Bọn em làm kỹ thuật (có liên quan đến yếu tố công trường) thì hình học và lượng giác vẫn có ít nhiều ứng dụng. Em ví dụ, có những vị trí trên cao cần bổ sung chi tiết, bằng kiến thức lượng giác và hình học mình vẫn có thể dựng lại (có thể hoàn toàn thủ công, chứ nếu bằng AutoCad em không nói nhé) mà không cần trèo lên tận nơi đo thực tế.
Về tích phân, em ví dụ đơn giản thế này (em đang dùng điện thoại nên có thể không chèn được ký hiệu quy ước nên em viết tắt là TP, các cụ thông cảm).
Tích phân bậc nhất (cái này em không nhớ tên gọi chính xác) chính là diện tích giới hạn bởi đường đồ thị biểu diễn hàm và trục biến số.
Nôm na S = TP[f(x)*d(x)].
Trong đó: f(x) là hàm của biến x, d(x) là vi phân bậc nhất của biến x.
Trường hợp đơn giản nhất là hình chữ nhật (nhất là các cụ mua/bán mảnh đất giá trị hình chữ nhật mà tính sai diện tích là bỏ mẹ rồi
).
S = a*b.
Trong đó: a, b là chiều dài/rộng mảnh đất.
Vậy S ở đây liên quan thế nào đến tích phân?
Nếu mình dựng hệ tọa độ xOy trùng tâm O với một đỉnh của chữ nhật, hai trục tọa độ vuông góc Ox và Oy trùng với hai cạnh của chữ nhật.
Hàm số y= f(x) = b = hằng số (giả thiết chữ nhật đặt "nằm").
Trong phép tính tích phân (thực chất và tổng của nhiều tích). Trong đó, f(x) = b = hằng số ta đưa ra ngoài làm thừa số chung. Thừa số còn lại (phần trong ngoặc) là tổng các "vi phân bậc nhất" - d(x). Các vi phân này được định nghĩa là các phần đủ nhỏ, và tổng của nó chính là a (cạnh còn lại của chữ nhật).
Vậy là S = a*b.
Tất nhiên đó là do em trình còi chỉ dẫn chứng được ví dụ đơn giản vậy. Thực tế có thể có những cái khác cao siêu hơn mà em không biết
Tuy nhiên, mọi người vẫn nói học toán là để rèn tư duy. Còn tư duy là cái gì thì em chịu
.