Tóm lại là khi mua bán thì có phải đi xin từng ô trong cái danh sách đấy hay ko? càng ngày càng phức tạp!!!
Em đang hiểu hộ gia đình là những người có liên quan về mặt pháp lý: Bố, mẹ, vợ chồng, con, cháu ....Vâng, cụ bình tĩnh thế thì em cũng nói sơ qua thế này
Đất đai được đăng ký, kê khai để cấp sổ đỏ cho nhiều thành phần khác nhau. Tùy thuộc vào hồ sơ mà xác định đất đó thuộc thành phần nào thì trên sổ đỏ ghi theo kiểu đó.
Cụ thể trường hợp đất ấy là của HỘ GIA ĐÌNH, trước đây để xác định những ai sẽ có tên trên cái giấy ấy thì còn phải xem xem ai thuộc hộ gia đình ấy. Giờ thì trên giấy sẽ thể hiện rõ luôn hộ gia đình ấy là cụ thể những ai. Cầm giấy đọc phát biết luôn; khỏi phải tra cứu, tham chiếu đến các hồ sơ khác.
Còn các trường hợp sở hữu khác thì đã rõ rồi. như từ trước vẫn làm.
1. Đất ấy của CÁ NHÂN thì ghi tên người đó và ghi thông tin để xác định cá nhân đó ( số CMT, địa chỉ...): và họ quy định là giấy tờ xác định thân nhân kiểu gì thì ghi thế nào.
2. Đất ấy của HỘ GIA ĐÌNH thì ghi thông tin của tất cả những người trong hộ gia đình ấy.
3. Đất của chung VỢ CHỒNG thì ghi thông tin của cả 2 vợ chồng.
4. Đất của tổ chức trong nước thì ghi tên, và thông tin để xác định tổ chức;
5. Đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư;
6. Đất của Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
7. Đất của Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;
8. Đất của Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Bỏ sổ hk chuyển sang dùng sổ đỏ chứVậy là ta dùng sổ hộ khẩu thay sổ đỏ là xong hả các cụ.
Cứ tưởng bỏ hộ khẩu rồi
Thông tư thế nào thì phải đọc cả thông tư, đưa tin mỗi một khía cạnh không có bình giải cũng chẳng nêu là tốt xấu hay dở người đọc chả biết đâu mà lần, đến ạ người viết.Thế là nhà của bố mẹ, con cái nó nghiễm nhiên được thừa hưởng hay sao? Hay có ông cháu nào đó nhờ hộ khẩu cũng có quyền trên thửa đất đó ạ?
Có hiệu lực từ 5/12/2017 tới đây, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.
Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT (ngày 19/5/2014) quy định:
“Đối với hộ gia đình sử dụng đất thể hiện các thông tin “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình.
Sau đó ghi thêm “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trước đó, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ quy định: Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.
Như vậy, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào trong sổ đỏ.
Hoàng Linh/Báo Tin tức
Em dự là (1) nước mình chưa có 1 CSDL cho các thông tin đó, ô tô xe máy thì có thể, chứ nhà đất thì ở quê toàn giấy tờ thôi; (2) sau khi có CSDL thì làm vụ tra cứu cũng ko đơn giản, đến làm mấy cái trang web giới thiệu tỉnh, huyện, thậm chí cả cỡ bộ mà còn lem nhem, ko thống nhất thì làm các portal cho dân tra cứu thông tin còn xa lắm.Em hỏi ngu chút, cụ nào thông thái cho biết: Tại sao dữ liệu về đăng ký xe ô tô, xe máy, sở hữu nhà, đất...lại không được thông tin rông rãi để mọi người được tra cứu các cụ nhỉ vì theo em nghĩ nếu các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu này công khai thì nhân dân tránh được nhiều rủi ro khi mua, bán!
Tài sản là bí mật cá nhân cụ ạ.Em hỏi ngu chút, cụ nào thông thái cho biết: Tại sao dữ liệu về đăng ký xe ô tô, xe máy, sở hữu nhà, đất...lại không được thông tin rông rãi để mọi người được tra cứu các cụ nhỉ vì theo em nghĩ nếu các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu này công khai thì nhân dân tránh được nhiều rủi ro khi mua, bán!
Trước đây thì đất cấp cho HỘ gia đình (có chữ hộ trong đó) dù chỉ ghi tên chủ hộ thì bên công chứng sẽ đòi tất cả người có tên trong sổ hộ khẩu thời điểm đó cùng ký mới được giao dịch, nhiêu khê lắm. Có nhà cho người quen nhập hộ khẩu, sau này rất mệt!Tóm lại là khi mua bán thì có phải đi xin từng ô trong cái danh sách đấy hay ko? càng ngày càng phức tạp!!!
Bỏ sổ hộ khẩu thay bằng sổ đỏ chứ cụVậy là ta dùng sổ hộ khẩu thay sổ đỏ là xong hả các cụ.
Cứ tưởng bỏ hộ khẩu rồi