[Funland] Tìm hiểu về "Giáo dục khai phóng"

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
503
Động cơ
502,469 Mã lực
Cụ tâm huyết nhỉ. Các câu hỏi của cụ dễ dẫn đến triết lý suông, hehe. Tuy nhiên em tham gia như sau:

1-Thanh thiếu niên (TTN) có cần sống có lý tưởng không?
Cuộc đời phi thường nhất định phải có lý tưởng, cuộc đời tầm thường thì không. Tùy lựa chọn của TTN

2-Lý tưởng là gì và lý tưởng từ đâu sinh ra, làm thế nào để gieo mầm và giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu niên? từ khi nhỏ đến khi trưởng thành.
Lý tưởng theo em là niềm tin về một viễn cảnh muốn hiện thực hóa, ví dụ tất cả trẻ em vùng cao một ngày xxx sẽ có đầy đủ cơm ăn áo mặc như trẻ em ở thành thị. Thực tế khắc nghiệt (adversity) sẽ là nguồn cảm hứng để sinh ra lý tưởng, va vào càng sớm càng tốt để có thời gian nuôi dưỡng ý tưởng, ví dụ mẹ chả may mất sớm vì bệnh ung thư thì đứa con nhỏ có khả năng cao nung nấu lý tưởng sẽ muốn làm bác sĩ, làm nhà khoa học để chữa lành/ xóa sổ bệnh ung thư

3-Giáo dục lý tưởng nó có những trình độ cấp bậc, công cụ như thế nào?
GD không nên là nghĩa vụ của riêng ngành GD, ai quan tâm đều nên tìm hiểu để có thể góp sức GD qua kênh và cách thức phù hợp
Nho giáo, Khổng giáo, Đạo giáo,tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và Phật giáo không nằm ngoài giải quyết việc này. Nó không phải là lý thuyết suông mà nó là phương pháp thực hành, công cụ để rèn luyện từ các cấp độ phổ thông, lên đến lãnh đạo rồi cao hơn nữa là hàng hiền, thánh nhân.....

Để cổ vũ bác thì em tặng bác một đoạn này:
Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi....

Nên nếu bác không biết rõ, không tường tận, không phải là do bác mà là do việc giáo dục thiếu đi phần làm gương của những người lãnh đạo cao nhất. Họ phải làm gương, định hướng cho toàn bộ quần chúng đi theo, nhưng mà chúng ta đâu có thấy điều đó.

Em vẫn chờ các bác dùng đúng nền tảng giáo dục khai phóng để lý giải việc đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nho giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh không nằm ngoài giải quyết việc này. Nó không phải là lý thuyết suông mà nó là phương pháp thực hành, công cụ để rèn luyện từ các cấp độ phổ thông, lên đến lãnh đạo rồi cao hơn nữa là hàng hiền, thánh nhân.....

Để cổ vũ bác thì em tặng bác một đoạn này:
Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi....

Nên nếu bác không biết rõ, không tường tận, không phải là do bác mà là do việc giáo dục thiếu đi phần làm gương của những người lãnh đạo cao nhất. Họ phải làm gương, định hướng cho toàn bộ quần chúng đi theo, nhưng mà chúng ta đâu có thấy điều đó.

Em vẫn chờ các bác dùng đúng nền tảng giáo dục khai phóng để lý giải việc đó.
Nhắc đến Đ và Cp thì em next ạ, thật lòng em không có niềm tin vào họ
 

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
503
Động cơ
502,469 Mã lực
Nhắc đến Đ và Cp thì em next ạ, thật lòng em không có niềm tin vào họ
Có thể có cá nhân làm sai, nhưng phải tin là hệ thống tư tưởng nó có kế thừa, có chọn lọc, có kiểm chứng có phát huy, nó vẫn là còn đường đúng đắn.
Mà bác không tin thì cũng không phải lỗi của bác.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có thể có cá nhân làm sai, nhưng phải tin là hệ thống tư tưởng nó có kế thừa, có chọn lọc, có kiểm chứng có phát huy, nó vẫn là còn đường đúng đắn.
Mà bác không tin thì cũng không phải lỗi của bác.
Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý

Con đường đúng đắn thì phải đi đến đích, còn không lộ trình, không cam kết đến chặng/ mốc, không chịu trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo thì...
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nho giáo, Khổng giáo, Đạo giáo,tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và Phật giáo không nằm ngoài giải quyết việc này. Nó không phải là lý thuyết suông mà nó là phương pháp thực hành, công cụ để rèn luyện từ các cấp độ phổ thông, lên đến lãnh đạo rồi cao hơn nữa là hàng hiền, thánh nhân.....

Để cổ vũ bác thì em tặng bác một đoạn này:
Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi....

Nên nếu bác không biết rõ, không tường tận, không phải là do bác mà là do việc giáo dục thiếu đi phần làm gương của những người lãnh đạo cao nhất. Họ phải làm gương, định hướng cho toàn bộ quần chúng đi theo, nhưng mà chúng ta đâu có thấy điều đó.

Em vẫn chờ các bác dùng đúng nền tảng giáo dục khai phóng để lý giải việc đó.
Lý tưởng mỗi đạo một khác nhau, ngay việc chấp nhận có nhiều Đạo không loại trừ lẫn nhau là GDKP rồi chưa nói lý tưởng sâu xa :) chấp nhận sự đa dạng, cá biệt hoá trong cuộc sống.

GDKP lấy con người làm trung tâm, cũng giống như lý tưởng đạo Nho lấy chữ Nhân làm đầu (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín). Nhưng GDKP khác với Nho ở chữ Lễ; GDKP không quá chú trọng lễ nghi.

"Nhân" trong cả đạo Nho hay GDKP đều coi mình coi người là một con người đáng tôn trọng.

Nhân với bản thân mình là "người không vị mình trời tru đất diệt" (Nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt). Cho nên lý tưởng cũng rất gần gũi, chứ không phải lý tưởng cao xa bay bổng tách rời cuộc sống.

Còn Nhân với người khác có nhiều cấp độ, nhân với người khác đến tầm quy mô xã hội là bình đẳng bác ái dân chủ. GDKP đến mức độ sâu sẽ hiểu được cái lý tưởng với xã hội này.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
503
Động cơ
502,469 Mã lực
Lý tưởng mỗi đạo một khác nhau, ngay việc chấp nhận có nhiều Đạo không loại trừ lẫn nhau là GDKP rồi chưa nói lý tưởng sâu xa :) chấp nhận sự đa dạng, cá biệt hoá trong cuộc sống.

GDKP lấy con người làm trung tâm, cũng giống như lý tưởng đạo Nho lấy chữ Nhân làm đầu (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín). Nhưng GDKP khác với Nho ở chữ Lễ; GDKP không quá chú trọng lễ nghi.

"Nhân" trong cả đạo Nho hay GDKP đều coi mình coi người là một con người đáng tôn trọng.

Nhân với bản thân mình là "người không vị mình trời tru đất diệt" (Nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt). Cho nên lý tưởng cũng rất gần gũi, chứ không phải lý tưởng cao xa bay bổng tách rời cuộc sống.

Còn Nhân với người khác có nhiều cấp độ, nhân với người khác đến tầm quy mô xã hội là bình đẳng bác ái dân chủ. GDKP đến mức độ sâu sẽ hiểu được cái lý tưởng với xã hội này.
bác vẫn chưa trả lời câu hỏi của em
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinacaptain

Xe tăng
Biển số
OF-737921
Ngày cấp bằng
1/8/20
Số km
1,256
Động cơ
310,101 Mã lực
Ok nói chơi thôi :) mình lấy ví dụ khác nghiêm túc. Tiêu Hà nói với Hàn Tín: ông trói gà không chặt, việc nhỏ còn không làm được thì sao làm việc lớn? chưa có công lao chiến trận. Đấy là giáo dục truyền thống, tuần tự

Nhưng cuối cùng Tiêu Hà và Lưu Bang vẫn chọn Hàn Tín làm đại tướng quân. Dưới một người trên vạn người. Đánh thắng Hạng Vũ. Không giỏi quản quân, nhưng giỏi quản tướng.

Đấy là tính đột phá của GDKP, đặt người cá biệt hoá phù hợp với việc, học cái phù hợp để phát huy cái tốt nhất của họ không câu nệ thường quy.
Em thấy cái đoạn đo đỏ kia có vẻ không chính xác. Em nhớ đâu đó khi giang sơn đã định, Lưu Bang và Hàn Tín có lúc nói chuyện phiếm, Lưu có hỏi Hàn mình cầm được bao quân, anh Hàn trả lời thẳng là bệ hạ cầm tối đa được vạn quân; Lưu hỏi vậy khanh cầm được bao nhiêu quân, Hàn tiên sinh cười khà khà đáp rằng: với thần thì càng nhiều càng tốt. Như thế là Hàn tiên sinh mới là người giỏi cần quân. Còn Lưu mới là giỏi quản tướng chứ bác.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em thấy cái đoạn đo đỏ kia có vẻ không chính xác. Em nhớ đâu đó khi giang sơn đã định, Lưu Bang và Hàn Tín có lúc nói chuyện phiếm, Lưu có hỏi Hàn mình cầm được bao quân, anh Hàn trả lời thẳng là bệ hạ cầm tối đa được vạn quân; Lưu hỏi vậy khanh cầm được bao nhiêu quân, Hàn tiên sinh cười khà khà đáp rằng: với thần thì càng nhiều càng tốt. Như thế là Hàn tiên sinh mới là người giỏi cần quân. Còn Lưu mới là giỏi quản tướng chứ bác.
Lưu giỏi quản đại tướng thừa tướng như Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín.

Hàn Tín giỏi cầm tướng như Phàn Khoái, Lý Tả Xa vv

Phàn Khoái là tướng tiên phong giỏi đại loại thế mỗi người một việc

Còn nói Lưu cầm quân ít là vì nếu Lưu không làm Chủ mà chuyển qua làm tướng thì chỉ cầm được 10 vạn thôi, Lưu cũng không giỏi làm đại tướng.

Còn Hàn Tín làm đại tướng thì cầm bao nhiêu quân cũng được ("cầm" thông qua tướng). Cho Hàn Tín làm Chủ hay làm Tướng đều không hợp.

Chung quy là mỗi người 1 việc một ưu nhược điểm như tinh thần GDKP :)
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
bác vẫn chưa trả lời câu hỏi của em
Mình không giỏi tuyên huấn nên không chắc mình trả lời được hay đúng ý cụ không. Nhưng có thể nhiều lý tưởng có điểm chung là "Nhân"?

Nên giáo dục Nhân cho thanh thiếu niên; thanh thiếu niên cần có lý tưởng có tính nhân bản và phổ biến nhân loại.

Để dạy Nhân thì có nhiều phương pháp; GDKP có thể là một phương pháp? (cần phân tích thêm), ví dụ trong mối quan hệ: mình tôn trọng tự do của mình thì cũng nên tôn trọng tự do người khác (ăn xem nồi ngồi xem hướng, chứ không chỉ nhăm nhăm gắp miếng ngon cho mình :)

Cái này phương Tây gọi là lẽ thường (common senses), hay các giá trị quy tắc chung như bình đẳng bác ái dân chủ.

Mình chỉ nói suy nghĩ thôi, xin nhắc lại không làm nghề tuyên huấn :)
 
Chỉnh sửa cuối:

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
503
Động cơ
502,469 Mã lực
Lý tưởng mỗi đạo một khác nhau, ngay việc chấp nhận có nhiều Đạo không loại trừ lẫn nhau là GDKP rồi chưa nói lý tưởng sâu xa :) chấp nhận sự đa dạng, cá biệt hoá trong cuộc sống.

GDKP lấy con người làm trung tâm, cũng giống như lý tưởng đạo Nho lấy chữ Nhân làm đầu (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín). Nhưng GDKP khác với Nho ở chữ Lễ; GDKP không quá chú trọng lễ nghi.

"Nhân" trong cả đạo Nho hay GDKP đều coi mình coi người là một con người đáng tôn trọng.

Nhân với bản thân mình là "người không vị mình trời tru đất diệt" (Nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt). Cho nên lý tưởng cũng rất gần gũi, chứ không phải lý tưởng cao xa bay bổng tách rời cuộc sống.

Còn Nhân với người khác có nhiều cấp độ, nhân với người khác đến tầm quy mô xã hội là bình đẳng bác ái dân chủ. GDKP đến mức độ sâu sẽ hiểu được cái lý tưởng với xã hội này.
Phải có người có lỗi trong việc để kiến thức sai lệch như thế này. Bác nhầm thì cũng bình thường thôi. Dân dốt là phải có người có lỗi.

Bác có thể tra lại câu bác trích một lần nữa xem. GDKP nó nguy hiểm chính là ở chỗ đó đấy, không có cơ bản nền tảng, con người sẵn sàng tiếp nhận cái sai một cách dễ dàng. Em góp ý một cách hết sức tế nhị đấy, vì sai là chuyện bình thường.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Phải có người có lỗi trong việc để kiến thức sai lệch như thế này. Bác nhầm thì cũng bình thường thôi. Dân dốt là phải có người có lỗi.

Bác có thể tra lại câu bác trích một lần nữa xem. GDKP nó nguy hiểm chính là ở chỗ đó đấy, không có cơ bản nền tảng, con người sẵn sàng tiếp nhận cái sai một cách dễ dàng. Em góp ý một cách hết sức tế nhị đấy, vì sai là chuyện bình thường.
Cụ cứ nói rõ chỗ sai. Con người dễ tiếp nhận cái sai, nếu vì GDKP là vì học GDKP chưa đến nơi đến chốn, chỉ quan tâm tự do của mình mà không quan tâm tự do người khác. Ngồi vào mâm chỉ nhăm nhăm gắp miếng ngon cho mình
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,333
Động cơ
552,211 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
@BinhWalker,
@Hitchhiker
@Bachsima



Vì chúng ta đang bàn về giáo dục, các bác có thể dùng nền tảng của GDKP để trả lời mấy câu hỏi này không:

1-Thanh thiếu niên có cần sống có lý tưởng không?
2-Lý tưởng là gì và lý tưởng từ đâu sinh ra, làm thế nào để gieo mầm và giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu niên? từ khi nhỏ đến khi trưởng thành.
3-Giáo dục lý tưởng nó có những trình độ cấp bậc, công cụ như thế nào?

Để xem GDKP của các bác giải quyết vấn đề đó như thế nào.

Em vô phép chèn ngang phát.

Theo em nghĩ, thứ tự đúng cho các câu hỏi trên phải bắt đầu từ 2 rồi 1 hay 3 còn tùy quan điểm.

Câu hỏi 2: Lý tưởng là gì?
Đối với cá nhân, xét theo nội dung thớt này thì mỗi cá nhân đều có mục đích sống của riêng mình tùy vào những giá trị sống mà anh ta nhận thức được từ cách và điều kiện anh ta được giáo dục và coi đó là mục tiêu của đời mình.
Các tổ chức đoàn thể cũng nêu ra những giá trị mà họ nhắm tới và họ gọi theo cách "đại ngôn" là lý tưởng nhằm để tập hợp sự đoàn kết hay sức cộng đồng để theo đuổi mục tiêu. Lý tưởng của các tổ chức đoàn thể thì bao quát hơn, ôm đồm hơn nhưng cao đẹp vĩ đại hơn nhằm để thu hút thành viên thông qua việc nhiều cá nhân thấy lý tưởng của mình cũng hiện diện trong lý tưởng chung cũng theo nguyên tắc đoàn kết để đạt mục tiêu riêng.
Câu hỏi 1: Mọi thanh thiếu niên đều có và nên có lý tưởng. Đứa thì đam mê về chim cây cá cảnh, đứa thì ao ước về giàu sang, đứa thì mơ có người tình lý tưởng. Cũng có anh mục tiêu về bảo vệ môi trường lại có cậu khát khao về công bình xã hội. Tịu trung lại, lý tưởng của mỗi người hay cái giá trị sống mà từng đứa theo đuổI trải dài từ tuyệt đối cá nhân sang đại đồng toàn bộ.
Giáo dục cho mỗi cá nhân nhận thức được giá trị của cuộc sống bao gồm từ sông dài biển rộng mây núi gió trăng đến hỉ nộ ái ố cuộc đời để từ đó hình thành ra những đam mê tích cực, mục đích đẹp đẽ đã là một quá trình trải mấy nghìn năm văn minh nhân loại với kết quả không biết bao nhiêu thành tịu khai sáng, không phải để bây giờ chúng mình lại hỏi nhau "mần dư lào?" Một câu hỏi em cho là hơi dớ dẩn.
Câu hỏi 3: Câu này em nhờ các bác khác trả lời giùm.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
'Giáo dục khai phóng' là thứ nhảm sít đang được tô son điểm phấn cho phần cao đẹp. Em không giữ tư liệu nhưng chắc chắn từ 'khai phóng' là cách dịch có chủ ý (xấu) cho từ 'liberal/ liberalism'. Nguyên gốc 'liberalism' dịch ra có nghĩa là 'mưu cầu tự do' [pursuit of freedom]. Cái freedom này được bọn Tây hơn 400 năm qua lý giải là self-conscious freedom hoặc autonomous freedom, tức là 'tự do trong khuôn khổ' hoặc 'tự do trong tự-kỷ luật' :P
Còn từ 'khai phóng'. Khai phóng là buông ra, thả ra, phóng thích, không kìm giữ hay hạn chế; tức là một hành động buông thả để mặc cho cái tâm tính tự nhiên được phiêu bồng như nó muốn.
Theo một nghĩa nào đó, có lẽ là theo nghĩa tâm sinh lý học, giáo dục nghĩa là giúp người học buông thả/ phóng thích, thả ra cái năng lực/khả năng bẩm sinh bị nhốt kín trong tâm trí, trong thể xác mà ngay chính người học cũng không/ chưa biết đến. Theo nghĩa như vậy, tại sao phải thêm chữ 'khai phóng'?

Các cụ nào ủng hộ 'giáo dục khai phóng' hãy nên cẩn trọng!! Triết thuyết của bọn tây rất sâu rộng, vài ba thằng học chưa đến đến chốn, sinh chữ về lòe người là chuyện không phải là hiếm gặp ở xã hội này. As a matter of the fact. Xê la vi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
'Giáo dục khai phóng' là thứ nhảm sít đang được tô son điểm phấn cho phần cao đẹp. Em không giữ tư liệu nhưng chắc chắn từ 'khai phóng' là cách dịch có chủ ý (xấu) cho từ 'liberal/ liberalism'. Nguyên gốc 'liberalism' dịch ra có nghĩa là 'mưu cầu tự do' [pursuit of freedom]. Cái freedom này được bọn Tây hơn 400 năm qua lý giải là self-conscious freedom hoặc autonomous freedom, tức là 'tự do trong khuôn khổ' hoặc 'tự do trong tự-kỷ luật' :P
Còn từ 'khai phóng'. Khai phóng là buông ra, thả ra, phóng thích, không kìm giữ hay hạn chế; tức là một hành động buông thả để mặc cho cái tâm tính tự nhiên được phiêu bồng như nó muốn.
Theo một nghĩa nào đó, có lẽ là theo nghĩa tâm sinh lý học, giáo dục nghĩa là giúp người học buông thả/ phóng thích, thả ra cái năng lực/khả năng bẩm sinh bị nhốt kín trong tâm trí, trong thể xác mà ngay chính người học cũng không/ chưa biết đến. Theo nghĩa như vậy, tại sao phải thêm chữ 'khai phóng'?

Các cụ nào ủng hộ 'giáo dục khai phóng' hãy nên cẩn trọng!! Triết thuyết của bọn tây rất sâu rộng, vài ba thằng học chưa đến đến chốn, sinh chữ về lòe người là chuyện không phải là hiếm gặp ở xã hội này. As a matter of the fact. Xê la vi.
Cụ nói trúng vấn đề chính; người ta "sợ" "liberal education" và không tìm hiểu, thì đúng hơn là tìm hiểu nó cho rõ. Dịch GDKP chưa hẳn đã hay lắm vì nó là từ Trung Quốc nhiều hơn là từ Việt Nam. Nhưng bây giờ thiên hạ dịch thế thì biết làm sao? :) Hoặc tốt nhất là dùng nguyên từ liberal education nếu chưa có từ dịch nào tốt hơn.

Khi mới tiếp cận liberal, mọi người dễ hiểu theo ý một chiều như cụ nói "buông ra, thả ra, phóng thích". Chính xã hội phương Tây cũng bị vấn nạn này khi sinh ra các phong trào Hippie 1960s, nổi loạn. Rồi dần dần xã hội phương Tây cũng tự điều chỉnh

Từ chỗ giáo dục hủ nho, thì nên thêm liều lượng liberal education là đúng; nhưng nên thêm ở liều lượng hợp lý có căn cơ, chứ không là dễ nhảy từ thái cực này sang thái cực khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,909
Động cơ
360,505 Mã lực
Tuổi
124
Lý tưởng mỗi đạo một khác nhau, ngay việc chấp nhận có nhiều Đạo không loại trừ lẫn nhau là GDKP rồi chưa nói lý tưởng sâu xa :) chấp nhận sự đa dạng, cá biệt hoá trong cuộc sống.

GDKP lấy con người làm trung tâm, cũng giống như lý tưởng đạo Nho lấy chữ Nhân làm đầu (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín). Nhưng GDKP khác với Nho ở chữ Lễ; GDKP không quá chú trọng lễ nghi.

"Nhân" trong cả đạo Nho hay GDKP đều coi mình coi người là một con người đáng tôn trọng.

Nhân với bản thân mình là "người không vị mình trời tru đất diệt" (Nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt). Cho nên lý tưởng cũng rất gần gũi, chứ không phải lý tưởng cao xa bay bổng tách rời cuộc sống.

Còn Nhân với người khác có nhiều cấp độ, nhân với người khác đến tầm quy mô xã hội là bình đẳng bác ái dân chủ. GDKP đến mức độ sâu sẽ hiểu được cái lý tưởng với xã hội này.
Chữ nhân trong ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) là 仁, có nghĩa là "lòng thương người, đức khoan dung, từ ái, thiện lương, khoan hậu, có đức hạnh". Nó cũng thuộc bộ nhân (人) như chữ nhân (人) để chỉ người.
Lễ (禮) có các nghĩa sau:
+ Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành).
+ Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm.
+ Thái độ và động tác biểu thị sự tôn kính.
+ Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng.
+ Tế, cúng.
+ Tôn kính, hậu đãi.
+ Tên gọi tắt của Lễ ký.
+ Kinh điển của nhà Nho (từ thời Hán về sau gọi chung Chu lễ, Lễ ký và Nghi lễ là Tam lễ).
+ Họ Lễ.
Như thế, cho dù trong nền văn hóa nào thì việc tuân thủ các nghi thức chung trong đời sống xã hội là điều mà bất kỳ người nào (cho dù học vấn cao thấp khác nhau) đều nên làm và không thể nói rằng GDKP không quá chú trọng lễ nghi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Chữ nhân trong ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) là 仁, có nghĩa là "lòng thương người, đức khoan dung, từ ái, thiện lương, khoan hậu, có đức hạnh". Nó cũng thuộc bộ nhân (人) như chữ nhân (人) để chỉ người.
Lễ (禮) có các nghĩa sau:
+ Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành).
+ Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm.
+ Thái độ và động tác biểu thị sự tôn kính.
+ Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng.
+ Tế, cúng.
+ Tôn kính, hậu đãi.
+ Tên gọi tắt của Lễ ký.
+ Kinh điển của nhà Nho (từ thời Hán về sau gọi chung Chu lễ, Lễ ký và Nghi lễ là Tam lễ).
+ Họ Lễ.
Như thế, cho dù trong nền văn hóa nào thì việc tuân thủ các nghi thức chung trong đời sống xã hội là điều mà bất kỳ người nào (cho dù học vấn cao thấp khác nhau) đều nên làm và không thể nói rằng GDKP không quá chú trọng lễ nghi.
Khác nhau giữa Lễ nho giáo và Lễ phương tây là Lễ nho giáo có tính áp đặt tức là người ta cứ máy móc thực hiện như vậy theo 1 bộ sách là Tứ thư Ngũ kinh, khác với Lễ phương tây như cụ Đá sỏi nói là self-conscious tức là tự ý thức. Lẽ thường common senses (cũng có ý tương tự như Lễ phương tây) được Tây định nghĩa là "the basic level of practical knowledge and judgment that we all need to help us live in a reasonable and safe way shared by (i.e., "common to") nearly all people " tức là dựa trên nhận định kiến thức thực tế giúp chúng ta có lối sống hợp lý và an toàn được mọi người chia sẻ, chứ không chỉ máy móc theo sách. Hay định nghĩa khác là "sound and prudent judgment based on a simple perception of the situation or facts " hiểu nôm là ý thức chung dựa trên bối cảnh và thực tế. Nên Lễ phương tây có tính động và thực tế hơn Lễ nho giáo có tính tĩnh và hình thức (Lễ nghi) hơn 2500 năm vẫn vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
10,123
Động cơ
447,799 Mã lực
Em đọc xong tự nhiên được thấy GDKP luôn, thấy tư tưởng chói loá và tư duy logic hơn, cảm ơn cccm trong thớt
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Sau khi bàn với cụ giaconngu về chữ Lễ xin bàn thêm với cụ về chữ Nhân, có thể bàn mãi không chán nhưng vẫn thích dùng các nghiên cứu trên mạng hơn là một ý kiến của 1 BinhWalker vô danh :)

IMG_1234.jpeg


Nguồn: tạp chí khoa học xã hội Việt Nam. Xem đó thì thấy cách hiểu Luận ngữ cũng là "lấy con người làm trung tâm" vì thụ âm dương mà thành, trung hoà là cái cực điểm, sống đúng với mình và mang cái đó ứng xử với mọi người
 
Chỉnh sửa cuối:

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
503
Động cơ
502,469 Mã lực
Cụ cứ nói rõ chỗ sai. Con người dễ tiếp nhận cái sai, nếu vì GDKP là vì học GDKP chưa đến nơi đến chốn, chỉ quan tâm tự do của mình mà không quan tâm tự do người khác. Ngồi vào mâm chỉ nhăm nhăm gắp miếng ngon cho mình
bác chán bợ mợ tranh luận cho vui, em vỗ vai bác bảo ông nhầm rồi, bác bảo uk tớ nhầm tý cậu thông cảm, thế là vui hòa cả làng, vì chúng ta bàn luận chỉ mang tính chất trao đổi mở mang kiến thức. Không có thay đổi hay định hình được cái gì đâu.
Cái câu điển ngữ chữ hán bác trích nhầm từ lẫn nghĩa rồi bác, trên mạng nó phân tích đầy ra em viết thêm làm gì
 

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
503
Động cơ
502,469 Mã lực
Em vô phép chèn ngang phát.

Theo em nghĩ, thứ tự đúng cho các câu hỏi trên phải bắt đầu từ 2 rồi 1 hay 3 còn tùy quan điểm.

Câu hỏi 2: Lý tưởng là gì?
Đối với cá nhân, xét theo nội dung thớt này thì mỗi cá nhân đều có mục đích sống của riêng mình tùy vào những giá trị sống mà anh ta nhận thức được từ cách và điều kiện anh ta được giáo dục và coi đó là mục tiêu của đời mình.
Các tổ chức đoàn thể cũng nêu ra những giá trị mà họ nhắm tới và họ gọi theo cách "đại ngôn" là lý tưởng nhằm để tập hợp sự đoàn kết hay sức cộng đồng để theo đuổi mục tiêu. Lý tưởng của các tổ chức đoàn thể thì bao quát hơn, ôm đồm hơn nhưng cao đẹp vĩ đại hơn nhằm để thu hút thành viên thông qua việc nhiều cá nhân thấy lý tưởng của mình cũng hiện diện trong lý tưởng chung cũng theo nguyên tắc đoàn kết để đạt mục tiêu riêng.
Câu hỏi 1: Mọi thanh thiếu niên đều có và nên có lý tưởng. Đứa thì đam mê về chim cây cá cảnh, đứa thì ao ước về giàu sang, đứa thì mơ có người tình lý tưởng. Cũng có anh mục tiêu về bảo vệ môi trường lại có cậu khát khao về công bình xã hội. Tịu trung lại, lý tưởng của mỗi người hay cái giá trị sống mà từng đứa theo đuổI trải dài từ tuyệt đối cá nhân sang đại đồng toàn bộ.
Giáo dục cho mỗi cá nhân nhận thức được giá trị của cuộc sống bao gồm từ sông dài biển rộng mây núi gió trăng đến hỉ nộ ái ố cuộc đời để từ đó hình thành ra những đam mê tích cực, mục đích đẹp đẽ đã là một quá trình trải mấy nghìn năm văn minh nhân loại với kết quả không biết bao nhiêu thành tịu khai sáng, không phải để bây giờ chúng mình lại hỏi nhau "mần dư lào?" Một câu hỏi em cho là hơi dớ dẩn.
Câu hỏi 3: Câu này em nhờ các bác khác trả lời giùm.
đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì chúng ta mới làm quen với các khái niệm rất quen mà lạ: Giác ngộ Cm, Lý tưởng Cm, đạo đức Cm..... Hiếu với dân.... ngay khái niệm giáo dục khai phóng cũng đã được ông Cụ đề cập đến, chứ chả phải để các bác múa bút bây giờ. Nói chung thì nền giáo dục nào cũng lấy con người làm trung tâm, nhưng trong phần tư tưởng nó cụ thể hơn như thế này:

Do vậy, theo Người, nền giáo dục mới phải tẩy rửa và đào thải những tư tưởng p.hản động, nguy hại trong mọi tầng lớp nhân dân “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như: thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”

Không phải là bây giờ mới có, GDKP đã có từ lâu rồi, sự nhầm lẫn đó là một sự nhầm lẫn rất buồn cười.
Từ ngày xưa chúng ta đã được nghe câu: Chúng ta sẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đó là sự động viên rất lớn vào thời điểm đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top