[Funland] Trò chơi: Tìm từ Hán Việt nhưng không có trong tiếng Hán.

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,592
Động cơ
498,135 Mã lực
Tin học - 2 từ đơn gốc Hán ghép lại thành 1 từ TV với nghĩa mới
Từ này khá điển hình.
Nói chung dạng từ này trong TV nhiều vô thiên lủng.
 

Duhloss

Xe tải
Biển số
OF-747083
Ngày cấp bằng
21/10/20
Số km
383
Động cơ
59,010 Mã lực
Cháu xin phép đẩy thớt ạ.

Tiếng Việt có một từ rất quen thuộc: Y tế và có một bộ gọi là Bộ Y Tế.
Nhưng tiếng Hán không có, mặc dù có các chữ đơn lẻ Y (医) Tế (济).
Vì không có chữ Y tế nên phải phải gọi là Bộ Vệ Sinh (卫生部) - Vệ Sinh Bộ.
- Môi trường: Bộ Môi trường tiếng Việt mà sang tiếng Hán lại là Bộ Hoàn cảnh :)) (生态环境部); (Environment tiếng Anh dịch qua tiếng Hán là Hoàn cảnh);
- Liên quan tên 1 số bộ/cơ quan CP khác: thương binh, xây dựng, truyền thông, phát thanh, truyền hình, uỷ ban,...
- Doanh nhân, liên doanh, doanh trại, doanh thu,...
- Cao đẳng, chuyên tu,...
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,857
Động cơ
376,918 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Cháu xin đưa ra một trò chơi: Ghép chữ Hán Việt thành cụm từ, rồi kiểm tra cụm từ Hán Việt xem nó có trong tiếng Hán hay không (luôn xảy ra trường hợp: cụm từ Hán Việt có trong tiếng Việt nhưng không có trong tiếng Hán)
- Chơi trò này không cần phải biết tiếng Hán, các bác cứ ghép Hán Việt thoải mái, những ai biết tiếng Hán sẽ kiểm tra giúp trong tiếng Hán.
- Chơi trò này tăng thêm vốn từ Hán Việt cho mỗi người.
- Những kết quả tìm thấy sẽ được cập nhật ở #1 kèm theo nick OF của người tìm ra.
--------------
Cháu xin lấy ví dụ đầu tiên:

(1) Miên Man (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (mián mán).
(2) Y Tế (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (yī jì).
(3) Lâm Tặc (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (lín zé). Bác Keyboard Hero
(4) Thiêng Liêng (Nôm 100% 𤍌). Bác cuonglhvt
(5) Trầm Tĩnh (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (shěn jīng). Bác vdtours
(6) Sản Xuất (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (chǎn chū). Bác cưỡi chổi
(7) Thủ Tướng (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán. Tiếng Hán là Chính Phủ Tổng Lý (政府总理). Bác cuonglhvt
(8) Hoành Tráng (Hán Việt) với nghĩa chữ Hoành (橫), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (hèng zhuàng). Bác greenkar
(9) Sở Thích (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (suǒ dí). Bác greenkar
(10) Hùng Hổ (Hán Việt), nghĩa đen là Gấu - Cọp, có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (xióng hǔ). Bác cuonglhvt
(11) Tài Khoản (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (cái kuǎn). Bác rachfan
.......

Xin mời các bác tham gia ạ.
Không rõ cháu xem cuốn Tam Thiên Tự chưa ? Chú xem cuốn này thấy thú vị về cách nói của thông dụng bây giờ. Mà xem cũng ngộ ra nhiều thứ đã từng thắc mắc.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,545
Động cơ
408,807 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
- Môi trường: Bộ Môi trường tiếng Việt mà sang tiếng Hán lại là Bộ Hoàn cảnh :)) (生态环境部); (Environment tiếng Anh dịch qua tiếng Hán là Hoàn cảnh);
- Liên quan tên 1 số bộ/cơ quan CP khác: thương binh, xây dựng, truyền thông, phát thanh, truyền hình, uỷ ban,...
- Doanh nhân, liên doanh, doanh trại, doanh thu,...
- Cao đẳng, chuyên tu,...
Có một từ cả hai tiếng đều có nhưng nghĩa Hán Trung và Hán Việt khác hẳn nhau: sinh dục

Tiếng Hán Trung: sinh đẻ (sinh) và giáo dục (dục)

Tiếng Hán Việt: giới tính, se.x
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Có một từ cả hai tiếng đều có nhưng nghĩa Hán Trung và Hán Việt khác hẳn nhau: sinh dục
Tiếng Hán Trung: sinh đẻ (sinh) và giáo dục (dục)
Tiếng Hán Việt: giới tính, se.x
Thớt này cháu tìm hiểu việc không có mặt chữ trong tiếng Hán thôi ạ.
Còn việc mượn chữ Hán sang nghĩa khác tiếng Việt, chính là Giả Tá của chữ Nôm ạ.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,862
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Sao quần chúng lại không có chứ? Qun zhong 群众.
Còn mấy từ kiểu như cứu cánh, yếu điểm là ta dùng với nghĩa khác.
Nhiều từ thuần Hán, nhưng nghĩa tiếng Việt lại khác, vd: đàm tiếu - 谈笑
 

Toilaai08

Xe tăng
Biển số
OF-568673
Ngày cấp bằng
11/5/18
Số km
1,320
Động cơ
159,501 Mã lực
Tuổi
39
Bảo đảm dc không, e chả rành tiếng Hán. :P
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhiều từ thuần Hán, nhưng nghĩa tiếng Việt lại khác, vd: đàm tiếu - 谈笑
Đó là Giả Tá (mượn Hán để dùng nghĩa khác cho tiếng Việt) nên không thuộc phạm vi của trò chơi trong thớt này ạ.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,857
Động cơ
376,918 Mã lực
Nơi ở
Da nang

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
25,687
Động cơ
727,956 Mã lực
Bị lẫn từ Việt vào rồi ạ.
Hán Việt, Cờ Vua = Tây Dương Kỳ.
Thế, tớ đổi thành
Cử nhân tá lả làm bí th.ư thôn ủy
nhá?

Tá lả là ta nhặt từ tàu về đấy.
Hoặc:
Cử nhân mạt chược làm bí th.ư thôn ủy.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,862
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Đó là Giả Tá (mượn Hán để dùng nghĩa khác cho tiếng Việt) nên không thuộc phạm vi của trò chơi trong thớt này ạ.
Cái này mình không cho là mượn nghĩa, chẳng qua do thói quen dùng từ, nên lâu ngày nghĩa nó thay đổi.
 

RiverHoang

Xe đạp
Biển số
OF-572278
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
17
Động cơ
143,360 Mã lực
Cháu có bản 1959 thôi ạ: https://drive.google.com/file/d/1hxapxELb0cY2yBixMU6RDu0kHTLNrCMf/view?usp=sharing
Nếu bác có bản cũ hơn thì cho cháu xin, ấn bản thế kỷ 19 càng tốt ạ. Cảm ơn bác.
Bản quốc ngữ cũ hơn (1915)
三千字解譯國語 - Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ, 1915
Bản TK 19 này có trước khi phổ cấp chữ quốc ngữ (dùng một chữ Nôm để giải nghĩa nôm na)
三千字解音 • Tam thiên tự giải âm
 

kuok

Xe tải
Biển số
OF-22344
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
491
Động cơ
500,293 Mã lực
Cháu xin đưa ra một trò chơi: Ghép chữ Hán Việt thành cụm từ, rồi kiểm tra cụm từ Hán Việt xem nó có trong tiếng Hán hay không (luôn xảy ra trường hợp: cụm từ Hán Việt có trong tiếng Việt nhưng không có trong tiếng Hán)
- Chơi trò này không cần phải biết tiếng Hán, các bác cứ ghép Hán Việt thoải mái, những ai biết tiếng Hán sẽ kiểm tra giúp trong tiếng Hán.
- Chơi trò này tăng thêm vốn từ Hán Việt cho mỗi người.
- Những kết quả tìm thấy sẽ được cập nhật ở #1 kèm theo nick OF của người tìm ra.
--------------
Cháu xin lấy ví dụ đầu tiên:

(1) Miên Man (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (mián mán).
(2) Y Tế (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (yī jì).
(3) Lâm Tặc (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (lín zé). Bác Keyboard Hero
(4) Thiêng Liêng (Nôm 100% 𤍌). Bác cuonglhvt
(5) Trầm Tĩnh (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (shěn jīng). Bác vdtours
(6) Sản Xuất (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (chǎn chū). Bác cưỡi chổi
(7) Thủ Tướng (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán. Tiếng Trung là Chính Phủ Tổng Lý (政府总理). Bác cuonglhvt
(8) Hoành Tráng (Hán Việt) với nghĩa chữ Hoành (橫), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (hèng zhuàng). Bác greenkar
(9) Sở Thích (Hán Việt), có trong tiếng Việt, nhưng không có trong tiếng Hán (suǒ dí). Bác greenkar
.......

Xin mời các bác tham gia ạ.
Đây là kiểu giải toán mò, lắp từng từ vào xem đúng hay không?
Thay vì mò thì bạn nên tìm xem tại sao từ Hán Việt thường được dùng phổ biến ở Việt Nam mà không được dùng (thực ra là vẫn có nhưng hầu như không dùng) ở Trung Quốc. Tôi tạm liệt kê các dạng thế này
1. Từ Hán cổ: Việt vẫn dùng nhiều trong khi Trung không dùng nữa. Trong nhiều từ điển online vẫn tra ra và họ còn chú thích là mức độ phổ biến cao hay thấp.
2. Ý nghĩa biến đổi: người Việt dùng với ý nghĩa khác, Trung với ý nghĩa khác (kiểu cứu cánh, đáo để..)
3. Từ Hán nhưng thực ra là bắt nguồn từ tiếng Nhật. Bạn thớt có tên tiếng Nhật chắc cũng biết các từ Kinh tế, xã hội, chính trị, tư bản, cộng sản...thực chất là từ tiếng Nhật (từ gốc Hán) khi người Nhật chuyển ngữ các thuật ngữ khoa học từ các nước phương Tây. Người Trung sau đó mới lấy ra dùng. Có một thời gian người Trung vì tính tự tôn và ghét Nhật cũng tự nghĩ ra thêm các thuật ngữ để dùng nhưng về cơ bản chỉ thay đổi được một số từ, còn thì vẫn phải dùng của người Nhật. Vì vậy sẽ có trường hợp có từ người Việt dùng như gốc Nhật (các cụ Đông Du cũng đông phết) nhưng người Trung dùng khác. ví dụ như những từ Giám Đốc - Kinh Lý, Chủ tịch HĐQT- Đổng sự trưởng....
4. Người Việt tự chém ra từ mới trên nền từ Hán-Việt.
Trước có chuyện cụ Phan Bội Châu nhà ta bút đàm với cụ Lương Khải Siệu bên Nhật. Trao đổi thì vẫn được nhưng mất thời gian, ngoài lí do dùng cổ văn thì còn cách dùng từ cũng đã khác nhau rồi (cụ Lương còn có ý chê là không giữ origin, cụ Phan không đọc được nhưng nếu có đọc được thì lại xì cái rõ dài bảo chấp làm gì tụi Ái tân giáp la =)).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top