[Funland] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

Haiphongoi

Xe buýt
Biển số
OF-139014
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
838
Động cơ
375,190 Mã lực
Nơi ở
TP Hoa cải đỏ
Vào OF nhiều quá dễ bị thành ngọng lắm, các cụ viết vui nhưng lâu dần thành phản xạ....
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
Em tiếp tục bổ sung thông tin (có thể gây sốc) :D về đề tài "Chính tả tiếng Việt"

Hẳn là các Đại học và các Viện nghiên cứu còn lỗi nhiều nhá:




Thì cơ quan truyền thông có lỗi cũng là chuyện bình thường




Việc các trường đại học lớn đều có mặt trong danh sách nêu trên thì đúng là đáng báo động các cụ nhỉ X_X
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Danh sách các trường ĐH, top đầu toàn trường kỹ thuật nên có thể châm trước... Còn danh sách cơ quan báo chí thì thật là tệ quá đi :)) Lại ông xịn nhất thì đầu sỏ, mà toàn "cứ 5 bài thì có 1 bài sai" thế này thì chết dở.... Các bác xem số lượng mẫu thì sẽ ra quá, quá nhiều... :(
 

ynhi2208

Xe điện
Biển số
OF-80429
Ngày cấp bằng
16/12/10
Số km
2,118
Động cơ
435,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà,quê hương chỉ một
Đài Tiếng nói Việt Nam, Vnexpress....Ôi không,em chẳng còn gì để nói :))


Top 5 mà có Đại học Sư phạm Hà Nội, em nói do giáo dục có sai đâu mà :(
 
Chỉnh sửa cuối:

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Hình như hội này 3 tháng khảo sát 1 lần.... Theo cuộc khảo sát tháng 9/2010 thì với khối trường ĐH, kết quả là

Danh sách 10 tổ chức kém nhất
Thứ hạng Tổ chức Tỷ lệ lỗi (%) Số mẫu
94 Trường Đại học Yersin Đà Lạt 26,70 1015
93 Đại học Y Thái Bình 22,31 1443
92 Đai học Kỹ thuật Công nghệ Hồ Chí Minh 17,51 7651
91 Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 16,53 10850
90 Đại Học Duy Tân, Đà Nẵng 16,19 8524
89 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại Học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 16,07 7027
88 Trường Đại học Lạc Hồng 15,71 12189
87 108 Đại học Cần Thơ 14,93 11336
86 Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên 14,40 1021
85 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 13,82 9116



Danh sách 10 tổ chức khá nhất
Thứ hạng Tổ chức Tỷ lệ lỗi (%) Số mẫu
1 Trường Đại học Ngoại thương 0,73 1092
2 Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam 1,37 7507
3 Trường Trung cấp Kỹ thuật Y Dược Hà Nội 1,44 1318
4 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 1,97 3502
5 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2,01 1093
6 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 2,41 1081
7 Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán 2,46 1831
8 Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 2,63 1558
9 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2,68 1455
10 Đại học Y tế Công cộng 2,78 2370

May quá là mấy ông trường thuộc sư phạm thoát khỏi danh sách. Nhưng nhìn thống kê cũng chán nhỉ....
 

frigate012

Xe buýt
Biển số
OF-130642
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
645
Động cơ
379,384 Mã lực
Thớt này hay thế, giờ em mới biết.=D>
 

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,252
Động cơ
-63,450 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
nếu nói viết sai chính tả thì từ khi đi học đến giờ em sai cực ít, nhưng Nam Định quê em thì lại toàn nói sai, n thành l, em phải sửa mãi mới được đấy
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
Hề hề, Cụ ở huyện nào nhỉ? Mấy năm trước có dịp về thăm quê anh bạn ở gần Quất Lâm, đặc điểm của người làng này là không phát âm được chử CH mà phát am thành chữ T chẳng hạn như: chết= tết, chó= tó, cho= to....
Thảo nào hôm trước em qua Quất Lâm thấy 1 bà mắng con gái mà em chả hiểu thế nào. Em nhớ không nhầm thì bà ấy mắng là "Vì mày chi (tiền) cho lắm vào giờ thì khổ rồi con ơi" :))
 

Huongvhs

Xe hơi
Biển số
OF-65975
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
127
Động cơ
435,940 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thật ra OF là một diễn đàn với nhiều thành viên thuộc nhiều đối tượng xã hội khác nhau nên viết có lỗi chính tả thì cũng không tránh được. Ở đây chắc cụ chủ muốn nhắc đến những người gọi là viết báo cơ phải không ạ?
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Thật ra OF là một diễn đàn với nhiều thành viên thuộc nhiều đối tượng xã hội khác nhau nên viết có lỗi chính tả thì cũng không tránh được. Ở đây chắc cụ chủ muốn nhắc đến những người gọi là viết báo cơ phải không ạ?
Vầng... đại khái là những gì thuộc về chính thống, chính luận. Còn trong diễn đàn là văn nói, trong OF lại còn "fun" nên có những cái không tính :)

Nhưng thông thường, viết trên diễn đàn vẫn cần chuẩn, trừ cố tình... :))
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Vầng... đây chính là lỗi em nói tới.


Và đây cũng là cái sai em nói tới.


1 câu chuẩn phải có chủ ngữ. Bản tin thời sự không phải là văn nói, mà là văn chính luận, nghiêm túc, chính xác, đại khái là phải "chuẩn", thì cần cả sự chính xác về thông tin lẫn về ngôn ngữ.
Ví dụ tương tự: đang nói chuyện với F1 (>6 tuổi, chỉ tay vào quyển sách đằng xa): "Sáng đọc thấy trong sách có nói". Em là xử lý ngay! ;)
Như vậy là TV của em ngày xưa đi học cũng không đến nỗi tệ. Em rất thích chuyên mục này. Theo em nên đổi thành cái cơ bản: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Em xin bổ sung một cái nho nhỏ xin đựoc thảo luận đó là từ "tồn tại". Em nhớ đã từng đọc một bài báo phân tích chuẩn về sử dụng từ "tồn tại", đại ý từ "tồn tại" bây giờ bị lạm dụng quá đáng, cứ nói đến tồn tại tức là tiêu cực, cực kỳ là vô lý. Ví dụ: cái trường học này còn nhiều tồn tại lắm hoặc diễn đàn OF còn nhiều tồn tại lắm. Khi nói vậy, người nghe hiểu và suy luận luôn "tồn tại": là cái không tốt, bậy bạ. Vô cùng oan uổng cho "tồn tại". Lẽ ra người ta phải nói: cái trường học này còn tồn tại nhiều cái xấu, diễn đàn OF còn tồn tại nhiều nick lừa đảo. Riết nhièu thành quen, bây giờ chẳng ai nói: Xã hội còn tồn tại nhiều người tốt lắm?

Bản thân tồn tại là một động từ, danh từ nhưng nay đã bị chuyển hóa. Hàng ngày, báo đài cứ ra rả: mặc dù có nhiều thành tích nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. (chính xác là phải nói tiếp tồn tại cái gì mới đúng). Bực cả mình.
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Vầng... đại khái là những gì thuộc về chính thống, chính luận. Còn trong diễn đàn là văn nói, trong OF lại còn "fun" nên có những cái không tính :)

Nhưng thông thường, viết trên diễn đàn vẫn cần chuẩn, trừ cố tình... :))
Hí hí, "bắt giò" chủ xị cái :))

Mọi người cho nhận xét luôn mấy từ sau "vâng" và "vầng"; "cám ơn" và "cảm ơn".
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Hí hí, "bắt giò" chủ xị cái :))

Mọi người cho nhận xét luôn mấy từ sau "vâng" và "vầng"; "cám ơn" và "cảm ơn".
"Vầng" theo em hiểu là nói theo quán tính, thói quen, có thể là vùng miền. Em không bao giờ nói "Cám ơn", mà luôn nói "Cảm ơn". Từ "cám" nghe nó lạnh lùng, đểu giả thế nào ấy. Không nói thì thôi, đã nói thì phải "cảm". Theo em hiểu từ "cám" ở đây xuất phát từ chuyện người ta muốn nói nhanh, vì khi nói "cảm" giọng nó phải trùng xuống và chậm hơn, nói "cám" nó nhanh, gọn hơn và xã giao hơn.
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
Em chả hiểu đây vùng nào mà lại lạm dụng chữ R nhiều thế nhỉ:





:))
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,605
Động cơ
486,460 Mã lực
Hoa móng rồng khác mợ nhé. Cánh hoa dày hơn, ngắn hơn. Cuống hoa thì cong queo, mùi thơm cũng khác. Và nếu e ko nhớ nhầm thì hoa móng rồng chỉ thơm vào ban đêm.
Em xin được đính chính: hoa móng rồng cũng rất thơm vào ban ngày. Lý do: hồi bé em là chuyên gia tìm và vặt hoa móng rồng.
 
Chỉnh sửa cuối:

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Một lỗi thuộc vào hàng "kinh điển":
"Tại Hội trường Z, đã diễn ra cuộc họp trù bị bàn về vấn đề A. Các bên đang thống nhất cách làm".
Và đây cũng là cái sai em nói tới.


1 câu chuẩn phải có chủ ngữ. Bản tin thời sự không phải là văn nói, mà là văn chính luận, nghiêm túc, chính xác, đại khái là phải "chuẩn", thì cần cả sự chính xác về thông tin lẫn về ngôn ngữ.
Ví dụ tương tự: đang nói chuyện với F1 (>6 tuổi, chỉ tay vào quyển sách đằng xa): "Sáng đọc thấy trong sách có nói". Em là xử lý ngay! ;)
Hehe, các cụ bàn câu này giờ em mới thấy :)
Em không nghĩ là câu này sai vì thiếu chủ ngữ. Chủ ngữ của nó chính là "cuộc họp trù bị", chỉ có điều được đặt sau động từ "diễn ra" ở thời quá khứ (xác định bằng từ "đã").
Nếu em viết lại thành: "Tại hội trường Z, cuộc họp trù bị bàn về vấn đề A đã diễn ra" thì các cụ có thắc mắc gì không? :D

Cái chỗ "đã""đang" trong 2 câu đó thực ra cũng không có gì sai. Tiếng Việt có đặc điểm là không xác định "thời" qua ngữ pháp mà bằng từ vựng (context) kết hợp với ngữ cảnh. Bởi vậy ở câu trước, khi nói "đã diễn ra cuộc họp", thì đương nhiên "đang thống nhất cách làm" ở câu sau phải hiểu là "quá khứ tiếp diễn", thậm chí là "hiện tại hoàn thành" (đến hiện tại vấn chưa thống nhất xong, quá đúng phong cách VN còn gì :P)

Thêm vào đó, bản tin truyền thanh, truyền hình là văn chính luận nhưng em mạo muội cho đó là "chính luận nói", cách dùng từ và ngữ pháp đương nhiên phải khác với văn "chính luận viết", chả biết các nhà ngôn ngữ có nói thế không, đây là "phát minh" của em :D, nó gần với văn nói thông thường hơn (khác là tránh dùng từ ngữ tầm thường, dung tục).

Các cụ ta cứ bảo "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", thực ra xét về grammar thì ngữ pháp tiếng Việt đơn giản và rất thiếu chặt chẽ. Nếu một câu đứng riêng rẽ không nằm trong đoạn văn (không có ngữ cảnh kèm theo) thì sẽ khó nhận ra hành động đang ở thời nào... Chẳng hạn, các cụ hỏi nhau:

- Hôm qua lúc 8 giờ tối bác đang làm gì?
- Tôi đang xem tivi

Tách câu thứ 2 ra đứng riêng thì không ai dám chắc "tôi đang xem tivi" là hôm qua, bây giờ, hay ngày mai.

Cái khó khi tây học tiếng Việt là ở cách dùng từ, áp dụng theo ngữ cảnh: khi gặp một người phụ nữ, lúc nào phải dùng đại từ nhân xưng nào trong số "em, chị, cô, bác, bà..." để chỉ họ, khi nào là con ruồi "đậu" và còn con gà thì "đứng", cái xe đạp bị "đổ" còn người lại bị "ngã"...

Nếu bảo ngữ pháp Việt Nam là "phong ba bão táp" thì em e là do các cụ ta chưa được học tiếng tây nhiều :D

F1 nhà cụ Dí Chậm mới hơn 6 tuổi đã biết tiết kiệm chủ ngữ ("con") khi nói với bố đương nhiên là không ổn rồi, không phải sai ngữ pháp (vì văn nói bỏ qua chủ thể hành động vẫn có thể hiểu được theo ngữ cảnh) mà là "phạm thượng, nói trống không với người lớn", chứ nếu gấu nói thế thì cụ Dí Chậm có "dám" xử lý không? :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,370
Động cơ
510,637 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Báo Tuoitreonline cũng vừa mới đăng về lỗi chính tả đây.
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/487636/Noi-lo-chinh-ta.html

1 Tuần báo Thể Thao Và Văn Hóa Cuối Tuần số ra ngày 3-2 (Chuyện vỉa hè: Này thì chữ! của Quán Cóc, trang 45-46) đã đăng bức ảnh làm bằng chứng về chuyện có bức thư pháp xuất hiện trong “chợ chữ” xuân Nhâm Thìn 2012 tại Hà Nội, rao bán đôi chữ Hán “Nỗ lực” bằng mực tàu, kèm theo chú thích bằng tiếng Anh là “The Word: Effort” và bằng tiếng Việt là ... “Lỗ Lực”! Hóa ra “ông đồ” nhà ta có thể viết đúng (khoan bàn đến khoản viết đẹp, càng khoan bàn đến chuyện thư pháp) chữ Hán nhưng lại viết không đúng tiếng ta!

Có giai thoại tại một trường nọ: mượn ý người xưa từng chép “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, một anh cán bộ viết bài thu hoạch, khi bàn về phẩm chất người công bộc của nhân dân thời nay, đã hạ bút viết liền mấy chữ “no trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”! Có thể do tình ngay lý gian nhưng giấy trắng mực đen làm sao tránh khỏi chuyện bị điểm 0 vì cái nội dung “*********” này!

Còn đây là giai thoại của tuổi nhỏ: một em học sinh mếu máo lúc cầm bài tập làm văn bị một cặp trứng ngỗng, hóa ra khi ca ngợi nghề dạy học, em lại viết ra câu văn “gây chết người” như sau: “Cô giáo em say mê chồng người”! Ðồng bào ta, nhiều người thường viết sai câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Không phải là xử như một lời tuyên buộc phải thi hành mà chính là sử, tức sai bảo: Vua bảo bầy tôi phải chết, nếu không chết là bầy tôi bất trung, cha bảo con cái phải chết, nếu không chết thì con cái bất hiếu!

2 Ngoài Hà Nội, trên phố Hai Bà Trưng có bảng quảng cáo: “Chất Lượng Tạo Lên Sức Mạnh”. Tại TP.HCM, đường Nguyễn Trãi, có biển hiệu nơi phòng mạch một bác sĩ, dưới cái tên riêng là mấy dòng định danh: “Tiến sĩ y học - thầy thuốc u tú”. Cư dân mạng đã cất công chụp ảnh và công bố biết bao bảng hiệu, biển báo “cười ra nước mắt” như: Tẩm quất thư dãn/ thư rãn (giãn), Lấy dáy (ráy) tai, Cấm kinh doanh, dịch vụ, bày bán hàng dong (rong) trên vỉa hè, Sin (Xin) đừng đốt (rác), Sôi (Xôi) thịt bánh bao, Nước ép trái cây - hoa quả rầm (dầm)... Một du khách đã chụp được bức ảnh ở đền Ðô (Bắc Ninh) ghi lại tấm bia khắc bản dịch Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ (được tiến cúng vào năm 2009) trong đó có câu: “Trẫm rất lấy làm đau sót về việc đó, không thể không dời đổi”. Còn bạn đọc một tờ báo điện tử đã phải lên tiếng khi bắt gặp tại lễ hội đền Hùng tháng 4-2010, người ta đã cho treo một băngrôn nơi tổ chức hội thi với dòng chữ “Nấu Bánh Trưng, Giã Bánh Giày”... Ngay cả báo chí cũng không ngoài cuộc chơi: nọ là bài báo in có tít “Doanh nghiệp công nghệ thông tin TP.HCM: Nóng nòng (lòng) chờ hỗ trợ”, kia là trang báo mạng với tựa đề: “Xăm hình con rao (dao) hai lưỡi!”...

3 Nhưng đáng lo hơn cả là chuyện chính tả ngay trong nhà trường, vốn là nơi tôn nghiêm về chuẩn mực. Ngày 1-10-2007, Sở Giáo dục - đào tạo Kon Tum xác nhận đã để xảy ra một số sai sót trong việc kiểm tra, đánh giá và khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2007-2008, trong việc ra đề thi và đáp án môn ngữ văn lớp 6 và 7. Trong đó có sự cố tại đề 472, phần tự luận yêu cầu học sinh viết thuộc lòng hai khổ thơ cuối của bài thơ Lượm (Tố Hữu), đáp án và hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 7 lại viết là “Chú bé loắc choắc” trong khi sự thật là “Chú bé loắt choắt” (xem Tuổi Trẻ số ra ngày 2-10-2007).

Một phụ huynh đau đớn kể lại câu chuyện đứa con gái học lớp 5 khi viết văn, bị cô giáo sửa hết mấy chữ vầng (trăng) thành vần, và dĩ nhiên kèm theo là điểm trừ. Người mẹ chỉ còn một nước đi “méc” ban giám hiệu nhưng xin được “bảo mật thông tin” vì sợ con bị... hành hạ!

Những năm 1990, Trường Huấn luyện cán bộ Ðội (Thành đoàn TP.HCM) khi phối hợp hằng năm với Trường trung học Sư phạm TP.HCM để đào tạo tổng phụ trách Ðội, đã phát hiện không ít giáo sinh trúng tuyển vào sư phạm nhưng vẫn không thể viết đúng chính tả một số vần có âm đệm, có nguyên âm phức như loanh quanh, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo... Vấn đề là một năm sau, nhiều người trong số đó đã trở thành thầy cô đứng lớp dạy cho trẻ đánh vần, ghép chữ!

4 Vậy thì làm sao để tránh không còn xảy ra những “Ðơn xin ra (gia) nhập Ðoàn”, “Hội thi thanh niên giỏi nghề lông (nông)”, “Em sinh (xinh) em đứng một mình cũng sinh (xinh)”...? Thiên hạ bày nhau ngoài thói quen sử dụng từ điển, cần phải chăm đọc sách. Chỉ có điều nhớ phải “chọn mặt... gửi nhà xuất bản” vì cũng không thiếu những quyển sách đầy lỗi chính tả. Nên có bậc phụ huynh “vì tương lai con em chúng ta” đã cất công sửa lỗi morát tất cả các cuốn sách trước khi chuyển cho con cái đọc! Thật đáng khâm phục!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top