[Funland] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Hehe, các cụ bàn câu này giờ em mới thấy :)
Em không nghĩ là câu này sai vì thiếu chủ ngữ. Chủ ngữ của nó chính là "cuộc họp trù bị", chỉ có điều được đặt sau động từ "diễn ra" ở thời quá khứ (xác định bằng từ "đã").
Nếu em viết lại thành: "Tại hội trường Z, cuộc họp trù bị bàn về vấn đề A đã diễn ra" thì các cụ có thắc mắc gì không? :D

Vấn đề "đã""đang" trong 2 câu đó thực ra cũng không có gì sai. Tiếng Việt có đặc điểm là không xác định "thời" qua ngữ pháp mà bằng từ vựng (context) kết hợp với ngữ cảnh. Bởi vậy ở câu trước, khi nói "đã diễn ra cuộc họp", thì đương nhiên "đang thống nhất cách làm" ở câu sau phải hiểu là "quá khứ tiếp diễn", thậm chí là "hiện tại hoàn thành" (đến hiện tại vấn chưa thống nhất xong, quá đúng còn gì :P)

Thêm vào đó, bản tin truyền thanh, truyền hình là văn chính luận nhưng em nghĩ đó là "chính luận nói", cách dùng từ và ngữ pháp đương nhiên phải khác với văn "chính luận viết", chả biết các nhà ngôn ngữ có nói thế không, đây là "phát minh" của em :D, nó gần với văn nói thông thường hơn (khác là tránh dùng từ ngữ tầm thường, dung tục).

Các cụ ta cứ bảo "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", thực ra xét về grammar thì ngữ pháp tiếng Việt đơn giản và rất thiếu chặt chẽ. Nếu một câu đứng riêng rẽ không nằm trong đoạn văn (không có ngữ cảnh kèm theo) thì sẽ khó nhận ra hành động đang ở thời nào... Chẳng hạn, các cụ hỏi nhau:

- Hôm qua lúc 8 giờ tối bác đang làm gì?
- Tôi đang xem tivi

Tách câu thứ 2 ra đứng riêng thì không ai dám chắc "tôi đang xem tivi" là hôm qua, bây giờ, hay ngày mai.

Cái khó khi tây học tiếng Việt là ở cách dùng từ, áp dụng theo ngữ cảnh: khi gặp một người phụ nữ, lúc nào phải dùng đại từ nhân xưng nào trong số "em, chị, cô, bác, bà..." để chỉ họ, khi nào là con ruồi "đậu" và còn con gà thì "đứng", cái xe đạp bị "đổ" còn người lại bị "ngã"...

Nếu bảo ngữ pháp Việt Nam là "phong ba bão táp" thì em e là do các cụ ta chưa được học tiếng tây nhiều :D

F1 nhà cụ Dí Chậm mới hơn 6 tuổi đã biết tiết kiệm chủ ngữ ("con") khi nói với bố đương nhiên là không ổn rồi, không phải sai ngữ pháp (vì văn nói bỏ qua chủ thể hành động vẫn có thể hiểu được theo ngữ cảnh) mà là "phạm thượng, nói trống không với người lớn", chứ nếu gấu nói thế thì cụ Dí Chậm có "dám" xử lý không? :))
"Chính luận nói" rất hay, dẫu sao đó là văn nói thì khó tránh khỏi. Chủ ngữ đứng sau động từ chắc chỉ áp dụng trong chính luận nói, hoặc chính luận kể. Cái phong ba bão táp của TV thực chất là sự biến đổi linh hoạt, biến tấu liên tục mà người Việt vẫn tự hiểu được. Như kiểu chủ ngữ sau động từ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
nếu nói viết sai chính tả thì từ khi đi học đến giờ em sai cực ít, nhưng Nam Định quê em thì lại toàn nói sai, n thành l, em phải sửa mãi mới được đấy
N và L đây cụ nhá nhưng không phải quê cụ mà là báo chí hẳn hoi



:D
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
=)) Chắc doanh nghiệp này buôn súng cụ ạ.
 

zin_zin_hn

Xe điện
Biển số
OF-30444
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
2,232
Động cơ
501,461 Mã lực
Các cụ trả lời giùm em trong tiếng việt từ bổ sung là chuẩn hay là bổ xung??????????????????
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
"Chính luận nói" rất hay, dẫu sao đó là văn nói thì khó tránh khỏi. Chủ ngữ đứng sau động từ chắc chỉ áp dụng trong chính luận nói, hoặc chính luận kể. Cái phong ba bão táp của TV thực chất là sự biến đổi linh hoạt, biến tấu liên tục mà người Việt vẫn tự hiểu được. Như kiểu chủ ngữ sau động từ này.
Tiếng việt tuy tuân thủ cấu trúc câu thông thường: chủ ngữ - động từ - vị ngữ, xen vào đó là các trạng ngữ, bổ ngữ (mấy thành phần này có vị trí linh hoạt), tuy nhiên em nhớ hồi xưa được học hai cấu trúc câu nữa là câu cảm thán và câu đặc biệt, nó vẫn là câu chuẩn tiếng Việt chứ không sai các cụ nhá. Những câu đặc biệt vắng thành phần chủ ngữ cũng rất hay gặp, văn viết hẳn hoi, ví dụ: "Ngày xửa ngày xưa có một nàng công chúa...", "Hồi trước ở đây có một ruộng rau muống". Hoặc chính câu màu xanh của em.
Vậy chủ ngữ của các câu này đâu, nếu có thì nó là ai, là cái gì? -> chả ai quan tâm đến chủ ngữ trong trường hợp này cả, vì vậy nó có thể bị/được lược bỏ. Viết như thế có gì không "chính luận" không ạ?

Trường hợp chủ ngữ đứng sau động từ, vị ngữ được đảo lên đầu câu (như câu xanh trên kia của em), nếu để ý một tí sẽ thấy nhiều lắm, nhất là động từ "tồn tại" mà cụ cwise đang ra sức bảo vệ :D

Lẽ ra người ta phải nói: cái trường học này còn tồn tại nhiều cái xấu, diễn đàn OF còn tồn tại nhiều nick lừa đảo.
Hay cụ lại bảo em chủ thể của hành động "tồn tại" là "cái trường học", chứ không phải là "nhiều cái xấu", thì em chịu :))

Lẽ ra theo cách thông thường (chính luật viết của các cụ -> chủ ngữ đứng trước động từ) thì cụ phải viết là: "cái trường học này nhiều cái xấu còn tồn tại, diễn đàn OF nhiều nick lừa đảo còn tồn tại" :P (rõ ràng em thấy cách viết này không nhấn mạnh được ý cụ muốn nói (nhiều cái xấu, nhiều nick lừa đảo) bằng cách cụ viết ở trên)
 
Chỉnh sửa cuối:

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Tiếng việt tuy tuân thủ cấu trúc câu thông thường: chủ ngữ - động từ - vị ngữ, xen vào đó là các trạng ngữ, bổ ngữ (mấy thành phần này có vị trí linh hoạt), tuy nhiên em nhớ hồi xưa được học hai cấu trúc câu nữa là câu cảm thán và câu đặc biệt, nó vẫn là câu chuẩn tiếng Việt chứ không sai các cụ nhá. Những câu đặc biệt vắng thành phần chủ ngữ cũng rất hay gặp, văn viết hẳn hoi, ví dụ: "Ngày xửa ngày xưa có một nàng công chúa...", "Hồi trước ở đây có một ruộng rau muống". Hoặc chính câu màu xanh của em.
Vậy chủ ngữ của các câu này đâu, nếu có thì nó là ai, là cái gì? -> chả ai quan tâm đến chủ ngữ trong trường hợp này cả, vì vậy nó có thể bị/được lược bỏ. Viết như thế có gì không "chính luận" không ạ?

Trường hợp chủ ngữ đứng sau động từ, vị ngữ được đảo lên đầu câu (như câu xanh trên kia của em), nếu để ý một tí sẽ thấy nhiều lắm, nhất là động từ "tồn tại" mà cụ cwise đang ra sức bảo vệ :D
Vâng, cái phong ba bão táp nó ở chỗ đó, quan trọng là vẫn hiểu được, và nhiều khi đa số chấp nhận thì ok. Bác giải thích thêm cho em về chuyện "tồn tại" mà em nêu. Ví dụ em nói: OF còn nhiều tồn tại lắm, thì bác hiểu như nào?
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Tiếng việt tuy tuân thủ cấu trúc câu thông thường: chủ ngữ - động từ - vị ngữ, xen vào đó là các trạng ngữ, bổ ngữ (mấy thành phần này có vị trí linh hoạt), tuy nhiên em nhớ hồi xưa được học hai cấu trúc câu nữa là câu cảm thán và câu đặc biệt, nó vẫn là câu chuẩn tiếng Việt chứ không sai các cụ nhá. Những câu đặc biệt vắng thành phần chủ ngữ cũng rất hay gặp, văn viết hẳn hoi, ví dụ: "Ngày xửa ngày xưa có một nàng công chúa...", "Hồi trước ở đây có một ruộng rau muống". Hoặc chính câu màu xanh của em.
Vậy chủ ngữ của các câu này đâu, nếu có thì nó là ai, là cái gì? -> chả ai quan tâm đến chủ ngữ trong trường hợp này cả, vì vậy nó có thể bị/được lược bỏ. Viết như thế có gì không "chính luận" không ạ?

Trường hợp chủ ngữ đứng sau động từ, vị ngữ được đảo lên đầu câu (như câu xanh trên kia của em), nếu để ý một tí sẽ thấy nhiều lắm, nhất là động từ "tồn tại" mà cụ cwise đang ra sức bảo vệ :D



Hay cụ lại bảo em chủ thể của hành động "tồn tại" là "cái trường học", chứ không phải là "nhiều cái xấu", thì em chịu :))

Lẽ ra theo cách thông thường (chính luật viết của các cụ -> chủ ngữ đứng trước động từ) thì cụ phải viết là: "cái trường học này nhiều cái xấu còn tồn tại, diễn đàn OF nhiều nick lừa đảo còn tồn tại" :P (rõ ràng em thấy cách viết này không nhấn mạnh được ý cụ muốn nói (nhiều cái xấu, nhiều nick lừa đảo) bằng cách cụ viết ở trên)
Em thấy bác phân tích hợp lý, bác giải thích thêm giúp em: OF còn tồn tại nhiều khuyết điểm có chuẩn không ạ? OF có phải là chủ thể của hành động "tồn tại"? Phải nói như nào cho chuẩn với từ tồn tại trong trường hợp này.
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
Em thấy cụ etran có vẻ nghiên cứu sâu về cấu trúc câu tiếng Việt. Em nhờ cụ phân tích giùm cái cấu trúc chủ ngữ - động từ - vị ngữ, mà cụ nói ở cái khẩu hiệu này. Vốt ca em rót sẵn chờ cụ



~X( ~X( ~X(
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Vâng, cái phong ba bão táp nó ở chỗ đó, quan trọng là vẫn hiểu được, và nhiều khi đa số chấp nhận thì ok. Bác giải thích thêm cho em về chuyện "tồn tại" mà em nêu. Ví dụ em nói: OF còn nhiều tồn tại lắm, thì bác hiểu như nào?
Nếu thế thì tiếng nào cũng phong ba bão táp cả, tiếng Việt chỉ là bão cấp 6 cấp 7 so với tiếng Anh tiếng Đức mà em học, xét riêng về ngữ pháp :D
Cái chuyện "tồn tại" thì em đồng ý với bác, thực tế em ít thấy ai viết bỏ lửng kiểu "OF còn nhiều tồn tại lắm" mà ít ra cũng phải viết "OF còn nhiều bất cập", "OF còn tồn tại nhiều rắc rối",... nói chung là "tồn tại thứ gì đó" hoặc là dùng từ khác chứ dùng "tồn tại" thành danh từ mang nghĩa tiêu cực thì quả thực là một cách hiểu mới, em không quen :D

Em thấy cụ etran có vẻ nghiên cứu sâu về cấu trúc câu tiếng Việt. Em nhờ cụ phân tích giùm cái cấu trúc chủ ngữ - động từ - vị ngữ, mà cụ nói ở cái khẩu hiệu này. Vốt ca em rót sẵn chờ cụ



~X( ~X( ~X(
Hic, em xin lỗi cụ vì máy tính chỗ em không xem được cái ảnh ở trang upanh.com, hình như nó bị block. Tối về nhà em xem được em sẽ ba hoa tiếp ạ :))
Em có nghiên cứu gì đâu, hihi, cái gì ngày đi học còn nhớ được thì em viết lại, hoặc google tí :D có khi cũng chẳng đúng, thế nên mới vào đây bàn luận với các cụ để cho nó sáng ra, chả giấu gì các cụ em xa mẹ ngót chục năm rồi ạ :(
 
Chỉnh sửa cuối:

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Em thấy cụ etran có vẻ nghiên cứu sâu về cấu trúc câu tiếng Việt. Em nhờ cụ phân tích giùm cái cấu trúc chủ ngữ - động từ - vị ngữ, mà cụ nói ở cái khẩu hiệu này. Vốt ca em rót sẵn chờ cụ



~X( ~X( ~X(
em xin phép được chen ngang, từ từ nói đến cấu trúc, tìm hiểu nghĩa cái đã, hiểu được nghĩa may chăng mới tính được cấu trúc gì đó.
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
em xin phép được chen ngang, từ từ nói đến cấu trúc, tìm hiểu nghĩa cái đã, hiểu được nghĩa may chăng mới tính được cấu trúc gì đó.
Hiểu được cái khẩu hiệu này viết gì thì em chả phải rót vốt ca để chờ rồi :))
 
Chỉnh sửa cuối:

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Nếu thế thì tiếng nào cũng phong ba bão táp cả, tiếng Việt chỉ là bão cấp 6 cấp 7 so với tiếng Anh tiếng Đức mà em học, xét riêng về ngữ pháp :D
Cái chuyện "tồn tại" thì em đồng ý với bác, thực tế em ít thấy ai viết bỏ lửng kiểu "OF còn nhiều tồn tại lắm" mà ít ra cũng phải viết "OF còn nhiều bất cập", "OF còn tồn tại nhiều rắc rối",... nói chung là "tồn tại thứ gì đó" hoặc là dùng từ khác chứ dùng "tồn tại" thành danh từ mang nghĩa tiêu cực thì quả thực là một cách hiểu mới, em không quen :D
Cảm ơn bác, cách hiểu mới như bác nói diễn ra trầm trọng từ rất lâu rồi. Cứ nghe VTV1 hàng ngày bác biết liền. Biết nhưng không thể làm được gì. Theo hiểu biết tệ hại của em thì mỗi ngôn ngữ có đặc thù riêng, tiếp đến là con người ở mỗi trình độ, hoàn cảnh khác nhau có nhận thức khác nhau. Phong ba bão táp theo em tiếng nào cũng có chỉ khi đặt nó vào với ngôn ngữ khác. Ví dụ em học tiếng Hàn thấy khó quá, khó hơn rất nhiều so với TA, em lại thấy phong ba bão táp của nó hơn VN. Ngược lại em lại thấy Tiêng Việt bão táp hơn tiếng Anh, ít nhất ở chỗ thằng Tây có mỗi you-I thì ta đủ các thể loại: mày tao, con thằng, .... (:|
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Hí hí, "bắt giò" chủ xị cái :))

Mọi người cho nhận xét luôn mấy từ sau "vâng" và "vầng"; "cám ơn" và "cảm ơn".
Vâng: thông thường, không có gì phải bàn, phỏng ạ (thò 1 cái đuôi, tý bác tóm cái "phỏng ạ" mà làm 1 bài tiếp nha!) :P :)) :))
Vầng: viết kèm ngữ điệu cho thêm tý thể hiện sắc thái cái chữ viết ra...
Cám ơn - Cảm ơn: dùng như nhau, cùng nghĩa, không khác gì cả!

Bác thấy sao? Thế phỏng ạ? ;)
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Em xin phép cắt nghĩa: Đây là một lễ chuyển giao nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực này được ĐHHB đào tạo xong nay làm lễ chuyển về cho gia đình & xã hội. Lễ chuyển giao đồng thời là lễ cấp phát bằng luôn và diễn ra trong ngày Hội phụ huynh và thầy cô.
 
Biển số
OF-111154
Ngày cấp bằng
31/8/11
Số km
284
Động cơ
392,680 Mã lực
Website
www.facebook
Hì, bạn e là cô giáo tiểu học mà phát ngôn lẫn văn chương đều sai chính tả tít mù. Âu cũng là 1 nhẽ mà cả thế hệ học sinh sai chính tả cụ ạ :D
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Vâng: thông thường, không có gì phải bàn, phỏng ạ (thò 1 cái đuôi, tý bác tóm cái "phỏng ạ" mà làm 1 bài tiếp nha!) :P :)) :))
Vầng: viết kèm ngữ điệu cho thêm tý thể hiện sắc thái cái chữ viết ra...
Cám ơn - Cảm ơn: dùng như nhau, cùng nghĩa, không khác gì cả!

Bác thấy sao? Thế phỏng ạ? ;)
Em cực lực phản đối chuyện cám ơn và cảm ơn dùng như nhau, bác xem lại ý của em về chuyện cảm ơn hay cám ơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top