Trước một vấn đề cụ thể, có bằng chứng ghi lại bằng hình ảnh rõ ràng mà nhiều cụ/mợ vẫn cố gắng phân tích ngược chiều dư luận. Có lẽ các cụ mợ đấy có sở thích là lập luận trái ngược lại số đông, thích phản biện lại người khác, vậy thì những sự vụ như này là cơ hội rất tốt để các cụ mợ đó thực hành.
Vẫn nhớ có cậu học trò vỗ ngực tự đăng lên mxh cá nhân nhận mình là: “chưa tranh luận thua ai bao giờ”. Lúc đó đọc xong cũng chỉ cười trừ, vì nghĩ tuổi trẻ háo thắng. Mà giờ lên đây vẫn gặp nhiều cụ mợ đã có tuổi, có con rồi vẫn lập luận theo kiểu bắt bẻ câu chữ, buồn cười nhất là cứ lôi luật này luật kia ra để chứng minh cơ sở truy tố vi phạm luật An ninh mạng
.
Các cụ mợ nên nhớ văn nói hay văn viết vẫn có khác biệt khi ở tình huống nhất định. VD:
- Khi đứng ở đám đông, thấy một người cư xử bất thường, các cụ nhận xét: “chắc con này nó thần kinh ko bình thường”, rất khác với việc lên mạng nhận xét là người này có “dấu hiệu bệnh thần kinh/động kinh”. Tất nhiên là ko dám dạy bảo gì các cụ mợ cho rằng có thể nói vậy một cách bthg, vì có lẽ các cụ mợ đó luôn chuẩn bị sẵn sàng tư thế phản biện lại với người khác.
Từ bao giờ mà một vấn đề bất cập, tiêu cực trong xã hội ngoài bên phản đối lại có một bên mang ra mổ sẻ theo cách công kích nạn nhân, dùng các ví dụ ko liên quan, rồi cứ phải căng não lên tranh luận, thậm trí có cụ còn nói phải suy tính trước còm của người khác sẽ nói gì khi tranh luận??? Mục đích để chứng minh cho điều gì? Nếu chỉ để thoả mãn cái tôi của các cụ mợ thích ngược dòng thì quả thật rất buồn cười và vô giá trị đối với xã hội.