[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

bonconsois

Xe đạp
Biển số
OF-448420
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
45
Động cơ
208,201 Mã lực
giờ thấy nhiều người bệnh này quá
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 184: ĐỘT PHÁ TRONG UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ ĐÃ XUẤT HIỆN???


1
.Vào hôm 10/9/2023, tại Hội nghị Thế giới về ung thư phổi diễn ra tại Singapore, Chuyên gia Ying Cheng cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase3 của Nghiên cứu ETER701. Đây là một nghiên cứu đa trung tâm được thực hiện ở Trung Quốc. Tổng số 738 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu.



2. Nghiên cứu ETER701 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của phác đồ Benmelstobart + Anlotinib + EC so với phác đồ giả dược +EC ( EC là tên viết tắt của bộ đôi hoá trị Etoposide + Carboplatin, còn Benmelstobart là thuốc miễn dịch và Anlotinib là thuốc chống tăng sinh mạch- 2 thuốc này đều do Trung Quốc phát minh hoặc đồng phát minh) khi điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn. Kết quả cho thấy, phác đồ Benmelstobart + Anlotinib + EC cho thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ VƯỢT TRỘI so với phác đồ giả dược + EC. Cụ thể:

+ Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của Phác đồ Benmelstobart + Anlotinib + EC so với Phác đồ giả dược +EC lần lượt là 6.93 tháng và 4.21 tháng.

+ Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của Phác đồ Benmelstobart + Anlotinib + EC so với Phác đồ giả dược + EC lần lượt là 19.32 tháng và 11.89 tháng.

+ Tỷ lệ đạt được mốc sống còn toàn bộ 2 năm của bệnh nhân trong Phác đồ Benmelstobart + Anlotinib + EC cũng cao GẦN GẤP ĐÔI so với bệnh nhân trong Phác đồ giả dược + EC. Cụ thể là 41.83% so với 24.24%.


Cuối bài báo cáo, Chuyên gia Ying Cheng phát biểu:” Việc bổ sung thêm thuốc chống tăng sinh mạch vô phác đồ hoá trị + miễn dịch khi điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn đã cho ra thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ DÀI NHẤT TRONG LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ. Đây sẽ là một lựa chọn điều trị mới- đầy hứa hẹn cho bệnh nhân”.



QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHUYÊN GIA:

=>>
Những con số sống còn ấn tượng này là CHƯA TỪNG THẤY trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Về cá nhân mình, tôi còn nhiều HOÀI NGHI khi tiếp cận cách thiết kế của nghiên cứu ETER701, nó còn quá nhiều yếu tố nhiễu. Cụ thể:

+ Nhánh đối chứng không bao gồm Thuốc miễn dịch.
+ Số lượng bệnh nhân CHƯA BAO GIỜ hút thuốc trong nghiên cứu là rất nhiều.
+ Số lượng bệnh nhân di căn não, gan trong nghiên cứu tương đối ít.
+ Tác dụng phụ cấp độ 3 và 4 mà bệnh nhân gặp phải khi gộp 4 thuốc này là ko ít.
+ Cuối cùng, nghiên cứu CHỈ DIỄN RA ở Trung Quốc, nó KO phải nghiên cứu toàn cầu, đa chủng tộc.


=>> Hoàn toàn đồng ý với các yếu tố nhiễu mà bạn vừa liệt kê. Dù vậy, trước khi Nghiên cứu ETER701 xuất hiện thì những thành tựu mà chúng ta đạt được trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ là RẤT ÍT- nó gần như đứng im cả thập kỷ. Tôi nghĩ nghiên cứu này cần được chúng ta bàn luận sâu hơn. Tôi ủng hộ mở rộng nghiên cứu ra quy mô toàn cầu, đa chủng tộc và các yếu tố sinh học cần được thiết kế đa dạng hơn.


=>> Tôi ủng hộ việc tiếp cận nghiên cứu này một cách THẬN TRỌNG. Những bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc hoàn toàn có thể là một phân nhóm có tiên lượng tốt hơn so với các phân nhóm bệnh nhân khác. Trong nghiên cứu ETER701, con số bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc LÊN TỚI 20%!!!! Đây gần như là một phân nhóm hoàn toàn khác biệt!!!! Dù vậy, những con số ẤN TƯỢNG mà Nghiên cứu ETER701 đạt được sẽ thúc đẩy các nghiên cứu toàn cầu diễn ra trong thời gian tới, nhằm đi tìm câu trả lời mang tính khẳng định.









692368.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 185: BÀN TIẾP VỀ DẤU CHẤM HẾT CHO THUỐC MIỄN DỊCH TRONG VIỆC TRỊ KHÁNG ĐÍCH EGFR,ALK.



1
.Chủ đề KHÔNG dùng thuốc miễn dịch khi trị kháng cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR,ALK đã được mình bàn rất nhiều lần( Mọi người có thể tìm đọc lại các bài 107, 158 và mục số 3 trong bài 196 trong nhóm Chiến Thắng Ung Thư Phổi trên Facebook ). Qua các bài viết đó, chúng ta thấy rằng phác đồ 4 thuốc là HY VỌNG DUY NHẤT của Phe ủng hộ dùng miễn dịch khi trị kháng cho bệnh nhân dương tính EGFR,ALK. Hy vọng nhỏ nhoi này bắt nguồn từ một phân tích phân nhóm trong Nghiên cứu IMpower150.


Nhưng có vẻ như hy vọng nhỏ nhoi này đã CHÍNH THỨC BỊ DẬP TẮT!!!



2
.Vào hôm 11/9, tại Hội Nghị thế giới về ung thư phổi, Chuyên gia Caicun Zhou cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase3 của Nghiên cứu IMpower151. Tổng số 305 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu.


Nghiên cứu IMpower151 được thiết kế để xem xem khi điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không tế bào vảy thì liệu việc bổ sung Thuốc miễn dịch vô phác đồ Hoá trị Carboplatin + Pemetrexed ( hoặc Paclitaxel) + Bevacizumab có đem lại lợi ích nào không???


Kết quả cho thấy, Phác đồ 4 thuốc bao gồm Atezolizumab + Bevacizumab+ Carboplatin+ Pemetrexed KHÔNG CẢI THIỆN thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ so với phác đồ 3 thuốc Bevacizumab+ Carboplatin+ Pemetrexed.


=>> Đặc biệt, Nghiên cứu chỉ ra phân nhóm bệnh nhân dương tính với đột biến gen EGFR,ALK ( 163 bệnh nhân- chiếm 53% ) KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH NÀO khi điều trị bằng phác đồ 4 thuốc so với phác đồ 3 thuốc. Cụ thể, trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR, ALK khi điều trị bằng phác đồ 4 thuốc và phác đồ 3 thuốc lần lượt là 8.5 tháng so với 8.3 tháng!!!



Cuối bài báo cáo, Chuyên gia Caicun Zhou phát biểu:” Kết quả của Nghiên cứu IMpower151 ĐI NGƯỢC LẠI với những cải thiện về thời gian sống không bệnh tiến triển cũng như sống còn toàn bộ đã được chỉ ra trước đây- trong Nghiên cứu IMpower150. Qua Nghiên cứu IMpower151 chúng tôi nhận thấy, việc bổ sung thêm thuốc miễn dịch KHÔNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH NÀO so với việc chỉ dùng phác đồ 3 thuốc khi dùng làm điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không tế bào vảy. Đối với những bệnh nhân dương tính EGFR hoặc ALK bị kháng đích- Việc sử dụng phác đồ 4 thuốc cũng KO ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH NÀO so với phác đồ 3 thuốc”.








desktop-wallpaper-lights-tower-singapore-gardens-by-the-bay-singapore-section-город-gardens-by...jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 186: TIẾP TỤC BÀN VỀ NGUYÊN NHÂN KHÁNG THUỐC ĐÍCH ALK SỚM.



1
.Đối với những bệnh nhân ÂM TÍNH đột biến gen, việc sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 cao là một tiên lượng tốt-điều này gợi ý rằng bệnh nhân rất có thể sẽ đáp ứng tốt với thuốc miễn dịch. Nhưng đối với những bệnh nhân có đột biến gen ALK, việc sở hữu PDL1 cao lại đem đến một ý nghĩa tiêu cực, nó mang đến một dự báo KO TỐT cho việc đáp ứng Thuốc đích của bệnh nhân!



2. Vào tháng 6/2023, Chuyên gia Xia Tian cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu:” Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK, việc sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 cao sẽ đi kèm với tiên lượng kém!”


Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 7 năm, kể từ tháng 12/2014 cho đến tháng 8/2020 tại Trung Quốc. Tổng số 4261 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, có 52 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK đủ điều kiện để phân tích.


=>> Trung vị tuổi của bệnh nhân là 51 ( 41-61), 60% bệnh nhân là nữ ( 31 bệnh nhân ), 73% bệnh nhân không hút thuốc ( 38 bệnh nhân ), 94% bệnh nhân được chẩn đoán là giai đoạn 4 tại thời điểm phát hiện bệnh ( 49 bệnh nhân).

=>> Chỉ số toàn trạng của bệnh nhân ở mức 0,1,2 lần lượt là 35%, 52% và 13%. Có 44% bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 0% ( 23 bệnh nhân), 33% bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 từ 1 đến 49% ( 17 bệnh nhân) và 23% bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 trên 50% (12 bệnh nhân). Vì vậy, nhóm sở hữu PDL1 cao gồm 12 bệnh nhân, còn nhóm sở hữu PDL1 thấp gồm 40 bệnh nhân.

=>> Toàn bộ 52 bệnh nhân đều ở điều trị bước đầu, với 42 bệnh nhân điều trị bằng Crizotinib và 10 bệnh nhân điều trị bằng Alectinib.


Tại trung vị của thời gian theo dõi 37.3 tháng, tỷ lệ đáp ứng khách quan của nhóm PDL1 cao và PDL1 thấp lần lượt là 50% và 70% ( p=0.202). Tỷ lệ kiểm soát bệnh của nhóm PDL1 cao và PDL1 thấp lần lượt là 83.3% và 97.5% ( p=0.065). Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của nhóm PDL1 cao THẤP HƠN RẤT NHIỀU so với nhóm PDL1 thấp, cụ thể là 4.4 tháng so với 16.4 tháng ( p=0.008). Trung vị sống còn toàn bộ của nhóm PDL1 cao chỉ là 24 tháng, trong khi của nhóm PDL1 thấp thậm chí còn chưa hoàn thiện.



Nhóm tác giả kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 cao là một tiên lượng xấu đối với những bệnh nhân dương tính ALK được điều trị bằng liệu pháp đích. Bệnh nhân sở hữu PDL1 cao có thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ KÉM HƠN NHIỀU so với bệnh nhân sở hữu PDL1 thấp. Việc phân loại bệnh nhân là cần thiết nhằm có một sự theo dõi sát sao tới từng người bệnh”.





images1326620_Untitled_1.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Nha_Sy

Xe tải
Biển số
OF-13482
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
305
Động cơ
520,969 Mã lực
bác Xemay12345678 làm bên hãng Dược hay sao mà post nhiều bài về thuốc đích vậy?
Ung thư phổi mà di căn rồi thì không nên quá tốn kém thuốc đích làm gì, trừ khi quá giàu. có thể mất ngay căn chung cư cao cấp hay liền kề trong thời gian ngắn.
bạn em có mấy anh chị làm dược sỹ bên Mỹ, e có nhờ mua giúp cho người nhà nhưng không một ai mua hộ với lý do: đã di căn thì thuốc đích không kéo dài sự sống thêm được bao lâu. Khuyên các bác có người nhà bị Ung thư phổi di căn nên cân nhắc.
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
bác Xemay12345678 làm bên hãng Dược hay sao mà post nhiều bài về thuốc đích vậy?
Ung thư phổi mà di căn rồi thì không nên quá tốn kém thuốc đích làm gì, trừ khi quá giàu. có thể mất ngay căn chung cư cao cấp hay liền kề trong thời gian ngắn.
bạn em có mấy anh chị làm dược sỹ bên Mỹ, e có nhờ mua giúp cho người nhà nhưng không một ai mua hộ với lý do: đã di căn thì thuốc đích không kéo dài sự sống thêm được bao lâu. Khuyên các bác có người nhà bị Ung thư phổi di căn nên cân nhắc.
hi bác! chắc bác ko sâu về ung thư nên mới có quan điểm như vậy. Thuốc đích là đột phá của nhân loại- là kẻ thay đổi cuộc chơi trong điều trị ung thư phổi. Thuốc đích cùng với phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và miễn dịch đã trở thành cái kiềng 5 chân KO thể thay thế trong điều trị ung thư. Đặc biệt, ở ung thư phổi giai đoạn cuối thì thuốc đích là ông Vua!!!

Y phục đi đôi với kỳ đức, chính vì thuốc đích tốt như vậy nên nó KO RẺ, thậm chí CỰC ĐẮT- nếu là thuốc chính hãng như bạn bác ở bên Mỹ có đề cập. Dù vậy, ở Việt Nam bệnh nhân vẫn có thể tiếp cận được thuốc đích dạng xách tay hoặc hàng sao chép vs mức giá chấp nhận được!

Câu :" đã di căn thì thuốc đích ko kéo dài sống thêm được bao lâu" là một nhận định của NGƯỜI NGOÀI CUỘC, KO có chuyên môn về ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. RẤT RẤT NHIỀU bn ung thư phổi giai đoạn cuối nhờ thuốc đích vẫn đang sống khoẻ mạnh ở năm thứ 10,11,12...còn ở năm thứ 2,3,4,5 thì vô số kể!!!

Về kiến thức và chuyên môn thì một vài ý ko thể nói hết vs bác được. Nhưng mong là qua những ý em viết ở trên thì bác có thể hiểu hơn về Thuốc Đích.
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
Mỹ là cường quốc về y tế, là giáo lâm minh chủ trong y học. Đáng lý ra anh chị bác phải là người nói cho bác hiểu hơn về sức mạnh của Thuốc Đích. Nhưng ngược lại, anh chị bác lại đem đến một cái nhìn rất tiêu cực về Thuốc Đích như vậy- dẫn đến bác có ấn tượng ko tốt về nó. Trong khi ở ung thư phổi- Thuốc Đích được mệnh danh là kẻ thay đổi cuộc chơi!!!

Em nghĩ bác nên chất vấn lại anh chị bác về quan điểm đó. Rằng cùng là họ hàng thân quen vs nhau, tại sao lại có thể nói ra những lời như vậy??? Đây là LẦN ĐẦU TIÊN em nghe một người làm liên quan đến Y Dược mà phát biểu như thế về thuốc đích. Trong khi thực tế- đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, việc dùng được Thuốc Đích được cả bệnh nhân lẫn bác sĩ điều trị coi không khác gì là trúng xổ số!!!


Còn về việc tại sao em up nhiều bài về Thuốc Đích??? Bác đọc lại chủ đề của nhóm xem tên của nhóm là gì. Cám ơn bác.
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 187: ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI



Sáng nay nhận được tin rất vui từ một em gái có chồng đang điều trị ung thư phổi. Em cũng bảo là anh viết lên nhóm cho đồng bệnh đi sau có động lực anh nhé!


Định viết luôn sáng nay nhưng công việc cả ngày cứ cuốn đi nên giờ là hơn 12h đêm- đồng hồ đã bước sang những phút đầu tiên của ngày mới, mình mới có thời gian để ngồi gõ những dòng này.


Em cũng là người làm trong Nghề Y, em có chồng bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã điều trị đích được hơn năm. Cuối tháng 7 có đi tái khám thì phát hiện não mọc nốt, còn đâu phổi và các bộ phận khác vẫn ổn định. Em có đi tìm lời tư vấn từ NHIỀU NGUỒN. Quan điểm của các nguồn đó tựu trung tập trung lại vào 2 ý chính:

1.Đổi thuốc.
2.Xạ não và giữ nguyên thuốc cũ.


Em có tìm đến mình để trao đổi. Theo góc nhìn của mình- Bệnh cảnh của Chồng em THOẢ MÃN một khe hẹp nên có thể áp dụng theo cách điều trị của khe hẹp đó. Nếu cách dùng theo khe hẹp này thành công thì Chồng em KO phải xạ não và cũng KO phải đổi thuốc. Vừa bảo toàn được não vừa vẫn kéo dài thêm được thời gian điều trị ở thuốc cũ đang dùng.


Em RẤT PHÂN VÂN. Em trao đổi là em CHƯA BAO GIỜ nghe qua kiểu dùng đó. Em muốn mình kết nối với một số bệnh nhân đã thành công theo cách đó để cho em có thêm niềm tin được ko? Mình trả lời là KO, Vì 2 lý do: 1 là mình có nguyên tắc KO bao giờ tiết lộ thông tin cá nhân của bệnh nhân tìm đến mình, và 2em hãy hành động vì chân lý, chứ đừng bao giờ hành động vì đám đông. Em làm vì em cảm thấy điều đó là đúng, chứ đừng làm vì nhiều người khác cũng làm như vậy!!!



Em vẫn PHÂN VÂN. Em và gia đình quyết định xét nghiệm lại gen nhưng kết quả trả về KO bật lên được bất cứ gen nào cả. Bs điều trị đã hẹn lịch lên để xạ não. Cuối cùng sau 3 tuần kể từ hôm chụp não phát hiện nốt, em và gia đình QUYẾT ĐỊNH dùng thuốc theo cách của mình 1 tháng rồi chụp lại ( tức là ko đổi thuốc và cũng ko xạ não).


Em có trêu là em có hàng nghìn lượt theo dõi trên facebook toàn là các cụ bệnh nhân, nên nếu anh thành công thì anh sẽ có tầm ảnh hưởng khá lớn đấy. Cám ơn em, cùng vs sức mạnh vô song của tri thức cộng với niềm tin kèm thêm một chút may mắn- Thành công sẽ đến với tất cả chúng ta!!!


=>> Kết quả chụp Cộng Hưởng Từ não sáng nay: Nốt u não đã bay sạch banh!!!






z4726802414139_13ab25f30e2c0b4d53288b7dba0201d6.jpg
z4726802412546_245888e775d9337147b7229938cd94dc.jpg
z4726802411834_f072f199f186a7a8f2d37aadeb0119e0.jpg
z4726802410348_c8694678cd304f310c33134ea4255a56.jpg
z4726802409675_8c2858b2b1cb441b77c7f87b93824147.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Nha_Sy

Xe tải
Biển số
OF-13482
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
305
Động cơ
520,969 Mã lực
e học Đại học y, ngành đa khoa (trong đó có học nhiều về ung bướu), sau học lên cao học về Răng hàm mặt (có học chuyên sâu về ung thư trong ngành Răng Hàm Mặt). Bạn em làm lãnh đạo các khoa ở Bệnh viện K và Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội không dưới 10 người. xin hỏi bác chủ thớt bằng cấp là Dược sỹ đại học, Dược sỹ Trung học hay Bác sĩ, hay Sale hãng Dược nào?
Điều trị Ung thư tuỳ thuộc vào từng giai đoạn. Mình không phủ nhận tác dụng của thuốc đích, phần trên là mình nói với Ung thư phổi đã di căn là giai đoạn muộn, người bệnh nên cân nhắc vì chi phí quá đắt so tác dụng kéo dài thêm thời gian sống và với thu nhập của người dân Việt.
các bác có người thân bị Ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên ngành Ung thư (nhưng thân thiết) thì sẽ được lời khuyên CHÂN THÀNH nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
e học Đại học y, ngành đa khoa. bạn em làm lãnh đạo các khoa ở Bệnh viện K và Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội không dưới 10 người. xin hỏi bác chủ thớt bằng cấp là Dược sỹ đại học, Dược sỹ Trung học hay Bác sĩ, hay Sale hãng Dược nào?
Em học BK-cấp bằng kỹ sư. Vì một biến cố mà em đổi hẳn sang việc buôn thuốc và tư vấn cho người bệnh. Bác lục lại toàn bộ các bài viết cũ của em là sẽ ra lịch sử- tất cả đều còn lưu lại trên diễn đàn otofun.

Bác nên tập trung vào chủ đề chính là kiến thức, đừng bỏ bóng đá người. Bác sĩ được xã hội trao quyền cứu người, nhưng bs là danh từ CHUNG-nó ko phải danh từ RIÊNG. Bs có những người chuyên môn cực giỏi, nhưng cũng có những người chuyên môn thấp thậm tệ. Chính vì em và gia đình gặp phải những bs KÉM THẬM TỆ nên em mới rẽ ngang vậy để cứu người nhà và gia đình.

Bác có vẻ trọng bằng cấp??? Bác muốn so thành tích hồi đi học về các giải thưởng hay là muốn tnao? Hồi em đi học-môi trường em học là môi trường chuyên, mấy bạn xếp hạng top cuối ko chen vô được đội tuyển thì phải thi đại học và cũng học Y như bác đấy. Bạn em thì tốt thôi nhưng có lẽ đã từng học ở môi trường chuyên nên bạn em biết bạn em ở đâu và ko so bì vs người mà mình ko biết về họ như vậy.

Một lần nữa, em nhấn mạnh chúng ta tập trung vô chủ đề chính đi, đừng bỏ bóng đá người. Hồi đi học em học chuyên toán. Em rất muốn biết bác tnao? chúng ta thử lửa đi. Ba hoa ko làm chúng ta tốt hơn, bằng cấp cũng chỉ làm nặng xương sống thôi.
 

Nha_Sy

Xe tải
Biển số
OF-13482
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
305
Động cơ
520,969 Mã lực
em chỉ nói những gì em được học, được trao đổi với anh em bạn bè là bác sĩ chuyên sâu về Ung bướu và Dược sỹ ở Việt Nam và Mỹ thì e nói vậy. không có ý gì khác. Bác ruột em cũng bị Ung thư, cũng đưa bác đi khắp nơi để chữa. Giờ chỉ mong sao người bệnh được tốt nhất có thể. Tránh trường hợp mất quá nhiều tiền mà không cải thiện được tình trạng bệnh.
Nếu những bài viết của em ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của các hãng Dược về thuốc đích thì thông cảm cho em. em cũng chỉ nêu quan điểm của một bác sỹ về điều trị ung thư.
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
em chỉ nói những gì em được học, được trao đổi với anh em bạn bè là bác sĩ chuyên sâu về Ung bướu và Dược sỹ ở Việt Nam và Mỹ thì e nói vậy. không có ý gì khác. Bác ruột em cũng bị Ung thư, cũng đưa bác đi khắp nơi để chữa. Giờ chỉ mong sao người bệnh được tốt nhất có thể. Tránh trường hợp mất quá nhiều tiền mà không cải thiện được tình trạng bệnh.
Nếu những bài viết của em ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của các hãng Dược về thuốc đích thì thông cảm cho em. em cũng chỉ nêu quan điểm của một bác sỹ về điều trị ung thư.
Em cám ơn bác đã cho quan điểm. Như em đã nói- em gặp phải biến cố nên mới dấn thân vô con đường này. Toàn bộ lịch sử vẫn còn trên otofun. Chứ em ko phải con buôn- theo nghĩa xấu của từ này là cứ nói lấy được để mong đạt được lợi ích đâu!!! Em chưa và sẽ mãi mãi ko bao giờ là thế!!!

Em ủng hộ các quan điểm phản biện! Em hiểu việc điều trị được bệnh mà chi phí đỡ tốn kém nhất là điều mà ai cũng mong muốn cả. Em chân thành mong bác tin em là Thuốc Đích ngoài thuốc chính hãng trong Viện được Bảo Hiểm trợ giá sao cho phù hợp vs thu nhập người Việt thì còn rát nhiều thuốc sao chép khác nữa. KO bao giờ đến mức bán nhà đâu.
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 188: SUY THẬN GIẢ KHI DÙNG THUỐC ĐÍCH VÀ CÁCH XỬ LÝ.



1
.Vào hôm 23/9/2023, Chuyên gia Monica F. Chen cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York Mỹ đã công bố nghiên cứu về tình trạng suy thận giả khi dùng thuốc đích trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.



Một số Thuốc đích ngoài nhiệm vụ tiêu diệt tế bào ung thư thì nó còn có tác dụng ức chế MATE-1. Việc ức chế MATE-1 khiến Creatinine bị giữ lại trong huyết thanh- điều này vô hình chung làm cho kết quả xét nghiệm nồng độ Creatinine tăng cao, gây nên mối lo lắng Thuốc đích làm suy thận mặc dù không hề có tổn thương thận thực sự.



2. Để đi tìm câu trả lời chính xác cho vấn đề này, Chuyên gia Monica F. Chen cùng các đồng nghiệp đã tiến hành một phân tích có hệ thống trong 9 năm- kể từ năm 2014 cho đến năm 2022 trên 863 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị bằng Thuốc Đích. Các loại Thuốc đích mà bệnh nhân trong nghiên cứu sử dụng là Thuốc đích dành cho các đột biến gen MET, RET, ALK, ROS1, NTRK. Cụ thể:



Có 333 bệnh nhân sử dụng Crizotinib( chiếm 39%), 144 bệnh nhân sử dụng Lorlatinib( chiếm 17%), 87 bệnh nhân sử dụng Cabozantinib( chiếm 10%), 82 bệnh nhân sử dụng Selpercatinib( chiếm 10%), 77 bệnh nhân sử dụng Capmatinib ( chiếm 9%), 53 bệnh nhân sử dụng Brigatinib ( chiếm 6%), 45 bệnh nhân sử dụng Entrectinib ( chiếm 5%), 41 bệnh nhân sử dụng Tepotinib( chiếm 5%), và 1 bệnh nhân sử dụng Pralsetinib ( chiếm 0.1%).



=>> Có 90 bệnh nhân trong nghiên cứu ( chiếm 10%) được chẩn đoán tổn thương thận cấp dựa vào nồng độ Creatinine theo Tiêu Chuẩn KDIGO. Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương thận cấp ở giai đoạn 1,2 và 3 lần lượt là 72% ( 65 bệnh nhân), 21% ( 19 bệnh nhân) và 7% ( 6 bệnh nhân).


=>> Có 17 bệnh nhân được kiểm tra đồng thời cả Creatinine lẫn Cystatin C. Trong hầu hết các trường hợp này ( 15 trong tổng số 17 bệnh nhân), Tốc độ lọc cầu thận là CAO HƠN khi đánh giá bằng Cystatin C so với Creatinine. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân có Tốc độ lọc cầu thận khi đánh giá bằng Cystatin C cao hơn so với Creatinine ở mức < 10ml/phút, 10-19ml/phút, 20-29 ml/phút, >=30ml/phút lần lượt là 27%, 20%, 20% và 33%. Trong số 17 bệnh nhân này, có 9 bệnh nhân ko bị xếp vào tổn thương thận cấp và 8 bệnh nhân được xếp vào tổn thương thận cấp dựa theo đánh giá bằng Creatinine. Có 5 bệnh nhân được xếp vào tổn thương thận cấp dựa theo cả đánh giá bằng Creatinine lẫn đánh giá bằng Cystatin C. Đặc biệt, trong 5 bệnh nhân được xếp vào tổn thương thận cấp khi đánh giá bằng Creatinine thì có 3 bệnh nhân( chiếm 60%) đã được CẢI THIỆN GIAI ĐOẠN khi đánh giá lại bằng Cystatin C- Cụ thể có 2 bệnh nhân ( chiếm 40%) cải thiện 1 giai đoạn và 1 bệnh nhân ( chiếm 20%) cải thiện 2 giai đoạn. Quan trọng nhất, có 2 bệnh nhân ( chiếm 40%) ĐÃ KHÔNG CÒN ĐƯỢC XẾP VÀO TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TÍNH khi đánh giá lại bằng Cystatin C.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Đây là Nghiên cứu ĐẦU TIÊN được thiết kế một cách có hệ thống để đánh giá HIỆN TƯỢNG SUY THẬN GIẢ khi dùng Thuốc Đích. Khi nồng độ Creatinine trong huyết thanh tăng ở những bệnh nhân dùng Thuốc Đích ( ức chế MATE-1), Chúng Tôi khuyến cáo các Bs điều trị nên TÍNH TOÁN LẠI TỐC ĐỘ LỌC CẦU THẬN dựa vào Chỉ số Cystatin C thay vì CHỈ dựa vào Creatinine nhằm loại bỏ hiện tượng suy thận giả, TRƯỚC khi nghĩ đến việc tìm các nguyên nhân khác gây nên tổn thương thận hoặc yêu cầu bệnh nhân giảm liều hay ngừng điều trị đích”.



original.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 189: CỘT MỐC MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐỘT BIẾN GEN EGFR.



Vào hôm 28/9/2023, Công ty con Janssen Pharmaceuticals của Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson đã cập nhật kết quả phase3 của nghiên cứu MARIPOSA.


Nghiên cứu MARIPOSA được thiết kế để so sánh đối đầu giữa Phác đồ gộp Amivantamab+ Lazertinib với Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib Khi dùng làm điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển cục bộ hoặc di căn dương tính đột biến gen EGFR.



Nghiên cứu MARIPOSA là một nghiên cứu toàn cầu diễn ra trên 27 quốc gia. Tổng số 1074 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu.


=>> Kết quả nghiên cứu cho thấy, Phác đồ gộp Amivantamab+ Lazertinib có thời gian sống không bệnh tiến triển VƯỢT TRỘI so với Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib. Dữ liệu sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện, nhưng một phân tích sớm cho thấy xu hướng Phác đồ gộp Amivantamab + Lazertinib có thời gian sống còn toàn bộ TỐT HƠN Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib. Dữ liệu toàn bộ của Nghiên cứu dự kiến sẽ được công bố tại một Hội Nghị ung thư phổi gần nhất.



Đại diện cho Tập đoàn, người đứng đầu bộ phận trị liệu toàn cầu Peter Lebowitz phát biểu:” Dữ liệu đầy hứa hẹn này cho thấy rằng Amivantamab+ Lazertinib ức chế nhiều con đường tiến triển quan trọng của ung thư và kích hoạt hệ miễn dịch điều trị bệnh theo nhiều cách khác nhau. Đây sẽ là Tiêu Chuẩn Chăm Sóc mang tính thay đổi trong thực hành lâm sàng sắp tới.”


QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHUYÊN GIA:


=>>
Qua thông cáo báo chí, có vẻ MỘT THAY ĐỔI LỚN sẽ diễn ra trong Tiêu chuẩn chăm sóc bước đầu đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR. Tôi tin rằng nó sẽ là một LỰA CHỌN trong điều trị bước 1. NHƯNG liệu nó có đủ tốt để dành cho đa số bệnh nhân hay chỉ dành cho một nhóm thiểu số bệnh nhân thì còn phải phụ thuộc vào mức cải thiện của thời gian sống không bệnh tiến triển, sống còn toàn bộ, hay độc tố từ phác đồ gộp…Và cứ cho là Phác đồ gộp đáp ứng được những tiêu chí này đi, thì việc truyền Amivantamab như hàng tuần trong 1 tháng đầu rồi cứ 2 tuần một lần…là những bất tiện chỉ được bỏ qua nếu sự cải thiện từ phác đồ gộp mang lại là ĐỦ TỐT!!!

Tôi sẽ đợi xem Dữ liệu toàn bộ của Nghiên cứu.



=>> Tôi cũng tò mò về yếu tố độc tố. Cách đây 2 năm, Tại Hội Nghị ASCO 2021 đã từng có báo cáo về tác dụng phụ của Phác đồ gộp Amivantamab+ Lazertinib là KHÔNG HỀ NHỎ. Có tới 49% bệnh nhân bị viêm quanh móng, 51% bệnh nhân viêm da mụn trứng cá và 18% bệnh nhân phải giảm liều. Mặc dù Phác đồ gộp Amivantamab + Lazertinib báo cáo tại Hội Nghị ASCO2021 được áp dụng trên những bệnh nhân KO phải điều trị bước đầu mà là trên những bệnh nhân đã KHÁNG Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib- nhưng những con số đó cũng phần nào nói lên độc tố tiềm ẩn mà một phác đồ gộp có thể mang lại.

Tôi cũng sẽ đợi Dữ liệu toàn bộ của Nghiên cứu trước khi tính đến những thay đổi trong chiến lược điều trị.


Belgaimage-32838492.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 190: ƯỚC MƠ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CHỈ BẰNG XÉT NGHIỆM MÁU ĐÃ TIẾN THÊM MỘT BƯỚC.
FDA CHÍNH THỨC CẤP PHÉP CHO LOẠI XÉT NGHIỆM MÁU ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DỄ MẮC HÀNG CHỤC LOẠI UNG THƯ.





Vào ngày 29/9/2023, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã chính thức cấp phép cho Xét Nghiệm Panel Những Loại Ung Thư Di Truyền Phổ Biến của Công Ty INVITAE. Đây là xét nghiệm máu ĐẦU TIÊN được dùng để đánh giá NGUY CƠ dễ mắc hàng chục loại ung thư của cá nhân xét nghiệm.



Xét Nghiệm này sẽ dùng kỹ thuật đặc biệt để đánh giá DNA có trong mẫu máu nhằm xác định các biến thể phân tử ở 47 loại gen đã được công nhận là có liên quan đến nguy cơ cao mắc một số loại ung thư.


Phát biểu trước báo chí, Jeff Shuren- Giám đốc Trung Tâm Thiết Bị và Sức Khoẻ X Quang CDRH của FDA cho hay:” Việc cấp phép này đã cung cấp một công cụ quan trọng trong việc giúp cho các cá nhân biết được nhiều thông tin hơn về sức khoẻ của họ- bao gồm NGUY CƠ mắc một số loại ung thư. Điều này giúp bác sĩ đưa ra được những biện pháp theo dõi thích hợp dựa trên các biến thể phân tử có trong kết quả Xét Nghiệm.”



=>> INVITAE là một Công ty hàng đầu thế giới về Công Nghệ Sinh Học. Công ty này được thành lập vào năm 2010 và có trụ sở đặt tại San Francisco, California, Mỹ.


=>> Xét Nghiệm Panel Những Loại Ung Thư Di Truyền Phổ Biến là một Xét Nghiệm máu được dùng để đánh giá NGUY CƠ mắc ung thư chứ KHÔNG phải một xét nghiệm được dùng để CHẨN ĐOÁN MẮC ung thư. Các cá nhân xét nghiệm cần được tư vấn từ Cố Vấn Di Truyền và Bác Sĩ để hiểu hơn về kết quả xét nghiệm mang lại.






cancer-screenings_full-min.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 191: THUỐC ĐÍCH MOBOCERTINIB CHÍNH THỨC BỊ THU HỒI TRÊN TOÀN CẦU.

Ở các bài trước, Chúng ta đã từng bàn đến khả năng Thuốc Mobocertinib bị thu hồi- Bao gồm cả ý kiến ủng hộ của một số chuyên gia tên tuổi lẫn ý kiến phản biện của một số chuyên gia đã từng có trải nghiệm tốt khi sử dụng Mobocertinib cho bệnh nhân. Hiệp hội bệnh nhân đột biến chèn gen exon20 thậm chí còn kêu gọi làm đơn để bảo vệ Mobocertinib khỏi quyết định thu hồi!!!

Mọi chuyện đã ngã ngũ, khi vào ngày 2/10/2023, Tập đoàn Takeda đã chính thức TỰ NGUYỆN THU HỒI Mobocertinib trên toàn lãnh thổ Mỹ. Tiếp theo đó, Tập đoàn Takeda cũng sẽ làm việc với các quốc gia khác để thực hiện quyết định thu hồi có quy mô trên phạm vi toàn cầu này!

=>> Đây là một quyết định đầy đau đớn của Tập Đoàn Takeda-thiệt hại từ thất bại này là không thể đong đếm nổi. Tập đoàn sẽ cơ cấu lại và tiếp tục theo đuổi các phát minh mới trong tương lai.

=>> Mobocertinib bị thu hồi là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy những tiến bộ vũ bão mà nhân loại đang đạt được trong bức tranh điều trị đột biến chèn gen exon20. Nhiều Thuốc mới xuất hiện với tỷ lệ đáp ứng cũng như thời gian sống còn TỐT HƠN RẤT NHIỀU những gì mà Mobocertinib đã đạt được.

BÀI HỌC RÚT RA:

1
. Nếu bạn là bệnh nhân Việt Nam và dùng Mobocertinib đang cho kết quả tốt. Vậy hãy tiếp tục dùng Mobocertinib cho đến khi các Thuốc mới tốt hơn kia có dạng sao chép, lúc ấy hãy đổi qua dùng để đạt được hiệu quả tốt hơn.

2. Nếu bạn chưa dùng Mobocertinib nhưng SẮP được chỉ định dùng thì hãy dùng Mobocertinib và ĐỢI khi nào có Thuốc mới tốt hơn ở dạng sao chép thì hãy đổi qua dùng để đạt được hiệu quả tốt hơn.






386717895_336508715430014_897698358588113432_n.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 192: LẮNG NGHE QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA BẬC THẦY: ĐIỀU TRỊ BẰNG NHIỀU THUỐC HƠN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TỐT HƠN.

1.
Khi tôi bắt đầu hành nghề Bác sĩ ung thư, phương pháp điều trị lúc đó chỉ có hoá trị. Lựa chọn điều trị cho các bác sĩ là không nhiều, chính vì lựa chọn bị giới hạn nên nảy sinh câu hỏi là liệu việc kết hợp các phác đồ hoá trị sớm hơn có đem lại lợi ích cho bệnh nhân hay không?

Ví dụ phác đồ hoá trị bao gồm 3 thuốc Cisplatin+ Gemcitabine+ Vinorelbine đã được thử nghiệm, kết quả cho thấy sự cải thiện về thời gian sống không bệnh tiến triển. NHƯNG ngay cả khi có sự cải thiện về thời gian sống không bệnh tiến triển thì phác đồ này cũng KHÔNG dẫn đến thay đổi trong thực hành lâm sàng! Tại sao ko? Lý do là phác đồ gộp 3 thuốc này khiến tăng tác dụng phụ mà KO cải thiện đáng kể thời gian sống còn toàn bộ. Giờ đây, Phác đồ này đã trở thành câu chuyện kể- một dạng chú thích bên lề lịch sử!

2. Hai mươi năm trôi qua kể từ câu chuyện Phác đồ 3 thuốc, giờ đây chúng ta đang có xu hướng dùng kết hợp nhưng là với các thuốc mới hơn. Tôi không nghĩ rằng đã có nhiều thay đổi kể từ đó về việc sử dụng kết hợp. Vậy hiện nay, chúng ta có sẵn sàng thay đổi thực hành trong lâm sàng mà chỉ dựa vào một mình tiêu chí thời gian sống không bệnh tiến triển không?

Trong kỷ nguyên của Thuốc Đích, việc kết hợp này liệu có phải là một bước tiến thực sự nếu như những gì chúng ta đang làm chỉ đơn giản là thực hiện nhiều phương pháp điều trị cùng một lúc? Đặc biệt, nếu nó KO giúp bệnh nhân sống lâu hơn??

3.Tại Hội Nghị Thế Giới về Ung Thư Phổi 2023 vừa diễn ra tại Singapore, Kết quả phác đồ gộp Đích + Hoá trị trong nghiên cứu FLAURA2 đã cho thấy cải thiện về thời gian sống không bệnh tiến triển nhưng dữ liệu về sống còn toàn bộ thì chưa có-nó vẫn đang được hoàn thiện. Dù vậy, theo góc nhìn của tôi, các đường cong giao nhau trong đồ thị hiện cho thấy KHÔNG có xu hướng cải thiện sống còn toàn bộ khi thời gian theo dõi dài hơn!!!

Theo cùng một cách tương tự, Nghiên cứu MARIPOSA-2 cũng được thiết kế gộp và qua thông cáo báo chí thì Nghiên cứu cho ra kết quả cải thiện thời gian sống không bệnh tiến triển mặc dù dữ liệu về sống còn toàn bộ là chưa có. Tất cả chúng ta vẫn đang đợi!

4. Điều quan trọng chúng ta cần làm rõ là chiến lược điều trị kết hợp liệu có thực sự mang lại lợi ích khi so với chiến lược điều trị tuần tự???

Cộng đồng ung thư hiện nay CHƯA CÓ SỰ NHẤT QUÁN về việc nên hay ko thay đổi thực hành trong lâm sàng chỉ bằng tiêu chí thời gian sống không bệnh tiến triển. Chúng ta đã từng chuyển hầu hết các liệu pháp đích sang điều trị bước đầu mà chưa chứng minh được sự cải thiện rõ rệt về sống còn toàn bộ, nhưng chúng ta lại có xu hướng CHẦN CHỪ khi kết hợp các Thuốc truyền vô với Thuốc uống trừ khi việc kết hợp đem lại cải thiện sống còn toàn bộ đủ tốt nhằm biện minh cho những tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải.

Tôi tin là FDA sẽ phê duyệt phác đồ gộp được thiết kế trong Nghiên cứu FLAURA2 và Nghiên cứu MARIPOSA-2 mà chỉ dựa trên thời gian sống không bệnh tiến triển. NHƯNG Tôi cũng cho rằng hầu hết các Bác sĩ ung thư sẽ thận trọng khi áp dụng phác đồ gộp theo cách nghĩ càng nhiều càng tốt ở đây!!! Tôi cũng tin rằng hầu hết bệnh nhân và Bác sĩ ung thư sẽ KHÔNG đi theo xu hướng GỘP nếu như điều đó làm tổn hại đến chất lượng sống của bệnh nhân trong khi lợi ích về sống còn là chưa rõ ràng.

=>> Cuối cùng, với tư cách là một Bác sĩ ung thư, Tôi nghĩ Chúng ta KHÔNG nên thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc chỉ bởi các tiêu chí THẤP mà các Tập Đoàn dược phẩm khuyến cáo hay kể cả FDA coi rằng chấp nhận được. Chúng ta nên theo đuổi các tiêu chí CAO HƠN, nhằm mang lại một lợi ích thực sự cho người bệnh.





IMG_5322.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 193: CHỌN KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM GEN CŨNG LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI.


Vào tháng 2/2023, Chuyên gia Petros Christopoulos cùng các đồng nghiệp đã công bố Nghiên cứu về việc so sánh kỹ thuật NGS với kỹ thuật PCR khi dùng làm xét nghiệm gen nhằm phát hiện đột biến chèn gen EGFR EXON20 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.


Nghiên cứu được thực hiện ở 3 nước là Đức, Nhật, Mỹ. Tổng số 636 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó bao gồm 157 bệnh nhân được lấy từ Nghiên cứu NCT02716116, 109 bệnh nhân được lấy từ các Trung Tâm Y Tế ở Đức, 95 bệnh nhân được lấy từ Nghiên cứu LC-SCRUM ở Nhật, 245 bệnh nhân được lấy từ cơ sở dữ liệu GENIE ở Mỹ. Toàn bộ 636 bệnh nhân này đều DƯƠNG TÍNH với đột biến chèn gen EGFR EXON20 khi xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS. Cụ thể, có 104 biến thể phân tử chèn gen EGFR EXON20 đã được phát hiện khi dùng kỹ thuật NGS. NHƯNG khi xét nghiệm bằng Kỹ thuật PCR thì kết quả thay đổi như sau:


+ Ở nhóm 157 bệnh nhân dương tính đột biến chèn gen EGFR EXON20 được lấy từ Nghiên cứu NCT02716116: Khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật NGS có 39 biến thể phân tử đã được phát hiện, NHƯNG khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật PCR thì chỉ có 7 biến thể phân tử được phát hiện.


+ Ở nhóm 109 bệnh nhân dương tính đột biến chèn gen EGFR EXON20 được lấy từ các Trung Tâm Y Tế ở Đức: Khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật NGS có 33 biến thể phân tử đã được phát hiện, NHƯNG khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật PCR thì chỉ có 7 biến thể phân tử được phát hiện.


+ Ở nhóm 95 bệnh nhân dương tính đột biến chèn gen EGFR EXON20 được lấy từ Nghiên cứu LC-SCRUM ở Nhật: Khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật NGS có 20 biến thể phân tử đã được phát hiện, NHƯNG khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật PCR thì chỉ có 7 biến thể phân tử được phát hiện.



+ Ở nhóm 245 bệnh nhân dương tính đột biến chèn gen EGFR EXON20 được lấy từ cơ sở dữ liệu GENIE ở Mỹ: Khi xét nghiệm gen bằng Kỹ thuật NGS có 66 biến thể phân tử đã được phát hiện, NHƯNG khi xét nghiệm gen bằng kỹ thuật PCR thì chỉ có 7 biến thể phân tử được phát hiện.



=>> Nhóm nghiên cứu nhận thấy: Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật PCR đã BỎ SÓT-KHÔNG THỂ PHÁT HIỆN ĐƯỢC ĐẾN HƠN 40% số bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang đột biến chèn gen EGFR EXON20. Tức là có đến hơn 40% số bệnh nhân CÓ EGFR EXON20 sẽ cho ra kết quả âm tính nếu xét nghiệm gen sử dụng kỹ thuật PCR!!!


Đối với đột biến chèn gen EGFR EXON20, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các trung tâm y tế khi xét nghiệm gen thì NÊN DÙNG KỸ THUẬT NGS THAY VÌ DÙNG KỸ THUẬT PCR.



BÀI HỌC RÚT RA:




Kết quả xét nghiệm gen không khác gì lệnh bài sinh t.ử đối với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Nếu kết quả trả về dương tính-bệnh nhân sẽ tiếp tục cuộc sống như một người bình thường. Nếu kết quả trả về âm tính- những gì diễn ra tiếp theo, nhiều bệnh nhân thậm chí còn không buồn nghĩ đến.


Vì tầm quan trọng đến mức sống còn như vậy của Xét nghiệm gen nên việc Xét nghiệm gen sử dụng kỹ thuật nào để thực hiện mang ý nghĩa VÔ CÙNG LỚN.


=>> Một sinh mạng có thể đã được cứu nếu như việc xử lý được thực hiện tối ưu ngay từ khâu xét nghiệm!!!







2020-11-13-TN-ngs-workflow-and-fundamentals-of-sample-preparation.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,000
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 194: ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN HIẾM TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ EGFR.



1
.Trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, khi trả về kết quả xét nghiệm gen dương tính đột biến EGFR, đa số bệnh nhân sẽ rơi vào một trong hai loại đột biến gen phổ biến là EXON19 hoặc L858R. Bên cạnh sự phổ biến này, một sốt ít bệnh nhân lại cho ra kết quả dương tính với những đột biến gen ít gặp, ít phổ biến hơn mà ta hay gọi chung là đột biến HIẾM. Ở bài cũ, chúng ta đã từng nói về Thuốc đích Thế hệ 2 Afatinib cũng như hiệu quả của nó trên một số loại đột biến hiếm.


Hôm nay, chúng ta cùng trở lại chủ đề đột biến hiếm nhưng là với cái nhìn từ Thuốc đích thế hệ 3!



2. Vào tháng 10/2022, Chuyên gia Nir Peled cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về hiệu quả của Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib khi dùng làm điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sở hữu đột biến hiếm ( không xét đột biến chèn gen EGFR EXON20).



Tổng số 60 bệnh nhân sở hữu đột biến hiếm từ 22 Trung Tâm Y Tế tại 9 quốc gia đã được đưa vào nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân là 64, 75% bệnh nhân là nữ, 83% bệnh nhân thuộc chủng tộc da trắng. Bệnh nhân trong nghiên cứu được phân thành 2 nhóm, nhóm A với 44 bệnh nhân là những bệnh nhân chỉ sở hữu đột biến hiếm còn nhóm B với 16 bệnh nhân là những bệnh nhân sở hữu đồng đột biến-bao gồm cả đột biến phổ biến và đột biến hiếm.



Phân nhóm bệnh nhân sở hữu đột biến hiếm G719X chiếm đa số với 30%, tiếp theo là phân nhóm bệnh nhân sở hữu L861Q với 20% và phân nhóm bệnh nhân sở hữu T790M ngay từ đầu với 15% ( T790M thường được biết đến là đột biến kháng thuốc, tức là thường nó chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị. Việc T790M xuất hiện ngay từ đầu ở những bệnh nhân CHƯA trải qua điều trị sẽ được xếp vào dạng đột biến hiếm).


Kết quả cho thấy, tỷ lệ khách quan đạt 61%, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 9.5 tháng, trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 17.4 tháng, và trung vị của sống còn toàn bộ đạt 24.5 tháng. Cụ thể:

=>> Nhóm A có tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 60%, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 8.6 tháng và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 11 tháng.

=>> Nhóm B có tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 61%, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 30.0 tháng và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 46.2 tháng.

=>> Đối với phân nhóm đột biến hiếm G719X: tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 47%, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 8.8 tháng, và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 9.1 tháng.

=>> Đối với phân nhóm đột biến hiếm L861Q: tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 80%, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 16 tháng, và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 16 tháng.


=>> Đối với phân nhóm đột biến hiếm T790M ngay từ đầu: tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 44%, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 12.7 tháng, và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng đạt 46.2 tháng.

=>> Đặc biệt, 13 bệnh nhân di căn não khi dùng Thuốc đích thế hệ 3 cho tỷ lệ đáp ứng khách quan di căn não đạt 46%.



Nhóm nghiên cứu kết luận :” Nghiên cứu của chúng tôi là là DỮ LIỆU LỚN NHẤT từng được biết cho đến nay về chủ đề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thuốc đích thế hệ 3 có HIỆU QUẢ CAO về mặt kiểm soát bệnh cũng như đáp ứng nội sọ khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang đột biến hiếm”.





8626-1400x933-2-1024x682.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

I30CW

Xe hơi
Biển số
OF-31093
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
182
Động cơ
481,766 Mã lực
Mình cảm ơn Bác chủ thớt chia sẻ kiến thức! Thực ra mình không muốn viết ra - vì chữa bệnh có nhiều phương pháp và mỗi một cơ thể cũng có thể đáp ứng khác nhau.
Nhà mình có người bị K phổi và dùng thuốc đích.
Mình không dám nói kết quả xa - nhưng đúng là thuốc đích đã mang lại sự sống cho người thân của mình, mọi người có thể cùng tham khảo khi không có biện pháp khác.
Cảm ơn Bác chủ thớt nhiều!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top