- Biển số
- OF-94242
- Ngày cấp bằng
- 6/5/11
- Số km
- 10,291
- Động cơ
- 486,460 Mã lực
"Chính luận nói" rất hay, dẫu sao đó là văn nói thì khó tránh khỏi. Chủ ngữ đứng sau động từ chắc chỉ áp dụng trong chính luận nói, hoặc chính luận kể. Cái phong ba bão táp của TV thực chất là sự biến đổi linh hoạt, biến tấu liên tục mà người Việt vẫn tự hiểu được. Như kiểu chủ ngữ sau động từ này.Hehe, các cụ bàn câu này giờ em mới thấy
Em không nghĩ là câu này sai vì thiếu chủ ngữ. Chủ ngữ của nó chính là "cuộc họp trù bị", chỉ có điều được đặt sau động từ "diễn ra" ở thời quá khứ (xác định bằng từ "đã").
Nếu em viết lại thành: "Tại hội trường Z, cuộc họp trù bị bàn về vấn đề A đã diễn ra" thì các cụ có thắc mắc gì không?
Vấn đề "đã" và "đang" trong 2 câu đó thực ra cũng không có gì sai. Tiếng Việt có đặc điểm là không xác định "thời" qua ngữ pháp mà bằng từ vựng (context) kết hợp với ngữ cảnh. Bởi vậy ở câu trước, khi nói "đã diễn ra cuộc họp", thì đương nhiên "đang thống nhất cách làm" ở câu sau phải hiểu là "quá khứ tiếp diễn", thậm chí là "hiện tại hoàn thành" (đến hiện tại vấn chưa thống nhất xong, quá đúng còn gì )
Thêm vào đó, bản tin truyền thanh, truyền hình là văn chính luận nhưng em nghĩ đó là "chính luận nói", cách dùng từ và ngữ pháp đương nhiên phải khác với văn "chính luận viết", chả biết các nhà ngôn ngữ có nói thế không, đây là "phát minh" của em , nó gần với văn nói thông thường hơn (khác là tránh dùng từ ngữ tầm thường, dung tục).
Các cụ ta cứ bảo "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", thực ra xét về grammar thì ngữ pháp tiếng Việt đơn giản và rất thiếu chặt chẽ. Nếu một câu đứng riêng rẽ không nằm trong đoạn văn (không có ngữ cảnh kèm theo) thì sẽ khó nhận ra hành động đang ở thời nào... Chẳng hạn, các cụ hỏi nhau:
- Hôm qua lúc 8 giờ tối bác đang làm gì?
- Tôi đang xem tivi
Tách câu thứ 2 ra đứng riêng thì không ai dám chắc "tôi đang xem tivi" là hôm qua, bây giờ, hay ngày mai.
Cái khó khi tây học tiếng Việt là ở cách dùng từ, áp dụng theo ngữ cảnh: khi gặp một người phụ nữ, lúc nào phải dùng đại từ nhân xưng nào trong số "em, chị, cô, bác, bà..." để chỉ họ, khi nào là con ruồi "đậu" và còn con gà thì "đứng", cái xe đạp bị "đổ" còn người lại bị "ngã"...
Nếu bảo ngữ pháp Việt Nam là "phong ba bão táp" thì em e là do các cụ ta chưa được học tiếng tây nhiều
F1 nhà cụ Dí Chậm mới hơn 6 tuổi đã biết tiết kiệm chủ ngữ ("con") khi nói với bố đương nhiên là không ổn rồi, không phải sai ngữ pháp (vì văn nói bỏ qua chủ thể hành động vẫn có thể hiểu được theo ngữ cảnh) mà là "phạm thượng, nói trống không với người lớn", chứ nếu gấu nói thế thì cụ Dí Chậm có "dám" xử lý không?
Chỉnh sửa cuối: