- Biển số
- OF-753624
- Ngày cấp bằng
- 20/12/20
- Số km
- 4,953
- Động cơ
- 22,702 Mã lực
Cụ cứ rõ như vậy có phải hay không, nói thẳng nói đúng cũng là "chánh ngữ", "chánh niệm" mà mình nói rõ hơn một chút cụ nghe thử xem hợp tai không.góp ý phê bình thì có nhiều cấp độ.
-ví dụ: bắt được lỗi của đối thủ nắm chặt lấy, đay nghiến chì chiết hả hê, làm cho đối thủ bị bẽ mặt không còn thể diện. Còn người mắc lỗi thì cãi bằng được. Cái này chúng ta hay gặp trong forum này. Đó giống như kiểu giao tiếp hàng tôm hàng cá ngoài chợ
-hoặc đơn giản là dùng việc góp ý như một công cụ. Trong đó tâm và thế của người phê bình và tự phê bình là lấy sự việc làm chính, chứ không phải con người, nhưng luôn luôn phải chỉ rõ nó là gì, giống như bác sỹ kê đơn, phải rất cụ thể. Đó là mức độ bình thường của con người. Trong giao tiếp xã hội hàng ngày đây là công cụ phổ biến
-cấp độ cao hơn phê bình một cách tế nhị, ví dụ nó xa xôi, so sánh tương đương, lúc đó nó đòi hòi người góp ý phê bình và người tiếp nhận phải có cùng cách tiếp cận và trình độ, ví dụ như trường hợp trên, em sẽ nói là sao câu chữ Hán bác trích nó lạ thế, em đọc không thấy xuôi, hoặc nó được nói trong trường hợp pha trò chẳng hạn. Nếu người tiếp nhận cũng dễ tiếp nhận vì coi đó là một sự việc đem lại lợi ích cho cả 2 phía thì sẽ rất dễ. Trong giao tiếp ngoại giao họ hay sử dụng, nói chung tiếp xúc người với người ở cấp độ này thấy rất dễ chịu là vì cả người nói và người tiếp nhận có thể chỉ họ hoặc một vài người khác hiểu được, nên sự việc không căng thăng, mất thể diện gì cả.
Vậy cấp độ cao nhất là gì?
Công cụ đó gọi là " Phản tỉnh" nghĩa là hễ cứ nhìn thấy lỗi người thì lập tức cho đó là lỗi của mình, tự phản tỉnh lại xem mình có mắc lỗi đó không, tự thấy đó là bài học để tu dưỡng bản thân. Nảy sinh tâm lý cảm ơn người mắc lỗi, giống như họ đang diễn một vai diễn làm gương cho ta học hỏi. Không đem cái lỗi sai đó của người để vào tâm, mà xem đó như những bài học trực quan sinh động để tu dưỡng bản thân.
Có bác sẽ hỏi là trình độ nào đạt được yêu cầu này. Xin thưa các bác, đó 1 trong vài tiêu chuẩn của một cấp độ của đệ tử Phật khi được truyền giới đó là: không nói lỗi người khác. Khó đúng không. Vì khi đó người thực hành nó phải có kiến thức nền tảng, có công phu tu học hàm dưỡng tốt. Điềm tĩnh, rộng lượng, và phóng khoáng.
Câu chữ Hán đó trích trong chương 24 Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo bác ak. Nó bị người đời nói lái đi trong một lúc đùa cợt nào đó và dẫn đến sự hiểu lầm rộng rãi như ngày nay.
Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt (人生為己天經地義, 人不為己天誅地滅)
“Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”, nguyên chữ “Vi” ( 為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này phải được hiểu là: “Người phải sửa mình, đó là đạo lí trười đất, người không sửa mình thì trời tru đất diệt. ”.
Trước hết, tạm chưa nói đến chữ "vị (hay vi) kỷ" hiểu theo nghĩa tích cực (ý cụ) hay nghĩa ích kỷ (mà cụ phê bình). Nhưng nó là đạo nghĩa ứng xử với mình của thiên địa không có gì phải ngại cả, không "vị (hay vi) kỷ" thì đất trời không dung.
Bây giờ nói về chữ 為己 "vị (hay vi) kỷ"; không thấy chỗ nào nói chữ 為 có nghĩa "học"? hay cũng không có nghĩa ích kỷ tiêu cực, mà nó như chữ "Thì, Là" [trung tính] thì đúng hơn? Con người không biến mình thành người khác, theo đuôi người khác mơ màng thiên địa cao xa. Mình là mình.
Tại sao nên "là mình"? đó là do "nhân chi sơ tính bản thiện" (theo Khổng Tử, Mạnh tử); khác với Tuân Tử hay Hàn Phi Tử là "nhân chi sơ tính bản ác".
"Là mình" thì nên như thế nào: như Khổng tử viết: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính”.
Mình nói "nhân bất vị (vi) kỷ thiên tru địa diệt" khi nói về lý tưởng cũng vậy thôi; lý tưởng gì rồi cũng quay về "mình" đừng đổ cho vì ông A ông B nào; mình mà chưa "vị mình", chưa tề gia thì đừng nói trị quốc bình thiên hạ gì. Đừng nói lý tưởng cao siêu gì. Mình mà đi trái làn thì đừng chê giao thông Việt Nam "vô lễ"
Cũng như "là mình" bát chánh đạo trong đạo Phật thôi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
Chỉnh sửa cuối: