[TT Hữu ích] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

mimizin

Xe buýt
Biển số
OF-128238
Ngày cấp bằng
22/1/12
Số km
955
Động cơ
383,820 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Website
www.facebook.com
Em móc được cái này, coi như ví dụ khi không có hướng dẫn tử tế từ cô giáo và cả phụ huynh:


Nguồn: internet!
Cụ phải ghi chú là đây là lớp mấy cơ ạ. Chán quá nhỉ ? Có mỗi dấu chấm. Câu cú lủng củng không rõ nghĩa, chính tả sai vô tội vạ. Thái độ con trẻ với bố mẹ có xu hướng chống đối
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,292
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Cách đây chục năm trở về trước xã hội chưa có nhiều "bất cập" nên không thịnh hành như giờ cụ ạ :))
Hehe, đùa tí chứ em cũng chưa rõ nguồn gốc chữ "bất cập" này lắm, thấy họ dùng nên em bắt chước :D, với cả nghe nó cũng có vẻ xuôi hơn là danh từ "tồn tại", không hiểu sao cụ Dí Chậm lại thấy "bất cập" thế nhỉ? bác nào giảng giải từ này giúp em mấy ạ :x
Vì em cũng chả hiểu từ này với cách dùng này :)).

Nếu xét riêng từ "bất cập" thì xưa nay em vẫn hiểu nó là "việc chưa được động tới, chưa nhắc tới, chưa đề cập tới".
Chứ mà theo kiểu "còn tồn tại nhiều thứ khó khăn, vướng mắc, vấn đề chưa được giải quyết hoặc chưa giải quyết được" thì em chưa bao giờ dùng thế cả!
 

MeogiaTL

Xe tải
Biển số
OF-68955
Ngày cấp bằng
22/7/10
Số km
394
Động cơ
434,551 Mã lực
Trong văn nói cháu thấy dùng chữ "chịu khó" sai ở nhiều ngữ cảnh, thực ra nó phải là "cố gắng", "nỗ lực". Ví dụ:
Chịu khó ăn nhiều vào cho mau khỏe hay chịu khó ăn diện để sớm lấy được chồng. Các cụ cho ý kiến ạ.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
970
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Hehe, em thấy từ này hay quá đi chứ. "chịu khó học hành", "chịu khó ăn uống", "chịu khó giảm cân", "chịu khó ăn diện"...bla...bla...
Nghĩa đen có thể hiểu là "chịu đựng khó khăn": giảm cân là khó khăn, ăn uống đôi khi cũng khó (lúc ốm chẳng hạn) còn học hành thì khó bỏ mẹ đi rồi, chả chịu khó là gì :P "chịu khó" đồng nghĩa với "cố gắng", "nỗ lực", "chăm chỉ" nhưng trạng thái diễn đạt đôi khi còn tốt hơn, dễ nghe hơn đấy chứ, như ví dụ của cụ em thấy dùng thế không có gì sai, không việc gì phải "khó chịu" cả :D

Nhưng "chịu khó" không phải lúc nào cũng phải là "chịu khó", nếu nói "chịu khó ăn diện" phải hiểu ngược lại là "cô này dạo này chăm ăn diện", "tích cực ăn diện", "thường xuyên ăn diện", nói kiểu đá xoáy thì người ta đang bảo cô này "đú" đấy :))
 
Chỉnh sửa cuối:

FXX Evoluzione

Xe tải
Biển số
OF-13630
Ngày cấp bằng
1/3/08
Số km
457
Động cơ
520,790 Mã lực
Nếu xét riêng từ "bất cập" thì xưa nay em vẫn hiểu nó là "việc chưa được động tới, chưa nhắc tới, chưa đề cập tới".
Chứ mà theo kiểu "còn tồn tại nhiều thứ khó khăn, vướng mắc, vấn đề chưa được giải quyết hoặc chưa giải quyết được" thì em chưa bao giờ dùng thế cả!

"Bất cập" nghĩa là chưa "Up date", Việt hóa có sáng tạo theo ngữ cảnh cụ nhé. Nếu chuẩn em xin 1 ly ;)
 
Chỉnh sửa cuối:

FXX Evoluzione

Xe tải
Biển số
OF-13630
Ngày cấp bằng
1/3/08
Số km
457
Động cơ
520,790 Mã lực
@ bác Văn Đoành:
Đứng ở địa vị MC, khi muốn moi thông tin người được phỏng vấn chả nhẽ cứ 1 điệu muôn thuở " xin cho biết... " nghe nó cũng nhàm và xa cách cụ ạ."Chia sẻ" nghe nó gần gũi, vừa không mất vị thế của MC (đang đại diện cho khán giả TH) lại vừa khuyến khích người được phỏng vấn giãi bày, sẻ chia tâm tư hay kinh nghiệm của mình. Một cách dùng từ để người được phỏng vấn không cảm thấy bản thân quá quan trọng mà đâm ra ngại trả lời trước ống kính mà cũng tránh gây bức xúc cho khán giả nào khó tính khi đang xem TH.

Có kiểu phỏng vấn ở mình kiểu " abcdghik.... Blo bla.... , thưa ông?" chôm của N.N.Ngạn không thấy cụ thắc mắc nhỉ? Đảo mệnh ngữ như Inh-lich, Tây quá cơ!!!
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Bất cập là từ Hán-Việt. Nói về tình trạng một sự vật, hiện tượng nào đó lỗi thời chưa được điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại. Cụ DiCham hiểu là chưa được đề cập đến cũng ko sai nhưng chưa đủ hết ý nghĩa.
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Vâng: thông thường, không có gì phải bàn, phỏng ạ (thò 1 cái đuôi, tý bác tóm cái "phỏng ạ" mà làm 1 bài tiếp nha!) :P :)) :))
Vầng: viết kèm ngữ điệu cho thêm tý thể hiện sắc thái cái chữ viết ra...
Cám ơn - Cảm ơn: dùng như nhau, cùng nghĩa, không khác gì cả!

Bác thấy sao? Thế phỏng ạ? ;)
"Phỏng ạ" thì em ko có ý kiến nhưng "vầng" thì em thấy sai vì đó là ngữ âm khi đọc chứ từ gốc vẫn phải là "vâng" khi viết. Em ví dụ những người Hoa Thanh Quế ko phát âm đc dấu hỏi mà đọc thành dấu ngã, "hỏi" thành "hõi" nhưng khi viết thì vẫn phải viết là "hỏi". Hoặc với TA "you" phiên âm đọc là /ju:/ nhưng có thể phát âm với thanh huyền hoặc sắc tùy ngữ cảnh. Nếu chấp nhận viết kèm ngữ điệu thì từ TV sẽ mất đi tính qui chuẩn vì mỗi vùng miền lại có ngữ điệu khác nhau. Đó là lý do SGK lấy giọng HN làm giọng chuẩn (Ko phải giọng HN lai tạp như hiện nay).

Nhân tiện nói về giọng chuẩn em có một thắc mắc nhỏ thế này: Nếu để ý các quảng cáo hiện nay thì có khoảng 70% phát giọng miền Nam, cụ thể là giọng SG. Khoảng 30% là giọng miền Bắc HN. Cá nhân em nghe quảng cáo giọng SG thấy đỡ chối tai hơn, vậy phải chăng giọng SG mới là giọng chuẩn? Ngoài một vài từ mang tính địa phương như ba, má, dzô... thì người SG phát âm chuẩn hơn các âm "r", "tr", "ch", "s", "x"... Họ cũng ko bị ngọng "l" và "n". Cụ nào kiến giải vấn đề này cho em với?
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,292
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
"Phỏng ạ" thì em ko có ý kiến nhưng "vầng" thì em thấy sai vì đó là ngữ âm
Vầng, thì em đã có post ở trên, diễn đàn có 1 tính chất là văn nói mà hehehehe --> đó, cười còn được mà! :)):)):))

Nhân tiện nói về giọng chuẩn em có một thắc mắc nhỏ thế này: Nếu để ý các quảng cáo hiện nay thì có khoảng 70% phát giọng miền Nam, cụ thể là giọng SG. Khoảng 30% là giọng miền Bắc HN. Cá nhân em nghe quảng cáo giọng SG thấy đỡ chối tai hơn, vậy phải chăng giọng SG mới là giọng chuẩn? Ngoài một vài từ mang tính địa phương như ba, má, dzô... thì người SG phát âm chuẩn hơn các âm "r", "tr", "ch", "s", "x"... Họ cũng ko bị ngọng "l" và "n". Cụ nào kiến giải vấn đề này cho em với?
Thực tế, nghe giọng miền Nam mềm hơn, nũng nịu hơn, dễ ngấm hơn nền được đưa vào quảng cáo nhiều, vì quảng cáo vốn rất trọng chuyện "đi vào lòng người". Nhưng ngoài những cái bác vừa liệt kê ở trên thì giọng miền Nam có 1 cái khó là ngữ âm bị sai lệch, có rất nhiều ví dụ: "có zất nhìu zí zụ", "hổng nghe", "zô mịt zườn, ở trỏng thì nớu có đi làm đất nhớ guốc cho nó mặng cái tai lên nha".... Như vậy, khi viết theo chuẩn sẽ khác rất xa khi nói.
 

minhvtv3

Xe tăng
Biển số
OF-54975
Ngày cấp bằng
14/1/10
Số km
1,725
Động cơ
442,758 Mã lực
Em thấy cách giáo dục như hiện nay thì viết sai chính tả là đúng thôi, mà giáo viên còn ngọng l với n thì dạy ai được nữa. Nét chữ nết người, mà bây giờ không còn bút mực (hết mực phải bơm) màu tím than với xanh lơ nữa các cụ nhỉ, ngày xưa dùng bút này em viết đẹp lắm!
 

minhvtv3

Xe tăng
Biển số
OF-54975
Ngày cấp bằng
14/1/10
Số km
1,725
Động cơ
442,758 Mã lực
Em thấy 1 trong những từ mà mọi người hay viết sai nhất nhưng không hề biết mình sai là từ: ngành, cứ "ngờ kép" mà phang, có khi cũng chả biết nguyên âm nào đi mới ng và nguyên âm nào đi với ngh nữa!
 

PhanhGap

Xe điện
Biển số
OF-25617
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
2,823
Động cơ
514,370 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Đọc báo giấy còn đỡ đỡ, chứ đọc mạng, thì vô thiên lủng các loại sai chính tả tiếng Việt. Ngay cả trên OF này cũng rất nhiều ví dụ.

Cái đó do đâu hả các bác? Sai từ cô giáo tiểu học lúc học sư phạm đã sai rồi dạy trò sai? Hay do lâu không viết nên quên? Hay do chú ý học tiếng Anh quá mà quên mất tiếng Việt?

Hồi trước, nếu có vấn đề về chính tả, còn lấy báo giấy ra làm trọng tài, chứ giờ không tin được mấy bạn làm báo nữa rồi, sai chính tả từ khi viết bài thô, lên khuôn, thư ký tòa soạn kiểm duyệt, rồi sắp chữ nhà in... Cái này có phải ẩu dây chuyền hay là dốt có hệ thống? Hy vọng chỉ do ẩu...
Thế túm lại là đơ đỡ hay đỡ đỡ ợ?
 

Kotva

Xe hơi
Biển số
OF-5444
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
114
Động cơ
545,050 Mã lực
Tiếng Việt phong phú quá làm cho cách dùng cũng biến thiên vạn hóa. Căn bản là người dùng có chịu khó dùng cho tử tế hay không thôi.
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,038
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trăng lên khỏi núi mui Rùa - Cho anh ..... THỊT ...... chịu đến mùa trả khoai!

Các kụ cho em hỏi câu trên sai cái gì không ah?
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Em thử lấy 1 ví dụ nhỏ thế này: muón viết đựoc tốt tiếng mẹ đẻ thì chỉ có cách là làm bài luận nhiều. Nói thì lào phào dễ nói, nhưng cứ thủ viết thử 1 bài tiểu luận xem nào, rất khó đấy. Từ cấp tiểu học đã phải được rèn luyện rồi, sau đén hết trung học là ok, tốt nữa thì lên cấp cao hơn...,. Chưong trình học của ta nặng về lý thuyết và nhiều môn quá. Hòi em học Đại học Tổng hợp, chuyên ngành ngoại ngữ, mà có đến 60% là những môn không có liên quan đến chuyên môn. Ngay lúc khai giảng, nhà trường cũng thừa nhận điều này. Học nhiều quá thì lấy đâu ra thòi gian viết bài các cụ nhỉ?
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực

tqttn2007

Xe điện
Biển số
OF-47628
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
4,453
Động cơ
501,572 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Trăng lên khỏi núi mui Rùa - Cho anh ..... THỊT ...... chịu đến mùa trả khoai!

Các kụ cho em hỏi câu trên sai cái gì không ah?
Sai:
1) Ta chỉ dùng 3 dấu chấm "..." chứ không dùng 5, 6 dấu chấm "....." như Cụ.
2) Dùng chữ in hoa vừa không đúng qui định vừa không đúng nghĩa.
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,038
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,292
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Trăng lên khỏi núi mui Rùa
Cho anh thịt chịu đến mùa trả khoai!

Em sửa lại như thế thì sai gì ah?
Núi mui Rùa: vậy mui Rùa là tên riêng, cần viết Hoa, sửa thành "núi Mui Rùa".


Thiếu dấu phẩy ở câu 2, sửa thành "Cho anh thịt chịu, đến mùa: trả khoai"
Câu này do là văn nói, lại còn nói tắt, nên có hiểu ngầm từ 1 câu hoàn chỉnh, ý là "cho anh làm cái việc gì đó, đến mùa, anh thu hoạch khoai về trả lại".

Văn nói hay dùng cách nói tắt, hiểu ngầm , hoàn toàn phụ thuộc vào văn cảnh, nên khi gặp cảnh thì mới hiểu, người ngoài nghe không hiểu!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top