[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,273
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tốc độ bình quân mà cụ nói ở đây chắc là tốc độ bình quân khi tàu chạy ở tốc độ ổn định, đoạn giữa các ga. Cụ chưa tính đến tàu phải tăng tốc, giảm tốc ở đoạn các ga hay đoạn có yêu cầu đặc biệt gì đó (lên dốc, đoạn cong...), khi tính các tốc độ đó vào thì tốc độ trung bình để tàu shinkanshen đi từ ga này đến ga kia chỉ tầm 200km/h thôi. Đơn giản nhất, ta cứ lấy tuyến Tokyo-Osaka ra mà xem, đó gần như là tuyến chính nhất của Nhật Bản rồi, khoảng cách 2 thành phố đó tầm 500km mà tàu nhanh nhất đi cũng mất 2h30 phút, các shinkansen khác còn lâu hơn. Tìm thế nào thì cụ lên google maps hoặc đánh từ khóa tiếng Anh là ra hết.
Như vậy, tàu đường sắt cao tốc Bắc-Nam mà chúng ta có kế hoạch cả chục năm nay là điều gần như không tưởng về giá trị kinh tế, tài chính vì nó không thể cạnh tranh được với hàng không.
Không cụ ạ. Cụ ấy nói bình quân 320km là tính cả thời gian dừng ở các trạm rồi đấy. Tàu cao tốc từ 0 tăng lên 500km/h mất hơn phút một chút, và luôn duy trì ít nhất 350km/h trở lên. Những loại mới nhất của Alstom max speed gần 600km/h và trung bình khoảng 450km/h. Thằng Khựa đang thiết kế loại 700km/h duy trì trên 500km/h rồi.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Tốc độ khai thác tối đa tầm 300kmh (có thể đạt 400kmh) nhưng trên toàn tuyến tốc độ trung bình chỉ đạt 200kmh. Em đi ở Pháp và Đức thì cũng chỉ đạt được như thế.

Thời gian trung bình hành khách tốn cho chặng HN-SG (kể từ nhà đi và từ ga về nhà) sẽ tầm 10-11 tiếng.
Còn đi máy bay thì tốn 6 tiếng như cụ thớt tính.

Em nghĩ với chênh lệch về thời gian và giá (giá đi tàu sẽ cao hơn máy bay) thì đa số hành khách tuyến dài (HN-ĐN, NT, Sg) vẫn sẽ chọn máy bay là chính. Nhất là với các hành khách cần sử dụng cho khung giờ khớp với khung sinh hoạt 6 tiếng ở VN hiện nay (ăn xong bữa, lên sân bay, bay đến nơi là ăn bữa tiếp).

Tàu cao tốc sẽ có ưu thế ở các tuyến ngắn <1000km vì mức độ tiện dụng theo các thành phố du lịch, nhóm khách du lịch và thời gian ngắn hơn máy bay mà lại có sự trải nghiệm cao.

Dù sao hiện nay (trong 30 năm tới) em vẫn ủng hộ phương án đường sắt tốc độ cao hơn là tàu cao tốc. Hàng không đang đáp ứng tốt nhu cầu dân dụng hiện nay. Còn nhu cầu logistics cho hàng hóa, công nghiệp, sản xuất thì đang cần đường sắt tốc độ cao với khổ đường lớn.

Còn vấn đề đáng lo nhất khi làm dự án tốc độ cao hay cao tốc thì cũng là quản lý dự án và nguồn vốn. Tầm 20 tỷ trở lên là phải vay tứ tung rồi mà chắc chỉ có khựa hoặc jav là cho VN vay để làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,273
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tốc độ khai thác tối đa tầm 300kmh nhưng trên toàn tuyến tốc độ trung bình chỉ đạt 200kmh. Em đi ở Pháp và Đức thì cũng chỉ đạt được như thế.

Thời gian trung bình hành khách tốn cho chặng HN-SG (kể từ nhà đi và từ ga về nhà) sẽ tầm 10-11 tiếng.
Còn đi máy bay thì tốn 6 tiếng như cụ thớt tính.

Em nghĩ với chênh lệch về thời gian và giá (giá đi tàu sẽ cao hơn máy bay) thì đa số hành khách tuyến dài (HN-ĐN, NT, Sg) vẫn sẽ chọn máy bay là chính. Nhất là với các hành khách cần sử dụng cho khung giờ khớp với khung sinh hoạt 6 tiếng ở VN hiện nay (ăn xong bữa, lên sân bay, bay đến nơi là ăn bữa tiếp).

Tàu cao tốc sẽ có ưu thế ở các tuyến ngắn <1000km vì mức độ tiện dụng theo các thành phố du lịch, nhóm khách du lịch và thời gian ngắn hơn máy bay mà lại có sự trải nghiệm cao.

Dù sao hiện nay (trong 30 năm tới) em vẫn ủng hộ phương án đường sắt tốc độ cao hơn là tàu cao tốc. Hàng không đang đáp ứng tốt nhu cầu dân dụng hiện nay. Còn nhu cầu logistics cho hàng hóa, công nghiệp, sản xuất thì đang cần đường sắt tốc độ cao với khổ đường lớn.
Cụ cho em hỏi cụ đi tuyến nào bên Pháp mà tốc độ tối đa có 300km/h ạ?

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
 

QuangSunlight

Xe điện
Biển số
OF-533503
Ngày cấp bằng
22/9/17
Số km
3,111
Động cơ
200,122 Mã lực
Bác không thấy cụ ấy toàn nghe kể lại ak?!!Thu nhập còn thấp thì chấp nhận đi tài Thống Nhất, chứ cứ thử thu nhập bình quân 40-50k USD xem, quất tàu cao tốc ngay vì lúc ấy thời gian, sức lực quan trọng hơn giá vé.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
Cả tuần nay còn chưa có miếng thuỵt lon nào vào mồm đây , ngồi đấy mà ước ăn bò Kobe .
 

quanghuy_xd

Xe tải
Biển số
OF-651374
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
326
Động cơ
110,829 Mã lực
Tuổi
38
Cụ James nói đúng rồi.
Đường ray cao tốc chỉ phục vụ tàu cao tốc chở khách thôi, không dùng chung với tàu chở hàng được.
Em ví dụ: tuyến cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải có đường ray đôi 2 chiều, mỗi chiều có khoảng 37-40 đoàn tàu khách xuất phát liên tục cứ khoảng 15 phút là có 1 chuyến rời bến. Phải tận dụng tối đa công suất của đường sắt để chở khách chứ hoàn toàn không có tàu chở hàng.( Giá vé tuyến này (khoảng 1350km) từ 2-6 triệu VNĐ).
Đường sắt cao tốc có hai loại cụ ạ, một loại chỉ để chở khách như loại tàu đệm khí, loại này dùng trong đường sắt cao tốc Nhật Bản, một loại dùng chung đường ray với tàu chở hàng (dùng tàu khác). Loại này dùng nhiều ở Châu Âu. Theo em dùng loại 2 này phù hợp với Việt Nam, vì nó đáp ứng được cái yêu cầu quan trọng nhất trong vận tải Bắc-Nam của Việt Nam hiện nay là chở hàng. chở khách Bắc-Nam, hàng không sẽ phục vụ tốt.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,627
Động cơ
285,641 Mã lực
Cát Linh - Hà Đông chạy rồi này các cụ

 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,761
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Đường sắt cao tốc có hai loại cụ ạ, một loại chỉ để chở khách như loại tàu đệm khí, loại này dùng trong đường sắt cao tốc Nhật Bản, một loại dùng chung đường ray với tàu chở hàng (dùng tàu khác). Loại này dùng nhiều ở Châu Âu. Theo em dùng loại 2 này phù hợp với Việt Nam, vì nó đáp ứng được cái yêu cầu quan trọng nhất trong vận tải Bắc-Nam của Việt Nam hiện nay là chở hàng. chở khách Bắc-Nam, hàng không sẽ phục vụ tốt.
Tàu đệm khí là tàu gì hả Cụ ~X( .
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,627
Động cơ
285,641 Mã lực
e chỉ ước mơ đường sắt Bắc Nam Việt Nam được như này thôi
.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,515
Động cơ
408,789 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đường sắt cao tốc có hai loại cụ ạ, một loại chỉ để chở khách như loại tàu đệm khí, loại này dùng trong đường sắt cao tốc Nhật Bản, một loại dùng chung đường ray với tàu chở hàng (dùng tàu khác). Loại này dùng nhiều ở Châu Âu. Theo em dùng loại 2 này phù hợp với Việt Nam, vì nó đáp ứng được cái yêu cầu quan trọng nhất trong vận tải Bắc-Nam của Việt Nam hiện nay là chở hàng. chở khách Bắc-Nam, hàng không sẽ phục vụ tốt.
Nhưng loại dùng chung này tốc độ thấp lắm cụ ợ.

Việt nam có thể làm đường sắt cao tốc nhưng không toàn tuyến HN-SG. Chỉ nên làm 3 đoạn là HN-Hải phòng, HN-Vinh và SG-Nha trang. Có thể nâng cấp đường sắt để chạy tuyến Đà nẵng-Huế cao tốc chung với đường sắt thường.

Làm như vậy tôi đảm bảo có lãi ngay.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,773
Động cơ
278,533 Mã lực
Chặng Matsxcova - San Petersburg hơn 700 km chạy tàu cao tốc Sapsan hết 4 tiếng. Đi tàu bình thường hết 6 đến 7 tiếng. Điện khí hóa toàn bộ. Đầu máy mua của Cộng hòa Séc, tàu cách âm chạy êm ru.
Việt Nam làm được như Nga đã là quá tốt.
Mà lương của nhân viên ngành đường sắt ở Nga không hề cao. Trung bình chỉ khoảng 10 triệu Việt Nam đồng.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,773
Động cơ
278,533 Mã lực
Nhưng loại dùng chung này tốc độ thấp lắm cụ ợ.
Việt nam có thể làm đường sắt cao tốc nhưng không toàn tuyến HN-SG. Chỉ nên làm 3 đoạn là HN-Hải phòng, HN-Vinh và SG-Nha trang. Có thể nâng cấp đường sắt để chạy tuyến Đà nẵng-Huế cao tốc chung với đường sắt thường.

Làm như vậy tôi đảm bảo có lãi ngay.
Làm như thế này thì dân Hà Nội sẽ đổ xô về định cư ở Hải Phòng, Vinh. Nhất là Vinh vì dân miền trong ở Hà Nội nhiều. Mà chủ yếu lại là những người thành đạt, mức sống cao, có điều kiện. Mỗi ngày sẽ bỏ ra tâm 6 triệu để đi và về giữa Hà Nội và Vinh. Tốn kém tí nhưng lại được hưởng không khí trong lành của thành phố Vinh, sáng ăn bát cháo lươn Nghệ Anh, làm chén nước chè rồi lững thững đi ra bến tàu ra Hà Nội làm. Tối thì đi ra bến, bắt tàu về Vinh.
Bỏ mẹ, nhưng mà thế thì đường từ bốn phương về ga Hà Nội sẽ tắc hết cho mà xem.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,761
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Đọc các cmt trong thớt này em thấy vấn đề các Cụ lăn tăn không phải là về kỹ thuật, về hiệu quả khai thác mà chủ yếu là lăn tăn về vấn đề sử dụng vốn cho dự án. Sự lăn tăn này đúng thôi vì thực trạng nạn xà xẻo đớp hít nó đang xảy ra ở tất cả các lĩnh vực. Nếu không đầu tư vào đsct mà đầu tư vào các dự án giao thông khác thì cũng vẫn bị xà xẻo thôi.

Đầu tư cho đường sắt cao tốc cực kỳ tốn kém: Chi phí làm đường khủng, chi phí cho các đoàn tàu khủng (để khai thác có hiệu quả thì 1 tuyến cần khoảng 100 đoàn tàu chạy liên tục 2 chiều), chi phí bảo dưỡng vận hành đường ray và các đoàn tàu cũng khủng vì tàu vận hành ở tốc độ rất cao nên mọi thứ luôn phải đảm bảo chuẩn xác...

Về việc làm đsct để kết hợp giữa vận chuyển khách và hàng hóa như vài Cụ nói là không xảy ra được vì thứ nhất là tần suất các chuyến tàu khách rất cao không còn khoảng trống để cho các đoàn tàu chở hàng. Thứ 2 là do hình dáng đặc thù của tàu cao tốc nên không phải hàng hóa nào cũng nhét vào đoàn tàu được, hơn nữa là giới hạn về trọng lượng và lại chạy ở tốc độ cao khiến tàu cao tốc chỉ phù hợp chở người chứ không chở đc hàng hóa nặng. Thứ 3 là nếu vượt qua đc các trở ngại về kỹ thuật và vận hành trên thì giá thành để vận chuyển hàng hóa bằng tàu cao tốc sẽ rất cao trong khi vốn dĩ đa phần các hàng hóa không có nhu cầu phải vận chuyển ...cao tốc.
....
 

akitsun

Xe tải
Biển số
OF-729685
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
208
Động cơ
-140,684 Mã lực
Em không thấy có lợi lắm. Đầu tư ĐSCT giá đắt mọi người sẽ ko đi thà làm mấy tuyến tầm 150km/h nhưng thông tuyến các tỉnh giá vé rẻ như Bus tiện hơn. Miền Bắc kéo tới Nghệ An, miền Nam kéo tới Nha Trang sẽ thấy khả thi và rẻ tiền hơn nhiều. Tất nhiên kéo theo hạ tầng xe bus taxi đón khách tại bến nữa.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,515
Động cơ
408,789 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Làm như thế này thì dân Hà Nội sẽ đổ xô về định cư ở Hải Phòng, Vinh. Nhất là Vinh vì dân miền trong ở Hà Nội nhiều. Mà chủ yếu lại là những người thành đạt, mức sống cao, có điều kiện. Mỗi ngày sẽ bỏ ra tâm 6 triệu để đi và về giữa Hà Nội và Vinh. Tốn kém tí nhưng lại được hưởng không khí trong lành của thành phố Vinh, sáng ăn bát cháo lươn Nghệ Anh, làm chén nước chè rồi lững thững đi ra bến tàu ra Hà Nội làm. Tối thì đi ra bến, bắt tàu về Vinh.
Bỏ mẹ, nhưng mà thế thì đường từ bốn phương về ga Hà Nội sẽ tắc hết cho mà xem.
Hà nội - Vinh 2 chiều khoảng 600 ngàn thôi cụ, lấy đâu ra mà 6 triệu. Nếu có vé tháng còn rẻ hơn nữa.

Thật sự tôi không hiểu sao cứ phải vật vã với kế hoạch cao tốc Hà nội - Sài gòn khi tính sơ sơ đã thấy rất không khả thi.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,773
Động cơ
278,533 Mã lực
Hà nội - Vinh 2 chiều khoảng 600 ngàn thôi cụ, lấy đâu ra mà 6 triệu. Nếu có vé tháng còn rẻ hơn nữa.

Thật sự tôi không hiểu sao cứ phải vật vã với kế hoạch cao tốc Hà nội - Sài gòn khi tính sơ sơ đã thấy rất không khả thi.
Hà Nội - Vinh mà làm tàu cao tốc chắc chắn là 6 triệu 2 lượt luôn cụ ạ.
Tuyến Matsxcova - Saint P. tàu thường một chiều, không phải Sapsan (cao tốc) đã là 1 triệu tiền Việt một chiều, mua trước 1 tuần, không nằm.
Hà Nội đi Vinh cứ cho là gần bằng một nửa chặng Mát - Saint P thì cũng phải vào tầm 400 nghìn một chiều. (Tàu thường ở Nga đi với tốc độ xấp xỉ 100 km hoặc hơn).
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,080
Động cơ
401,541 Mã lực
Hạ tầng dùng chung được, vẫn hệ thống sân ga, hệ thống điều khiển - điều độ, hệ thống kết nối.
TGV thần thánh chạy vào đường của TER ( tàu chợ) thì chạy không nhanh hơn TER nha cụ
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,425
Động cơ
114,123 Mã lực
Đọc các cmt trong thớt này em thấy vấn đề các Cụ lăn tăn không phải là về kỹ thuật, về hiệu quả khai thác mà chủ yếu là lăn tăn về vấn đề sử dụng vốn cho dự án. Sự lăn tăn này đúng thôi vì thực trạng nạn xà xẻo đớp hít nó đang xảy ra ở tất cả các lĩnh vực. Nếu không đầu tư vào đsct mà đầu tư vào các dự án giao thông khác thì cũng vẫn bị xà xẻo thôi.

Đầu tư cho đường sắt cao tốc cực kỳ tốn kém: Chi phí làm đường khủng, chi phí cho các đoàn tàu khủng (để khai thác có hiệu quả thì 1 tuyến cần khoảng 100 đoàn tàu chạy liên tục 2 chiều), chi phí bảo dưỡng vận hành đường ray và các đoàn tàu cũng khủng vì tàu vận hành ở tốc độ rất cao nên mọi thứ luôn phải đảm bảo chuẩn xác...

Về việc làm đsct để kết hợp giữa vận chuyển khách và hàng hóa như vài Cụ nói là không xảy ra được vì thứ nhất là tần suất các chuyến tàu khách rất cao không còn khoảng trống để cho các đoàn tàu chở hàng. Thứ 2 là do hình dáng đặc thù của tàu cao tốc nên không phải hàng hóa nào cũng nhét vào đoàn tàu được, hơn nữa là giới hạn về trọng lượng và lại chạy ở tốc độ cao khiến tàu cao tốc chỉ phù hợp chở người chứ không chở đc hàng hóa nặng. Thứ 3 là nếu vượt qua đc các trở ngại về kỹ thuật và vận hành trên thì giá thành để vận chuyển hàng hóa bằng tàu cao tốc sẽ rất cao trong khi vốn dĩ đa phần các hàng hóa không có nhu cầu phải vận chuyển ...cao tốc.
....
Em thì chỉ tò mò không biết nếu làm đsct 300km/h, mà gặp thằng choai choai nào chui rào vào ném cho viên gạch thì sẽ như thế nào nhỉ? Làm thế nào bảo vệ toàn tuyến dọc đất nước được nhỉ?
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Về việc làm đsct để kết hợp giữa vận chuyển khách và hàng hóa như vài Cụ nói là không xảy ra được vì thứ nhất là tần suất các chuyến tàu khách rất cao không còn khoảng trống để cho các đoàn tàu chở hàng. Thứ 2 là do hình dáng đặc thù của tàu cao tốc nên không phải hàng hóa nào cũng nhét vào đoàn tàu được, hơn nữa là giới hạn về trọng lượng và lại chạy ở tốc độ cao khiến tàu cao tốc chỉ phù hợp chở người chứ không chở đc hàng hóa nặng. Thứ 3 là nếu vượt qua đc các trở ngại về kỹ thuật và vận hành trên thì giá thành để vận chuyển hàng hóa bằng tàu cao tốc sẽ rất cao trong khi vốn dĩ đa phần các hàng hóa không có nhu cầu phải vận chuyển ...cao tốc.
....
Giá vé đắt, không có khách đi thì lấy đâu ra tần suất cao hở cụ?
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,472
Động cơ
74,904 Mã lực
TGV thần thánh chạy vào đường của TER ( tàu chợ) thì chạy không nhanh hơn TER nha cụ
Cái gì chung được thì chung, cái gì không chung được thì phải riêng. Hệ thống đường sắt nó bao gồm nhiều thành phần chứ không chỉ có mỗi cái “đường”.
Việc của chuyên gia, đám được trả lương cao là tính toán phần chung càng nhiều càng tốt. Chứ không theo tư duy của đám grab vàng vẩu là xây cái gì cũng phải làm mới từ a-z.
 

quanghuy_xd

Xe tải
Biển số
OF-651374
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
326
Động cơ
110,829 Mã lực
Tuổi
38
Ngược lại bác ạ, nước Mỹ từ hồi còn đang đi đào vàng đã hiểu là đường sắt là xương sống cho sự lưu thông hàng hóa cho quốc gia.....cuộc chiến đất đai do làm mạng lưới đường sắt cũng đã đẩy nước Mỹ vào một thời vào kỳ tăm tối.

Dù vậy đến nay với > 250k ki lô mếch đường sắt với hệ thống quản trị có thể nói là 4.0 & rất nhiều c.ty cung cấp giải pháp railway có tiếng :P thì mạng lưới này vẫn cứ thuộc tốp lớn nhất cmn thế giới chứ chả có tim nào nó lốp bi để dìm hàng bác ạ. Tim xe hơi còn chuyển vật tư vật liệu từ ncc ở các nơi khác đến bcm ra ý.

Nước Mỹ không làm đường sắt cao tốc đơn giản vì Mỹ nó thực dụng và phát triển đúng trọng tâm cái cần & hiểu rằng đi chơi thì bố bay-đi phượt thì bố lái xe-còn chở hàng muốn nhanh như chở tầu con thoi bố cũng chất lên máy bay được. Nếu cần tô son-trát phấn để thiên hạ nhìn vào thì Mỹ nó sẽ làm kiểu khác. :P

Tại nước Nhật sau thế chiến có đặt ra một cái lời nguyền cho thế hệ sau như này "Mỹ có gì - Nhật phải có nấy", sau mấy chục năm copy nước Mỹ thành công người Nhật mới quyết định phải có điểm khác biệt cho bộ mặt văn minh và Shinkansen được cho ra đời cho giống châu Âu (dân Nhật bọn vùng sâu nó hay so sánh độ văn minh kiểu "quê tao có bến tầu cao tốc nên văn minh hơn quê mày không có"...). Cái này ở Nhật giá vé đắt ngang máy bay và thời gian dài hơn bay gấp đôi+điều kiện chở hàng hóa ngặt nghèo đủ thấy tính hiệu quả không cao. Dân Nhật nếu đi vì công việc hay kể cả đi chơi cũng không thường chọn loại hình vận tải này - nhưng để giới thiệu cho khác du lịch thì lại toàn giới thiệu sử dụng cái này.

Tại nước Tầu thì bác biết rồi, thực ra chính phủ nó cũng lo cho hơn tỷ con dân gặp tai nạn trong những dịp nghỉ nên nó làm là có cơ sở thiết thực - trên thế giới thì duy nhất tại Tầu hệ thống đường sắt cao tốc phục vụ kinh doanh vì nó có thị trường. Với lại cũng dư Nhật sau vài chục năm phát triển Tầu nó muốn chứng tỏ năng lực sx của nó.

Chuyện là thế chứ có phải Mỹ nó ước tầu hỏa cao tốc mà đếu được đâu - nó còn đẻ ra giải pháp quản lý tầu hỏa cao tốc cho mọi nơi ý. =))
Bác nói có lý ạ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top