[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 225: THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 FURMONERTINIB THẬM CHÍ CÓ THỂ TRỊ KHÁNG TAGRISSO TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.

Chúng ta đã từng bàn về việc:

-> Thuốc đích Furmonertinib có hiệu quả tương đương Tagrisso trong điều trị các đột biến gen cổ điển EGFR EXON19, L858R, T790M.

-> Thuốc đích Furmonertinib là Ông Kẹ- Kẻ thay đổi cuộc chơi trong điều trị đột biến chèn gen EXON20 EGFR.

-> Thuốc đích Furmonertinib có hiệu quả đối với đột biến gen HER2.

Hôm nay, chúng ta sẽ đi xa hơn nữa khi chỉ ra rằng, TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP, Thuốc đích Furmonertinib THẬM CHÍ CÒN CHO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CẢ NHỮNG BỆNH NHÂN ĐÃ KHÁNG TAGRISSO!!!


CA LÂM SÀNG:


Một phụ nữ 53 tuổi ko có tiền sử hút thuốc nhập viện vì kết quả chụp CT cho thấy xuất hiện nhiều nốt ở phổi. Bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT và sinh thiết. Kết quả cho ra bệnh nhân mắc ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn 4 di căn hạch trung thất, di căn hạch thượng đòn và di căn 2 phổi. Bệnh nhân được xét nghiệm gen trên mẫu mô thu được từ thủ thuật sinh thiết. Kết quả cho ra bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR EXON19.


ĐIỀU TRỊ:

=>>
Bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ Thuốc đích thế hệ 1+ Hoá trị. Cụ thể là Gefitinib (Iressa)+ Carboplatin+ Pemetrexed. Bệnh nhân đáp ứng một phần với điều trị và trải qua 11 tháng thì xảy ra tình trạng kháng thuốc. Tại thời điểm kháng thuốc, số lượng các nốt nhỏ di căn ở cả 2 phổi tăng lên rõ rệt nhưng kích thước khối u chính ở thuỳ dưới phổi trái không tăng đáng kể. Bệnh nhân được lấy máu để xét nghiệm gen. Kết quả bệnh nhân dương tính T790M.


=>> Bệnh nhân được chuyển sang điều trị bước 2 bằng Thuốc đích thế hệ 3 Tagrisso với liều dùng 80mg/ngày. Bệnh nhân đạt được ổn định về cả lâm sàng lẫn trên phim chụp. Sau 7 tháng dùng Tagrisso, bệnh nhân bị kháng thuốc khi xuất hiện di căn não và di căn phổi trầm trọng hơn. Về lâm sàng, bệnh nhân bị ho, chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng…


=>> Để giảm nhẹ triệu chứng di căn não, bệnh nhân được chỉ định xạ toàn não. Song song với chỉ định xạ toàn não, bệnh nhân được lấy máu để xét nghiệm lại gen. Kết quả cho ra bệnh nhân ÂM TÍNH với T790M và EXON19.


=>> Dựa vào báo cáo Y văn trước đó cho thấy MỘT SỐ CA trị kháng Tagrisso thành công bằng Thuốc đích Furmonertinib. Các Bác sĩ quyết định trị kháng cho bệnh nhân bằng Furmonertinib với liều 160mg/ngày. Kết quả bệnh nhân ĐÁP ỨNG NGOẠN MỤC. Chỉ sau 2 tuần dùng Furmonertinib, kết quả chụp ngực cho thấy kích thước khối u nhỏ đi đáng kể kèm thêm các triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt. Điều khiến các bác sĩ BỊ SỐC là sau 1 tháng dùng Furmonertinib, kết quả chụp MRI não cho thấy các khối u di căn não ĐÃ BIẾN MẤT HOÀN TOÀN. Mặc dù trước đó bệnh nhân đã được xạ toàn não, NHƯNG các bác sĩ tin rằng Thuốc đích Furmonertinib đã đóng một vai trò QUAN TRỌNG trong việc dọn sạch các khối u não di căn.

Hiện tại, bệnh nhân vẫn ổn định với liều dùng Furmonertinib 160mg/ngày.











1000_F_564871099_jdZUpLwX2s7I7E5KLPMKrIIXiFZU8T2B.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 226: BỆNH NHÂN NÀO NÊN DÙNG PHÁC ĐỒ GỘP ĐÍCH+ HOÁ TRỊ???



1
.Khi chọn lựa phác đồ điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR, chúng ta đã từng bàn:


=>> Việc gộp thêm Hoá trị vào Đích sẽ giúp kéo dài thời gian kháng thuốc HƠN 10 tháng so với việc chỉ dùng một mình Đích ( Giả sử dùng một mình Đích Osimertinib thì thời gian kháng thuốc là X tháng, còn khi dùng Hoá trị + Đích Osimertinib thì thời gian kháng sẽ là X+10 tháng ).


=>> Tỷ lệ bệnh nhân ĐÁP ỨNG HOÀN TOÀN di căn não ở Phác đồ gộp Hoá trị+ Đích CAO GẤP 3 LẦN so với Phác đồ Đích đơn độc!!!

Việc cân nhắc có nên gộp hoá trị vào với đích không thực sự là một câu hỏi ko dễ trả lời, khi người ra quyết định điều trị cần cân bằng được lợi ích giữa thời gian sống không bệnh tiến triển với độc tố mà phác đồ gộp mang lại.



2. Hôm nay chúng ta đi sâu hơn 1 chút nữa, khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:” Vậy sự cân nhắc điều trị liệu có giống nhau đối với TẤT CẢ bệnh nhân ko? Cụ thể là với một bệnh nhân dương tính đột biến gen EXON19 và một bệnh nhân dương tính đột biến gen L858R thì có khác biệt gì trong việc ra quyết định điều trị? “

Theo dữ liệu từ Nghiên cứu toàn cầu FLAURA2:

=>> Đối với phân nhóm bệnh nhân dương tính đột biến gen EXON19: Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của phác đồ gộp Hoá trị+Đích và phác đồ Đích đơn độc lần lượt là 27.9 tháng và 19.4 tháng

=>> Đối với phân nhóm bệnh nhân dương tính đột biến gen L858R: Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của phác đồ gộp Hoá trị+ Đích và phác đồ Đích đơn độc lần lượt là 24.7 tháng và 13.9 tháng.

Qua đó chúng ta thấy rằng:

->Khi dùng đích đơn độc, đột biến gen L858R có tiên lượng hợp thuốc NGẮN HƠN NHIỀU so với đột biến gen EXON19. Điều này lý giải cho việc rất nhiều bệnh nhân dương tính L858R có thời gian dùng đích thế hệ 3 Osimertinib ngắn hơn rất nhiều so với đồng bệnh dương tính EXON19!

->Việc thời gian hợp đích NGẮN HƠN của đột biến gen L858R sẽ được KHẮC PHỤC nếu điều trị cho họ bằng phác đồ gộp Hoá trị+ Đích. Khi bổ sung Hoá trị vô đích, thời gian hợp thuốc của đột biến gen L858R đã TĂNG GẦN GẤP ĐÔI so với việc chỉ dùng đích đơn độc!


BÀI HỌC RÚT RA:

ĐỘC TỐ
mà phác đồ gộp Hoá trị+ Đích mang lại là ko nhỏ, nhưng nếu phải cân nhắc thì phân nhóm bệnh nhân dương tính ĐỘT BIẾN GEN L858R và phân nhóm bệnh nhân DI CĂN NÃO thực sự là 2 ứng cử viên ưu tiên cho phác đồ gộp Đích+ Hoá trị.









pppppp.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 227: CHỌN THỜI ĐIỂM TRUYỀN MIỄN DỊCH TRONG NGÀY CŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ.



1
.Vào hôm 16/1/2024 Chuyên gia Z.S. Buchwald cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc chọn lựa thời điểm trong ngày để truyền miễn dịch cũng làm ảnh hưởng đến sống còn của bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển.


2. Nghiên cứu được thiết kế phân tích tổng hợp từ 13 nghiên cứu bao gồm 1663 bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 67%, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG 0-1 chiếm 83%.

->Có 47% bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư phổi không tế bào nhỏ.
->Có 24% bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư tế bào thận.
->Có 20% bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư hắc tố da.
->Có 5% bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư bàng quang ( loại biểu mô).
-> Có 4% bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư thực quản.



Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đều được điều trị bằng thuốc miễn dịch ức chế PD1 hoặc PDL1 ( chiếm 98%). Chỉ một số nhỏ bệnh nhân trong nghiên cứu điều trị bằng thuốc miễn dịch ức chế CTLA4 ( chiếm 18%).

Điểm cắt Thời điểm truyền miễn dịch trong ngày ( hay trung vị của thời điểm truyền miễn dịch) cụ thể như sau:

->Có 6 nghiên cứu có điểm cắt thời điểm truyền miễn dịch trong ngày là 13.00 giờ hoặc 14.00 giờ chiều.
->Có 7 nghiên cứu có điểm cắt thời điểm truyền miễn dịch trong ngày là 16.00 giờ hoặc 16 giờ 30 phút chiều.



Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân truyền miễn dịch vào thời điểm sớm hơn trong ngày sẽ có thời gian sống còn toàn bộ và thời gian sống không bệnh tiến triển DÀI HƠN so với những bệnh nhân truyền miễn dịch muộn.

Nhóm nghiên cứu kết luận:” Bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn dường như được hưởng lợi ích sống còn từ việc truyền miễn dịch vào thời điểm SỚM trong ngày. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ chế sinh học và trao đổi của tế bào miễn dịch. Các nghiên cứu NGẪU NHIÊN TIỀN CỨU ( ngẫu nhiên theo thời gian) cần được thực hiện để đưa ra khuyến cáo về thời điểm tối ưu trong ngày khi truyền Thuốc miễn dịch cho bệnh nhân”.





112727_iStock-1169207942.jpg_e3bc3a86-a2ac-4905-8de0-11433d160fad_x2.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 228: MỘT NỬA SỐ CA T.Ử VONG SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ PHỔI XẢY RA KHI ĐÃ XUẤT VIỆN.



1
.Nghiên cứu thực hiện bởi Chuyên gia Florencio Quero-Valenzuela cùng các đồng nghiệp tại Tây Ban Nha.

Nghiên cứu được thiết kế theo dõi tiền cứu trên tổng số 378 bệnh nhân ung thư phổi đã trải qua phẫu thuật trong thời gian 5 năm, kể từ tháng 1/2012 cho đến tháng 12/2016.

Kết quả cho thấy:
->Tỷ lệ t.ử vong của bệnh nhân trong nghiên cứu là 1.6% tại thời điểm 30 ngày SAU phẫu thuật.
->Tỷ lệ t.ử vong của bệnh nhân trong nghiên cứu là 3.2% tại thời điểm 90 ngày SAU phẫu thuật.

Qua đó chúng ta thấy rằng có đến MỘT NỬA SỐ CA T.Ử VONG xảy ra trong thời gian từ ngày thứ 31 cho đến ngày thứ 90 SAU phẫu thuật.


2. Những biến số được tìm thấy có liên quan đến tỷ lệ t.ử vong trong khoảng thời gian 90 ngày SAU phẫu thuật là:

->Chỉ số đồng bệnh lý Charlson >3 ( Chỉ số Charlson được dùng để dự đoán tỷ lệ t.ử vong cho một bệnh nhân. Chỉ số càng cao thì tỷ lệ t.ử vong càng cao).
->Tiền sử đột quỵ.
->Viêm phổi sau phẫu thuật.
->Xẹp phổi sau phẫu thuật.
->Đặt lại nội khí quản và rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật.
->Nguy cơ t.ử vong cũng được quan sát thấy có liên quan đến kỹ thuật mà Bác sĩ phẫu thuật sử dụng. Cụ thể, Phẫu thuật mở lồng ngực có nguy cơ t.ử vong cao hơn khi so với phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ video VATS.
->Tái nhập viện sau khi đã xuất viện.

Nguyên nhân t.ử vong phổ biến nhất được nhận thấy là do liên quan đến biến chứng hô hấp ( tỷ lệ 58.3%) và biến chứng tim mạch ( tỷ lệ 33.2%).


3. Nhóm nghiên cứu kết luận:” SAU phẫu thuật ung thư phổi, Tỷ lệ t.ử vong trong thời gian 90 ngày NHIỀU GẤP ĐÔI tỷ lệ t.ử vong trong thời gian 30 ngày. Đây là một phát hiện mà cả bệnh nhân và các Trung Tâm Y Tế cần nhận thức rõ. Trong thời gian 90 ngày SAU phẫu thuật ung thư phổi, một nửa số ca t.ử vong xảy ra sau khi đã xuất viện. Do đó, các Trung Tâm Y Tế cần có kế hoạch riêng trong việc theo dõi BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ có nguy cơ t.ử vong cao hơn trong thời gian 90 ngày”.







Thoracic-Surgery.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 229: NHỮNG THẮC MẮC CHƯA LỜI ĐÁP VỀ VIỆC DÙNG BỔ TRỢ THUỐC ĐÍCH SAU MỔ.



Ở bài trước, chúng ta đã từng bàn sơ lược về các phác đồ điều trị bổ trợ cho ung thư phổi giai đoạn sớm.

Hôm nay, cùng cái nhìn của các Chuyên gia trong một hội thảo bàn tròn được tổ chức đầu năm 2024, Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phác đồ bổ trợ Thuốc đích Osimertinib cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1B đến giai đoạn 3A dương tính đột biến gen EGFR EXON19 hoặc L858R.

-------------


=>>
Chúng ta có cần truyền hoá trị bổ trợ cho tất cả bệnh nhân rồi mới cho họ dùng đích Osimertinib không?

=>> Một câu hỏi xuất sắc.
Đối với những bệnh nhân giai đoạn 1B sở hữu kích cỡ khối u từ 3cm đến 4cm, thông thường các Bác sĩ ung bướu sẽ KO kê bổ trợ hoá trị. Việc kê bổ trợ lúc này, nếu muốn, có thể nghĩ đến thuốc đích Osimertinib.

Đối với những khối u có kích cỡ lớn hơn, bạn vẫn có thể cân nhắc theo cùng một cách tương tự là có nên kê bổ trợ hoá trị hay ko. Còn về mặt dữ liệu khi phân tích phân nhóm, có 40% bệnh nhân KO kê bổ trợ hoá trị và 60% kê bổ trợ hoá trị. Lợi ích của việc kê Osimertinib sau đó được quan sát thấy là giống nhau ở cả 2 phân nhóm.

Một bệnh nhân lớn tuổi sẽ có cơ địa mong manh hơn nhiều so với bệnh nhân trẻ. Nếu bạn nghĩ bệnh nhân lớn tuổi ko nhận được lợi ích nào từ việc kê bổ trợ hoá trị, bạn hoàn toàn có thể kê bổ trợ Osimertinib mà KO cần quan tâm tới quyết định sử dụng hoá trị bổ trợ trước đó.

Những phân tích này của tôi liệu có giúp được gì ko?


=>> Vâng. Những phân tích của bạn dĩ nhiên là rất hữu ích. Nhưng nó KO trả lời trực tiếp cho câu hỏi mà tôi vừa nêu là liệu bệnh nhân có thực sự cần hoá trị bổ trợ hay ko??

=>> Tôi ko trả lời trực tiếp cho câu hỏi của bạn vì còn rất nhiều yếu tố cần xem xét.
Khuyến cáo hiện nay là với những bệnh nhân có nguy cơ cao thì VẪN NÊN kê hoá trị bổ trợ.
Khi dùng bổ trợ thuốc đích Osimertinib, đường cong đồ thị sống còn cho thấy khả năng những bệnh nhân này đạt tới mốc sống còn 5 năm là rất cao. Vậy họ sẽ nhận được bao nhiêu lợi ích nếu kê hoá trị bổ trợ? Đối với những bệnh nhân sau khi phẫu thuật mà xét nghiệm hạch âm tính- lợi ích từ hoá trị bổ trợ là rất ít để bù đắp lại những tổn hại mà hoá trị gây ra dù định nghĩa tổn hại cũng cần phải đi theo mức độ khoẻ mạnh của mỗi người bệnh nữa. Ví dụ, một bệnh nhân 45 tuổi và KO có bệnh lý đi kèm, khi ấy việc bổ trợ hoá trị sẽ ít rủi ro đi rất nhiều.

Vì thế, cần phải xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau để ra quyết định điều trị. Tôi cũng đồng ý là ở một số bệnh nhân, việc sử dụng Osimertinib mà KO cần hoá trị bổ trợ là hợp lý.

Giờ trong cùng bối cảnh bổ trợ đích, tôi muốn nói đến nghiên cứu ALINA. Đây là một nghiên cứu thành công và hiện giờ kê bổ trợ đích Alectinib đã được đưa vào hướng dẫn chăm sóc tiêu chuẩn. Dù vậy, cách thiết kế của nghiên cứu đã đưa các Bác sĩ vào một tình trạng LẤP LỬNG.

Liệu các bác sĩ sẽ đi theo Nghiên cứu ALINA: Kê bổ trợ đích Alectinib mà KO kê hoá trị bổ trợ??

Hay các bác sĩ sẽ đi theo con đường truyền thống là hoá trị bổ trợ rồi mới kê Alectinib??

Hiện giờ chúng ta chưa có câu trả lời rõ ràng!
Có ai ở đây muốn nói về việc bản thân đã kết hợp Osimertinib vô chiến lược kê bổ trợ của mình như thế nào không?


=>> Vâng. Tôi đã kết hợp Osimertinib vô chiến lược kê bổ trợ cho bệnh nhân của mình. Nghiên cứu kê bổ trợ Osimertinib là một nghiên cứu lớn, nhưng nếu phải chỉ ra 1 điểm yếu của nghiên cứu này thì tôi sẽ nói rằng những bệnh nhân mang đột biến gen EGFR HIẾM đã không thuộc nhóm đối tượng mà nghiên cứu hướng đến. Thỉnh thoảng bắt gặp những bệnh nhân mang đột biến gen EGFR HIẾM, Tôi thực sự ko biết phải làm gì? Hoá trị bổ trợ và CHỜ ĐỢI, rồi sau đó sử dụng Thuốc đích th2 Afatinib? Rất tiếc là nghiên cứu ADAURA ko đề cập tới khía cạnh này.


=>> Vâng. Nghiên cứu được thiết kế để trả lời cho một số câu hỏi nhưng đồng thời nó cũng mở ra một số câu hỏi khác. Hiện có một số nghiên cứu đang diễn ra nhằm tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi bổ trợ ở nhóm đối tượng đột biến EGFR hiếm, nhưng các nghiên cứu này ko phải là những nghiên cứu ngẫu nhiên nên chúng ko thể cung cấp bằng chứng đủ cao mang tính thay đổi trong thực hành lâm sàng. Chúng ta vẫn phải ngồi đây vs tình huống khó xử này thêm một thời gian nữa. Trong quá trình khám chữa bệnh của bạn, bạn có gặp nhiều bệnh nhân như vậy không?


=>> Tôi có rất nhiều bệnh nhân mang đột biến gen EGFR, phần lớn bệnh nhân của tôi là người Châu Á. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân Châu Á dương tính với đột biến gen EGFR là 30 cho tới 45%, nhưng từ trải nghiệm cá nhân- tôi nghĩ con số này thực tế có thể lên tới trên 70%!!! Rào cản lớn nhất trong việc kê bổ trợ đích cho bệnh nhân là yếu tố ĐỘC HẠI TÀI CHÍNH. Việc dùng thuốc phải diễn ra liên tục trong 3 năm mà giá thuốc thì ko hề rẻ!!!


=>> Hầu hết bệnh nhân sẽ nhận được hỗ trợ thanh toán ở mức phù hợp. Dù vậy, các Tập Đoàn dược phẩm nên xem xét để đảm bảo rằng thuốc có thể tiếp cận được tới nhiều bệnh nhân có nhu cầu dùng nhất có thể.


=>> Tôi đang có một số bệnh nhân dùng bổ trợ đích Osimertinib. Vậy điều cần làm tiếp theo là gì nếu bệnh tiến triển?


=>> Một câu hỏi tuyệt vời. May mắn là việc bệnh tiến triển trong thời gian dùng bổ trợ Osimertinib là KHÔNG phổ biến. Việc bệnh tiến triển SAU khi bệnh nhân dừng Osimertinib xảy ra phổ biến hơn nhiều. Bệnh nhân ngừng Osimertinib và sau 6 tháng cho đến 12 tháng tiếp theo-bệnh sẽ tái phát.

Tôi nghĩ việc đầu tiên cần làm khi bệnh tái phát là kiểm tra lại một cách cẩn thận để chắc chắn rằng bệnh đã thực sự tái phát. Sau đó, nếu bệnh nhân có đột biến gen EGFR, việc KÊ LẠI Osimertinib là hoàn toàn phù hợp. Vấn đề chỉ trở nên thực sự thách thức khi bệnh nhân bị kháng thuốc TRONG KHI đang dùng Osimertinib!!!


=>> Đối với những bệnh nhân đã hoàn thành đủ 3 năm bổ trợ Osimertinib, Tôi sẽ xét nghiệm ctDNA ( đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do ).
Nếu bệnh nhân dương tính, tôi sẽ tiếp tục kê bổ trợ Osimertinib.
Nếu bệnh nhân âm tính, tôi sẽ NGỪNG kê bổ trợ Osimertinib tại thời điểm đó.


=>> Vâng. Một số bác sĩ đang bắt đầu sử dụng những dấu ấn sinh học để quyết định xem nên dừng hay tiếp tục điều trị. Xét nghiệm ctDNA chắc chắn là một phương pháp phù hợp nhất để sử dụng. Dù vậy, thật khó để biết rằng đâu là thời điểm thích hợp? Bởi vì khi bệnh nhân được điều trị bằng Osimertinib, các khối u sẽ bị Thuốc ức chế- sự ức chế này thậm chí đủ để dẫn đến việc tạo ra âm tính giả. Tôi xin đề xuất 1 tháng SAU khi bệnh nhân ngừng Osimertinib hãy xét nghiệm ctDNA? Hiện nay chúng ta chưa có câu trả lời rõ ràng cho việc này.

Ngoài ra, những gì diễn ra sau 3 năm bổ trợ sẽ như thế nào? Vài tháng sau khi ngừng thuốc sẽ là khoảng thời gian rủi ro nhất. Chúng ta có nên chụp MRI não sau vài tháng kể từ thời điểm ngừng thuốc không? Toàn bộ những việc này hiện nay đều không rõ ràng. Tất cả chúng ta đều phải tìm ra cách tốt nhất để quản lý bệnh nhân của mình. Bệnh nhân rất cần được theo dõi sát vào thời điểm ngừng kê bổ trợ. Cho dù mốc kê bổ trợ có là 1,3 hay thậm chí 5 năm thì bất kể quyết định của bạn thế nào, đó đều là thời điểm bệnh có nguy cơ tái phát!!!






IMG_8655-1-1024x580.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 230: GIÁ THUỐC UNG THƯ CHO BỆNH NHÂN VIỆT NAM SẼ THAY ĐỔI LỚN TRONG NĂM 2024.



1.
Ở các bài trước chúng ta đã bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên con đường từng bước trở thành một siêu cường. Ở rất nhiều lĩnh vực quan trọng trong khoa học và kỹ thuật, Trung Quốc hiện đang nắm giữ vị thế số 1 thế giới- trên cả Mỹ. Năm 2022 là năm đầu tiên Mỹ bị Trung Quốc vượt mặt về số lượng các bài báo nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu. Dù còn nhiều tranh cãi về thứ tự xếp hạng khi mà các bài báo nghiên cứu quan trọng-mang tính thay đổi cuộc chơi vẫn thuộc về Mỹ, Trung Quốc chỉ vượt Mỹ về tổng số lượng bài báo được công bố. Dù vậy trong lịch sử, đã có sự soán ngôi nào mà ko bắt đầu từ sự thay đổi về lượng rồi mới dẫn tới thay đổi về chất???


Trung Quốc rất bạo chi cho nghiên cứu khoa học. Nhiều năm liền, Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới-sau Mỹ về số tiền chi cho nghiên cứu. Tuy nhiên, theo dự đoán vào năm 2025, Trung Quốc sẽ chính thức vượt Mỹ để trở thành nước chi trả nhiều nhất cho khoa học và nghiên cứu!


Riêng trong Y Học, mà cụ thể là lĩnh vực Ung Thư. Trung Quốc đang dùng tiềm lực khoa học và tài chính khổng lồ của mình để hội nhập vào sân chơi chung trên toàn cầu.


=>> Thuốc miễn dịch Toripalimab do Trung Quốc phát minh và được phê duyệt dùng tại Trung Quốc kể từ năm 2018. Vào tháng 10/2023, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt Thuốc miễn dịch Toripalimab cho ung thư vòm họng. Ngay sau động thái phê duyệt này của FDA, Công ty Coherus Biosciences có trụ sở tại California Mỹ đã hợp tác với Công ty phát minh ra Toripalimab là công ty Shanghai Junshi Biosciences để phân phối Toripalimab tại thị trường Mỹ.


Giá Toripalimab được bán tại Trung Quốc là 280 usd/1 lọ.
Giá Toripalimab được bán tại Mỹ theo công bố là gần 9000 usd/1lọ. Tức gấp 30 lần so với giá bán tại Trung Quốc!!!


Giá bán này đã nói lên phần nào sự chênh lệch giàu nghèo kinh khủng giữa các nước. Cùng là một loại thuốc nhưng khi ra khỏi biên giới, giá đã bị đẩy lên cao gấp 30 lần!!! Việc này nghe qua thì có vẻ phi lý, nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy nó hết sức hợp lý.

Ở Trung Quốc thuê 1 bảo vệ xưởng thuốc sẽ phải trả độ 6triệu/tháng còn ở Mỹ giá thuê 1 bảo vệ xưởng thuốc sẽ hết khoảng 3000 usd tương đương 75tr. Một bát phở ở Trung Quốc giá khoảng 50000 vnd nhưng một bát phở ở Mỹ sẽ có giá khoảng 400000 vnd. Chính ví sự chênh lệch giá cả như vậy nên cùng một lọ thuốc, giá ở Mỹ giá sẽ rất khác so với giá ở Trung Quốc.




2. Ngoài khả năng khoa học cùng tiềm lực tài chính khổng lồ để nghiên cứu và sản xuất ra những thuốc ung thư có chất lượng toàn cầu. Trung Quốc còn sở hữu một thị trường khổng lồ với quy mô dân số 1.5 tỷ!!! Thị trường 1.5 tỷ người này chính là niềm mơ ước của mọi tập đoàn dược phẩm. Các tập đoàn dược phẩm muốn thâm nhập vào thị trường sẽ phải đàm phán với chính phủ Trung Quốc và việc hạ giá xuống mức mà mọi người dân đều có thể tiếp cận chính là điều kiện tiên quyết để chính phủ Trung Quốc chấp thuận. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao Thuốc ung thư chính hãng ở Trung Quốc rẻ hơn rất rất nhiều so với các nước khác.



3
. Về phía người bệnh Việt Nam- chúng ta sẽ được hưởng lợi cực kỳ nhiều từ sự phát triển tột bậc của ông bạn hàng xóm khổng lồ:


->Thuốc ung thư do Trung Quốc phát minh sẽ được mang về Việt Nam với giá mà mọi người dân đều có thể tiếp cận chứ ko phải bị đội giá lên tới 30 lần như khi xuất khẩu sang Mỹ.

->Thuốc ung thư KO phải do Trung Quốc phát minh nhưng đang được phân phối chính hãng với giá rất phải chăng tại thị trường Trung Quốc cũng sẽ được mang về Việt Nam với giá rẻ hơn rất nhiều so với mức giá hiện đang được bán trong Viện.


Ngày cuối cùng của năm 2023. Chúng ta cùng bước sang năm 2024 với những thắng lợi mới và thành công mới.

Cầu chúc cho mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả chúng ta!





334b40cb-f25d-42d1-8220-db1d8f-6073-1755-1701269881.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 231: XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN BẰNG MẪU MÁU TRƯỚC THỜI ĐIỂM CHẨN ĐOÁN BỆNH SẼ GIÚP RÚT NGẮN THỜI GIAN LÊN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ.


1
.Kết quả xét nghiệm gen phổ rộng là một yếu tố BẮT BUỘC PHẢI CÓ trong việc giúp các bác sĩ lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Dù vậy, từ lúc bệnh nhân đến Viện để xét nghiệm, chụp chiếu cho tới khi lên được phác đồ điều trị là cả một quãng thời gian dài.


Khi có nghi ngờ ung thư trên phim chụp-> bệnh nhân sẽ phải đợi các bác sĩ hội chẩn để sinh thiết->Sinh thiết xong và được kết luận là ung thư rồi-> Lúc đó mô lấy được từ thủ thuật sinh thiết mới đem đi để xét nghiệm đột biến gen-> Có kết quả xét nghiệm đột biến gen rồi, phác đồ điều trị mới được đưa ra!


Thật không may, quá trình xử lý chính xác nhưng có phần chậm trễ này đã làm mất rất nhiều thời gian của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân ko đợi được và đã phải vào Hoá Trị TRƯỚC khi có kết quả xét nghiệm đột biến gen trả về. Chiến lược điều trị khi đó đã bị một vết sạn và ko thể tối ưu ngay từ đầu.


Từ đây, nảy ra một chiến lược là vậy có nên xét nghiệm đột biến gen TRƯỚC thời điểm chẩn đoán bị ung thư không??? Tức là ngay từ khi có nghi ngờ trên phim chụp, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm đột biến gen LUÔN- song song trong quá trình lên phương án sinh thiết. Vào hôm 31/1/2024, Chuyên gia Russell W. Madison cùng các đồng nghiệp đã lần đầu tiên công bố nghiên cứu về chiến lược MỚI NỔI rất hứa hẹn này!



2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của công ty Flatiron Health. Tổng số 1076 bệnh nhân từ 280 Cơ Sở Y Tế điều trị ung thư trên toàn bộ nước Mỹ đã được đưa vào nghiên cứu.

Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều được xét nghiệm gen bằng mẫu máu.

Tổng số 1076 bệnh nhân được lập Hồ sơ đột biến gen phổ rộng trong 30 ngày trước hoặc sau thời điểm chẩn đoán đã được chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1: Bao gồm 56 bệnh nhân ( chiếm 5.2% ) được xét nghiệm đột biến gen TRƯỚC thời điểm chẩn đoán với trung vị của thời gian xét nghiệm đột biến gen trước thời điểm chẩn đoán là 8 ngày ( 1-28).

Nhóm 2: Bao gồm 1020 bệnh nhân được xét nghiệm đột biến gen SAU thời điểm chẩn đoán.


->Hai nhóm có giai đoạn bệnh và nồng độ ctDNA tương tự nhau.

->Bệnh nhân xét nghiệm đột biến gen TRƯỚC thời điểm chẩn đoán có trung vị thời gian nhận trả về kết quả hồ sơ toàn diện đột biến gen sau khi chẩn đoán là 1 ngày.

->Bệnh nhân xét nghiệm đột biến gen SAU thời điểm chẩn đoán có trung vị thời gian nhận trả về kết quả hồ sơ toàn diện đột biến gen sau khi chẩn đoán là 25 ngày.


Có 43% bệnh nhân xét nghiệm đột biến gen TRƯỚC thời điểm chẩn đoán cho ra kết quả dương tính và 32% có nồng độ ctDNA >1% nhưng âm tính đột biến gen ( âm tính thực sự chứ ko phải âm tính giả).


Ở 748 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ chưa trải qua điều trị, nhóm xét nghiệm đột biến gen TRƯỚC thời điểm chẩn đoán có trung vị thời gian từ lúc chẩn đoán cho tới khi lên phác đồ điều trị NGẮN HƠN so với nhóm xét nghiệm đột biến gen SAU thời điểm chẩn đoán, cụ thể là 21 ngày so với 35 ngày ( P< 0.001).




3. Nhóm nghiên cứu kết luận:” Trong thế giới thực, việc xét nghiệm đột biến gen bằng mẫu máu TRƯỚC thời điểm chẩn đoán là ko phổ biến. Tuy vậy, CHIẾN LƯỢC MỚI NỔI này có liên quan đến việc giúp rút ngắn thời gian cho ra kết quả hồ sơ toàn diện đột biến gen của bệnh nhân, từ đó giúp đẩy nhanh việc lên phác đồ điều trị. Những nghiên cứu tiền cứu sắp tới sẽ làm rõ công dụng thực sự của việc xét nghiệm đột biến gen bằng mẫu máu song song với quá trình sinh thiết trong việc giúp ích cho bệnh nhân đang thuộc diện NGHI NGỜ mắc ung thư phổi giai đoạn tiến triển”.






pngtree-lot-of-clocks-on-a-wall-that-are-grouped-together-picture-image_2684042.png
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 232: THUỐC ĐÍCH CÓ THỂ GÓP PHẦN GIÚP BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI ĐẠT MỐC SỐNG CÒN 8 NĂM!!!


1
.Vào hôm 13/2/2024, Chuyên gia Nikhil S Ghadyalpatil cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về sự hiệu quả và tính an toàn của Thuốc đích ALK thế hệ 3 Lorlatinib khi dùng làm điều trị từ bước 2 trở lên cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK ở Ấn Độ.


2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 6 năm, kể từ tháng 5/2017 cho tới tháng 12/2021. Tổng số 38 bệnh nhân ở 4 Trung Tâm điều trị ung thư tại Ấn Độ đã được đưa vào nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu là 54 (30-72). Có 20 bệnh nhân là nam giới và 18 bệnh nhân là nữ giới. Di căn não là RẤT PHỔ BIẾN ở bệnh nhân dương tính ALK. Cụ thể, có 44% bệnh nhân di căn não tại thời điểm chẩn đoán và 49% bệnh nhân di căn não tại thời điểm bắt đầu dùng Lorlatinib.


->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 2 ở 11 bệnh nhân ( chiếm 29%)
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 3 ở 21 bệnh nhân( chiếm 55%)
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 4 ở 4 bệnh nhân( chiếm 11%).
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 5 ở 1 bệnh nhân ( chiếm2.5%)
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 6 ở 1 bệnh nhân (chiếm 2.5%).


Kết quả đáp ứng với Lorlatinib được xác định trên phim chụp là:

->Đáp ứng hoàn toàn: 9 bệnh nhân ( chiếm 24%)
->Đáp ứng một phần: 17 bệnh nhân ( chiếm 46%)
->Bệnh ổn định: 9 bệnh nhân ( chiếm 24%)
->Bệnh tiến triển: 2 bệnh nhân ( chiếm 5%).


Tại trung vị thời gian theo dõi 76.6 tháng, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển chưa hoàn thiện và trung vị sống còn toàn bộ đạt 93.1 tháng- xấp xỉ 8 năm!!!


Ngoài ra, dữ liệu cho thấy, nhóm bệnh nhân nhận Lorlatinib làm điều trị bước 2 và điều trị bước 3 trở lên có trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển và trung vị thời gian sống còn toàn bộ tương tự nhau. Có 33 bệnh nhân ( chiếm 87%) gặp phải tác dụng phụ khi điều trị bằng Lorlatinib. Trong đó có 6 bệnh nhân ( chiếm 16%) phải điều chỉnh liều.


3. Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích ALK thế hệ 3 Lorlatinib có hiệu quả cao trong thế giới thực khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK. Bên cạnh việc độc tính có thể xử lý được một cách an toàn, Lorlatinib còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa di căn não cũng như sở hữu một tỷ lệ đáp ứng nội sọ rất cao”.






lorviqua_img.jpeg
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,141
Động cơ
400,831 Mã lực
Em thấy dù là dùng liệu trình gì thì nếu phát hiện muộn, đã di căn xa chỉ sống được 2-3 năm. Mà cuối cùng hay chết vì di căn não, xương.
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,281
Động cơ
417,938 Mã lực
1707905954668.png

Đây là ảnh thuốc mới Lorlatinib à cụ? Đã sản xuất phổ biến chưa cụ ơi?
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
Em thấy dù là dùng liệu trình gì thì nếu phát hiện muộn, đã di căn xa chỉ sống được 2-3 năm. Mà cuối cùng hay chết vì di căn não, xương.
Vâng. Y học là tương đối-ko thể chắc chắn 100% được, nhưng dù là giai đoạn cuối mà chiến lược điều trị tối ưu+ may mắn thì con số chục năm cũng ko phải là khó cụ ạ! Trong nhóm em cũng có khoảng hơn chục bệnh nhân đạt mốc sống còn trên 9 năm và vẫn đang khoẻ mạnh- dù lúc phát hiện đều là giai đoạn cuối rồi.

Mong sao khoa học càng ngày càng phát triển để chữa khỏi ung thư. Chúng ta cùng hy vọng vào khoa học vậy🤝
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,141
Động cơ
400,831 Mã lực
BÀI SỐ 232: THUỐC ĐÍCH CÓ THỂ GÓP PHẦN GIÚP BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI ĐẠT MỐC SỐNG CÒN 8 NĂM!!!


1
.Vào hôm 13/2/2024, Chuyên gia Nikhil S Ghadyalpatil cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về sự hiệu quả và tính an toàn của Thuốc đích ALK thế hệ 3 Lorlatinib khi dùng làm điều trị từ bước 2 trở lên cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK ở Ấn Độ.


2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 6 năm, kể từ tháng 5/2017 cho tới tháng 12/2021. Tổng số 38 bệnh nhân ở 4 Trung Tâm điều trị ung thư tại Ấn Độ đã được đưa vào nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu là 54 (30-72). Có 20 bệnh nhân là nam giới và 18 bệnh nhân là nữ giới. Di căn não là RẤT PHỔ BIẾN ở bệnh nhân dương tính ALK. Cụ thể, có 44% bệnh nhân di căn não tại thời điểm chẩn đoán và 49% bệnh nhân di căn não tại thời điểm bắt đầu dùng Lorlatinib.


->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 2 ở 11 bệnh nhân ( chiếm 29%)
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 3 ở 21 bệnh nhân( chiếm 55%)
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 4 ở 4 bệnh nhân( chiếm 11%).
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 5 ở 1 bệnh nhân ( chiếm2.5%)
->Lorlatinib được sử dụng làm điều trị bước 6 ở 1 bệnh nhân (chiếm 2.5%).


Kết quả đáp ứng với Lorlatinib được xác định trên phim chụp là:

->Đáp ứng hoàn toàn: 9 bệnh nhân ( chiếm 24%)
->Đáp ứng một phần: 17 bệnh nhân ( chiếm 46%)
->Bệnh ổn định: 9 bệnh nhân ( chiếm 24%)
->Bệnh tiến triển: 2 bệnh nhân ( chiếm 5%).


Tại trung vị thời gian theo dõi 76.6 tháng, trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển chưa hoàn thiện và trung vị sống còn toàn bộ đạt 93.1 tháng- xấp xỉ 8 năm!!!


Ngoài ra, dữ liệu cho thấy, nhóm bệnh nhân nhận Lorlatinib làm điều trị bước 2 và điều trị bước 3 trở lên có trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển và trung vị thời gian sống còn toàn bộ tương tự nhau. Có 33 bệnh nhân ( chiếm 87%) gặp phải tác dụng phụ khi điều trị bằng Lorlatinib. Trong đó có 6 bệnh nhân ( chiếm 16%) phải điều chỉnh liều.


3. Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích ALK thế hệ 3 Lorlatinib có hiệu quả cao trong thế giới thực khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK. Bên cạnh việc độc tính có thể xử lý được một cách an toàn, Lorlatinib còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa di căn não cũng như sở hữu một tỷ lệ đáp ứng nội sọ rất cao”.






lorviqua_img.jpeg
Thuốc này điều trị cho bệnh nhân đột biến gen Kras 13 không các cụ ơi
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 233: TẠI SAO BỆNH NHÂN ALK KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2 SPEXIB-CERITINIB???


1
.Ở bài trước khi bàn về thuốc đích thế hệ 2+ Brigatinib, chúng ta đã từng đề cập đến việc trong 3 loại thuốc đích ALK thế hệ 2 Alectinib, Brigatinib và Ceritinib thì Ceritinib là thằng yếu nhất và độc nhất. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi làm rõ việc yếu kém đó của Thuốc đích ALK thế hệ 2 Spexib-Ceritinib.


2. Vào tháng 10/2021, Chuyên gia Samantha Wilkinson cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc Thuốc đích Ceritinib có thời gian sống còn toàn bộ KÉM HƠN NHIỀU khi so với Thuốc đích Alectinib.


Nghiên cứu được thực hiện trong 7 năm, kể từ tháng 6/2013 cho tới tháng 3/2020. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện từ tháng 10/2020 cho tới tháng 3/2021.


Tổng số 355 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu trước đó đều đã từng sử dụng Thuốc đích ALK thế hệ 1 Crizotinib rồi bị kháng thuốc. Trong đó có 183 bệnh nhân ( 85 nam, 98 nữ ) ở nhóm thử nghiệm Alectinib, 91 bệnh nhân ( 43 nam, 48 nữ) ở nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực và 81 bệnh nhân ( 38 nam, 43 nữ) ở nhóm dùng Alectinib trong thế giới thực.


->Bệnh nhân ở nhóm thử nghiệm Alectinib có tuổi trẻ hơn so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực. Cụ thể, nhóm thử nghiệm Alectinib có tuổi trung bình là 52.53 với độ lệch chuẩn 11.18, còn nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực có tuổi trung bình là 57.97 với độ lệch chuẩn 11.71.


->Bệnh nhân ở nhóm thử nghiệm Alectinib trải qua số bước điều trị trước đó NHIỀU HƠN so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực. Cụ thể, nhóm thử nghiệm Alectinib có số bước điều trị trước đó trung bình là 1.95 với độ lệch chuẩn 0.72, còn nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực có số bước điều trị trước đó trung bình là 1.47 với độ lệch chuẩn 0.81.


->Bệnh nhân ở nhóm thử nghiệm Alectinib có chỉ số toàn trạng ECOG TỐT HƠN so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG ở mức 0 hoặc 1 trong nhóm thử nghiệm Alectinib là 90.2% ( 165 bệnh nhân ) so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực là 77.1% ( tương đương 37 bệnh nhân, có 43 bệnh nhân trong nhóm này ko thể đánh giá ECOG ).


->Bệnh nhân ở nhóm dùng Alectinib trong thế giới thực ( tuổi trung bình 58.69 với độ lệch chuẩn 11.26) cũng có chỉ số toàn trạng ECOG TỐT HƠN và nhiều bệnh nhân da trắng hơn so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG đạt mức 0 hoặc 1 ở nhóm dùng Alectinib trong thế giới thực là 92.4%( tương đương 49 bệnh nhân, có 28 bệnh nhân trong nhóm này ko thể đánh giá ECOG ) so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực là 77.1% ( 37 bệnh nhân ). Tỷ lệ bệnh nhân da trắng của nhóm dùng Alectinib trong thế giới thực là 72.7%( 56 bệnh nhân ) so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực là 62.4%( 53 bệnh nhân).


3. Sau khi loại các yếu tố gây nhiễu, nhóm nghiên cứu nhận thấy:” Bệnh nhân ở nhóm thử nghiệm Alectinib và nhóm dùng Alectinib trong thế giới thực có thời gian sống còn toàn bộ DÀI HƠN NHIỀU so với nhóm dùng Ceritinib trong thế giới thực”.


BÀI HỌC RÚT RA:

=>>
Nếu bệnh nhân chỉ muốn dùng thuốc phát minh. Vậy việc dùng Thuốc chính hãng Alecensa phân phối tại Trung Quốc có giá chỉ nhỉnh hơn Spexib-Ceritinib một chút là hoàn toàn hợp lý.

=>> Nếu bệnh nhân chấp nhận dùng thuốc sao chép xách tay. Vậy Brigatinib- tốt tương đương Alectinib hoặc Alectinib sao chép là một lựa chọn tốt hơn rất nhiều khi so với Ceritinib.

Trong mọi bối cảnh, bệnh nhân ALK đều KO NÊN CHỌN Ceritinib!









[T103756] SPEXIB 150MG 3(5X10) 150 Viên- hộp Novartis (Vimedimex).jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 234: PHÁC ĐỒ ĐÍCH GỘP HOÁ TRỊ CHÍNH THỨC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ EGFR.


Cách đây chưa đầy 24 tiếng- tức vào ngày 16/2/2024, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã chính thức phê duyệt phác đồ gộp Hoá trị platinum+ Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ dương tính với đột biến gen EXON19 hoặc L858R.

Việc thông qua này dựa theo kết quả của nghiên cứu FLAURA2 mà mình đã từng bàn rất nhiều lần trên nhóm.

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Lợi ích về thời gian sống không bệnh tiến triển là rất rõ ràng trong khi dữ liệu về sống còn toàn bộ hiện chưa có. Mọi người có tin vào việc thời gian sống còn toàn bộ sẽ được cải thiện không? Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi đó- Chỉ là đôi khi bệnh nhân KO đợi kịp. Dù gì đây cũng là một tin vui đối với cộng đồng ung thư! Xin chúc mừng!


=>> Độc tố của phác đồ gộp thực sự là một vấn đề. Chưa kể đến những bất tiện như việc bệnh nhân phải truyền thuốc mỗi 3 tuần một. Tôi đã áp dụng phác đồ này cho một số bệnh nhân trong nhiều tháng và nó làm tăng đáng kể độc tính trên gan và huyết học- ít nhất là ở phân nhóm bệnh nhân Latinh mà tôi điều trị. Mọi người có gặp điều tương tự ở những nhóm bệnh nhân khác ko?


=>> Thỉnh thoảng FDA phê duyệt những phác đồ mà tôi CHƯA sẵn sàng để điều trị cho tất cả bệnh nhân. Lợi ích sống còn toàn bộ là chưa có. Lợi ích sống không bệnh tiến triển là có nhưng đi kèm với đó là yếu tố độc tố tăng. Ở phân nhóm bệnh nhân di căn não, tôi ấn tượng với việc xạ phẫu não hơn là yêu cầu bệnh nhân của mình trải qua 4 chu kỳ hoá trị.


BÀI HỌC RÚT RA:

Có thêm một khuyến cáo chăm sóc tiêu chuẩn là có thêm một v.ũ k.h.í trong việc chiến đấu với ung thư. Còn việc có dùng v.ũ k.h.í đó ko? Và nếu dùng thì dùng trong bệnh cảnh nào? Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào bệnh cảnh của bạn và bs điều trị của bạn!







GettyImages-1238052951.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 235: TIN VUI DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ EGFR GIAI ĐOẠN 3.



1
.Cách đây 6 tiếng, tức vào ngày 19/2/2024, Tập đoàn Astrazeneca đã ra thông báo về kết quả phase3 của nghiên cứu LAURA.


Nghiên cứu LAURA được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và an toàn của Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib khi dùng cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR ở giai đoạn 3 nhưng KO thể mổ cắt bỏ và ĐÃ trải qua hoá xạ trị.


Kết quả cho thấy, việc dùng Thuốc đích Osimertinib SAU khi hoá xạ trị đã cho cải thiện RÕ RỆT về thời gian sống không bệnh tiến triển. Dữ liệu sống còn toàn bộ hiện chưa có nhưng một phân tích sớm cho thấy Thuốc đích Osimertinib có xu hướng cải thiện sống còn toàn bộ!



2. Chuyên gia Suresh Ramalingam, Giám đốc điều hành của Viện Ung thư Winship thuộc Đại học Emory, Mỹ và là nghiên cứu viên chính của Nghiên cứu LAURA phát biểu:” Kết quả này là một bước tiến lớn đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3. Đây là nhóm bệnh nhân thường được tiên lượng tái phát sớm và dễ mắc di căn não mà không có liệu pháp điều trị đích có sẵn. Sự thành công của nghiên cứu LAURA cho thấy Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib có thể trở thành liệu pháp điều trị đích ĐẦU TIÊN cho phân nhóm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3”.


Susan Galbraith, Phó chủ tịch điều hành nghiên cứu và phát triển ung thư của Tập Đoàn Astrazeneca bày tỏ:” Kết quả có ý nghĩa lớn của nghiên cứu LAURA trong bối cảnh ung thư phổi giai đoạn sớm đã tiếp tục củng cố vai trò của Thuốc Đích Osimertinib như là một liệu pháp xương sống trong việc điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR. Nghiên cứu LAURA cùng với nghiên cứu ADAURA đã càng củng cố hơn nữa yêu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư phổi sớm nhất có thể”.


Dữ liệu của nghiên cứu sẽ được trình bày tại một Hội nghị ung thư sắp tới và được chia sẻ đến các Cơ quan quản lý trên toàn cầu!


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Một thành công ÍT gây ngạc nhiên nhất từ trước đến nay. Để điều trị tối ưu, chúng ta cần cả kiểm soát cục bộ như phẫu thuật, xạ trị cùng với kiểm soát toàn thân như liệu pháp đích. Tôi tự hỏi đã đến lúc chúng ta nên ngừng suy nghĩ về các giai đoạn ung thư phổi khi kê Thuốc đích Osimertinib chưa? Có vẻ như Osimertinib đang giành chiến thắng trong mọi bối cảnh EGFR- Từ giai đoạn 1B cho tới giai đoạn 4!


=>>
Việc dùng vô thời hạn của Thuốc đích Osimertinib chắc chắn sẽ là một đề tài tranh luận thú vị. Tôi sẽ đợi xem dữ liệu của nghiên cứu!






OTFPALQGWRMCDBLC4LNF6R6QIU.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 236: CÓ THỂ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI QUA HƠI THỞ???


1
.Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay. Mỗi năm, số lượng người t.ử v.ong do ung thư phổi nhiều hơn TỔNG số lượng người t.ử v.ong bởi ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư cổ tử cung cộng lại.

Để phát hiện ung thư phổi, quy trình tiêu chuẩn thường sẽ trải qua 2 bước:

->Bước 1: Chụp Phổi. Khi phát hiện có nghi ngờ trên phim chụp, người bệnh sẽ được tiếp tục trải qua bước 2.
->Bước 2: Sinh thiết. Mẫu mô tại vị trí u hoặc dịch trong phổi người bệnh sẽ được lấy ra để soi dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm tế bào ung thư. Từ đó kết luận người bệnh có thực sự bị ung thư phổi hay không.


Quy trình tiêu chuẩn này thường tốn ko ít thời gian và gây đau đớn cho bệnh nhân, chưa kể sinh thiết là một biện pháp xâm lấn hàm chứa nhiều rủi ro và ko thể thực hiện nhiều lần. Từ đây, nảy ra một câu hỏi là liệu có thể phát hiện ung thư phổi bằng một cách khác không gây đau đớn và cho ra kết quả sớm hơn không? Phổi là cơ quan hô hấp, vậy có thể xét nghiệm hơi thở để chẩn đoán ung thư phổi không???


2.
Tại phòng thí nghiệm Breathomics thuộc Viện nghiên cứu ung thư British Columbia ở Canada, Một nhóm nhà khoa học do Chuyên gia Renelle Myers đứng đầu hiện đang đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này.


Mỗi ngày, nhóm nghiên cứu lục lọi hàng ngàn hợp chất hữu cơ, tìm kiếm các dấu ấn sinh học với mong muốn một ngày nào đó có thể tìm thấy thông tin hữu ích giúp phát hiện ra sự hiện diện của ung thư phổi.

Chuyên gia Renelle Myers phát biểu:” Công việc của chúng tôi giống như đang tìm kiếm dấu vân tay- một dấu hiệu để giúp phân biệt cái gì là ung thư và cái gì ko phải ung thư”


Nhóm nghiên cứu dùng một hệ thống đặc biệt để thu thập các mẫu hơi thở của những người tham gia nghiên cứu. Các mẫu hơi thở này sẽ được giữ trong những ống nhỏ. Sau đó, các ống nhỏ được làm nóng lên đến gần 150 độ C trong một quá trình xử lý được gọi là giải hấp nhiệt. Ở nhiệt độ cao như vậy, các mẫu hơi thở được lưu trữ sẽ giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi này sẽ được cho chạy qua một Hệ thống mang tên là Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ- Hệ thống này có vai trò tách các hợp chất và định danh chúng.


Chuyên gia Renelle Myers bày tỏ:” Khi được phát hiện sớm, ung thư phổi có thể chữa khỏi. Thật không may, trong đa số các trường hợp, triệu chứng thường không xuất hiện cho tới khi ung thư đã tiến triển sang giai đoạn muộn. Bởi vậy, nếu chúng ta có thể tạo ra một phương pháp kiểm tra hơi thở có khả năng nhanh chóng xác định một người có khả năng mắc ung thư phổi hay không-việc làm này sẽ mang đến một ảnh hưởng lớn nhất từng được biết cho tới nay về căn bệnh ung thư phổi”.


Chuyên gia Renelle Myers cùng các đồng nghiệp hy vọng Nghiên cứu có thể thành công trong vòng 5 năm tới!

Chúng ta cùng chờ xem!









Dr.-Renelle-Myers_1920x700-Breath-Lung-Cancer-Research-_Edited-5.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 237: CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐÍCH ALK THẾ HỆ 4 VÀ THẾ HỆ 5!!!


Hội nghị Liệu Pháp Đích trong ung thư phổi TTLC 2024 vừa kết thúc. Hội nghị năm nay được tổ chức trong 4 ngày, kể từ ngày 21/2 cho đến ngày 24/2/2023 tại Santa Monica, California Mỹ. Tại Hội Nghị năm nay, Chuyên gia M.Nagasaka đã báo cáo những thông tin mới nhất về Thuốc đích ALK thế hệ 4 NVL-655 cũng như hé mở về những kỳ vọng mà Thuốc đích ALK thế hệ 5 cần đạt được.


1.Hiệu quả của Thuốc đích ALK thế hệ 4 NVL-655:

=>> Đối với tất cả bệnh nhân có thể đánh giá đáp ứng trong nghiên cứu:
Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 39%
Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở liều >=50mg đạt là 44%


=>> Đối với phân nhóm bệnh nhân di căn não:
Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 52%
Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở liều >=50mg là 50%.


=>> Đối với phân nhóm bệnh nhân bị KHÁNG thuốc đích ALK:

+ Nguyên nhân kháng bất kỳ: Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 54% còn ở liều >=50mg là 61%.

+ Nguyên nhân kháng xảy ra bởi sự xuất hiện của một đột biến: Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 50% còn ở liều >=50mg là 55%.

+ Nguyên nhân kháng xảy ra bởi sự xuất hiện của 2 đột biến trở lên: Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 56% còn ở liều >=50mg là 67%.

+ Nguyên nhân kháng xảy ra bởi đột biến G1202R ( đây được coi là đột biến kháng thuốc HAY GẶP NHẤT trong cộng đồng ALK ) : Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 71% còn ở liều >=50mg là 79% !!! Thực sự ấn tượng!!!

=>>
Đối với phân nhóm đã trải qua điều trị ít nhất 3 loại Thuốc đích trước đó ( Đã dùng đích thế hệ 2 và thế hệ 3 Lorlatinib ) : Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 40% còn ở liều >=50mg là 43%.

=>> Đối với phân nhóm đã trải qua điều trị ít nhất 3 loại Thuốc đích trước đó ( Đã dùng đích thế hệ 2 và thế hệ 3 Lorlatinib ) và Hoá trị: Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 42% còn ở liều >=50mg là 44%.

=>> Đối với phân nhóm bệnh nhân đã trải qua Thuốc đích thế hệ 2 ( có thể dùng thế hệ 1 rồi hoặc chưa dùng ) nhưng chưa trải qua Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib: Tỷ lệ đáp ứng khách quan ở tất cả các liều là 71% còn ở liều >=50mg là 67%.





2. Những kỳ vọng mà Thuốc đích ALK thế hệ 5 phải giải quyết được:

=>> Kế thừa được những điều mà các thế hệ trước đã làm được.
=>> Tránh được dung hợp gen TRK.
=>> Có hiệu quả đối với đột biến TP53.
….



QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:


=>>
Với những dữ liệu có sẵn này, Tôi nghĩ rằng NVL-655 sẽ là một Thuốc đích ALK HOÀN HẢO.

=>> NVL-655 Thực sự là một Thuốc đích ALK RẤT TỐT. Nhưng chúng ta luôn có thể hướng tới mục tiêu cao hơn.

=>> Thuốc đích ALK đang được phát triển với tốc độ đi đầu trong ung thư phổi. Xin chúc mừng cộng đồng ALK !!!










497af111cd48bf5000c50a08d9c4211d.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
965
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 238: TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN HER2.



Vào ngày 26/2/2024, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA đã cấp chỉ định Liệu pháp Đột Phá cho Thuốc đích BAY 2927088 của Hãng dược phẩm Bayer Đức.


Thuốc đích BAY 2927088 là thành quả của sự hợp tác giữa Tập đoàn dược phẩm Bayer cùng với Viện Broad thuộc 2 trường Đại Học số 1 Mỹ là Harvard và MIT. Thuốc đích BAY 2927088 được dùng theo đường uống để điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc không thể cắt bỏ dương tính đột biến gen HER2 và đã trải qua một liệu pháp điều trị toàn thân trước đó.


Việc phê duyệt này dựa theo dữ liệu ở phase 1/2 của Nghiên cứu NCT05099172. Nghiên cứu NCT05099172 diễn ra ở 77 Trung Tâm Y Tế trải dài trên 16 quốc gia.






75ZPE5KGUZKI7JLZHA3YCDVDVA.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top