ MIỄN.
CA SỐ 1:
Một phụ nữ da trắng 45 tuổi, có tiền sử hút thuốc. Vào tháng 3/2020 Cô đến Viện khám do có hiện tượng khó thở và đau ngực. Các bs đã tiến hành chụp chiếu, kết quả cho thấy bệnh nhân có các khối u ác tính ở phổi, gan, xương. Kết quả giải phẫu tế bào học cho ra bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến giai đoạn 4. Xét nghiệm đột biến gen bệnh nhân dương tính với đột biến gen ALK. Bệnh nhân cũng có bộc lộ miễn dịch PDL1>50%.
Bệnh nhân bắt đầu được điều trị vào tháng 4/2020 bằng thuốc đích thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần hằng ngày. Kết quả tái khám cho thấy bệnh nhân đáp ứng xuất sắc với Alectinib trên cả lâm sàng lẫn phim chụp.
Sau 3 tháng dùng Alectinib, đến tháng 7/2020 bệnh nhân gặp phải tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Một số xét nghiệm cơ bản đã được thực hiện và cho ra kết quả:
Bilirubin 65 ( giới hạn bình thường là 7-23 )
AST 1309 ( giới hạn bình thường là 13-39)
ALT 1330 ( giới hạn bình thường là 8-31 )
ALP 144 ( giới hạn bình thường là 36-110 )
Các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết khác đã được thực hiện.
=>> Kết luận: Alectinib khiến bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nhiễm độc gan mức độ 3 và tan máu tự miễn âm tính Coombs.
=>> Bệnh nhân đã được dừng điều trị Alectinib vào cuối tháng 8/2020. Các chỉ số máu sau đó đã dần trở về bình thường. Vào tháng 10/2020 Bệnh nhân được đổi sang dùng thuốc Brigatinib và cho hiệu quả dung nạp tốt.
CA SỐ 2:
Một phụ nữ 80 tuổi người Trung Đông, có tiền sử hút thuốc, mắc nhiều bệnh lý đi kèm như thiếu máu mãn tính ( Hb 106 g/l ), tim mạch ( đã thay van động mạch chủ ). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn 4 di căn não và hạch trung thất. Xét nghiệm đột biến gen bệnh nhân dương tính với đột biến gen ALK, Bệnh nhân cũng có bộc lộ miễn dịch PDL1> 50%.
Bệnh nhân bắt đầu được điều trị vào tháng 10/2019 bằng thuốc đích thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần hằng ngày. Sau 1 tháng dùng Alectinib, kết quả tái khám cho thấy hình ảnh u nốt ung thư được cải thiện đáng kể trên phim chụp. Dù vậy, bệnh nhân đã phải nhập viện ngay sau đó do tình trạng suy tim và thiếu máu nghiêm trọng khi Hb giảm xuống còn 67g/l. Một loạt các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu đã được thực hiện. Bệnh nhân đã được ngưng sử dụng Alectinib 1 tuần, trong thời gian này bệnh nhân được điều trị tối ưu hoá chức năng tim bên cạnh việc truyền máu, sắt và erythropoietin.
Sau 1 tuần ngưng sử dụng Alectinib, bệnh nhân tiếp tục dùng trở lại. Tình trạng thiếu máu tán huyết tiếp tục xuất hiện khi Hb giảm còn 80-90 g/l. Vì vậy, bs đã hạ liều Alectinib xuống còn 450mg uống 2 lần hằng ngày vào tháng 3/2020. Mặc dù vậy, tình hình ko được cải thiện. Đến đầu tháng 4/2020, bệnh nhân được ngừng sử dụng Alectinib, chỉ số Hb sau đó đã tăng lên 133g/l. Vào đầu tháng 6/2020 bệnh nhân được thay van động mạch chủ sinh học. Đến cuối tháng 6/2020 các bs đã cho bệnh nhân sử dụng lại Alectinib và tình trạng thiếu máu tán huyết lại xuất hiện trở lại.
=>> Vì vậy, bệnh nhân đã được ngưng sử dụng
vĩnh viễn Alectinib và đổi qua dùng Brigatinib vào tháng 8/2020. Tình trạng thiếu máu tán huyết ko xuất hiện và bệnh nhân dung nạp tốt với Brigatinib.
CA SỐ 3:
Một phụ nữ da trắng 48 tuổi, không hút thuốc, có lối sống lành mạnh, năng động. Tiểu sử không có bệnh lý đi kèm nhưng gia đình trước đây có nhiều người đã từng mắc bệnh ung thư. Bệnh nhân nhập viện vào cuối tháng 10/2019 trong tình trạng ho khan, khó thở, chóng mặt và thỉnh thoảng mất thăng bằng. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn 4, dương tính với đột biến gen ALK và có bộc lộ miễn dịch PDL1 70%.
Bệnh nhân bắt đầu được điều trị vào tháng 11/2019 bằng thuốc đích thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần hằng ngày. Chỉ sau vài ngày điều trị, tình trạng lâm sàng đã cải thiện rõ rệt.
Vào cuối tháng 2/2020 bệnh nhân bị nghi ngờ mắc thiếu máu tán huyết, Alectinib được tạm ngừng sử dụng trong 2 tuần. Tình trạng bệnh nhân được cải thiện sau đó. Alectinib được tiếp tục kê trở lại, sau 3 tuần dùng trở lại Alectinib các dấu hiệu của bệnh thiếu máu tán huyết lại bắt đầu xuất hiện. Bệnh nhân đã được ngừng sử dụng Alectinib và đổi qua Brigatinib. Tình trạng thiếu máu tán huyết ko xuất hiện nữa và bệnh nhân dung nạp tốt với Brigatinib.
----------------
CHỦ ĐỀ 2: TẠI SAO BRIGATINIB ĐƯỢC GỌI LÀ THẾ HỆ 2+
Vào đầu tháng 9/2022 Chuyên gia Makoto Nishio cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase2 của nghiên cứu ALTA-2. Nghiên cứu ALTA-2 được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và an toàn của thuốc Brigatinib khi dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen ALK trước đó
ĐÃ KHÁNG THUỐC ALECTINIB HOẶC CERITINIB. Tức là nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu Brigatinib có thể dùng làm thuốc trị kháng cho Alectinib hoặc Ceritinib được không???
Tổng số 103 bệnh nhân trong nghiên cứu cho tỷ lệ đáp ứng khách quan 26.2% ( 95%CI: 18-35.8 ), trung vị của thời gian đáp ứng 6.3 tháng ( 95% CI: 5.6- chưa đạt được NR ), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 3.8 tháng ( 95%CI : 3.5-5.8 ). Nhóm bệnh nhân trước đó đã kháng Alectinib ( 86 người ) khi đổi qua dùng Brigatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan 29.1% ( 95%CI :19.8-39.9), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển cũng là 3.8 tháng ( 95%CI : 1.9-5.4).
Cùng làm một phép so sánh với Lorlatinib-viên đích thế hệ 3 thường được lựa chọn để trị kháng cho những bệnh nhân kháng thế hệ 2, ta thấy Đối với những bệnh nhân trước đó đã kháng thế hệ 2, Lorlatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 40% ( 95%CI : 32-49), trung vị của thời gian đáp ứng là 7.1 tháng ( 95%CI : 5.6-24.4), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 6.9 tháng ( 95%CI: 5.4-8.2 ).
Tại Nhật Bản, một nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện. Đối với những bệnh nhân trước đó đã kháng thế hệ 2 Alectinib, khi dùng Brigatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 34% (95%CI: 21-49), trung vị của thời gian đáp ứng là 11.8 tháng(95%CI: 5.5-16.4), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 7.3 tháng ( 95%CI: 3.7-9.3).
=>>So sánh nghiên cứu Nhật Bản và nghiên cứu ALTA-2, ta thấy thời gian đáp ứng và thời gian sống không bệnh tiến triển ở nghiên cứu Nhật Bản
TỐT HƠN nghiên cứu ALTA-2. Điều này có thể được giải thích rằng những bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản
CHỈ DÙNG LIỀU 300mg uống 2 lần hằng ngày- liều này bằng 1/2 liều tiêu chuẩn mà các bệnh nhân trong nghiên cứu ALTA-2 sử dụng. ( Mọi người đọc
THẬT KĨ ý này. Chính vì dùng liều 1/2 so với liều tiêu chuẩn nên
KHẢ NĂNG những bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản vẫn có thể
CÒN đáp ứng vs Alectinib nếu tăng cho họ lên liều tiêu chuẩn. Điều này đã gián tiếp khẳng định qua việc khi kháng Alectinib liều 1/2 và đổi qua Brigatinib- số bệnh nhân ổn định trở lại
NHIỀU HƠN so với số bệnh nhân ổn định ổn định trở lại khi dùng Brigatinib mà trước đó đã kháng Alectinib liều full ).
=>>Trước khi được kê Brigatinib, bệnh nhân trong nghiên cứu ALTA-2 có thời gian hợp với thuốc Alectinib ngắn hơn đáng kể so với bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản, cụ thể bệnh nhân trong nghiên cứu ALTA-2 có thời gian dùng Alectinib là 11.3 tháng so với 19.9 tháng của những bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản. Điều này cho thấy rằng nghiên cứu ALTA-2
RẤT CÓ THỂ đã được thực hiện trên những bệnh nhân có tiên lượng xấu và kháng thuốc sớm hơn những bệnh nhân khác. Vì vậy, điều này cũng có thể là 1 lý do lý giải việc dùng Brigatinib trên phân nhóm bệnh nhân này có hiệu quả kém hơn so với nhóm bệnh nhân Nhật Bản.
---------------
BÀI HỌC RÚT RA:
1.Các báo cáo cho đến nay đều cho thấy Brigatinib tỏ ra có khả năng lên não
TỐT HƠN so với Alectinib. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị di căn não và đang phân vân giữa các lựa chọn điều trị bước đầu thì Brigatinib là 1 lựa chọn tốt.
2.Nếu bệnh nhân kháng Alectinib mà chưa thể tiếp cận được thuốc thế hệ 3 Lorlatinib thì Brigatinib có thể là 1 lựa chọn được tính đến. Brigatinib
có hiệu quả trên một nhóm bệnh nhân kháng Alectinib.
3. Khi đứng giữa lựa chọn Brigatinib hay Alectinib, cần tư vấn cho bệnh nhân rõ:
=>> Thời gian dùng Alectinib dài hơn Brigatinib là thời gian ở nghiên cứu riêng,
KO PHẢI ĐỐI ĐẦU.
=>> Brigatinib và Alectinib đã có
ĐỐI ĐẦU ở bước 2 và kết quả cho ra 2 thuốc có hiệu quả tốt
NHƯ NHAU.
=>> Brigatinib lên não
TỐT HƠN Alectinib
=>> Alectinib có tác dụng phụ êm hơn Brigatinib nhưng là kiểu một thằng êm 9, một thằng êm 8 chứ cả 2 thuốc đều
KO có tác dụng phụ tởm lợm gì cả- cả 2 đều êm. So với hoá trị thì việc điều trị bằng 2 thuốc này chỉ như 1 cuộc dạo chơi.
=>> Cuối cùng, giá thuốc xách tay Brigatinib
RẺ HƠN NHIỀU so với Alectinib ( Về vấn đề giá và sự phổ biến của thuốc mình đã đề cập trong bài cũ ).