Thớt vui quá. Em học dốt, kiến thức ko đong đầy cái lá mít nhưng cũng xin góp đôi nhời với cccm.
1, Chữ Hán vốn là tập chữ tượng hình không thống nhất, có trước thời Hán rất lâu. Tần Thuỷ Hoàng chính là người ra lệnh Xa đồng trục, Thư đồng văn. Thống nhất và chỉnh lý lại. Nhà Hán kế thừa lại và phát triển thêm trong thời đại của mình. Sau đó cùng với sự mở rộng lãnh thổ và bang giao thì nó đc truyền sang các nước lân bang thời Hán nên đến giờ chúng ta và các nước như Nhật bản vẫn gọi là Hán tự(chữ Hán).
2, Về ngôn ngữ cổ, trung đại thì Việt, Hàn, Nhật đều tiếp thu và sử dụng chữ Hán giống TQ nhưng Trong quá trình sử dụng, bản thân người TQ có sự thay đổi và với quan hệ chặt chẽ cùng Tq thì Việt nam thường thay đổi theo, tuy nhiên có nhiều từ sẽ không thay đổi theo hoặc tự ta thay đổi dân đến sự khác biệt. Điển hình hơn là Nhật bản. Từ sau thế kỷ thứ 8 ít quan hệ với TQ lại cách biển khơi nên rất nhiều chữ Hán nhật vẫn theo kiểu cổ( khác nghĩa or ngược với Ta và Tàu), ví dụ Ta nói “Giới Thiệu” còn Nhật thì vẫn dùng “Thiệu giới”.
3, Trong ngôn ngữ hiện đại thì Nhật bản là nước Đông Á đầu tiên mở cửa tiếp thu văn hoá giáo dục Tây phương hiện đại. Lúc đó vốn từ vựng của các nưics sử dụng Hán tự ko đủ để dùng, không có từ tương đương để dịch các khái niệm về khoa học, triết học, xh, kinh tế, q sự, giáo dục... từ ngôn ngữ Âu, Mỹ vì vậy họ ghép các từ Hán đơn(có sẵn) để tạo ra từ ghép mang ý nghĩa hoàn toàn mới như : Cộng sản, Văn hoá, Kinh tế, Câu lạc bộ, Đại Tá, điện thoại, dân tộc, cá nhân, khoa học, triết học, nghị quyết, đồng chí, chi bộ, Vật lý, Bất động sản....
=> Người Trung q, người Việt nam tiếp thu những khái niệm mang nghĩa mới đó từ người Nhật và sử dụng đến ngày nay. Vì vậy Hán việt có từ giống tiếng Hán không có nghĩa là học của người Tàu.
Hán việt ko giống tiếng Trung không có nghĩa là đều do ta tự sáng tạo ra => ta ko học từ tàu mà vay mượn từ Nhật(gián tiếp qua sách báo mà Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi xuất bản ở hongkong, hoặc trực tiếp do các vị phng trào Đông du sang Nhật).
Đây là một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp và dễ sai lệch, nhầm lẫn vì vậy nếu thớt muốn tìm hiểu thì cần phải hết sức chú ý. Dù là thảo luận cho vui nhưng nếu thông tin mình đưa ra khi chưa hiểu đầy đủ thì dễ khiến bà con hiểu sai nguồn gốc của nó.
Có bài viết liên quan về vấn để này. Cccm tham khảo thêm rồi bàn tiếp ạ.
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người … Continue reading "Người Nhật phát...
nghiencuuquocte.org